HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

ENG015 Bhikkhuni Triệt Như – Sharing From The Heart – No 98: CLIMBING THE MOUNTAIN Translated into English by Như Lưu

27 Tháng Tư 20219:55 SA(Xem: 3435)

Bhikkhuni Triệt Như – Sharing From The Heart – No 98
Translated into English by Như Lưu

 

CLIMBING THE MOUNTAIN
98 English

Our Master Thích Thông Triệt used to say: “Practicing Stillness (samādhi) meditation is like grasping at moss to climb the mountain”. Real mountaineers use steel anchors and rope to help them up the mountain. For us, we may just get our mind into a state of non-verbal awareness at a “snap of our fingers” (as our Master used to say), but at the blink of an eye, thoughts inserted themselves in our mind as quickly as we “snap our fingers”! This is the reason why Stillness meditation is so hard to master. 

Ancient Zen masters had also experienced this arduousness. Chinese Zen Master Bàng Long Uẩn (Pang Jushi) exclaimed: “Hard! Hard! Hard! Three tons of sesame oil spread on the pole”. When I was a young child, there were martial art troops who would come to my neighborhood to perform. Among the acts was a game where people need to climb up a pole covered in oil to reach the prize-money hung at the top of the pole. People would slide down as soon as they manage to make some little progress.

Chinese Zen history has another quote: “The path of Thạch Đầu is slippery!” (Thạch Đầu Hi Thiên, or Shitou Xiquian, was an 8th century Chinese Zen master; he lived under the Tang dynasty and was a contemporary of master Mã Tổ Đạo Nhất, or Mazu Daoyi). In the Ten Stages of Development of the Bodhisattva, the 5th stage is named “The Stage of the Mastery of Utmost Difficulties” and refers to the mastery over the mind’s verbal chattering. However the difficulty, this bridge on the path of Stillness needs to be crossed in order to reach the treasure trove of our transcendental wisdom. Let us now attempt to climb the mountain and learn how the Buddha and Buddhist masters taught us to climb.

1. Worldly mind: our starting point is at the bottom of the mountain. The Buddha taught us that every person has the potential for enlightenment. But, as we live in the world, we find that life is often filled with bitterness, sadness and suffering interspersed  by a few instances of happiness. We struggle to find a way out and think that we may have to endure until the end of our life.

2. Awakening: then, as a result of some favorable causal conditions, we suddenly awaken and decide to find refuge in the Buddha’s teaching. The awakening may be triggered by the passing of our elderly parents as we feel orphaned and need a teacher, someone who we can lean on and seek advice when turmoil hits our family. Or it may be caused by the passing of a friend still in the vigor of youth, as we realize that impermanence is a law that does not wait until people becomes old or ill. We look around us and see that many of our relatives have left this world. Where they have gone, we don’t really know. We look at ourselves and realize that our life has seen much wandering, worry and sorrow. We notice some gray hair on our head. When will be our turn to go, what can we take with us then? We have been working hard half our life and managed to own a house and a car, but now our hair is no longer black, our lips no longer rosy, our eyes no longer clear, and yet our duties towards our parents are still un-fulfilled. Deep in our mind, we always knew that there is only one path to follow, the path pioneered by the Buddha, if we wish to make our life worthwhile and free from suffering.

3. Non-verbal awareness: we start to join spiritual seminars. We try several methods to gain a better understanding of the spiritual path. What method accords with our life objectives? What teaching accords with the true teaching of the Buddha? What practice methods are clear, practical and science-based? Once we have chosen a method, we will need to muster the resolve to follow it to its completion. Resolve is a very important factor on the spiritual path. It was referred to as “decisiveness” in the Ten Stages of Development of the Bodhisattva and “adherence to steadfast principles” by our Master. We need wisdom first to discern the right and wrong paths. The ultimate guiding criterion is the teaching of the Buddha which promotes adherence to precepts, morality and pure conduct, and development of wisdom, compassion and harmony. However, how can we tell which practice method is the correct one? This is not a simple matter. We may gain an idea by observing the conduct of master and students. Does the master emanate wisdom and compassion? Do students show by their behavior, speech, and comportment that they are living the teaching? Once we have chosen our path, we need to commit ourselves by enrolling into classes according to their level and suitability to our own level of spiritual development. We need to be eager without being impulsive. We need to patiently study, understand and practice.

