Trích đoạn trong Bài đọc thêm về chủ đề"TỨ DIỆU ĐẾ"
do Hòa thượng Thích Thông Triệt biên soạn
Trong lịch sửloài người, Tứ Đế là Bốn chân lý chưa từng được ai khám phá. Do đó, ta có thể xem Tứ Đế là pháp do đức PhậtThích Cakhám phá và thiết lập thành hệ thống. Tuy nhiên, trong Kinh Tương Ưng bộ II (S.II. 5), tr. 15-22, Phật có đề cập đến vị cổ PhậtTỳ Bà Thi đã có chứng nghiệm về Tứ Đế. Nhưng xét về lịch sử, không có tư liệu nào ghi lại rõ ràng về vị cổ Phật này như lịch sử của đức PhậtThích Ca. Phật đã tự mình chứng ngộTứ Đế, rồi nói lại điều đó. Ngoài ra, khi chỉ dạy cách thực hành để tiến đến an lạc, thanh tịnh, giác ngộ và giải thoát, Phật đóng vai trò vị lương y tài giỏi, biết cách cho thuốc để chữa trị tâm bệnh chúng sinh. Trên cơ sở này, pháp Tứ Đế được xem như là “phương thuốc” có rất nhiều công hiệu để chữa trị bệnh Khổtriền miên của chúng sinh.
Tác nhân gây ra bệnh Khổtriền miên của con người gồm một trong ba thứ: thứ nhất là Khát ái (tanhā: craving), thứ hai là Ích Kỷ (egoism), và thứ ba là Ngã-thức (the “I-consciousness”). Nếu dẹp được một trong ba thứ nói trên, khổ sẽ chấm dứt.
Trong phương thuốc của Tứ Đế có hai vị thuốc quan trọng bậc nhất trong tám phương thuốc nằm trong Bát Chánh Đạo là Chánh Kiến và Chánh Niệm. Nếu thân và tâm được thấm nhuần một trong hai loại thuốc này, tác dụng của chúng có công năng làm chấm dứttoàn bộ ba loại bệnh nói trên.
Từ trong Chánh Kiến, ba thứ điên đảo sẽ bị đào thải. Đó là trong vô thường biết rõ vô thường; trong khổ đau, biết rõ khổ đau; trong vô ngã, biết rõ vô ngã. Và đặc biệt, Chánh Kiến có khả năng dẹp tan bệnh ngã chấp. Khi ngã chấp bị dẹp, khát ái, ngã-ý thức và ích kỷ hay cá nhân chủ nghĩa liền bị xua tan. Cái “Tôi” vắng mặt. Do đó cái “của tôi” cũng không còn xuất hiện.
Từ trong Chánh Niệm, lúc nào ta cũng biết rõ ràng hay “tỉnh thức biết” đối tượng của các căn. Do đó, vọng tâm không thể nào có mặt để tác động ta phải nói hay làm những điều đưa đến khổ cho mình và cho người. Trên cơ sở này, trí huệ Bát nhã sẽ dần dần được triển khai. Lý do là trí năngsuy luận không có mặt trong tiến trình chánh niệm. Tập khí hay lậu hoặc không tác động được tâm. Chân trời mới của trí tuệ tâm linh sẽ thường xuyên có mặt. Thế gian sự với những dính mắc, chấp trước không còn là chủ đề vây hãm cái “Ta” trong vòngkiềm tỏa của chúng.
Chân lý thứ nhất được xem là “bệnh” của thế gian, gọi là Khổ Đế mà con người phải đành bó tay chịu đựng. Lý do là không ai có thể thoát ra khỏi “bệnh” Khổ, dù đã hơn một lầnkinh nghiệm Khổ trong cuộc đời của mình, nhưng Khổ vẫn còn trở lại hoặc ray rứt dây dưa hay thoáng qua trong cuộc sống của từng cá nhân. Tất cả mọi người, dù nhiều hay ít ai cũng trải quakinh nghiệm Khổ. Đầu mối của những thứ khổ này vốn xuất phát từ sự bất toại nguyện của ý chí, sự không hài hòa của thân và tâm với môi trường sống và với những mối quan hệ với thế giới bên ngoài.
