HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

ENG017 Bhikkhuni Triệt Như - Sharing From The Heart - No 99: COMPASSION - WISDOM - FORTITUDE - Translated into English by Hoàng Liên

03 Tháng Năm 20217:44 SA(Xem: 3078)
  • Triệt Như - Sharing From The Heart - No 99
  • Translated to English by Hoàng Liên

 

COMPASSION - WISDOM - FORTITUDE
99- BI-TRÍ-DŨNG

The ancients often praised the Buddha as a perfect being blessed with the three virtues of Compassion, Wisdom and Fortitude. Today we try to find out what those three virtues are and how we can achieve them. Thus we add a new practice path as we follow our Teacher's steps.

 

The first virtue is COMPASSION. Simply understood, it is a feeling of love and desire to help others who are afflicted by sorrow, suffering, or those who are in need of something. We often talk about both Loving kindness and Compassion together. Loving kindness is a feeling of kind affection, love and appreciation toward others enabling us to establish a harmonious and equal relationship with all people and with all species. Loving kindness and Compassion are closely related. Loving kindness is the foundation that brings forth Compassion. To have Compassion with equality, we must first have Loving kindness with equality.

 

 

If there is Compassion but there is no Loving kindness, then this Compassion is not really Compassion. If there is Loving kindness but Compassion is not there, then this is not really Loving kindness. When there are both Loving kindness and Compassion, then Joy arises. This is the Joy that shares the joy of others. When one sees that others are successful, happy, one sincerely shares their joy.

Thus when Compassion is mentioned alone, all four noble virtues of the mind are included which are Loving kindness, Compassion, Joy and Equanimity. Equanimity refers to a serene mind that is not affected by life events. It is also the state of right awareness (or right Samadhi), immobile mind and liberated mind. If Equanimity is not attained, the mind can still be agitated. Therefore an Equanimous mind is really the foundation of a completely liberated mind, and also an objective and equal mind. From Equanimity, Loving kindness, Compassion and Joy arise in a still and imperturbable mind.

These four pure mind virtues are the spiritual tools of Buddhas, holy disciples of the Buddhas and Bodhisattvas who used them to face life challenges. They help these disciples and bodhisattvas perfect their moral values but are also valuable to lay people.


The second quality is WISDOM. Simply speaking, Wisdom refers to understanding.  Here it points to the Buddha's Wisdom which is mentioned in the sutras as All-knowledge, Knowing things as they are, Seeing things as they are and Omniscience. It is the complete and consummate understanding of all things in the world. Nothing is not known. It is called enlightenment. The Buddha's enlightenment is ultimate hence it is called supreme enlightenment. The original Sanskrit word also means that all enlightened Buddhas achieve the same and equal enlightenment.

This Wisdom manifests itself in the unhindered fluency used for teaching the dharma. The Buddha's Wisdom is similar to the Buddha's nature. This Wisdom arises from an inner experience and does not come from learning from someone else. For that reason, it is sometimes called Wisdom that comes without a teacher. It is also called Non-discriminative Wisdom. Discrimination is a function of the worldly conscious mind. The conscious mind discriminates clearly the two polarities or dualities. From this dualistic discrimination, one behaves differently toward relatives and strangers, toward kind and unkind people. Dualistic discrimination leads to disputes, fights, conflicts, wars and suffering. Therefore the Non-discriminative mind is also the Equal mind which is the wisdom of enlightened ones. What truths are realized when one becomes enlightened and attains the Equal mind? One realizes all the eternal truths of life. The following truths drive human beings' life and the world:

- Impermanence

- Suffering or conflict

- Non-self

- Co-dependent arising

- Emptiness

- Illusion

- Suchness

- Equality

The third virtue is FORTITUDE. Worldly Fortitude is different from the Buddha's or the enlightened one's Fortitude. People who protect their family, fight for their homeland, fight to their last breath to snatch victory from opponents are seen as heroes. We have this old proverb that says:

" We, worldly folks share a lot in common,

Only heroes rise above the common lot."