The Buddha’s teaching aims at reaching the “heartwood”. The heartwood of the spiritual path is liberation. In the “Longer Simile of the Heartwood” sutta (Majjhima Nikāya, MN29), the Buddha taught that the immobile mind is the liberated mind. How can we keep our mind immobile? When we are non-attached to whatever happens in front of us, our mind is immobile and still. The mind is still when there is no inner talk arising in it. For this reason, non-verbal awareness is the prime means to keep the mind immobile.

Our Fundamental Meditation course aims at helping students experience non-verbal awareness, even if it is just for a few seconds. We then need to practice in order to maintain this state of non-verbal awareness for longer. This is the most difficult step in the practice of meditation. Why is this so? Because our mind has the tendency to project itself outward, towards memories of the past, plans for the future or attachments in the present. The Buddha advised us to use precepts as a tool to help control the mind: forgoing greed and anger, not longing for worldly things, maintaining purity of speech, not committing evil actions, not harming others and ourselves.

4. Awake awareness: in our daily activities we remind ourselves to maintain at all times a clear awareness, without adding anything to it. For example: when we eat we are aware of eating, when we drink we are aware of drinking, when we walk we are aware of walking etc. If we continually maintain this practice, we will also find ourselves strictly adhering to precepts: not having evil thoughts, not saying evil speech, not committing evil actions. From the foundation of non-verbal awareness, we progress further into a state of silent awareness that is more stable and lasts longer, which we can call awake awareness. We gradually develop a calm and silent comportment and stay away from petty and meaningless disputes. Our comportment radiates composure, our face harmony, and our speech kindness. Our health improves. As our potential for enlightenment develops, we find that new creative ideas spontaneously arise.

5. Condensed cognition: everything that we experience during our spiritual practice is stored in our long term memory and becomes part of our cognition. When this knowledge stays still in our memory, we call it condensed cognition. Likewise, our experiences of non-verbal awareness are stored in our non-verbal cognition. When they occur repeatedly they create an imprint in our mind that allows us to bring this state of non-verbal awareness into our mind whenever we raise the intention to do so. At this stage, our non-verbal awareness has become pure emptiness and tranquility.

6. Suchness mind: together with practicing Stillness meditation, we need to develop an understanding that the essence of human beings is emptiness, illusion and suchness. Once we have attained a deep understanding of these topics, we can “drop” them into the frame of our “empty and tranquil mind”.

If we drop the topic of emptiness into the empty and tranquil mind, we have Emptiness Samādhi.

If we drop the topic of illusion into the empty and tranquil mind, we have Illusion Samādhi.

If we drop the topic of Suchness into the empty and tranquil mind, we have Suchness Samādhi, which is also called Formless Samādhi or Non-abiding Samādhi.

After we experience non-verbal awareness, we may gradually see new interpretations that spring spontaneously from our developing potential for enlightenment. These may start as small discoveries and grow into more profound and novel ones. This faculty will continue to develop without limitations. Our mind will gradually transcend and become purer, more objective. We treat everything and everyone equally. Our wisdom and compassion will shine forth as the light from the sun, illuminating the world around us, shattering the veil of darkness created by suffering and ignorance.

The Buddha has shown us a very clear path forward. However there are many obstacles that may spring up on the path and hinder our progress, such as storms created by karma and ignorance, vortexes created by mental defilements and strong winds of impermanence, aging, illness and death.

How do we overcome these obstacles? At all times, we need to dwell in our pure mind and eschew greed, desires, anger, hatred, regret and worries. In this way, we will always be ready for anything that may come ...

Master’s Hall, April 14th, 2021

TN
___________________________________________________


Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - BÀI 98

LEO DỐC NÚI

BÀI 98- LEO DỐC NÚI

Ngày trước, Thầy thường so sánh “Tu Định như leo dốc núi mà bám trên rêu”. Trong thực tế, những nhà thám hiểm, leo núi phải có mốc sắt bám trên đá và có dây làm nấc thang mà leo lên. Đằng này, tâm vừa vào tới chỗ không lời “như búng ngón tay” thì trong chớp mắt, nó khởi niệm cũng nhanh như “búng ngón tay” ! Đây là chỗ khó của con đường Thiền Định.

