HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Triệt Như TTVN38: PHÁP THÂN

02 Tháng Bảy 202010:45 SA(Xem: 6300)

Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - Bài 38

PHÁP THÂN
38 Phap Than


Từ Sanskrit của Pháp Thân là DHARMAKÀYA. Bài này không phải là một bài tham khảo, nên không khảo sát tĩ mĩ về những quan điểm khác nhau của các bậc cổ đức.  Nếu đi vào chi tiết, chúng ta sẽ có thể hoang mang vì mỗi vị giải thích có hơi khác nhau. Ở đây, cô chỉ trình bày khái quát về cái hiểu biết đơn sơ của cô trong hai cái nhìn tục đếchân đế bát nhã.

Trên mặt tục đế bát nhã, khởi thủy đây là quan điểm của đại thừa cho rằng Đức Phật Thích caba thân.

     + Pháp thân: bản thể thanh tịnh, thường hằng, hay chân như tánh, hay Không tánh. Cũng có vị cho là Phật tánh.

     + Báo thân: do phước báu và công hạnh chứng ngộ Pháp thânhiện ra thân với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp.

     + Hóa thân, hay Ứng thân, hay Ứng Hóa thân: thích ứng với việc đi giáo hóahiện ra nhiều sắc thân và nhiều phương tiện khác nhau, trải qua nhiều đời.

Ta có thể thu gọn lại đây là nói về 3 mặt của một con người hay một sự vật. Đó là : Thể, Tướng và Dụng. Ta tạm hiểu như sau:

-      Thể: bản thể (nature), hay bản chất (substance) hay tinh túy (essence), phần tinh hoa, trong sạch, cao thượng, nền tảng, không hình sắc, không sanh không diệt. Tức là những chân lý thường hằng trong vũ trụ, điều hành tất cả con ngườithiên nhiên. Gọi là Chân như tánh hay Không tánh. Trong con người thì gọi là tâm Như hay tâm Không, hay Phật tánh. Khi trãi nghiệm được tâm Như hay tâm Không thì gọi là chứng ngộ Pháp thân.

-      Tướng: Nếu chỉ là Thể, không hình không tướng, thì không ai nhận biết được. Nên phải hiển hiện ra, với giác quan con người mới có thể nhận biết. Từ bản thể Như hay bản thể Không, hiển lộ ra con ngườithiên nhiên, hình thành một thế giới chuyển động, biến hóa muôn hình muôn sắc.

-      Dụng: tất cả vạn vật đều có những vai trò, công năng khác nhau tùy theo con người có nhu cầu gì.

Trên mặt chân đế bát nhã <vạn vật đồng nhất thể>, nên chư Tổ khai triển ra, không phải chỉ có Đức Phật Thích ca mới có ba thân, chư Phật ba đời cũng có, tất cả chúng sanh ba đời, và thiên nhiên cũng có ba thân.

-      Con người, thiên nhiên: cũng là biểu hiện của pháp tánh, pháp giới tánh: vô thường, duyên sinh, biến hoại, tánh không, tánh huyễn, tánh chân như. Con ngườithiên nhiênbáo thân hay Tướng, trong đó tàng ẩn pháp thân hay Thể.

-      Con người, thiên nhiên có mặt trên đời đều có hữu ích, có công năng riêng. Đó là Dụng.

Do vậy, nên trong Thiền sử Việt Nam có một vị thiền sư đã viết:

“Xanh xanh trúc biếc thảy đều Pháp thân.

Rậm rậm hoa vàng đều là Bát Nhã”.

Có ý là, nói gom lại, thiên nhiên, mỗi cảnh đều là thể hiện tròn đầy chân lý muôn đời.

Đây là cái nhìn theo chân đế bát nhã.

Cũng vậy, chư Tổ cho rằng: “Tất cả pháp đều là Phật pháp”, vì tất cả pháp đều đồng qui vào những chân lý: vô thường, biến hoại, duyên sinh, trống không, như huyễnnhư như bất động.

Trong cái nhìn bao quát qua chiều dài của thời gian vô tận thì tất cả pháp do duyên sinh, do duyên hoại và rồi cũng sẽ lại do duyên tái sanh, rồi sẽ cũng do duyên hoại nữa. Không có pháp nào thực sự biến mất, mà chỉ là luân chuyển không ngừng. Cho nên tất cả pháp đều là vô sanh bất tử, vô thủy vô chung.