Chân lý thứ hai nói về nguyên nhân đưa đến bệnh Khổ là Khát ái hay lòng ích kỷ. Khát ái được xem như là điều kiện cơ bản tạo ra những tiến trình xung đột trong tâm con người. Thèm khát, ham muốn, yêu thích, say mê, bám chặt, mong cầu, cố gắng phấn đấu là tác nhân cơ bản thúc đẩycon người phải đi theo những hướng nhắm của ý căn.
Trên phạm vi khách quan, cả hai chân lý này được mô tả như phần thuyết minh về những nguyên lý nhân quả tương quan trong thế giớihiện thực. Con người có sinh, có tử, có bất hài hòa, có mê lầm, mê chấp, có xung độtnội tâmthường trực và khởi lên Khổ. Đầu mối của Khổ là do Khát ái.
Chân lý thứ ba là xác định bệnh này cần phải chữa. Nếu không chữa, Khổ sẽ còn tiếp diễnmãi mãi. Muốn chữa, phải chấm dứtKhát ái hay chấm dứt lòng ích kỷ.
Chân lý thứ tư: Nhưng chấm dứt hay chữa bệnh như thế nào? Bài toán được giải ra thông qua chân lý thứ tư. Đây là chân lý trình bày cách chữa dứt tuyệt bệnh Khổ; mãi mãi bệnh không còn tái phát. Đó là Bát Chánh Đạo hay Trung Đạo. Đây là phần lý tưởng.
Tóm lại, đức Phật được xem như vị thầy thuốc tâm linhlỗi lạc. Ngài đã tự chữa dứt bệnh Khổ cho mình trước, sau đó Ngài phát tâm hướng dẫn người khác; giúp họ tự chữa dứt khỏi bệnh Khổ của họ. Kinh nghiệm của Ngài, dù trải qua trên 2500 năm, đến nay vẫn là những kinh nghiệmvô giá. Trên thế gian này, chưa có vị thầy thuốc tâm linh nào chữa dứt khỏi căn bệnh Khổ trầm kha của con người. Trong kiếp sống tạm bợ, con người vẫn mang những mối Khổ triền miên, chỉ vì con ngườilơ là tự chữa bệnh khổ của chính mình. Những quyến rũ (temptations) của đối tượng vẫn thường xuyêntác độngcảm thọ của giác quancon người, từ đó con người như những con thiêu thân bay vào bẫy mồi dục lạc. Ham muốn càng nhiều, tâm càng bị ngoại cảnhchi phối. Tâm thuần nhất của tánh giác không làm sao có mặt. Tất nhiên, phiền não cũng gắn liền theo đó.
Đi trên con đường Thiền, ta cần nắm vững toàn bộ các mặt trong mỗi tiến trình của Tứ Đế để dễ nhận ra phương thức thực hành tiến đến chữa dứt khỏi Khổ cho chính mình.
Realität ist nicht 100%ig echt aber auch nicht 100%ig illusorisch.
Oder
„Das Gerade jetzt“ existiert, ist „echt“ und gleichzeitig „illusorisch“.
Oder
In der Realität ist eine Illusion vorhanden und in der Illusion existiert eine Realität.
Định luật Y Duyên Tánh vận hành tất cả thế gian. Nó cũng là định luật biến hóa và phát triển, là sức sống mãnh liệt, đã thành lập vũ trụ, điều hành vũ trụ, và bảo vệ duy trì sức sống của vạn vật. Thế gian biểu hiện sự hài hòa tuyệt vời theo sự biến hóa khách quan của “Y Duyên Tánh”. Vậy, các bạn thân ơi, đây có phải là một bức tranh puzzle tuyệt vời không?
Chỉ có người thực sự bước vào dòng Thánh mới kinh nghiệm được thọ thanh tịnh. Người còn nhiều dính mắc không bao giờ kinh nghiệm được nhận thức ngoài cảm giác.
Der Buddhismus betrachtet die „Geburt“ nicht als Beginn eines neuen Lebens sondern die Geburt beginnt bereits mit dem Tod, dann folgt eine Rückkehr und eine erneute Geburt. Diesen Zyklus: Geburt und Tod, Werden und Vergehen, nennt man im Buddhismus den Daseinskreislauf (Samsara) und Alter ist ein Teil dieses Lebenskreislaufs.