On the contrary, the Fortitude of the Buddha was his patience and the strength that enabled him to endure everything that life brought him. Even in the face of injustice, he did not defend himself. In the Buddha's life, many of his behaviours stemmed from this extraordinary Fortitude that few ordinary people can accomplish such as:

 - He dared to cut off his family ties and leave his parents, wife and son who still loved and cherished him

- He dared to give up a life of opulence in the palace

- He dared to give up a future throne

- As he went for daily alms, he dared to lower himself to the bottom rung of a society that was heavily affected by a strict caste division.

- He lead an ascetic life deep in the forests, completely lacking the bare minimum comforts of material life

- During his 45 years of teaching, many times he was subjected to slanders, humiliations, sickness, hunger, thirst, criticism and even hatred from some individuals.

- He calmly braved rain and shine outdoors. He wandered from place to place, barefoot and bareheaded.

In short, that Fortitude must come from a great individual blessed with an extraordinary will power. We can say that this Fortitude stems from Wisdom and Compassion. Without a Wisdom that had a profound insight into life, it would be difficult to manifest such Fortitude. Similarly, without a noble Loving kindness and Compassion, it would be difficult to behave with such extraordinary Fortitude.

In conclusion, Compassion, Wisdom and Fortitude cannot be separated. All these three virtues are one.

Whenever there is perfect Compassion, there are already perfect Wisdom and Fortitude.

Whenever there is perfect Wisdom, there are already perfect Compassion and Fortitude.

Whenever there is perfect Fortitude, there are already perfect Compassion and Wisdom.

Compassion, Wisdom and Fortitude are the great personality traits of the fully enlightened one.

Thus we can follow the Buddha's example and train ourselves. These three virtues flourish together step by step and they gradually grow in depth, fullness and greatness.

Practically, we need to practise everyday:

-  With regard to Compassion, we perform kind acts, including small acts of kindness. If anyone needs help, we do not decline to offer help and we help the person conscientiously within our capacity. It may be a friendly smile given at the right time and to the right person. It may be kind and sincere words of consolation. It may be just a dish that we ourselves prepare with joy for our family.

- With regard to Wisdom, we often listen to the dharma, reflect on it and we study the universal truths taught by the Buddha. We apply them in our everyday life. We give up worldly books, worldly movies that only confuse our mind. We do not project our mind ouside and look for outer things that worldly people crave such as wealth, beauty, material possessions, fame, excessive food and rest and entertainment etc.. We do not project our mind into past or future. We do not project our mind into other people's affairs. We maintain a silent and objective awareness in our daily activities.

- With regard to Fortitude, we accept everything that happens to us without complaining, frustration or resentment. We endure rain or shine without feeling annoyed. We accept other people's criticisms and change ourselves. Once we have chosen to tread the spiritual path, we must keep practicing and not go backwards.

 

I just presented to you a spiritual practice. I did not mention the following words: Contemplation, Tranquillity, Stillness of mind (Samadhi) and Wisdom or the Four Noble Truths or the Four Foundations of Awareness or Listen, Reflect and Practise that I have previously developed in length. Compassion, Wisdom and Fortitude are practical outcomes of the Buddha's attainment. We just need to aim at them. We do not fear making mistakes. We do not fear going astray. Every time we face an unusual crisis in life and do not know how to manage it, we remember the Buddha's life. Immediately, we can discover an appropriate solution which was the solution the Buddha used on the past.

Forever the Buddha and the Buddha's Sangha are shining examples for us to follow.

 

Master Hall, April 14th, 2021

TN

________________________________________________

 

Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - BÀI 99

BI - TRÍ - DŨNG
99- BI-TRÍ-DŨNG

Người xưa thường ca ngợi Đức Phật là một người hoàn hảo, bằng 3 phẩm hạnh: Bi - Trí - Dũng. Hôm nay chúng ta thử tìm hiểu xem 3 phẩm hạnh đó là gì và làm sao đạt được? Đây cũng xem như chúng ta thêm một con đường đi, noi gương đức Bổn sư của mình.