Tới đây xem như cái thấy “liễu nghĩa”. Còn khi phân biệt hữu vi, vô vi thì còn là cái thấy “bất liễu nghĩa”.

Khi ta nhận ra “tất cả pháp đều là Phật pháp” thì bây giờ cõi nào cũng sẽ là “Hoa Tạng Thế Giới” mà kinh Hoa Nghiêm đã trang trọng hiển bày.

Nếu có ai hỏi:

-      Nhưng sao tôi không thấy?

Thì mình sẽ nghe ông thiền sư Duy Khoan trả lời:

-      Ông không thấy vì cái ngã của ông.

Rồi nếu mình hỏi:

-      Vậy Hòa thượng có thấy không?

-      Vì có ông có ta, nên ta cũng không thấy.

-      Nếu như không có tôi, không có Hòa thượng, thì có thấy không?

-      Nếu không có ông, không có ta, thì có ai muốn thấy?

 

Tới đây, đừng hỏi ông thiền sư nữa, coi chừng bị 3 gậy.

Nếu có người muốn thấy, làm sao thấy được, phải không các em?

Khi có chủ thể thì có đối tượng, tức sẽ không thấy gì hết. Chưa thể nhập. Chỗ nầy là bặt lời. Tức Atakkàvacara, ngoài lý luận.

Chỗ này, kinh Hoa Nghiêm nói là: "Sự sự vô ngại pháp giới”.

 

