HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Bài Đọc Thêm: MƯỜI HAI DUYÊN KHỞI HAY LÀ MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN

02 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 1741)

MƯỜI HAI DUYÊN KHỞI HAY LÀ MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN

 blank

Bài viết này là một tóm lược của giáo trình của Thầy Thiền Chủ Thích Thông Triệt, dựa trên các bài đọc thêm của Thầy và các lời giảng của Ni Sư Thích Nữ Triệt Như tại Khóa Bát Nhã Trung Cấp 1

 

Đức Phật Thành đạo

 

Sau khi chứng ngộ Ba Minh, Đức Phật còn ở lại cội bồ đề thêm 7 tuần nữa để chiêm nghiệm lại những pháp mà Ngài đã thành tựu. Ngài trở lại an trú trong trạng thái Tâm Tathā, tức trong trạng thái Định Bất Động và nhìn ngắm hiện tượng thế gian. Từ đó tiềm năng giác ngộ của Ngài đã kiến giải và Ngài nhận ra bốn đặc tính của hiện tượng thế gian và những bản thể sâu sắc của hiện tượng thế gian. Vào tuần lễ thứ tư, Ngài nhận raDuyên Khởi và được coi là thành đạo, đạt được giác ngộ tối hậu, đạt được quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Giác, và trở thành Phật.

 

Chứng ngộDuyên Khởi

 

Trong Kinh Nikāya Tiểu Bộ, Kinh Phật Tự Thuyết Chương 1, Đức Phật thuật lại rằng sau khi chứng ngộ Ba Minh, Ngài tiếp tục thiền định trong một tuần để chiêm nghiệm thành quả giải thoát, và sau tuần lễ ấy, vào canh một Ngài nhận raDuyên Khởi theo chiều xuôi. Lúc đó, Ngài nhận ra quy luật nhân quả ứng dụng cho con người, Ngài nhận ra mười hai nguyên nhân hay điều kiện đưa đến sự khởi lên của những cái khác (quả) trong đời sống con người, tiếp nối nhau như một vòng khép kín.

 

Đức Phật nhận ra rằng, do duyên Vô Minh, Hành khởi lên, tức là vì Vô Minh, con người mới khởi ra Hành, là những trạnh thái vui buồn của tâm. Tức là Vô Minhnhân hay là điều kiện đưa đến quả là Hành, có Vô Minh thì có Hành. Lời kinh viết: “Do cái này có mặt, cái kia hiện hữu. Do cái này sanh, cái kia sanh. Tức là duyên vô minh, có các hành…”

 

Tiếp theo sau đó là các cặp duyên khởi sau. Vì có Hành nên khởi ra Thức, tức là ý muốn nói ra lời và hành động, tạo nên nghiệp. Khi con người chết thì Thức thoát ra xác thân và nhập vào một xác thân mới khi tái sinh, nên vì có Thức nên có tái sinh, khởi đầu vớí xác thân và tâm con người, tức là có Danh Sắc, trong đó Danh là tâm, tóm lược cả bốn khía cạnh Thọ Tưởng Hành Thức, và Sắc là thân thể. Trong Danh Sắc con người khi sinh thànhSáu Xứ (tức Sáu Căn). Khi con ngươì ra đời với Sáu Căn thì tiếp xúc với hiện tượng thế gian, nên khởi lên Xúc. Từ Xúc khởi lên Thọ, tức là tâm xúc cảm khi tiếp xúc với ngoại trần hay nội trần. Khi có Thọ thì khởi lên lòng ham muốn là Ái. Khi có Ái, thì muốn nắm chặt, tức là khởi lên Thủ. Khi có Thủ thì khởi lên ý muốn được hiện hữu trong tương lai, trong đời này hay trong đời sau, để tiếp tục thụ hưởng, gọi là Hữu. Vì có Hữu nên khởi ra động lực đưa tới tái Sinh. Và khi đã Sinh, thì sẽ có già, bệnh và chết, gọi chung là Lão Tử. Khi già chết, tất cả các khổ gom chung lại thành một khối, gọi là khối khổ hay khổ uẩn. Theo lời kinh “Như vậy là sự tập khởi của khổ uẩn này”. Khổ uẩn chính là nguyên nhân đưa tới Vô Minh, do đó vòng duyên khởi lại tiếp nối.

 

Sang canh hai, Đức Phật nhận ra lý mười hai duyên khởi theo chiều ngược, tức là “Do cái này không có mặt, cái kia không hiện hữu. Do cái nay diệt, cái kia diệt. Tức là do vô minh diệt, nên hành diệt, do hành diệt nên thức diệt v.v… Như vậy là đoạn diệt của khổ uẩn này”. Tức là nếu Vô Minh diệt thì Hành diệt, nếu Hành diệt thì Thức diệt v..v.. do đó nếu Vô Minh diệt thì Sinh, Lão Bệnh Tử tức là Khổ cũng diệt.