Thực tại là “giống như Thực” , đồng thời là “giống như Huyễn”. Đó là Trung Đạo.
Nói cách khác nữa:
Thực tại là không phải hoàn toàn Thực, cũng không phải hoàn toàn Huyễn.
Cũng có thể nói:
“Cái Đang là” vừa là “Thực” vừa là “Huyễn”.
Các bạn ơi, đây cũng chỉ là một bài ghi lại chuyện sinh hoạt trong tháng 12- 2022 này, mình trở về thăm thiền viện Chân Như, ở Navasota thuộc Texas. Không thể nói là”chuyến du hóa” được vì thiền viện Chân Như là “nhà mình” mà.
Meditation hilft der Menschen, harmonisch mit der Umwelt zu leben. Eine Harmonie zwischen Körper und Geist eines Individuums, eine Harmonie zwischen einem Individuum und anderen Individuen und eine Harmonie zwischen einem Individuum und der Natur.
... Không có cái nào độc lập và tồn tại vững chắc. Chỉ vì tất cả hiện tượng đều vô ngã, tức không thực chất tính, chúng nương tựa vào nhau mà trở thành.
Toàn thể cơ quan tâm-vật lý này ở trong luồng thường hằng như bánh xe quay không bao giờ ngưng. Nó cứ quay mãi, và cơ quan tâm-vật lý cứ trôi lăn mãi trong vòng luân hồi.
Trong 12 mắt xích, Thức (viññāṇa) và Danh - Sắc (nāma-rūpa) được xem là mắt xích cơ bản. Từ hai mắt xích này, tất cả những liên quan chủ thể-khách thể trong kinh nghiệm bình thường được phát xuất, và cấu trúc năng động cũng bộc lộ sự vận hành bên trong tâm. Thông qua chúng, sự chuyển biến của chúng ta từ vô minh đến giác ngộ có khả năng thực hiện được.
Nội dung bài pháp ngắn này, đức Thế Tôn cho biết ở đời có bốn hạng người hiện hữu. Đó là hạng người đi thuận dòng, hạng người đi ngược dòng, hạng người tự đứng lại và hạng người khác là vị Bà-la-môn vượt qua bờ bên kia, đứng trên đất liền.
Das Bāhiya Sutra ist eine Lehrrede des Buddhas über die Funktionen der Naturen: die Natur des Sehens, die Natur des Hörens, die Natur des Berührens und das Nonverbale Bewusstsein.
... Tưởng ám chỉ nhị nguyên chủ thể khách thể (subject-object duality). Vì nó là cái biết (knowledge) đạt được do sự cảm thấy đối tượng bên ngoài và bên trong thân xuất phát từ sự cung cấp sáu loại dữ kiện của Thọ. Sự cảm thấy này tạo thành một biểu tượng trong tâm gọi là tri giác biểu tượng...
Sống ở đời, không ai là không có bạn. Nếu không khéo, mình kết thân với những người bạn xấu, bạn ác thì cuộc đời của mình ngày càng đi vào ngỏ hẹp. Về vấn đề này, đức Phật cũng có những lời khuyên dạy cho đệ tử xuất gia và tại gia của Ngài.
Chánh niệm tỉnh giác giúp tâm dừng lại để sống trọn vẹn với cái đang là. Khi tỉnh giác, năng lượng Phật được biểu hiện, khi thất niệm năng lượng chúng sanh có mặt.
Trí Bát Nhã siêu thế có thể thấy một cách đúng đắn như thật (yathābhūtam pasyati) thì gọi là chứng.
Còn trí không phân biệt thì có thể thông đạt (Skt: samvidate: know thoroughly), cho nên gọi là được (Kinh Bát Nhã 567).
Tỳ-khưu-ni lỗi lạc, vang danh bậc nhất về Đại Trí Tuệ trong Ni giới. Đó là nữ tôn giả Khema. Đặc biệt là Khema đã chứng quả Thánh cao thượng, chỉ sau một thời pháp của đức Phật, ngay khi bà còn là một hoàng phi cao sang quyền quý, chưa hề xuất gia, chưa hề quy y Tam Bảo, chưa phải là đệ tử của đức Phật Gotama.