Thời xưa, chư Tổ Thiền cũng từng kinh nghiệm chỗ “trầy vi tróc vảy” này. Ông Bàng Long Uẩn chẳng đã từng nói: “Khó! khó! khó! Ba tạ dầu mè vuốt trên cây.” Ngày cô còn nhỏ, thỉnh thoảng có mấy “gánh hát sơn đông mãi võ” tới biểu diễn ở ngoài phố chợ: bày trò chơi, leo lên cây cột gỗ có thoa dầu trơn trợt, leo lên tuột xuống, ai leo lên tới ngọn thì lấy được tiền thưởng treo trên cao.

Thiền Tông cũng từng có câu: “Đường Thạch Đầu trơn trợt!” (Thạch Đầu Hi Thiên, thiền sư Trung Hoa thế kỷ VII đời nhà Đường, đồng thời với Mã Tổ). Trong Thập Địa Bồ Tát đã xếp Địa thứ V là “Cực nan thắng địa”: việc làm chủ tâm ngôn rất khó. Tuy biết là khó, nhưng cây cầu Định này phải bước qua, mới khai mở được kho tàng trí huệ siêu vượt của mình. Bây giờ chúng ta thử bắt đầu leo núi, xem Phật và Tổ đã dạy mình leo núi như thế nào.

1-    Tâm phàm phu: chỗ đứng của chúng ta vẫn là ở dưới chân núi. Phật dạy mỗi người đều có khả năng giác ngộ. Nhưng sống trong đời xưa nay biết bao là cay đắng, vui thì ít mà buồn phiền đau khổ thì nhiều hơn. Đôi khi muốn thoát ra mà không biết đi cửa nào, đành cam chịu cho hết một đời.

2-    Tỉnh ngộ: Chợt do một nhân duyên nào đó, tỉnh ngộ, tìm về nương tựa nơi Phật pháp. Có khi, cha mẹ già yếu qua đời, mình sực tỉnh, bây giờ mồ côi, mới đi tìm thầy, nương tựa, nghe lời khuyên bảo mỗi khi gặp sóng gió trong gia đình. Có khi một người bạn bất chợt ra đi khi còn trẻ, mình rúng động trong tâm, vô thường đâu phải chỉ chờ đợi người già yếu bệnh tật. Nhìn quanh, bà con cô bác lần lần từ giã cõi đời, họ sẽ đi đâu? Không biết. Còn mình, sống một đời bôn ba, ưu tư, phiền muộn. Chợt một ngày nhìn thấy vài sợi tóc bạc. Biết một ngày nào mình cũng ra đi, mang theo được gì? Đã nửa đời, có một cái nhà, một cái xe, bù lại là mái tóc không còn xanh, môi không còn hồng, đôi mắt không còn trong sáng, mà bổn phận đối với cha me, gia đình vẫn chưa xong. Nhưng trong thâm tâm, mình đã biết, chỉ có một con đường phải đi, là theo dấu chân đức Phật, mới mong hết khổ, mới không uổng phí một kiếp sống.

3-    Biết không lời: Chúng ta bắt đầu tham gia các khóa tu. Đi vài nơi tổ chức khóa tu khác nhau để tìm hiểu. Đường lối nào thích hợp với mục tiêu của mình. Lý thuyết đó có theo sát kinh điển Phật dạy hay không? Phương thức thực hành có rõ ràng, thực tiễn và khoa học không? Khi đã chọn được một đường đi rồi thì quyết tâm theo cho tới cùng. Đây là một điều kiện quan trọng: là “quyết định tánh” trong Thập Độ Ba la mật, cũng là “tánh nguyên tắc” mà Thầy mình ngày xưa đã chủ trương. Cho nên, điều đầu tiên là mình phải có trí tuệ, phân biệt con đường nào đúng, con đường nào đi lệch. Khuôn mẫu đúng / sai là lời dạy của đức Phật: đề cao giới luật, đạo đức, phẩm hạnh con người, phát huy trí huệ, tâm nhu hoà, từ bi. Nhưng làm sao mình có thể biết con đường tu nào là đúng? Vấn đề này không phải đơn giản. Có thể biểu lộ phần nào nơi những người đệ tử, phong cách, lời nói, cử chỉ, cũng biểu lộ nơi người thầy, có trí tuệ và có từ bi. Khi mình đã chọn một con đường rồi thì phải dấn thân, tham gia tất cả những khóa tu học, theo thứ lớp và trình độ thích hợp với mình. Nhiệt tâm nhưng không sôi nổi, kiên nhẫn học, hiểu và thực hành.