 

Sang đến canh thứ ba thì Đức Phật sắp xếp lại thành hệ thống cả hai chiều suôi và ngược: “Do cái này có mặt, cái kia hiện hữu. Do cái này sanh, cái kia sanh. Do cái này không có mặt, cái kia không hiện hữu. Do cái này diệt, cái kia diệt. Tức là duyên vô minh có các hành. Duyên các hành có thức v…v… Như vậy là tập hợp của khổ uẩn này. Do đoạn diệt, ly tham, vô minh không có dư tàn, nên các hành diệt. Do các hành diệt, nên thức diệt…v.v.. Như vậy là đoạn diệt của khổ uẩn này.”

 

Đức Phật xác định Lý Duyên Khởi là một quy luật cố định, không bao giờ thay đổi, áp dụng cho con người và tất cả hiện tượng thế gian: “Và này các Tỷ Kheo, thế nào là Lý Duyên Khởi?...Dầu các Như Lai có xuất hiên hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp trú tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy…” (Kinh Nikāya, Tương Ưng Bộ, Tương Ưng Nhân Duyên 12, S.ii, 25).

 

Sau khi chứng ngộDuyên Khởi, Đức Phật đã thành đạo, đã đạt được giác ngộ tối hậu, đã đạt quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Giác (P: Anutttara Sammā Sambodhi), đã trở thành Phật. Lý Duyên Khởi về sau được Đức Phật giảng trong rất nhiều kinh, còn được gọi là thuyết Mười Hai Duyên Khởi hay Mười Hai Nhân Duyên, là một trọng tâm giáo hóa của Ngài, được Đức Phật tóm gọn trong bốn câu:

“Cái này có, cái kia có

Cái này sinh, cái kia sinh

Cái này không, cái kia không

Cái này diệt, cái kia diệt”

 

Sơ đồ Mười Hai Duyên Khởi

 

Mười Hai Duyên Khởi, cũng còn gọi là Mười Hai Nhân Duyên, là 12 nhân duyên liên kết nhau để hợp thành một chuỗi nhân quả (P: nidāna). 12 nhân duyên như 12 mắt xích hay 12 nguyên nhân đưa đến tình trạng Khổ của con người hay tái sinh.

blank


Giảng về Mười Hai Duyên Khởi, ngài Phật Âm (P: Buddhagosa, S: buddhaghoṣa), sống vào thế kỷ thứ 4, mô tả nội dung 12 duyên khởi qua ba đời quá khứ, hiện tại và tương lai. Quá khứ gồm Vô Minh và Hành. Hai nhân tố này làm khởi lên kết quả là đời sống con người trong kiếp sống hiện tại. Tám nhóm sau, từ Thức tới Hữu gồm đời hiện tại. Hữu là nhân tố trong đời sống hiện tại với kết quả trong tương lai. Tương lai được biểu trưng bằng Sinh và Lão Tử.

 

Mười Hai Nhân Duyên là một vòng khép kín, trong đó từ Vô Minh đến Hành thuộc về đời quá khứ, tám mắt xích từ Thức đến Hữu thuộc về đời hiện tại, và Tái SinhLão Tử thuộc về đời tương lai. Mười Hai Nhân Duyên cứ tiếp nối không ngừng từ đời nay sang đời khác, tạo nên vòng Luân Hồi của con người. Năng lực khiến cho các nhân duyên cứ biến đổi không ngừng là năng lực biến dịch, còn gọi là Biến Dịch Tánh, là một quy luật chi phối con người từng giây từng phút mà Đức Phật đã nhận ra.

 

Vũ trụ quan Phật Giáo

 

Khi chứng ngộDuyên Khởi, Đức Phật nhìn ngắm hiện tượng thế giannhận ra bốn đặc tính của hiện tượng thế gian. Đó là:

  • trạng thái hoàn toàn khách quan của hiện tượng thế gian, gọi là Như Tánh (P: Tathatā)
  • cái Tathathā đó không chia cắt được, gọi là Bất Ly Như Tánh (P: avatathatā)
  • cái Tathatā đó của hiện tượng thế gian không khác nhau, gọi là Bất dị Tánh (P: anaññathatā)
  • mỗi hiện tượng thế gian đều thành lập do nhiều điều kiện riêng biệt, gọi là Y Duyên Tánh (P: idappaccayatā)

 

Y Duyên Tánh trong thế giới hiện tượng được Đức Phật gom lại thành bốn câu:

“Cái này có, cái kia có

Cái này sinh, cái kia sinh

Cái này không, cái kia không

Cái này diệt, cái kia diệt”

 