Trước nhất là BI. Hiểu đơn giản, là lòng thương xót muốn cứu giúp người khác đang buồn phiềnđau khổ, đang thiếu thốn, đang cần cầu một điều gì đó. Thường mình nói chung 2 chữ Từ Bi. Từ là lòng quí mến, thương mếnhòa thuận với tất cả mọi người, đối xử nhu hòa bình đẳng với mọi người, mọi loài. Từ và Bi liên quan nhau mật thiết lắm. Từ là nền tảng mới phát sinh được Bi. Phải có tâm Từ bình đẳng, mới có tâm Bi bình đẳng. Nếu có tâm Bi mà chưa có tâm Từ thì Bi này chưa thực sự là Bi. Nếu có tâm Từ mà chưa phát sinh Bi thì Từ này cũng chưa thực sự là Từ. Và khi đã có Từ và Bi, thì cũng đồng thời phát sinh tâm Hỷ. Hỷ là vui theo niềm vui của người khác, khi thấy người khác được thành công, được hạnh phúc, mình chân thật vui theo.

Như vật tuy chỉ nói Bi, mà thiệt ra là bao gồm cả 4 sắc thái tâm cao thượng: Từ- Bi- Hỷ- Xả. Xả là tâm khách quan, thanh thản, không bị lay động trong đời. Cũng là trạng thái của chánh định, là tâm bất động, là tâm giải thoát. Nếu chưa đạt được tâm Xả, thì tâm còn lay động. Vì thế, tâm Xả mới thực sự là nền tảng của giải thoát hoàn toàn, mới là tâm bình đẳng và khách quan. Từ tâm Xả, khi phát sinh Từ, hay Bi, hay Hỷ, tâm mới không bị lay động.

Bốn sắc thái tâm trong sáng này là hành trang của chư Phật, chư thánh đệ tử của chư Phật, và chư bồ tát sống trong đờihành đạo trong đời, hữu ích cho đời, mà cũng hữu ích cho chính bản thân của các vị thánh đệ tử và các vị bồ tát được tròn đủ công hạnh.

Thứ hai là TRÍ. Nói Trí là nói một cách bình dânđơn giản, tức là sự hiểu biết. Ở đây là nói tới Trí của Phật, trong kinh thường dùng từ: Nhất thiết tríNhất thiết chủng trí, Như thực trí, Như thực tri kiến, hay Toàn Trí. Đó là sự hiểu biết trọn vẹn đầy đủ tất cả mọi điều trên thế gian. Không có gì mà không biết. Gọi là giác ngộ. Sự giác ngộ của chư Phật là tột cùng, nên danh xưng là vô thượng chánh đẳng giác. Chữ “đẳng” có nghĩa là chư Phật giác ngộ giống nhau, bằng nhau.

Chính là từ Trí này khi hiển lộ ra, thành khả năng biện tài không chướng ngại, để đi giáo hoá. Trí của Phật cũng tương tự Phật tánh. Trí này có thông qua trải nghiệm của bản thân, không phải học hỏi từ ai khác, nên có khi gọi là Trí vô sư. Có khi gọi là Trí Vô phân biệtPhân biệt là chức năng của ý thứcÝ thức là phân biệt rõ ràng hai bên đối đãi, hay là nhị nguyên. Từ đây có hành xử khác nhau đối với người thân hay người lạ, người thiện khác với người bất thiện. Chính từ quan điểm này gây ra tranh luậntranh chấpxung đột, chiến tranh, đau khổ. Vì thế Trí Vô phân biệt cũng là Bình đẳng trí, là trí huệ của bậc giác ngộGiác ngộ những gì mới có bình đẳng trí? Giác ngộ tất cả những chân lý thường hằng của cuộc đời. Tất cả con người và thế gian đều bị vận hành bởi những chân lý:

-        Vô thường

-        Khổ hay xung đột

-        Vô ngã

-        Duyên khởi - Duyên sinh.

-        Không

-        Huyễn

-        Chân như

-        Bình đẳng.