Mục tiêu của pháp Phật là đạt tới  “Lõi cây”. Lõi  cây là giải thoát. Tâm bất độngtâm giải thoát. (bài kinh Thí dụ Lõi cây). Làm sao cho tâm bất động? Không dính mắc với bất kỳ đối tượng nào, là tâm bất động, tâm đứng yên. Tâm đứng yên khi tâm khônglời nói thầm. Vì thế trạng thái Biết không lời là phương tiện đầu tiên để đi tới tâm bất động.

 Khóa tu Thiền căn bảnmục tiêunhận ra cái Biết không lời dù trong vài giây. Mình phải thực tập nhiều để cho cái Biết không lời kéo dài thêm. Bước này khó nhất trên con đường thiền. Vì sao? Vì tâm cứ phóng đi, trở lại quá khứ, hướng tới tương lai, hay dính mắc trong hiện tại. Phật dạy dùng thêm Giới luật để kềm giữ tâm: không tham, không sân, không mong cầu điều gì, không nói bừa bãi, không làm điều xấu ác, hại người, hại mình.

4-    Tỉnh thức Biết: trong sinh hoạt hằng ngày, mình cũng nhớ thực tập chỉ giữ cái Biết trong sáng, không thêm gì nữa. Thí dụ: ăn cơm biết đang ăn, uống nước biết đang uống, đi biết đang đi v.v...Nếu thực tập hoài thì cũng là đang giữ Giới nghiêm chỉnh. Không khởi ý xấu ác, không nói lời xấu ác, không hành động xấu ác. Như vậy, từ cái Biết không lời làm nền tảng, mình tiến tới vững chắc hơn, kéo dài hơn, tạm gọi là Tỉnh thức Biết. Dần dần mình trở thành người trầm lặng, không vướng vào những chuyện thị phi, vô ích nữa. Cử chỉ khoan thai, vẻ mặt nhu hòa, lời nói hiền dịu. Sức khỏe tốt hơn. Tiềm năng giác ngộ sẽ kiến giải nhiều điều hiểu biết mới lạ.

5-    Nhận thức cô đọng: Tất cả công phu tu tập của mình được lưu giữ trong ký ức dài hạn, trở thành nhận thức của mình. Khi nó nằm im trong ký ức, tạm gọi là nhận thức cô đọng. Hơn nữa, kinh nghiệm trạng thái Biết không lời được giữ gìn trong kho nhận thức không lời. Lặp lại hoài trở thành một ấn tượng sâu đậm, mỗi khi khởi ý không lời thì lập tức trạng thái nhận thức không lời xuất hiện. Bấy giờ nó chỉ là trạng thái tâm trống rỗng, tĩnh lặng.

6-    Tâm Như : Song song với công phu thiền định, ta phải học thêm về bản thể của con ngườithế gian là Không, là Huyễn, và Như như bất động hay Chân như. Sau khi đã thông hiểu ý nghĩa thực sự của ba chủ đề này rồi, ta mới ghép vào cái khung “trạng thái tâm trống rỗng, tĩnh lặng” đó.

Nếu ta ghép với Không, thì đó là Không định.

Nếu ta ghép với Huyễn, thì đó là Như Huyễn định.

Nếu ta ghép với Chân như, thì đó là Chân như định, hay Vô tướng định, hay Vô trụ định.

