HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Triệt Như TTVN55: KHO TRỜI

30 Tháng Bảy 202011:50 SA(Xem: 6709)
Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - Bài 55


KHO TR
ỜI
55 Kho Trời

Khi xưa, hồi học trung học, cô được học thuộc lòng nhiều thi ca của ông Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát v.v....Trong số đó, cô thích nhất bài này, không phải thích thái độ “hưởng nhàn” mà là thích những bức tranh hiển hiện ra trong mấy câu thơ. Cảnh đẹp của thiên nhiên được vẽ lại với những nét đơn sơ chấm phá, nhẹ nhàng, đầy hương vị thanh thoát. Như: chiếc ghe chài im lặng cô tịch trên sóng nước nơi xa xôi hoang vắng. Như ngọn gió thoảng trên sông. Như ánh trăng soi đầu núi. Như dòng nước Hoàng Hà từ trời cao tuôn chảy ra biển, có bao giờ trở lại. Tất cả cô đọng lại trong một ý đặc sắc: “Kho trời chung mà vô tận của mình riêng”.

Chúng ta đọc lại bài thơ này, sẽ cảm nhận được hương vị Thiền.

UỐNG RƯỢU TIÊU SẦU

Thế sự thăng trầm quân mạc vấn,

Yên ba thâm xứ hữu ngư châu.

Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu,

Đem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt.

Duy giang thượng chi thanh phong,

Dữ sơn gian chi minh nguyệt.

Kho trời chung, mà vô tận của mình riêng.

Cuộc vuông tròn phó mặc khuôn thiêng,

Ai thành thị, ai vui miền lâm tẩu.

Gõ nhịp lấy, đọc câu “Tương tiến tửu”:

“Quân bất kiến:

Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai,

Bôn lưu đáo hải bất phục hồi.”

Làm chi cho mệt một đời.

Cao Bá Quát (1809- 1855)

Thiên nhiên bao quanh mình, thiệt là tươi đẹp. Đây là một cái nhìn của Thiền. Khi tâm mình tĩnh lặng, an vui, thơ thới, thì cảnh thiên nhiênthiên nhiên, tràn đầy sức sống, mà tĩnh lặng, thanh thản. Còn khi mình nghe ông thi hào Nguyễn Du, trong quyển Đoạn Trường Tân Thanh, cho là:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Cái thấy này là chủ quan của tình cảm người đời.

Ông Cao Bá Quát nhận ra kho trời, tức là thiên nhiên vạn vật là kho báu chung của trời ban tặng, mỗi người đều đang sống trong kho báu đó, nhưng mấy ai biết thưởng thức cái đẹp, cái hay, cái giá trị vô cùng của kho báu thiên nhiên này. Chỉ riêng mình biết hưởng, mới nhận ra cái giá trị vô tận của thiên nhiên.

“Kho trời chung mà vô tận của mình riêng”.

 Cô trở lại việc của mình hổm rày.

Bài thực tập số 1, chủ đề “Một chiếc lá”. Là một sự vật rất nhỏ nhoi, đơn sơ trong thiên nhiên, nhưng nó cũng khai mở cho mình những hiểu biết rộng lớn, thâm thúy, chính xác của cuộc đời, của vũ trụ. Đó cũng là ý nghĩa của “Kho trời chung mà vô tận của mình riêng”. Nếu ai nhận ra.

Mức độ “vô tận” chính là căn cơ của mỗi người, và cũng là mức độ thực tập, hay không thực tập vì mình xem thường chủ đề.

Bài thực tập số 2, chủ đề "Biết”, đi biết đi, ngồi biết ngồi. Cũng thực tập đơn giản nhất, dễ nhất, là bước đầu tiên của người thực hành Thiền. Nhưng lại là tinh hoa của Thiền.

Mình sẽ phải thực tập Cái Biết này suốt đời. Cái Biết, chỉ cái Biết, rồi tâm dừng lại. Không suy nghĩ thêm, không so sánh phân biệt, không nói tên v.v... Ngay đó tâm yên lặng, đứng yên. Nhưng trong chủ đề này còn tạm gá cái Biết vào thân đang đi hay đang ngồi.

Hai bài số 1 và số 2 là thực tập then chốt của Thiền.

Tạm xem như quan sát Cảnh, rồi tới quan sát Thân. Bước đầu còn có đối tượng cụ thể để mình tạm gá cái Biết: một chiếc lá, thân đang đi, hay đang ngồi.

Mỗi ngày, cô đều có theo dõi các em có đọc bài hay không, rồi có ghi lại diễn tiến thực tập hay không. Cô nhận thấy có rất ít em chịu khó thực tập và ghi lại.

Cô hiểu đời sống ở đây đòi hỏi mình lo âu tính toán, làm việc gì cũng nhanh nhẹn, phải quyết định dứt khoát, mà cuộc đời thì hết việc này có ngay việc khác. Tuổi trẻ thì lo ăn học cho giỏi, trưởng thành rồi thì lo làm tròn công việc của mình. Thêm gánh nặng gia đình, con cái, lại lo cho nó ăn học nên người. Bao nhiêu đó cũng đủ bạc đầu rồi. Tới khi con cái trưởng thành thì tới mình hưu trí. Nhưng có khi cũng chưa được nghỉ ngơi. Lại thương con cực khổ, mình lo thêm tới cháu.

Mình ít có thì giờ thanh thản, nghỉ ngơi để tu học. Lo dọn sẵn con đường sắp tới cho mình, phải đi một mình, không có người thân bên cạnh, các em ơi.

Thêm một lý do nữa là lần lần mình quên đi tiếng nói của mình. Quên luôn cách viết chữ Việt nữa. Thế hệ con cháu mình xem như không còn nói và viết đúng tiếng Việt rồi. Mình thì sao? Có khi nào hát:

“Tôi yêu tiếng nước tôi,

Từ khi mới ra đời...”