Phẩm hạnh thứ ba là DŨNG. Cái Dũng của người đời khác với cái Dũng của Phật, hay của bậc giác ngộ. Người đời cho là dũng cảm khi bảo vệ gia đình mình, hay tổ quốc mình và chiến đấu cho tới cùng để dành phần thắng lợiChúng ta có câu ca dao xưa:

“Người đời muôn sự của chung,

Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi.”

Nhưng trái lại, cái Dũng của đức Phật là kham nhẫnchịu đựng tất cả những gì cuộc đời mang tới cho mình, dù có oan ức cũng không biện minh. Trong cuộc đời của Đức Phật, rất nhiều sự kiện bắt nguồn từ phẩm hạnh tạm đặt tên là Dũng, hay phi thường, người đời khó làm được. Như:

-        Dám cắt đứt tất cả dây thân ái của cha mẹvợ con, trong khi những người này vẫn thương yêu, quí mến mình.

-        Dám từ bỏ đời sống nhung lụa xa hoa nơi cung điện.

-        Dám từ bỏ cái ngai vàng trong tương lai.

-        Hạ thấp mình xuống tận cùng xã hội, cái xã hội đang nặng nề phân chia giai cấp, đi khất thực mỗi ngày để sống.

-        Thời gian tu khổ hạnh, sống trong rừng sâu, hoàn toàn rời xa những tiện nghi tối thiểu của đời sống vật chất.

-        Trong 45 năm giáo hóa, chịu nhiều sự kiện vu oan, có khi bị sỉ nhục, có khi bệnh, có khi đói khát, có khi bị chỉ trích, có người oán ghét v.v...

-         Kham nhẫn dãi dầu mưa nắng ngoài trời, lang thang nơi này nơi khác, đi bộ, chân không, đầu trần.

Tóm lại, cái Dũng đó phải phát xuất từ một người vĩ đại, ý chí phi thường. Cũng có thể nói cái Dũng đó phát xuất từ Trí huệ và Từ bi nữa.

Nếu không có Trí huệ hiểu biết sâu sắc về cuộc đời thì khó hành xử trong cái Dũng phi thường như vậy. Tương tựnếu không có tâm Từ Bi cao thượng thì cũng khó hành xử Dũng một cách phi thường như vậy được.

Kết lại, Bi - Trí - Dũng không thể tách rời. Cả ba phẩm hạnh này là một.

Hễ có Bi hoàn hảo, là đã có Trí và Dũng hoàn hảo rồi.

Hễ có Trí hoàn hảo, là đã có Bi và Dũng hoàn hảo.

Hễ có Dũng hoàn hảo là đã có Bi và Trí hoàn hảo.

Bi - Trí - Dũng là tạm đặt tên cho nhân cách vĩ đại của bậc giác ngộ hoàn toàn.

Như vậy, chúng ta có thể noi theo ba phẩm hạnh cao thượng này mà huấn luyện mình. Cả ba đồng hành tiến tới từng bước, từ đơn giản lần lần thâm sâu hơn, đầy đủ hơn, cao thượng hơn.

Trong thực tếchúng ta thực hành mỗi ngày:

-        Bi : làm mọi việc tốt, dù nhỏ nhặt. Có ai cần giúp, mình không từ chối, làm tận tâm, trong khả năng của mình. Có khi chỉ là một nụ cười thân thiện đúng lúc, đúng người. Có khi chỉ là một câu an ủi chân thật. Có khi chỉ là một món ăn mình tự tay làm với tâm vui vẻ, cho gia đình.

-        Trí : thường thích nghe pháp, suy tư về pháp, tìm hiểu những chân lý phổ biến do Phật dạy. Đem ra áp dụng trong cuộc sống của mình hằng ngàyTừ bỏ những sách thế gian, phim ảnh thế gian làm rối thêm tâm trí mình. Không phóng tâm tìm cầu bên ngoài những thứ mà thế gian muốn có : tiền bạc, sắc đẹp hay vật chấtdanh tiếng, hay ăn uống ngủ nghỉ, giải trí v.v... Không phóng tâm vào quá khứ hay tương lai, không phóng tâm tới những việc của người khác. Giữ cái thấy biết thầm lặng  và khách quan trong sinh hoạt hằng ngày.