Từ khi kinh nghiệm cái Biết không lời, ta sẽ có thể kinh nghiệm tiềm năng giác ngộ bắt đầu kiến giải. Từ những điều nho nhỏ tới những nhận thức sâu sắc hơn, mới lạ hơn. Và chức năng kiến giải này sẽ phát triển hoài không giới hạn. Tâm sẽ chuyển hoá thăng hoa, trong sáng, khách quan, bình đẳng. Nói chung, trí huệtừ bi sẽ toả ra như ánh sáng mặt trời, soi rọi khắp nơi. Phá tan mây mù tăm tối của khổ đau và vô minh.

Con đường tu Đức Phật đã chỉ bày rõ ràng như vậy, nhưng trên đường vẫn có nhiều chướng ngại cản trở, nào là gió bão của nghiệp quả, của vô minh, dòng nước xoáy của lậu hoặc cuốn hút, lại còn gió vô thường, già, bệnh và chết sẽ xuất hiện bất cứ lúc nào.

Vậy làm sao đây? Lúc nào mình cũng an trụ trong cái tâm trong sáng của mình, không tham hay ham muốn một cái gì, không sân hận một người nào, không hối hận điều gì, không lo buồn chuyện gì. Như vậy lúc nào mình cũng sẵn sàng...  

 