Mà thấy chạnh lòng hay không? Người Việt mình, ngày xưa, đã tự hào:

“Tiếng Việt còn- Nước Việt còn”. Vậy còn thương còn nhớ phương trời thăm thẳm xa đó, thì chúng ta ráng gìn giữ tiếng Việt, nói lưu loát, viết lưu loát, nhất là các em phát tâm phục vụ cho đời. Điều kiện của “ngũ minh” là: thanh minh, nhân minh, y phương minh, nội minh, công xảo minh. Hiểu pháp, thì phải giảng ra được và viết ra được. Mình đang trau dồi: nội minh (hiểu kinh điển hay hiểu pháp), nhân minh (hiểu tương quan nhân quả) và thanh minh (nói ra lưu loát, âm thanh rõ ràng trong trẻo, thu phục lòng người).

Nếu các em nhận ra được ý của cô, thì mong là chúng ta sẽ ráng ghi lại vài câu diễn tả cách mình thực tập và mình cảm nhận thế nào, thì cô mới thấy công việc làm của cô hữu ích cho các em để cô tiếp tục.

Các chủ đề mới thấy thì dường như nó quá dễ, nhưng chính trong cái đơn giản lại chứa đựng: “kho báu vô tận” của trời đất, của Phật pháp, và cũng là của trí huệ Bát nhã của mỗi người.

Các em ghi lại những điều nhận ra của mình, là một cách tu “kiến hòa đồng giải”. Đừng nghĩ rằng mình sẽ bị hiểu lầm là khoe khoang. Nếu mình nhận ra đúng, các bạn sẽ chung vui, nếu nhận ra chưa đúng, cô sẽ giải thích thêm. Xem như đây là những buổi tu học đặc biệt, không gò ép thời gian. Cô cảm thấy thoải mái khi viết bài, các em cũng thoải mái khi đọc bài, khi thực tập và ghi lại.

Cô không dùng nhiều thuật ngữ khó hiểu, có tính cách hàn lâm, như trong các bài giảng xưa nay nữa. Những thuật ngữ đó là điều bắt buộc sử dụng, nhưng nếu mình chưa hiểu rõ, thì nó chỉ là sáo ngữ, rỗng tuếch. Cũng như cô rất ít dùng tên các tầng định, thí dụ: Định có tầm có tứ, Định không tầm không tứ v.v... Cô chỉ kể tên các tầng định này trong bài giảng về các tầng định của chính Đức Phật mà thôi.

Chúng ta, tâm còn tham, sân, si liên miên, nếu có kinh nghiệm dừng được niệm trong một khoảnh khắc nào đó, thì không nên hoang tưởng là mình đạt được cái gì.

Hôm nay, cô cho chủ đề số 3. Chủ đề này sẽ trừu tượng hơn một chút.

Chủ đề: “quan sát Tâm” của mình.

Không phải khi tọa thiền. Mình cứ sinh hoạt bình thường. Khi đi bộ ngoài vườn, khi ngồi nghỉ trên ghế, khi nằm xuống giường nghỉ mệt, khi đánh computer mỏi mắt rồi, khi ăn cơm v.v... lúc nào nhớ thì quay lại nhìn xem cái tâm của mình nó đang ra sao? Mỗi lần nhìn chỉ 1 hay 2 phút thôi. Rải rác trong 1 ngày hay 2 hay 3 ngày. Chứ không phải thực tập 1 lần.

Các em thực tập rồi ghi lại, khoảng 5 lần, nhận thấy tâm mình ra sao?

Vì có những em mới bắt đầu làm quen với Thiền, nên cô cho thời gian ngắn thôi. Các em đã nhuần rồi thì có thể thời gian dài hơn. Miễn là không có niệm khởi lên lung tung nữa.

Bài thực tập số 3 này, không sử dụng giác quan. Chắc các em đã nhận ra điều này.  Cho nên các em có thể nhắm mắt cũng được, hay mở mắt, nhưng không có đối tượng bên ngoài cụ thể nữa.

Các em sẽ nhận ra kho “vô tận” của mình nó tới đâu.

27- 7- 2020

TN

Ý kiến bạn đọc
04 Tháng Tám 202010:25 SA
Khách
MỘT HÔM KHÁC
Ni Sư kính mến,
Thưa Ni Sư, Ni Sư đã viết:

- “Đi tuệ tri đi, đứng tuệ tri đứng v.v... trong kinh Niệm xứ cũng vậy. Chỉ có cái biết thôi, thì cái biết trống không.
Trong Tổ sư Thiền, chư Tổ thường bất ngờ tác động vào các giác quan của đệ tử. Nếu ngay đó, người đệ tử sững sờ, bặt hết suy tư, tâm bất chợt dừng lại, vị này sẽ rơi vào trạng thái Biết rõ ràng, không lời nói thầm.