Đây là quy luật tương quan nhân quả trong thế giới hiện tượng. Bên trong quy luật tương quan nhân quảquy luật biến dịch, là năng lượng làm thay đổi hình thể,màu sắc, sự sinh và diệt của hiện tượng thế gian. Đức Phật gọi đó là tiến trình Sinh Trụ Diệt áp dụng cho tất cả hiện tượng thế gian. Khi một một hiện tượng có mặt thì gọi là Sinh, có mặt một thời gian thì gọi là Trụ, và cuối cùng chấm dứt gọi là Diệt. Sau các vị Tổ Phật Giáo Phát Triển thêm vào hai giai đoạn nữa là biến đổi, gọi là Hoại, và trở thành một hiện tượng khác, gọi là Thành.

blank


Bản thể hiện tượng thế gian

 

Mọi hiện tượng trong trời đất, trong đó có con người, vì chịu quy luật biến dịch, nên thay đổi từng phút từng giây thời gian. Từ đó Đức Phật nhận ra ba đặc tính của hiện tượng thế gianvô thường, khổ hay xung độtvô ngã. Hiện tượng thế gian không có cái nào thường hằng bất biến mà thay đổi luôn luôn nên gọi là Vô Thường. Khi con người không chấp nhận Vô Thường thì khổ, đó là quy luật Khổ. Khi áp dụng vào hiện thượng thế gian thì quy luật Khổ gọi là quy luật Xung Đột, tức là trong mỗi hiện tượng có những sự xung đột lẫn nhau đưa đến thay đổi. Vì hiện tượng thế gian thay đổi luôn luôn, không có gì thường hằng, nên chúng không thực chất tính, nên gọi là Vô Ngã. Ba quy luật Vô Thường, Khổ/Xung Đột và Vô Ngã về sau được gọi là Tam Pháp Ấn, tức là ba đặc tính áp dụng cho tất cả hiện tượng thế gian.

 

con người không có gì thường hằng, không có thực chất, không có gì cố định, do nhiều nhân duyên hợp lại tạo thành, khi nhân duyên tách ra thì biến mất, nên bản thể là trống không, gọi là Tánh Không. Tuy bản thể của hiện tượng thế gian là trống không, nhưng ta thấy hiện tượng thế gian như có hiện hữu trước mắt ta nên đức Phật gọi sự có mặt đó là huyễn, đó là Tánh Huyễn của hiện tượng thế gian. Hiện tượng thế gian thay đổi từng phút từng giây nhưng con mắt thường của ta thấy như không thay đổi, do đó cái gì ta thấy bằng giác quan chỉ là một ảo giác, như một ảo mộng, như một chiêm bao.

 

Qua sự chứng ngộDuyên Khởi, Đức Phật nhận ra những bản thể sâu xa của hiện tượng thế gian. Đó là bình đẳng tánh, biến dịch tánh, không tánh và huyễn tánh.

 

Con người và tất cả hiện tượng thế gian đều có cùng Chân Như Tánh (P: Tathatā) nên có tính chất bình đẳng, gọi là Bình Đẳng Tánh. Chân Nhưthực tại chân thực, không có gì cộng vào trên nó, không có gì trừ đi trên nó. Bản tính của nó là bất biến, bất động, thường hằng an trụ, không có gì thêm hay bớt trong nó. Chân Nhưtinh túy của tất cả hiện tượng thế gian. Đức Phật cũng gọi nó là cái Vô Sanh. Cũng được gọi là vô vi pháp tức là pháp không do điều kiệnthành lập, nên không biến đổi, không mất đi.

 

Biến Dịch Tánh là sự thay đổi không ngừng của hiện tượng thế gian từ trạng thái này qua trạng thái khác do nhân duyên tan hợp, Đức Phật gọi đây là vòng luân hồi của hiện tượng thế gian. Vì tất cả hiện tượng thế gian đều do nhiều điều kiện thành lập nên, cũng gọi là hữu vi pháp.

 

Không Tánh chỉ bản thể của hiện tượng thế gian là rỗng không.

 

Còn Huyễn Tánh chỉ sự việc hiện tượng thế gian do giác quan tiếp xúc, ta thấy là có nhưng thực sự không có.

 

Sau khi chứng ngộDuyên Khởi, Đức Phật về sau thuật lại cảm nghĩ của Ngài trong thời gian đó cho các đệ tử nghe như sau: “Này các Tỷ Kheo, rồi ta suy nghĩ như sau: Pháp này do ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, ngoài lý luận, vi diệu, chỉ ngươì trí mới hiểu thấu” (Kinh Nikāya, Trung Bộ, Kinh Thánh Cầu, số 26). Trong câu này, chữ “siêu lý luận” tiếng Pāli là “atakkāvacara”, gồm ba từ là “a” nghĩa là không, “takkā” nghĩa là lý luận, và “vacara” nghĩa là phạm vi. “Ngoài lý luận” cho thấy là các giáo lý sâu thẳm nhất của Lý Duyên KhởiChân Như Tánh, Không Tánh, Huyễn Tánh chỉ có thể kinh nghiệm được qua cái Biết Không Lời.

Ban Tu Học

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
69,256