Tổ đình, ngày 14- 4- 2021

TN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười Một 202311:52 SA(Xem: 1304)
Vì căn cơ chúng sanh khác nhau, nên Đức Phật phương tiện thuyết ngũ thừa để giúp chúng sanh dần đạt được giải thoát tối hậu. Ngũ thừa Phật giáo ví như 5 loại xe: Nhân thừa và Thiên thừa - Thanh-Văn thừa, Duyên-Giác thừa và Bồ-Tát thừa
31 Tháng Mười 20233:40 CH(Xem: 1183)
Und wenn wir diese Weisheit erlangt haben, haben wir keinen Bedarf mehr an einem Weg, an ein Dharma oder an eine Tür, die zur Weisheit öffnet, da wir schon drin sind, in unserem natürlichen Haus.
26 Tháng Mười 202312:55 CH(Xem: 1153)
VIDEO Phóng Sự Kỳ Đo Não Bộ Hòa thượng THÍCH THÔNG TRIỆT tại Đại học Tuebingen Đức Quốc năm 2013 - Giới thiệu: Quang Chiếu - Quay phim: Tuệ Nguyên - Edit: Chúc Hải
17 Tháng Mười 202311:23 SA(Xem: 1984)
Trong cái thấy, chỉ là cái thấy; trong cái nghe, chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, chỉ là cái thức tri.
10 Tháng Mười 20239:31 CH(Xem: 1458)
Stuttgart est une petite ville du sud de l'Allemagne. La retraite étant bilingue allemand-vietnamien, M. Tuong Bach, Mme Minh Tuyen et Minh Kien assuraient la traduction simultanée à tour de rôle. Il y avait environ 25 méditants, venant de nombreux endroits. De Paris, ils avaient voyagé en train. De Berlin, ils s’étaient regroupés pour venir en voiture. De Goslar, ils avaient fait environ 8 heures de route pour venir au monastère.
03 Tháng Mười 202310:36 SA(Xem: 1411)
Die Weisheit, über die ich hier sprechen will, ist ein Vipassanā. In diesem Artikel möchte ich die Grundlagen der Achtsamkeit in dem Nikāya-Sutra untersuchen. Heute klassifizieren viele Ehrwürdige das Satipatthana Sutra als ein Vipassanā, also eine Weisheit. Aus diesem Grund betrachte ich in diesem Artikel das Wort Vipassanā als eine Weisheit. Eine Weisheit für die Praxis.
26 Tháng Chín 20234:27 CH(Xem: 1871)
Trên bước đường tu theo Phật, “Hạnh buông xả” đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là pháp tu cần thiết trong đời sống hằng ngày của người cư sĩ cũng như của người xuất gia tu hành giải thoát. Vậy thế nào là “Hạnh buông xả”?
19 Tháng Chín 20237:54 CH(Xem: 1900)
Bản thể của thế gian là trống rỗng, trống không, là như huyễn mà thôi. Tuệ trí này là năng lực khiến tâm xa rời dính mắc tất cả thế gian, bấy giờ mới an trú chánh niệm Như Vậy. Khi mình có tuệ trí thông suốt bản thể thế gian rồi thì không còn con đường, không cần pháp môn, không còn thấy có cổng nào nữa. Mình thực sự đang ở trong nhà của mình, tự thuở nào cho tới bây giờ.
12 Tháng Chín 202312:56 CH(Xem: 2123)
Bốn tầng Thiền qua đó đức Phật phát huy ba minh còn được gọi là bốn tầng Định, do đó mình hiểu Định có một vai trò quan trọng trong Thiền Phật giáo, xem như Định là cây cầu phải bước qua mới có thể khám phá tới khung trời bao la của trí tuệ bát nhã.
26 Tháng Tám 20232:36 CH(Xem: 2038)
Tuệ ở đây mình muốn nói tới Vipassanā, Tuệ Minh sát. Trong giới hạn bài này, mình bàn tới bài Kinh Niệm Xứ, trong kinh Nikāya. Mặc dù thông thường người ta vẫn nói “Quán Tứ niệm xứ”, trong bài kinh cũng nói “Quán thân” (Kāya-anupassanā) v.v…nhưng hiện nay các vị tôn đức xếp bài kinh Niệm xứ là Vipassanā, là thuộc Tuệ. Cho nên trong bài này, mình cũng tạm nói là Tuệ, tức là dùng tuệ thực hành...
20 Tháng Tám 202310:54 SA(Xem: 2391)
Nói tới Quán, có vài loại Quán hơi khác nhau, trong bài này chỉ xin nói tới loại Anupassanā, nghĩa thông thường là nhìn ngắm hiện tượng thế gian liên tục để nhận ra bản thể hay đặc điểm của hiện tượng thế gian là: vô thường, khổ, vô ngã. Vậy mình cũng có thể hiểu Quán là quan sát hiện tượng thế gian bằng con mắt trí tuệ.
14 Tháng Tám 202311:20 SA(Xem: 1835)
Muốn đạt được kết quả tốt, người thực hành phải hội đủ 5 tiêu chuẩn cần thiết: Tự lực, Nhu cầu, Quyết tâm, Lý thuyết, và Lý luận. Đây là 5 tiêu chuẩn lập thành hệ thống lý luận thực tiễn trong việc thực hành Thiền Phật giáo. Muốn điều chỉnh thân, cải tạo tâm, cân bằng thân-tâm, và phát huy trí tuệ tâm linh có hiệu quả, 5 tiêu chuẩn nói trên không thể tách rời nhau được.
09 Tháng Tám 202312:40 CH(Xem: 2114)
Cốt lõi là cái tinh túy, cái tinh ba. Chớ không phải cái bề ngoài. Nếu so với cái cây, nó không phải là lá cây, cành cây.v.v. mà là cái lõi bên trong của cây. Cái cốt lõi đó phải ngắn gọn, mới gọi là cốt lõi. Mà trong đạo Phật có nhiều cốt lõi lắm. Tại sao vậy?