Con nhận thấy
Trong sự thuần nhất của cái biết,sự tự trong sạch, sự tự trống rỗng mênh mông vốn là môi trường thuận lợi cho muôn duyên lui tới,tương cảm,tương tác.
Vào một ngày rảnh rang,ngồi nói chuyện qua lại trong gia đình,câu chuyện đến hồi chìm sâu vào kỹ niệm thương ghét xa xưa,tâm con cũng không ngoại lệ,có nhiều lần thử lái câu chuyện về hiên tại và ở đây nhưng không ai chịu quay lại,lúc đó tâm con chỉ còn một chú lực là BIẾT KHÔNG LỜI,tâm con đồng thời nhận rõ: lại một giấc chiêm bao nữa đang tái diễn…trước cái BIẾT.
Sự tham dư tích cực QUÁN TÂM nghĩa là không mong chờ, gấp vội ,dao động, trái lại đầy nhẫn nại và tỉnh thức đã giải thoát ta khỏI nhiều cạm bẫy,dính mác Con đang một cách tự nhiên,vô tình, lặng lẽ quan sát chứ không hề cố ý quan sát,cố ý nắm bắt hay vận dụng tâm mình.
Chính chỗ nầy,ta có cảm nhận rất nhẹ nhàn, biết rõ ràng mà không lời nói thầm,không dính líu vào hay xô đẫy ra bất cứ cái gì dù chúng là hình ảnh hay kinh nghiệm tốt xấu xảy ra,khởi lên trong tâm lúc đó.Tất cả đều bình đẳng xảy ra.Chúng ta đã học và thấy rằng tất cả những hiện tượng trong tâm là những gì có thể hiểu và để nó tự nhiên một cách toàn vẹn
Việc khởi niệm lung tung chỉ làm tâm thêm bế tắc.chỉ cần sự tỉnh thức ( có cái biết rõ ràng). Có sự quán tâm lặng lẽ.là tâm đã dược thanh tịnh hóa dần rồi.
Điều cần thiết chỉ là một nhận thức rõ ràng không lời,không kịp hay không cần khái niệm hóa về những gì chúng đang là, về những cách mà chúng đang hoạt động.Như thế cũng đủ giải thoát tâm khỏi những điều phiền não ,chứ không cần thiết phải xóa bỏ chúng (những thứ đang ràng buộc ) cho kỳ được. Ni Sư đã dạy:làm sao cho tâm im lặng thật sự và có cái biết rõ ràng trạng thái đang có đó mới là chỗ cần thiết cho mình.
Tới chỗ trí năng đành bó tay nầy, là chỗ MỞ RÔNG TÂM, BUÔNG TẤT CẢ và LẮNG ĐỌNG,là chỗ nuôi dưỡng và làm tăng trưởng cho mọi năng lương quý báu của trí huệ và tự do.Ví dụ như có những lúc ta đang thong thả phóng tầm mắt trươc một cảnh thiên nhiên nào đó bất giác ta và cảnh bổng dường như hòa nhập làm một.Giây phút biết như thật nầy dài ngắn tùy mỗi người…
Hôm nay tới đây KH chỉ xin ghi lại một tạm kết bằng lời của Ni Sư trong BÍ ẨN GIẢI MẢ THIỀN:
Kết luận, chỗ phát huy trí huệ siêu vượt, chỗ tâm hoàn toàn khách quan, vô ngã, là “chỗ đó”.
Thành kính .Con .KH.
03 Tháng Tám 202011:55 CH
Khách

Kính thưa cô.

Càng quán sát tâm, con thấy tâm quả là như con khỉ chuyền cành. Buông ý nghĩ nầy thì bắt liền sang ý khác, tâm ít khi yên lắng. (chỉ trừ khi chúng ta có Niệm Biết). Nhờ quán sát con thấy được các pháp đang sinh diệt, cứ mỗi lần như vậy con nhận ra tâm mình đang rong chạy, vậy là tâm yên trở lại. (Như Thật tuệ tri). Thấy con ruồi bay vào nhà, mình nghĩ là phải xua đuổi nó, chợt thấy tâm mình còn nhiều phân biệt quá, không có từ ái chút nào (ích kỷ,và tham, sân). Đuổi hoài nó không chịu ra, lúc đó con nhìn được cái tâm bực tức của mình. Thế là hết. Như vậy quán sát tâm tức là thấy thọ, tưởng hành, thức đang hoạt động (không ngừng nghỉ), nhưng nếu chúng ta có Niệm Biết thì ngay đó tâm liền an lạc.

Khi ra ngoài vườn, nhìn cây cối tươi tốt, tâm thấy dể chịu, bất chợt nhìn luống rau thấy có sâu rầy cắn, lòng có một chút bất an, nhưng chợt nhớ; có gì đâu, chúng sinh cả (duyên sanh), cũng như mình, nó phải có cái ăn chứ! Tại mình chấp của mình, thuộc về mình, mới có tham sân (thấy được tâm chấp thủ). Đi dạo chơi ở biển, trước sự bao la vô tận cuả biển cả, lòng như trãi rộng, thấy mình nhỏ nhoi, không là gì cả, vậy mà còn chấp ngã, nhân, tham, sân, si đủ đầy (ngay đó thấy được tâm buông xả, và cũng thấy lòng mình hạn hẹp khi còn nhiều chấp thủ). Tối nằm xuống giường, cảm nhận niềm an lạc, biết mình đã chịu ơn của tất cả chúng sinh, từ cây cỏ, vạn vật, con người... tất cả...tất cả.. đã góp phần cấu thành thế giới này, tạo nên cuộc sống nầy, mình không là gì cả, lấy gì để tự cao, tự đại. (Thế giới do tâm tạo: nếu tâm rộng lớn thế giới vô biên). Chính từ hiểu biết nầy con nhận ra nhiều bài học, mà bài học lớn nhất: cái ngã không là gì cả, ngã đã không thì đâu có gì phải chấp thủ, bản thân nầy có làm được gì ích lợi cho đời hay chỉ để hưởng thụ. Nghĩ như vậy rồi trong lòng chỉ còn lại niềm biết ơn vô hạn, biết ơn từ bóng cây che mát, đến tất cả những thứ mà nhân loại đã cống hiến để cho mình có đời sống đủ đầy, tiện nghi nầy, (mà trong đó  đâu có phân biệt chủng tộc, màu da, giai cấp). Nhờ quán sát tâm, con thấy  ra tâm mình còn nhiều xấu, ác; và như vậy mới có hy vọng loại bỏ dần những thói hư, tật xấu được, như vậy là rèn luyện tâm mình trước khi thấy tâm người. Hơn nữa lời dạy của bậc Giác ngộ, Thầy Tổ còn đọng trong con: Được sinh ra trong đời, mình học được gì từ cuộc đời, và làm được gì cho cuộc đời. Kho trời vô tận kia đúng là của chung, nhưng nếu có tâm lành biết gìn giữ, biết ơn người, khi thọ hưởng thì hạnh phúc, an lạc, ngược lại khổ sầu sẽ đeo mang; đó là tùy tâm mà phóng hiện thế giới của riêng mình. Khi mình ý thức mọi chúng sinh đều bình đẳng thì với: Kho trời chung đó, mà với Niệm Biết rõ ràng, đầy đủ, chúng ta sẽ nhận được vô vàn bài học quý báu mà pháp đang hiển bày. Quả là: “kho trời chung, nhưng vô tận của riêng mình”.
Đây chỉ là chút ý nghĩ của riêng con.