25- 6- 2020

TN

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười Một 202311:52 SA(Xem: 1324)
Vì căn cơ chúng sanh khác nhau, nên Đức Phật phương tiện thuyết ngũ thừa để giúp chúng sanh dần đạt được giải thoát tối hậu. Ngũ thừa Phật giáo ví như 5 loại xe: Nhân thừa và Thiên thừa - Thanh-Văn thừa, Duyên-Giác thừa và Bồ-Tát thừa
31 Tháng Mười 20233:40 CH(Xem: 1208)
Und wenn wir diese Weisheit erlangt haben, haben wir keinen Bedarf mehr an einem Weg, an ein Dharma oder an eine Tür, die zur Weisheit öffnet, da wir schon drin sind, in unserem natürlichen Haus.
26 Tháng Mười 202312:55 CH(Xem: 1172)
VIDEO Phóng Sự Kỳ Đo Não Bộ Hòa thượng THÍCH THÔNG TRIỆT tại Đại học Tuebingen Đức Quốc năm 2013 - Giới thiệu: Quang Chiếu - Quay phim: Tuệ Nguyên - Edit: Chúc Hải
17 Tháng Mười 202311:23 SA(Xem: 2010)
Trong cái thấy, chỉ là cái thấy; trong cái nghe, chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, chỉ là cái thức tri.
10 Tháng Mười 20239:31 CH(Xem: 1465)
Stuttgart est une petite ville du sud de l'Allemagne. La retraite étant bilingue allemand-vietnamien, M. Tuong Bach, Mme Minh Tuyen et Minh Kien assuraient la traduction simultanée à tour de rôle. Il y avait environ 25 méditants, venant de nombreux endroits. De Paris, ils avaient voyagé en train. De Berlin, ils s’étaient regroupés pour venir en voiture. De Goslar, ils avaient fait environ 8 heures de route pour venir au monastère.
03 Tháng Mười 202310:36 SA(Xem: 1426)
Die Weisheit, über die ich hier sprechen will, ist ein Vipassanā. In diesem Artikel möchte ich die Grundlagen der Achtsamkeit in dem Nikāya-Sutra untersuchen. Heute klassifizieren viele Ehrwürdige das Satipatthana Sutra als ein Vipassanā, also eine Weisheit. Aus diesem Grund betrachte ich in diesem Artikel das Wort Vipassanā als eine Weisheit. Eine Weisheit für die Praxis.
26 Tháng Chín 20234:27 CH(Xem: 1881)
Trên bước đường tu theo Phật, “Hạnh buông xả” đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là pháp tu cần thiết trong đời sống hằng ngày của người cư sĩ cũng như của người xuất gia tu hành giải thoát. Vậy thế nào là “Hạnh buông xả”?
19 Tháng Chín 20237:54 CH(Xem: 1921)
Bản thể của thế gian là trống rỗng, trống không, là như huyễn mà thôi. Tuệ trí này là năng lực khiến tâm xa rời dính mắc tất cả thế gian, bấy giờ mới an trú chánh niệm Như Vậy. Khi mình có tuệ trí thông suốt bản thể thế gian rồi thì không còn con đường, không cần pháp môn, không còn thấy có cổng nào nữa. Mình thực sự đang ở trong nhà của mình, tự thuở nào cho tới bây giờ.
12 Tháng Chín 202312:56 CH(Xem: 2134)
Bốn tầng Thiền qua đó đức Phật phát huy ba minh còn được gọi là bốn tầng Định, do đó mình hiểu Định có một vai trò quan trọng trong Thiền Phật giáo, xem như Định là cây cầu phải bước qua mới có thể khám phá tới khung trời bao la của trí tuệ bát nhã.
26 Tháng Tám 20232:36 CH(Xem: 2056)
Tuệ ở đây mình muốn nói tới Vipassanā, Tuệ Minh sát. Trong giới hạn bài này, mình bàn tới bài Kinh Niệm Xứ, trong kinh Nikāya. Mặc dù thông thường người ta vẫn nói “Quán Tứ niệm xứ”, trong bài kinh cũng nói “Quán thân” (Kāya-anupassanā) v.v…nhưng hiện nay các vị tôn đức xếp bài kinh Niệm xứ là Vipassanā, là thuộc Tuệ. Cho nên trong bài này, mình cũng tạm nói là Tuệ, tức là dùng tuệ thực hành...
20 Tháng Tám 202310:54 SA(Xem: 2414)
Nói tới Quán, có vài loại Quán hơi khác nhau, trong bài này chỉ xin nói tới loại Anupassanā, nghĩa thông thường là nhìn ngắm hiện tượng thế gian liên tục để nhận ra bản thể hay đặc điểm của hiện tượng thế gian là: vô thường, khổ, vô ngã. Vậy mình cũng có thể hiểu Quán là quan sát hiện tượng thế gian bằng con mắt trí tuệ.
14 Tháng Tám 202311:20 SA(Xem: 1851)
Muốn đạt được kết quả tốt, người thực hành phải hội đủ 5 tiêu chuẩn cần thiết: Tự lực, Nhu cầu, Quyết tâm, Lý thuyết, và Lý luận. Đây là 5 tiêu chuẩn lập thành hệ thống lý luận thực tiễn trong việc thực hành Thiền Phật giáo. Muốn điều chỉnh thân, cải tạo tâm, cân bằng thân-tâm, và phát huy trí tuệ tâm linh có hiệu quả, 5 tiêu chuẩn nói trên không thể tách rời nhau được.
09 Tháng Tám 202312:40 CH(Xem: 2128)
Cốt lõi là cái tinh túy, cái tinh ba. Chớ không phải cái bề ngoài. Nếu so với cái cây, nó không phải là lá cây, cành cây.v.v. mà là cái lõi bên trong của cây. Cái cốt lõi đó phải ngắn gọn, mới gọi là cốt lõi. Mà trong đạo Phật có nhiều cốt lõi lắm. Tại sao vậy?