-        Dũng : chấp nhận mọi việc xảy tới cho mình mà không than van, khó chịu hay oán trách. Chịu đựng nắng mưa mà không bực bội. Nhận những lời chỉ trích phê bình của người khác và điều chỉnh lại chính mình. Khi đã chọn một con đường tu, thì phải dấn thân tu, không thoái chuyển tâm.

 

Trên đây cô tạm giới thiệu thêm một phương thức tu, không nói gì tới những từ ngữ : Quán, Chỉ, Định, Huệ, hay Tứ Diệu Đế, hay Tứ Niệm Xứ, hay Văn Tư Tu mà mình đã khai triển lâu nay. Chủ đề Bi Trí Dũng là thành quả thực tiễn của Đức Phật, mình cứ nhắm tới đó mà đi. Không sợ lầm lẫn, không sợ đi lạc. Mỗi khi gặp một biến cố bất thường trong cuộc đời, không biết giải quyết ra sao, chúng ta cứ nhớ tới cuộc đời của Đức Phật, tức khắc sẽ có cách giải quyết thích ứng, là cách giải quyết của Đức Phật ngày xưa.

Muôn đời Đức Phật và Tăng đoàn của Đức Phật là những tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.

 

Tổ Đình, ngày 14- 4- 2021

TN

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Chín 20237:54 CH(Xem: 1783)
Bản thể của thế gian là trống rỗng, trống không, là như huyễn mà thôi. Tuệ trí này là năng lực khiến tâm xa rời dính mắc tất cả thế gian, bấy giờ mới an trú chánh niệm Như Vậy. Khi mình có tuệ trí thông suốt bản thể thế gian rồi thì không còn con đường, không cần pháp môn, không còn thấy có cổng nào nữa. Mình thực sự đang ở trong nhà của mình, tự thuở nào cho tới bây giờ.
12 Tháng Chín 202312:56 CH(Xem: 1983)
Bốn tầng Thiền qua đó đức Phật phát huy ba minh còn được gọi là bốn tầng Định, do đó mình hiểu Định có một vai trò quan trọng trong Thiền Phật giáo, xem như Định là cây cầu phải bước qua mới có thể khám phá tới khung trời bao la của trí tuệ bát nhã.
26 Tháng Tám 20232:36 CH(Xem: 1921)
Tuệ ở đây mình muốn nói tới Vipassanā, Tuệ Minh sát. Trong giới hạn bài này, mình bàn tới bài Kinh Niệm Xứ, trong kinh Nikāya. Mặc dù thông thường người ta vẫn nói “Quán Tứ niệm xứ”, trong bài kinh cũng nói “Quán thân” (Kāya-anupassanā) v.v…nhưng hiện nay các vị tôn đức xếp bài kinh Niệm xứ là Vipassanā, là thuộc Tuệ. Cho nên trong bài này, mình cũng tạm nói là Tuệ, tức là dùng tuệ thực hành...
20 Tháng Tám 202310:54 SA(Xem: 2234)
Nói tới Quán, có vài loại Quán hơi khác nhau, trong bài này chỉ xin nói tới loại Anupassanā, nghĩa thông thường là nhìn ngắm hiện tượng thế gian liên tục để nhận ra bản thể hay đặc điểm của hiện tượng thế gian là: vô thường, khổ, vô ngã. Vậy mình cũng có thể hiểu Quán là quan sát hiện tượng thế gian bằng con mắt trí tuệ.
14 Tháng Tám 202311:20 SA(Xem: 1726)
Muốn đạt được kết quả tốt, người thực hành phải hội đủ 5 tiêu chuẩn cần thiết: Tự lực, Nhu cầu, Quyết tâm, Lý thuyết, và Lý luận. Đây là 5 tiêu chuẩn lập thành hệ thống lý luận thực tiễn trong việc thực hành Thiền Phật giáo. Muốn điều chỉnh thân, cải tạo tâm, cân bằng thân-tâm, và phát huy trí tuệ tâm linh có hiệu quả, 5 tiêu chuẩn nói trên không thể tách rời nhau được.
09 Tháng Tám 202312:40 CH(Xem: 2008)