Huệ Chiếu

DT Nam Cali

03 Tháng Tám 20207:05 CH
Khách
1) Tâm là một ý niệm trừu tượng. Tâm tĩnh lặng khi nào không có dòng tư tưởng nào chợt đến chợt đi quấy rầy. Tâm là cái biết, biết suy nghĩ,tưởng nhớ, biết vui buồn, lo lắng, thương ghét, giận hờn... Con người là hợp thể của 5 uẩn : Thân (sắc)-Tâm (thọ, tưởng, hành, thức). Mỗi khi biết nhận thức, đó là tâm biết hay tâm thức. Mỗi khi suy nghĩ, đó là tâm suy nghĩ hay tâm hành. Mỗi khi tưởng nhớ, tưởng tượng, đó là tâm tưởng. Mỗi khi cảm giác vui buồn, sướng khổ, đó là tâm thọ.

2) Thực tập (do Cô Triệt Như hướng dẫn) . Hoàn cảnh :

Thiền sinh : 86 tuổi ( hơn 86 tuổi rưởi). Ngồi một mình trong phòng vắng, trươc mặt có bàn thờ Phật -

- Lẩn 1 : Chiều 17 giờ Ngày 31-07 Nhắm mắt 2 phút - Nhận diện tâm :Tâm tỉnh lặng.

- Lần 2 : Sáng 1/08 7 giờ - Mở mắt 5 phút : Tâm tỉnh lặng .

- Lần 3 : 16 giờ Mở mắt- 5 phút.

- Lần 4 : Sáng 2/08 07 giờ - Nhận diện tâm- Mở mắt 5 phút : Tâm tỉnh lặng

- Lần 5 : Sáng 03/08 07 giờ Mở mắt 5 phút : Tâm tỉnh lặng.

Trong đầu, bất cứ lúc nào cũng có tiếng "ve ve", nghe luôn không ngừng nên quen tai không thấy có khó chịu gì cả.

Kính !

Thiền sinh Nguyên Lương Nguyễn Thanh Bạch
(Đạo tràng Montreal)
03 Tháng Tám 20203:50 CH
Khách
Lần 2: Sáng nay đi làm, các cô technicians đang nói chuyện với nhau, con cũng có mặt. Con nhớ chủ đề Cô cho, nên con quyết định quan sát Tâm mình. Cô A bắt đầu câu chuyện, con lắng nghe. Cô B xen vào bằng 1 câu hỏi, con cũng lắng nghe. Cô A trả lời. Câu chuyện gay cấn nên mấy cô ai cũng bàn tán. Con vừa nghe vừa quan sát Tâm mình. Con nhận ra tâm mình thản nhiên, trong khi mấy cô ào ào lên tiếng. Con cũng thấy rằng mình hiểu hết câu chuyện chứ không phải là nghe lơ đễnh cho có. Tình cờ 1 cô hỏi con 1 câu, con trả lời. Nghĩa là con vẫn đang hiểu hết, thì mới trả lời, chứ nếu chỉ nghe âm thanh mà không hiểu, thì làm sao mình biết họ đang nói tới đâu ?

Khi kết thức buổi nói chuyện, con ngẫm nghĩ lại, khi mình quan sát tâm, nghĩa là mình đang "tỉnh thức", gần như là đang "chánh niệm". Còn hễ mà mất chánh niệm thì ý tưởng nhảy vô ngay. Lần trước quan sát 1 chiếc lá, là 1 đối tượng cụ thể, thì ta phải "chú tâm cảnh giác", khi đó còn dùng lời, nghĩa là nghĩ về Vô thường, Không, Huyễn, etc.. Còn bây giờ đối tượng là Tâm, là vô hình, vô tướng, nên ta cũng "chú tâm", một cách khác hơn, có thể nói là ta phải tỉnh thức, phải giữ chánh niệm. Hễ có chánh niệm thì tâm yên lặng, còn mất chánh niệm thì tâm vọng động ngay
03 Tháng Tám 20202:52 CH
Khách
MỘT HÔM KHÁC
Ni Sư kính mến,
Thưa Ni Sư, Ni Sư đã viết:

- “Đi tuệ tri đi, đứng tuệ tri đứng v.v... trong kinh Niệm xứ cũng vậy. Chỉ có cái biết thôi, thì cái biết trống không.
Trong Tổ sư Thiền, chư Tổ thường bất ngờ tác động vào các giác quan của đệ tử. Nếu ngay đó, người đệ tử sững sờ, bặt hết suy tư, tâm bất chợt dừng lại, vị này sẽ rơi vào trạng thái Biết rõ ràng, không lời nói thầm.