02 Tháng Tám 20238:44 CH(Xem: 2091)
Chư Tổ Phát Triển thường nói có tới 84 ngàn pháp môn tu, tức là có vô số cổng để bước vào ngôi nhà giác ngộ, hay ngôi nhà giải thoát. Hôm nay chúng ta thử khảo sát cánh cổng của Giới.
31 Tháng Bảy 202310:00 SA(Xem: 1544)
“Ngũ uẩn giai không” trong lời dạy này của đức Phật, là khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, tâm hành giả biết nhưng không phản ứng thích thú hay chán ghét, tâm không nói thầm về đối tượng, thì Tánh biết có mặt. Tánh biết là cái biết rõ ràng lặng lẽ, trong sáng, khách quan, là cái lóe sáng đầu tiên của Tánh giác. Lúc bấy giờ toàn bộ ngũ uẩn yên lặng, không có cái Ta, cái của Ta hay Tự ngã của Ta trong đó, hành giả thoát khỏi mọi lậu hoặc, khổ đau.
17 Tháng Bảy 20231:44 CH(Xem: 1431)
Dès la clôture de la retraite bouddhique à Berlin, notre groupe de bhikkhunis - Nhu Minh, Nhu Sen et moi-même - a pris le lendemain, 19 mai, l'avion pour Paris. Le 20 mai au matin, la retraite de courte durée y a commencé, durant 3 jours, samedi, dimanche et lundi. Ce stage est également bilingue français-vietnamien avec la présence de quelques francophones qui écoutaient en direct l’enseignement à l’aide des écouteurs personnels. Ainsi la traduction ne gênait personne, et le cours se déroulait normalement comme d'habitude.
12 Tháng Bảy 20234:15 CH(Xem: 1943)
KINH VĂN : Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. bao gồm bản Hán Việt, bản dịch nghĩa, bản Anh ngữ & Pháp ngữ
05 Tháng Bảy 20239:06 SA(Xem: 1110)
Như vậy con thuyền để chuyên chở mình đi trên giòng sông tâm linh là Tánh nguyên tắc. Mình phải cương quyết, với ý chí dũng mãnh giữ gìn những nguyên tắc sống thích hợp với những chân lý mà Đức Phật dạy. Đó là Tánh nguyên tắc trong thiền.
13 Tháng Sáu 20237:59 CH(Xem: 1609)
Hòa Lan, thành phố đông người trần tục hay vườn hoa thiên nhiên với con người an vui thanh thản?
11 Tháng Sáu 20234:39 CH(Xem: 1363)
Le 4 mai commençait la retraite dans un centre de la ville de Moissac. Cet endroit, situé sur une haute colline tranquille ayant abrité déjà plusieurs retraites bouddhiques, était un ancien couvent carmélite, aujourd’hui transformé comme lieu de villégiature pour touristes. La Sangha de Toulouse a toujours été composée davantage de pratiquants français que vietnamiens, d’où la nécessité d’organiser la retraite en bilingue. Tout le monde doit rester sur place, car c'est loin de Toulouse.
05 Tháng Sáu 20236:34 CH(Xem: 1658)
Trường Bộ Kinh Digha Nikaya 16. Kinh ĐẠI BÁT-NIẾT-BÀN (Mahàparinibbàna sutta)
30 Tháng Năm 20234:42 CH(Xem: 1158)
Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng tương đương trong tiếng Anh là “mind” hay “thought”. Trong A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma), mạt na dùng để chỉ đồng nghĩa với THỨC (viññāna: consciousness) và TÂM (citta: mind, state of consciousness)
29 Tháng Năm 20233:10 CH(Xem: 1234)
Theo quan niệm của Phật giáo thì Niết-bàn là trạng thái tâm thanh tịnh tuyệt đối, nghĩa là tâm dập tắt hoàn toàn ngọn lửa tham, sân, si. Người đạt được trạng thái Niết-bàn là người có thái độ sống an nhiên tự tại “thường, lạc, ngã, tịnh” ngay trong vòng xoáy “Vô thường, bất toại nguyện và vô ngã” nơi thế gian này!
20 Tháng Năm 20232:10 CH(Xem: 1307)
Liebe Freunde, ein Kochrezept zubereiten ist nichts anderes als eine Kultivierungsübung. Um zu überleben, essen wir und praktizieren wir. Daher sind die Prinzipien für eine gute Küche quasi die Prinzipien für eine gute Praxis. Kurz gesagt, alles, was wir tun, ist eine Kultivierung. Der Lebensweg ist auch der Kultivierungsweg. Alles ist abhängig von unserem Geist. Wie er das Objekt wahrnimmt, ist es das Reich, in dem wir leben.
16 Tháng Năm 20239:48 CH(Xem: 1623)
Khóa Tu Thiền Tập Đơn Giản Để Sống An Lạc từ 14 đến 19 tháng 4 năm 2023 tại Chùa Tích Lan, Ontario.
16 Tháng Năm 20237:21 CH(Xem: 1202)
Người “Sống Tùy Duyên Thuận Pháp” là người có tu tập theo lời Phật dạy. Một trong những pháp người đó thực hành là giữ chánh niệm trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, hay khi làm bất cứ điều gì, cũng làm trong chánh niệm.
69,256