Cốt lõi là cái tinh túy, cái tinh ba. Chớ không phải cái bề ngoài. Nếu so với cái cây, nó không phải là lá cây, cành cây.v.v. mà là cái lõi bên trong của cây. Cái cốt lõi đó phải ngắn gọn, mới gọi là cốt lõi. Mà trong đạo Phật có nhiều cốt lõi lắm. Tại sao vậy?
02 Tháng Tám 20238:44 CH(Xem: 1988)
Chư Tổ Phát Triển thường nói có tới 84 ngàn pháp môn tu, tức là có vô số cổng để bước vào ngôi nhà giác ngộ, hay ngôi nhà giải thoát. Hôm nay chúng ta thử khảo sát cánh cổng của Giới.
31 Tháng Bảy 202310:00 SA(Xem: 1441)
“Ngũ uẩn giai không” trong lời dạy này của đức Phật, là khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, tâm hành giả biết nhưng không phản ứng thích thú hay chán ghét, tâm không nói thầm về đối tượng, thì Tánh biết có mặt. Tánh biết là cái biết rõ ràng lặng lẽ, trong sáng, khách quan, là cái lóe sáng đầu tiên của Tánh giác. Lúc bấy giờ toàn bộ ngũ uẩn yên lặng, không có cái Ta, cái của Ta hay Tự ngã của Ta trong đó, hành giả thoát khỏi mọi lậu hoặc, khổ đau.
17 Tháng Bảy 20231:44 CH(Xem: 1336)
Dès la clôture de la retraite bouddhique à Berlin, notre groupe de bhikkhunis - Nhu Minh, Nhu Sen et moi-même - a pris le lendemain, 19 mai, l'avion pour Paris. Le 20 mai au matin, la retraite de courte durée y a commencé, durant 3 jours, samedi, dimanche et lundi. Ce stage est également bilingue français-vietnamien avec la présence de quelques francophones qui écoutaient en direct l’enseignement à l’aide des écouteurs personnels. Ainsi la traduction ne gênait personne, et le cours se déroulait normalement comme d'habitude.
12 Tháng Bảy 20234:15 CH(Xem: 1791)
KINH VĂN : Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. bao gồm bản Hán Việt, bản dịch nghĩa, bản Anh ngữ & Pháp ngữ
05 Tháng Bảy 20239:06 SA(Xem: 1041)
Như vậy con thuyền để chuyên chở mình đi trên giòng sông tâm linh là Tánh nguyên tắc. Mình phải cương quyết, với ý chí dũng mãnh giữ gìn những nguyên tắc sống thích hợp với những chân lý mà Đức Phật dạy. Đó là Tánh nguyên tắc trong thiền.
13 Tháng Sáu 20237:59 CH(Xem: 1536)
Hòa Lan, thành phố đông người trần tục hay vườn hoa thiên nhiên với con người an vui thanh thản?
11 Tháng Sáu 20234:39 CH(Xem: 1290)
Le 4 mai commençait la retraite dans un centre de la ville de Moissac. Cet endroit, situé sur une haute colline tranquille ayant abrité déjà plusieurs retraites bouddhiques, était un ancien couvent carmélite, aujourd’hui transformé comme lieu de villégiature pour touristes. La Sangha de Toulouse a toujours été composée davantage de pratiquants français que vietnamiens, d’où la nécessité d’organiser la retraite en bilingue. Tout le monde doit rester sur place, car c'est loin de Toulouse.
05 Tháng Sáu 20236:34 CH(Xem: 1549)
Trường Bộ Kinh Digha Nikaya 16. Kinh ĐẠI BÁT-NIẾT-BÀN (Mahàparinibbàna sutta)
30 Tháng Năm 20234:42 CH(Xem: 1098)
Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng tương đương trong tiếng Anh là “mind” hay “thought”. Trong A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma), mạt na dùng để chỉ đồng nghĩa với THỨC (viññāna: consciousness) và TÂM (citta: mind, state of consciousness)