Con nhận thấy
Trong sự thuần nhất của cái biết,sự tự trong sạch, sự tự trống rỗng mênh mông vốn là môi trường thuận lợi cho muôn duyên lui tới,tương cảm,tương tác.
Sự tham dư tích cực nghĩa là không mong chờ ,gấp vội ,dao động, trái lại đầy nhẫn nại và tỉnh thức đã giải thoát ta khỏ nhiều cạm bẫy,dính mác Con đang một cách tự nhiên,vô tình, lặng lẽ quan sát chứ không hề cố ý nắm bắt hay vận dụng tâm mình.
Chính chỗ nầy,ta có cảm nhận biết rõ ràng mà không lời nói thầm,không dính líu vào hay xô đẫy ra bất cứ cái gì dù chúng là hình ảnh hay kinh nghiệm tốt xấu xảy ra,khởi lên trong tâm lúc đó.Tất cả đều bình đẳng xảy ra.Chúng ta đã học và thấy rằng tất cả những hiện tượng trong tâm là những gì có thể hiểu và để nó tự nhiên một cách toàn hảo.
Việc khởi niệm lung tung chỉ làm tâm thêm bế tắc.chỉ cần sự tỉnh thức (cái biết rõ ràng ),Sự quán tâm lặng lẽ.là tâm đã dược thanh tịnh hóa dần rồi
Điều cần thiết chỉ là một nhận thức rõ ràng không lời,không kịp hay không cần khái niệm hóa về những gì chúng đang là, về những cách mà chúng đang hoạt động.Như thế cũng đủ giải thoát tâm khỏi những điều phiền não ,chứ không cần thiết phải xóa bỏ chúng (những thứ đang ràng buộc ) cho kỳ được.Làm sao cho tâm im lặng thật sự và có cái biết rõ ràng trạng thái đang có đó mới là chỗ cần thiết cho mình.
Tới chỗ trí năng đành bó tay nầy, là chỗ BUÔNG TẤT CẢ và LẮNG ĐỌNG,là chỗ nuôi dưỡng và làm tăng trưởng cho mọi năng lương quý báu của trí huệ và tự do.Ví dụ như có những lúc ta đang thong thả phóng tầm mắt trươc một cảnh thiên nhiên nào đó bất giác ta và cảnh dường bổng như hòa nhập làm một.Giây phút nầy dài ngắn tùy mỗi người…
Hôm nay tới đây KH chỉ xin ghi lại một tạm kết bằng lời của Ni Sư trong BÍ ẨN GIẢI MẢ THIỀN:
Kết luận, chỗ phát huy trí huệ siêu vượt, chỗ tâm hoàn toàn khách quan, vô ngã, là “chỗ đó”.
Thành kính .Con .KH.
03 Tháng Tám 20204:13 SA
Khách
Dear Sư Phụ,

After reading Su Phu's article, I remembered I wrote an article called the Art of Doing Nothing back in 2012. Here is part of it:

People asked me, “won’t you feel bored for doing nothing?” I said I have plenty of things to do. I will watch my garden plants grow; I will count the morning dews if any on my fig tree and watch the sky to see the clouds pass by. We can learn lots of things from the sky. I will meditate when my family members are busy working. I will walk my old mum up and down the street to strengthen her leg muscles. http://pebblepureland.blogspot.com/2012/12/the-art-of-doing-nothing.html

In the article I mentioned watching the sky. Until now I still enjoy watching. I love to see the clouds form together and go further apart. The blue sky can change in a minute. I believe as a buddhist we might chant the A Di Đà sutra. In the sutra it says:
Trong cõi nước của Đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí dụ như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hòa chung.

Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

We don't need to go the pure-land to hear dharma. Right here in this world, all things are telling us dharma. Even our own body let alone a single leaf, they tell us the impermanent, the non-self, the interconnectedness and the interdependent of all things. If we pay attention to the language of nature. Nature is beautiful. If our mind is tranquil, the surrounding is tranquil. If our mind is at ease, the world around us is at ease even in this COVID environment.

Con Như Huyễn
02 Tháng Tám 20209:20 CH
Khách
Sáng nay dậy sớm, con đi bộ ngoài đường. Lần này con nghĩ "không theo phương pháp nào cả, không thở, cũng không "không nói", mà vừa đi vừa quan sát tâm mình". Con đi chầm chậm trên lề đường, từ từ, chậm rãi.

- Một lát sau, con nghĩ về một điều trong quá khứ. Tâm con miên man trôi về kỹ niệm. Chừng một hồi không biết bao lâu, sực nhớ ra mình cần quan sát tâm, tới đây thì niệm dừng.

- Con tiếp tục đi thong thả. Một hồi sau, tâm con lại lang thang. Lại nghĩ về kỹ niệm xưa. Không biết là bao lâu, con lại nhớ ra mình phải quan sát tâm. Bỗng niệm lại dừng.

- Con đi hết quãng đường, rồi quyết định quay trở về nhà. Con nhận ra là khi mình "quan sát" tâm, thì những niệm ngừng ngay. Còn khi không có cái BIẾT, thì tâm cứ tha thẩn lang thang đây đó.

- Quãng đường về, con giữ "sự quan sát" và thấy tâm yên lặng nhiều hơn. Con càng nhận ra là khi mình có cái Biết, nghĩa là khi mình "quan sát" thì các niệm, dòng suy nghĩ lập tức yên lặng ngay. Khi vọng tưởng tới, khi mình nhận ra thì lập tức vọng tưởng đi. Còn khi mình không có cái BIẾT, thì tâm mình cứ thả nổi trôi theo dòng suy nghĩ, nó dẫn dắt mình đi từ quá khứ tới tương lại. Chính vì vậy mà khi thực hành theo phương pháo Thở hay Không nói, thì mình đều phải có 1 chủ đề, chính chủ đề này giúp mình có cái Biết, từ cái Biết này mà giúp tâm dừng và yên lặng.