Điểm then chốt của bài pháp ngắn gọn này là nhấn mạnh đến nguyên tắc kinh nghiệm giác quan. Đó là khi giác quan kinh nghiệm được điều gì hãy để nó kinh nghiệm mà không để tự ngã can thiệp vào. Nếu biết khai thác nguyên lý này, ta cũng sẽ có kinh nghiệm ngộ đạo
Kinh Bāhiya là bài kinh Phật dạy liên hệ đến những chức năng bên trong cơ chế tánh giác gồm tánh thấy, tánh nghe, tánh xúc chạm và nhận thức không lời.
... con thuyền để chuyên chở mình đi trên giòng sông tâm linh là Tánh nguyên tắc. Mình phải cương quyết, với ý chí dũng mãnh giữ gìn những nguyên tắc sống thích hợp với những chân lý mà Đức Phật dạy. Đó là Tánh nguyên tắc trong thiền.
Thiền dạy ta thấy, chứ không dạy ta suy nghĩ. Vì thế, suy nghĩ luôn luôn đối nghịch với Thiền. Thiền là sản phẩm của thấy. Suy nghĩ là sản phẩm của tưởng tượng.
Lý do chủ yếu của những nỗi thống khổ đó là do ta có cái nhìn lầm lạc (a perverted vision) về cuộc đời, về thế gian và hiện tượng thế gian; đặc biệt nhất là ta lầm lạc đối với chính ta.
Der Buddha sagte, dass die Menschen so viel Tränen vergossen haben, so dass sie einen riesigen Ozean bilden könnten. Das Gelächter von zwei Geschwistern könnten aber nur zwei Regentonnen voll ausfüllen.
Ai có Tâm vì người ? - Người Vô Ngã !
Thế nào là người Vô Ngã? - Sống với các Tánh !
Tại sao sống với các Tánh mới có Tâm vì người ?
Vì người Có Ngã
Tâm lúc nào cũng vì Ngã
Không thể vì người được !
Zusammenfassend lässt sich sagen, dass alle weisen Mönche voller Tugend, übernatürliche Kräfte und Weisheit besitzen. Jeder Ehrwürdige hat eine Sonderfähigkeit, obwohl sie unterschiedlich sind aber sie sammelt sich wie ein Blumengarten mit Hunderten von verschiedenen Blumen und jede Blume gibt ihren eigenen Duft ab und zeigt ihre prächtige Farbe.
Thân là phần thể xác, có hình vóc, nên người ta có thể trông thấy và va chạm. Còn tâm là phần tinh thần, tinh thần thì siêu hình không ai có thể nhìn thấy hay sờ mó được. Tuy siêu hình nhưng tâm chính là cái biết, là ý thức, là chủ thể ra lệnh cho thân làm việc theo ý muốn của nó. Tâm cũng có nhu cầu chăm sóc tắm rửa làm vệ sinh như thân thể vậy!
Thiền giúp cho cuộc sống con người được hài hòa cùng với môi trường chung quanh. Đó là những sự hài hòa giữa thân và tâm của cá nhân, hài hòa giữa cá nhân này với cá nhân kia, và hài hòa giữa cơ thể của cá nhân với thời tiết trong thiên nhiên.
"Đó là không bị nhiễm bởi bất cứ ý nghĩ gì của ngã. Bố thí của cải không đủ, chừng nào mà ý nghĩ nhỏ nhất của ngã còn lại trong việc bố thí, nó sẽ hủy hoại hết việc thiện của ông. Những ý nghĩ của ngã che lấp ngay cả mục tiêu cao thượng, như tro che dấu lửa, nếu dẫm chân lên đó, bàn chân sẽ bị bỏng."
Thấm thoát gần đến ngày tưởng niệm giỗ đầu của Thầy Thích Không Chiếu ...
Khi bắt đầu sấp xếp giấy tờ riêng của Thây, em có thấy 1 bài thơ Thầy ghi
trên giấy rời: `` Hải Đảo Tự Thân ``
Xem đi, xem lại nhớ Thầy vô cùng. Và em cũng xin gởi đến chị dù không biêt lúc xưa chị đã được xem chưa ...
Thu Bình và các em ..
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.