29 Tháng Năm 20233:10 CH(Xem: 1173)
Theo quan niệm của Phật giáo thì Niết-bàn là trạng thái tâm thanh tịnh tuyệt đối, nghĩa là tâm dập tắt hoàn toàn ngọn lửa tham, sân, si. Người đạt được trạng thái Niết-bàn là người có thái độ sống an nhiên tự tại “thường, lạc, ngã, tịnh” ngay trong vòng xoáy “Vô thường, bất toại nguyện và vô ngã” nơi thế gian này!
20 Tháng Năm 20232:10 CH(Xem: 1238)
Liebe Freunde, ein Kochrezept zubereiten ist nichts anderes als eine Kultivierungsübung. Um zu überleben, essen wir und praktizieren wir. Daher sind die Prinzipien für eine gute Küche quasi die Prinzipien für eine gute Praxis. Kurz gesagt, alles, was wir tun, ist eine Kultivierung. Der Lebensweg ist auch der Kultivierungsweg. Alles ist abhängig von unserem Geist. Wie er das Objekt wahrnimmt, ist es das Reich, in dem wir leben.
16 Tháng Năm 20239:48 CH(Xem: 1492)
Khóa Tu Thiền Tập Đơn Giản Để Sống An Lạc từ 14 đến 19 tháng 4 năm 2023 tại Chùa Tích Lan, Ontario.
16 Tháng Năm 20237:21 CH(Xem: 1135)
Người “Sống Tùy Duyên Thuận Pháp” là người có tu tập theo lời Phật dạy. Một trong những pháp người đó thực hành là giữ chánh niệm trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, hay khi làm bất cứ điều gì, cũng làm trong chánh niệm.
11 Tháng Năm 20239:41 SA(Xem: 1559)
Khóa Tu Thiền Tập Đơn Giản Để Sống An Lạc từ 14 đến 19 tháng 4 năm 2023 tại Chùa Tích Lan, Ontario.
10 Tháng Năm 20237:33 CH(Xem: 1204)
Nếu thành tựu trọn vẹn pháp chánh niệm và tỉnh giác trong bốn oai nghi, các vị Tỳ kheo xứng đáng được mọi người chắp tay cung kính, được mọi người tôn trọng, cúng dường, và được xem như có rất nhiều ruộng phước trên đời.
02 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 1529)
Mười Hai Duyên Khởi, cũng còn gọi là Mười Hai Nhân Duyên, là 12 nhân duyên liên kết nhau để hợp thành một chuỗi nhân quả (P: nidāna). 12 nhân duyên như 12 mắt xích hay 12 nguyên nhân đưa đến tình trạng Khổ của con người hay tái sinh.
30 Tháng Tư 20238:57 CH(Xem: 1324)
Der Buddha sagte: "Der Tathagata ist nur ein Wegweiser, alleine musst du gehen." Das heißt, du kennst nun den Weg, gehst alleine hin, verlass dich auf niemanden, der richtige Weg ist deine Weisheit, die dich zu deinem ursprünglichen Geist zurückbringt. Im ursprünglichen Geist sind alle Phänomene Buddha-Dharmas, und die Welt ist ein reines und glückliches Nirwana.
24 Tháng Tư 20236:07 CH(Xem: 1180)
Trong thiền Phật giáo có nhiều nguyên lý tâm linh dẫn đến mục tiêu cứu cánh là chuyển hóa tâm, cân bằng thân-tâm, phát triển tuệ giác, và giải thoát.
17 Tháng Tư 202310:01 SA(Xem: 1728)
Thiền Tánh Không do Hòa Thượng Thiền Chủ Thích Thông Triệt thiết lập, kết hợp những tinh hoa rút từ tiến trình tu chứng và thành đạo của Đức Phật Thích Ca, các truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy, Phật Giáo Phát Triển, Thiền Tông và kỹ thuật Thiền, được soi sáng bởi các khám phá đương thời của khoa học não bộ và các chứng ngộ của Thầy thành một hệ thống tu thiền sâu sắc, tân thời, rõ ràng và hiệu quả.
69,256