Con xin trình lên Cô
01 Tháng Tám 202010:52 CH
Khách
Một hôm khác
Ni Sư kính mến
Sáng nay ,sau khi xem bài bhanga cô viết,
Bài này, cô chỉ muốn nói đến một khía cạnh rất nhỏ của vấn đề mà thôi. Cô không dám bàn tới chủ đề tái sanh.
Bộ phái đó giải thích rộng ra hơn một chút:
“Luồng Bhavanga đó tương tự như tâm thức của chúng ta khi chúng ta ngủ say.”
Cái tâm liên tục có những ý:
Đứng trên bờ đối đãi , bạn thấy TÂM PHÂN BIỆT là mình, là ngã co ngũ có thức..
Đứng ở luồng vận hành bhavanga thì bạn không còn thức ngũ ,ngày đêm,và ngày chỉ chiêm bao mở mắt ,còn đêm là chiêm bao nhắm mắt
Những gì mà bạn đang nhìn chính là bạn, và những gì bạn thấy sẽ tùy thuộc vào cách bạn nhìn. Do vậy, tiến trình thiền tập thì cực kỳ tinh tế, và kết quả sẽ tùy thuộc tuyệt đối vào trạng thái của tâm.Cho nên với trạng thái tâm biết không lời đem đến cái biết như thật, thật hữu dụng như cốt lõi vô ngã và trí vô sư Đến với hình ảnh đứa bé nhà kia của thiền sư Vân nham khi ngài đề cập đến chân tánh
Thiên sư VÂN NHAM: Có một đứa trẻ nhà kia,hỏi đến không có gì nói chẳng được.
Ngài ĐỘNG SƠN LƯƠNG GIỚI hỏi:Trong ấy có kinh sách nhiều ít ?
VN: MỘT CHỮ CŨNG KHÔNG.
LG: sao biết nhiều thế ấy ?
VN: ngày đêm chưa từng ngủ
LG:Làm một việc được chăng?
VN: nói được lại chẳng nói.

Nơi đây không phải cái Ý phân biệt mà chính là cái tự biết phân biệt của trạng thái tâm định tỉnh,trong lành,sáng suốt vốn đã hằng sẵn có ,nay nhờ thọ,tưởng trong sạch ( vọng tưởng,vọng tình ngưng dứt) dọn lại cho sạch đất tâm cho chân tánh biết, làm chủ trì. Vì thế không nói LÀM ĐƯỢC (có mục đích gì đâu mà nói ĐƯỢC) mà chỉ là LÀM hay KHÔNG LÀM thôi.Như trong Bát Nhã Tâm Kinh nói
“Năm uẩn không có chỗ nương,Tức thì khổ ách tuyệt đường não sâm”. (chiếu kiến ngũ uẩn giai không ,độ nhất thiết khổ ách )một cách tự nhiên.