02 Tháng Tám 20238:44 CH(Xem: 2109)
Chư Tổ Phát Triển thường nói có tới 84 ngàn pháp môn tu, tức là có vô số cổng để bước vào ngôi nhà giác ngộ, hay ngôi nhà giải thoát. Hôm nay chúng ta thử khảo sát cánh cổng của Giới.
31 Tháng Bảy 202310:00 SA(Xem: 1554)
“Ngũ uẩn giai không” trong lời dạy này của đức Phật, là khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, tâm hành giả biết nhưng không phản ứng thích thú hay chán ghét, tâm không nói thầm về đối tượng, thì Tánh biết có mặt. Tánh biết là cái biết rõ ràng lặng lẽ, trong sáng, khách quan, là cái lóe sáng đầu tiên của Tánh giác. Lúc bấy giờ toàn bộ ngũ uẩn yên lặng, không có cái Ta, cái của Ta hay Tự ngã của Ta trong đó, hành giả thoát khỏi mọi lậu hoặc, khổ đau.
17 Tháng Bảy 20231:44 CH(Xem: 1442)
Dès la clôture de la retraite bouddhique à Berlin, notre groupe de bhikkhunis - Nhu Minh, Nhu Sen et moi-même - a pris le lendemain, 19 mai, l'avion pour Paris. Le 20 mai au matin, la retraite de courte durée y a commencé, durant 3 jours, samedi, dimanche et lundi. Ce stage est également bilingue français-vietnamien avec la présence de quelques francophones qui écoutaient en direct l’enseignement à l’aide des écouteurs personnels. Ainsi la traduction ne gênait personne, et le cours se déroulait normalement comme d'habitude.
12 Tháng Bảy 20234:15 CH(Xem: 1967)
KINH VĂN : Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. bao gồm bản Hán Việt, bản dịch nghĩa, bản Anh ngữ & Pháp ngữ
05 Tháng Bảy 20239:06 SA(Xem: 1113)
Như vậy con thuyền để chuyên chở mình đi trên giòng sông tâm linh là Tánh nguyên tắc. Mình phải cương quyết, với ý chí dũng mãnh giữ gìn những nguyên tắc sống thích hợp với những chân lý mà Đức Phật dạy. Đó là Tánh nguyên tắc trong thiền.
13 Tháng Sáu 20237:59 CH(Xem: 1626)
Hòa Lan, thành phố đông người trần tục hay vườn hoa thiên nhiên với con người an vui thanh thản?
11 Tháng Sáu 20234:39 CH(Xem: 1373)
Le 4 mai commençait la retraite dans un centre de la ville de Moissac. Cet endroit, situé sur une haute colline tranquille ayant abrité déjà plusieurs retraites bouddhiques, était un ancien couvent carmélite, aujourd’hui transformé comme lieu de villégiature pour touristes. La Sangha de Toulouse a toujours été composée davantage de pratiquants français que vietnamiens, d’où la nécessité d’organiser la retraite en bilingue. Tout le monde doit rester sur place, car c'est loin de Toulouse.
05 Tháng Sáu 20236:34 CH(Xem: 1676)
Trường Bộ Kinh Digha Nikaya 16. Kinh ĐẠI BÁT-NIẾT-BÀN (Mahàparinibbàna sutta)
30 Tháng Năm 20234:42 CH(Xem: 1167)
Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng tương đương trong tiếng Anh là “mind” hay “thought”. Trong A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma), mạt na dùng để chỉ đồng nghĩa với THỨC (viññāna: consciousness) và TÂM (citta: mind, state of consciousness)
29 Tháng Năm 20233:10 CH(Xem: 1245)
Theo quan niệm của Phật giáo thì Niết-bàn là trạng thái tâm thanh tịnh tuyệt đối, nghĩa là tâm dập tắt hoàn toàn ngọn lửa tham, sân, si. Người đạt được trạng thái Niết-bàn là người có thái độ sống an nhiên tự tại “thường, lạc, ngã, tịnh” ngay trong vòng xoáy “Vô thường, bất toại nguyện và vô ngã” nơi thế gian này!
20 Tháng Năm 20232:10 CH(Xem: 1325)
Liebe Freunde, ein Kochrezept zubereiten ist nichts anderes als eine Kultivierungsübung. Um zu überleben, essen wir und praktizieren wir. Daher sind die Prinzipien für eine gute Küche quasi die Prinzipien für eine gute Praxis. Kurz gesagt, alles, was wir tun, ist eine Kultivierung. Der Lebensweg ist auch der Kultivierungsweg. Alles ist abhängig von unserem Geist. Wie er das Objekt wahrnimmt, ist es das Reich, in dem wir leben.
16 Tháng Năm 20239:48 CH(Xem: 1652)
Khóa Tu Thiền Tập Đơn Giản Để Sống An Lạc từ 14 đến 19 tháng 4 năm 2023 tại Chùa Tích Lan, Ontario.
16 Tháng Năm 20237:21 CH(Xem: 1218)
Người “Sống Tùy Duyên Thuận Pháp” là người có tu tập theo lời Phật dạy. Một trong những pháp người đó thực hành là giữ chánh niệm trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, hay khi làm bất cứ điều gì, cũng làm trong chánh niệm.
69,256