Thế mới biết cái biết theo cái Ý,CÁI BIẾT chấp ngã (luôn luôn có vụ lợi,có mục đích quả là một chướng nạn nội tâm,chỉ có ngộ được năm uẩn không có thực chất tánh ,không có chỗ nương,mới có thể chấm dứt sự mê lầm ,phiền não,khổ sở bởi mê chấp có cái ta .Thực ra CÁI SẮC,xác thân , LÀ KHÔNG,LÀ TRỐNG TRƠN .Đức Phật thấy như một đống bọt nước,hay đống bong bóng nước chứa cái trống không .Còn cái biết ( TUY trống không đối với giác quan chúng ta) nhưng mới đúng là CÁI CÓ( VỚI MỘT NĂNG LƯỢNG LỚN).BNTK nói “Vượt qua chướng nạn nội tâm.Sắc không,không sắc chẳng tìm đâu xa”. Đều là trống không:Đương thể tức không.
Thành kính.Con.KH.
01 Tháng Tám 202010:12 SA
Khách
Cô nâng cấp bài tập lẹ quá: từ chiêc lá, tới cái Biết rồi giờ là cái Tâm. Đúng là con vẫn không quên thực hành các tánh giác như Ni Sư dạy, bất cứ lúc nào có thể và "nhớ ra", hằng ngày và trong khi ngồi thiền. Nhưng không quen viết ra, chỉ thích đọc các trang bài Ni Sư viết, như những lời tâm tình dành cho mình (và dĩ nhiên là cho các bạn nữa). Con hứa sẽ cố gắng thêm, và đôi khi sẽ tranh thủ viết ra những điều tâm đắc của mình để chia sẻ với mọi người và mong được Cô chỉ dẫn thêm, không ích kỷ, thụ động nữa ạ. _()__()__()_
31 Tháng Bảy 20204:50 CH
Khách
NI Sư kính mến
Nhìn tâm mình,một đối tượng thật mông lung.
Sau lần vào cấp cứu ở BV Bascom nhập thất bất đắc dĩ hơn nữa tháng,
Hầu như chừng đó ngày tâm con vào thực hành trong tình trạng biết trống rỗng,
Tâm như là có thể hành pháp QUÁN oupassana dễ dàng,
Mới mấy hôm trước với CHIẾC LÁ của Ní Sư.Bây giờ tới CÁI TÂM .. Thưa Ni Sư mình nhìn tâm mình,là minh đang nhìn thấy chính mình.Thấy được cái gì còn tùy thuộc cách mình nhìn,nghĩa là hoàn toàn tùy thuộc trạng thái tâm mình đang có.Bây giờ thì tâm trống không sau khi giải quyết xong chủ đề nói chuyện tuần tới 09/8/2020.Ngay bây giờ trong đầu chỉ có quan sát cái tâm:Thường ngày nó chuyên khởi các tầm dinh líu đến thuốc men ,ăn uống,thiền,thể dục khí công cử động,vận động,coi thách đấu danh hài…Nói chung là những lên tiếng thuộc ngũ dục . Riêng việc thực hành thiền quán ngoài vườn.Một viec thật tế nhị.Vì mình không thể coi là nghiêm trọng,không trông mong, gấp vội,trái lại,cần nhẫn nại,nhẫn nại và nhẫn nại, đợi tâm muốn hiển lộ điều gì, nó nói mình nghe,cho mình thấy.Minh đang đọc bản kinh ruột không chữ vậy.
Thanh kính. Con,KH.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Chín 20237:54 CH(Xem: 1777)
Bản thể của thế gian là trống rỗng, trống không, là như huyễn mà thôi. Tuệ trí này là năng lực khiến tâm xa rời dính mắc tất cả thế gian, bấy giờ mới an trú chánh niệm Như Vậy. Khi mình có tuệ trí thông suốt bản thể thế gian rồi thì không còn con đường, không cần pháp môn, không còn thấy có cổng nào nữa. Mình thực sự đang ở trong nhà của mình, tự thuở nào cho tới bây giờ.
12 Tháng Chín 202312:56 CH(Xem: 1977)
Bốn tầng Thiền qua đó đức Phật phát huy ba minh còn được gọi là bốn tầng Định, do đó mình hiểu Định có một vai trò quan trọng trong Thiền Phật giáo, xem như Định là cây cầu phải bước qua mới có thể khám phá tới khung trời bao la của trí tuệ bát nhã.
26 Tháng Tám 20232:36 CH(Xem: 1912)
Tuệ ở đây mình muốn nói tới Vipassanā, Tuệ Minh sát. Trong giới hạn bài này, mình bàn tới bài Kinh Niệm Xứ, trong kinh Nikāya. Mặc dù thông thường người ta vẫn nói “Quán Tứ niệm xứ”, trong bài kinh cũng nói “Quán thân” (Kāya-anupassanā) v.v…nhưng hiện nay các vị tôn đức xếp bài kinh Niệm xứ là Vipassanā, là thuộc Tuệ. Cho nên trong bài này, mình cũng tạm nói là Tuệ, tức là dùng tuệ thực hành...
20 Tháng Tám 202310:54 SA(Xem: 2228)
Nói tới Quán, có vài loại Quán hơi khác nhau, trong bài này chỉ xin nói tới loại Anupassanā, nghĩa thông thường là nhìn ngắm hiện tượng thế gian liên tục để nhận ra bản thể hay đặc điểm của hiện tượng thế gian là: vô thường, khổ, vô ngã. Vậy mình cũng có thể hiểu Quán là quan sát hiện tượng thế gian bằng con mắt trí tuệ.
14 Tháng Tám 202311:20 SA(Xem: 1722)
Muốn đạt được kết quả tốt, người thực hành phải hội đủ 5 tiêu chuẩn cần thiết: Tự lực, Nhu cầu, Quyết tâm, Lý thuyết, và Lý luận. Đây là 5 tiêu chuẩn lập thành hệ thống lý luận thực tiễn trong việc thực hành Thiền Phật giáo. Muốn điều chỉnh thân, cải tạo tâm, cân bằng thân-tâm, và phát huy trí tuệ tâm linh có hiệu quả, 5 tiêu chuẩn nói trên không thể tách rời nhau được.
09 Tháng Tám 202312:40 CH(Xem: 2003)
Cốt lõi là cái tinh túy, cái tinh ba. Chớ không phải cái bề ngoài. Nếu so với cái cây, nó không phải là lá cây, cành cây.v.v. mà là cái lõi bên trong của cây. Cái cốt lõi đó phải ngắn gọn, mới gọi là cốt lõi. Mà trong đạo Phật có nhiều cốt lõi lắm. Tại sao vậy?
02 Tháng Tám 20238:44 CH(Xem: 1982)
Chư Tổ Phát Triển thường nói có tới 84 ngàn pháp môn tu, tức là có vô số cổng để bước vào ngôi nhà giác ngộ, hay ngôi nhà giải thoát. Hôm nay chúng ta thử khảo sát cánh cổng của Giới.
31 Tháng Bảy 202310:00 SA(Xem: 1441)
“Ngũ uẩn giai không” trong lời dạy này của đức Phật, là khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, tâm hành giả biết nhưng không phản ứng thích thú hay chán ghét, tâm không nói thầm về đối tượng, thì Tánh biết có mặt. Tánh biết là cái biết rõ ràng lặng lẽ, trong sáng, khách quan, là cái lóe sáng đầu tiên của Tánh giác. Lúc bấy giờ toàn bộ ngũ uẩn yên lặng, không có cái Ta, cái của Ta hay Tự ngã của Ta trong đó, hành giả thoát khỏi mọi lậu hoặc, khổ đau.
17 Tháng Bảy 20231:44 CH(Xem: 1334)
Dès la clôture de la retraite bouddhique à Berlin, notre groupe de bhikkhunis - Nhu Minh, Nhu Sen et moi-même - a pris le lendemain, 19 mai, l'avion pour Paris. Le 20 mai au matin, la retraite de courte durée y a commencé, durant 3 jours, samedi, dimanche et lundi. Ce stage est également bilingue français-vietnamien avec la présence de quelques francophones qui écoutaient en direct l’enseignement à l’aide des écouteurs personnels. Ainsi la traduction ne gênait personne, et le cours se déroulait normalement comme d'habitude.
12 Tháng Bảy 20234:15 CH(Xem: 1782)
KINH VĂN : Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. bao gồm bản Hán Việt, bản dịch nghĩa, bản Anh ngữ & Pháp ngữ
05 Tháng Bảy 20239:06 SA(Xem: 1041)
Như vậy con thuyền để chuyên chở mình đi trên giòng sông tâm linh là Tánh nguyên tắc. Mình phải cương quyết, với ý chí dũng mãnh giữ gìn những nguyên tắc sống thích hợp với những chân lý mà Đức Phật dạy. Đó là Tánh nguyên tắc trong thiền.
13 Tháng Sáu 20237:59 CH(Xem: 1530)
Hòa Lan, thành phố đông người trần tục hay vườn hoa thiên nhiên với con người an vui thanh thản?
11 Tháng Sáu 20234:39 CH(Xem: 1290)
Le 4 mai commençait la retraite dans un centre de la ville de Moissac. Cet endroit, situé sur une haute colline tranquille ayant abrité déjà plusieurs retraites bouddhiques, était un ancien couvent carmélite, aujourd’hui transformé comme lieu de villégiature pour touristes. La Sangha de Toulouse a toujours été composée davantage de pratiquants français que vietnamiens, d’où la nécessité d’organiser la retraite en bilingue. Tout le monde doit rester sur place, car c'est loin de Toulouse.
05 Tháng Sáu 20236:34 CH(Xem: 1547)
Trường Bộ Kinh Digha Nikaya 16. Kinh ĐẠI BÁT-NIẾT-BÀN (Mahàparinibbàna sutta)
30 Tháng Năm 20234:42 CH(Xem: 1097)
Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng tương đương trong tiếng Anh là “mind” hay “thought”. Trong A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma), mạt na dùng để chỉ đồng nghĩa với THỨC (viññāna: consciousness) và TÂM (citta: mind, state of consciousness)
29 Tháng Năm 20233:10 CH(Xem: 1170)
Theo quan niệm của Phật giáo thì Niết-bàn là trạng thái tâm thanh tịnh tuyệt đối, nghĩa là tâm dập tắt hoàn toàn ngọn lửa tham, sân, si. Người đạt được trạng thái Niết-bàn là người có thái độ sống an nhiên tự tại “thường, lạc, ngã, tịnh” ngay trong vòng xoáy “Vô thường, bất toại nguyện và vô ngã” nơi thế gian này!
20 Tháng Năm 20232:10 CH(Xem: 1237)
Liebe Freunde, ein Kochrezept zubereiten ist nichts anderes als eine Kultivierungsübung. Um zu überleben, essen wir und praktizieren wir. Daher sind die Prinzipien für eine gute Küche quasi die Prinzipien für eine gute Praxis. Kurz gesagt, alles, was wir tun, ist eine Kultivierung. Der Lebensweg ist auch der Kultivierungsweg. Alles ist abhängig von unserem Geist. Wie er das Objekt wahrnimmt, ist es das Reich, in dem wir leben.
16 Tháng Năm 20239:48 CH(Xem: 1488)
Khóa Tu Thiền Tập Đơn Giản Để Sống An Lạc từ 14 đến 19 tháng 4 năm 2023 tại Chùa Tích Lan, Ontario.
16 Tháng Năm 20237:21 CH(Xem: 1135)
Người “Sống Tùy Duyên Thuận Pháp” là người có tu tập theo lời Phật dạy. Một trong những pháp người đó thực hành là giữ chánh niệm trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, hay khi làm bất cứ điều gì, cũng làm trong chánh niệm.
11 Tháng Năm 20239:41 SA(Xem: 1554)
Khóa Tu Thiền Tập Đơn Giản Để Sống An Lạc từ 14 đến 19 tháng 4 năm 2023 tại Chùa Tích Lan, Ontario.
10 Tháng Năm 20237:33 CH(Xem: 1204)
Nếu thành tựu trọn vẹn pháp chánh niệm và tỉnh giác trong bốn oai nghi, các vị Tỳ kheo xứng đáng được mọi người chắp tay cung kính, được mọi người tôn trọng, cúng dường, và được xem như có rất nhiều ruộng phước trên đời.
02 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 1527)
Mười Hai Duyên Khởi, cũng còn gọi là Mười Hai Nhân Duyên, là 12 nhân duyên liên kết nhau để hợp thành một chuỗi nhân quả (P: nidāna). 12 nhân duyên như 12 mắt xích hay 12 nguyên nhân đưa đến tình trạng Khổ của con người hay tái sinh.
30 Tháng Tư 20238:57 CH(Xem: 1323)
Der Buddha sagte: "Der Tathagata ist nur ein Wegweiser, alleine musst du gehen." Das heißt, du kennst nun den Weg, gehst alleine hin, verlass dich auf niemanden, der richtige Weg ist deine Weisheit, die dich zu deinem ursprünglichen Geist zurückbringt. Im ursprünglichen Geist sind alle Phänomene Buddha-Dharmas, und die Welt ist ein reines und glückliches Nirwana.
24 Tháng Tư 20236:07 CH(Xem: 1180)
Trong thiền Phật giáo có nhiều nguyên lý tâm linh dẫn đến mục tiêu cứu cánh là chuyển hóa tâm, cân bằng thân-tâm, phát triển tuệ giác, và giải thoát.
17 Tháng Tư 202310:01 SA(Xem: 1727)
Thiền Tánh Không do Hòa Thượng Thiền Chủ Thích Thông Triệt thiết lập, kết hợp những tinh hoa rút từ tiến trình tu chứng và thành đạo của Đức Phật Thích Ca, các truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy, Phật Giáo Phát Triển, Thiền Tông và kỹ thuật Thiền, được soi sáng bởi các khám phá đương thời của khoa học não bộ và các chứng ngộ của Thầy thành một hệ thống tu thiền sâu sắc, tân thời, rõ ràng và hiệu quả.
69,256