HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

ENG024 Bhikkhuni Triệt Như - The Fount of Happiness – No 2: THE EVER FLOWING STREAM OF THE MIND - Translated into English by Như Lưu

30 Tháng Năm 202111:10 CH(Xem: 3067)

Bhikkhuni Triệt Như – The Fount of Happiness – No 2
Translated into English by Như Lưu

 

THE EVER FLOWING STREAM OF THE MIND
2 SUOI NGUON HANH PHUC 4 X 6 ENG

This article will not discuss the more complicated and elevated meanings of the mind. Readers who are interested in those can read the sutras and other Buddhist texts, especially Commentaries by ancient masters. Within the more limited scope of this article, we will stay with the basic and common understanding that the mind consists of thoughts, emotions, imaginations, decisions, hopes, and emotions such as joy, sorrow, longing, remorse, regret, anger, anxiety, happiness, satisfaction, peacefulness, compassion etc. The mind then gives rise to speech and actions. Therefore, in contrast with speech and bodily (action) karma, thoughts that are yet to be expressed form thought karma or the mind. For this reason, the mind is sometimes called “thought” (V: ý), such as in the Dhammapada, stance 1: “What we are is the result of what we have thought, is built by our thoughts, is made up of our thoughts” (translation by S Beck). This “thought” does not always originate from what we have called the “thinking faculty” (V: ý căn), but more often from the consciousness (V: thức) which is the final state of knowing that follows the formation of feelings such as joy or sadness etc. (which are part of the “Mental Formation” (V: hành) aggregate in the Five Aggregates model), and thinking, judgment, reasoning (which come from the thinking faculty).

Of the three functions of the worldly mind: dualistic differentiation (by the consciousness), thinking based on past information (by the thinking faculty), and reasoning, inference into the future (by the intellect), the role of the consciousness is the most prominent.

 

Why is this so? Because the consciousness is like the open door to the external world. From the five sense organs: eyes, ears, nose, tongue and body (skin) arise the five associated aspects of consciousness. They make impressions on the mind - “thoughts” – which are also called clear knowing by the mind, or consciousness of thinking, or mental consciousness. This is the clear knowing that comes from the integration of the five knowing associated with the 5 sense organs.

 

Consciousness plays an important role because it forms the final decision which is then expressed by speech or action. For this reason, consciousness is considered to be the master of karma. Ancient Buddhist masters wrote in Commentaries that consciousness can be considered as the king of the mind, surrounded by his court which are mental states such as joy, sadness, love, hate etc.

 

Consciousness plays an important role because it is always active. The six senses – eyes, ears, nose, tongue, skin (or body), and “thought” – are always wide open to the external world. Even when we sleep, their activity is evidenced by our dreams. Dreams are generated by stimuli that hit our senses while we sleep and the senses’ reaction based on their normal way of functioning or survival instincts. For example, if we dream of enjoying a big dinner party, it may be because we are feeling hungry. Or we may dream of flying, taking off effortlessly by pushing on our feet and feeling cool air underneath us. It we wake up at this moment, we may find that our feet are cold because they poke out of the blanket. Our mind is always active, whether we are awake or asleep. When we want to rest, relax, or not feeling sadness or anxiety, our mind does not always obey us. The stream of consciousness keeps flowing day after day, and as a result the mind is never at peace. It keeps fleeting from anxiety to sadness, from sadness to happiness etc. The result is poor health and a mediocre intellect full of entanglements, fogginess and unnecessary complications that is unable to deal appropriately with life’s challenges.

And so our life keeps flowing without ever stopping, even though our body has become exhausted and no longer wants to move. The mind then moves into another embodiment, resuming the cycle of happiness and sadness, meeting people with whom it had experienced love or hate, and reinforcing further love or hate for future lives.

 

However, we also know that the flow of consciousness is as tenuous as a thread as at any moment it consists of only one thought that arises, stays for a little while and then disappears, to be succeeded by another thought. Consciousness is not something stable, hard, imposing and solid. The essence of thoughts is merely awareness. A thought of sadness is not a mass of sadness, it is a mere awareness that is ever changing. When we realize this characteristic of thoughts, we can find a way to take control of our mind.

As a first step, we should continually observe our mind so that we can adjust it immediately when it experiences joy or sadness. Where does this joy or sadness come from? Are the reasons for joy or sadness valid? If we feel some joy after we have helped a friend, this joy is wholesome. If we feel joy because our boss praises us and not others, this joy is not wholesome as it arises from competition and jealousy. We need to stop this thought, and replace it by a thought of loving-kindness, of good will towards all others as everyone has qualities that we can learn from.

 

We need to continually observe our mind, and doing so objectively and sincerely. This is not easy because the ego likes to defend and justify itself. We can easily be misled or duped if we are not clear headed, strong willed and honest with ourselves.

 

Another benefit of continually observing one’s mind is that it does not get attached to external phenomena or disputes with other people. The mind becomes gradually more at peace, reducing speech and bodily karma. Thoughts become purer.

When our mind has started to be more quiet, we can take another step by still observing our mind, but silently. Our non-verbal awareness will become more present, and like a light switch being turned on, it will dissipate the vague and fleeting thoughts that agitate the mind. Our mind gains a clear awareness of everything that happens in the environment as well as inside our mind and body. Armed with this stable non-verbal awareness, our mind gradually becomes tranquil and empty. Everything fades away, the four aggregates of feelings and sensations, perception, mental formation and consciousness all disappear.

 

As the light of non-verbal awareness becomes brighter, we come more in touch with the vast and tranquil emptiness where there is mind and body no longer exist.

 

What is the process that I just described? It is the practice of samatha (tranquility), which eventually leads to samādhi (stillness of mind). This practice starts with the simple act of observing the mind. This observing does not involve the senses, and although we talk about “observing”, it does not involve the eyes. The eyes are involved when we look at an external object. Here we observe with our insightful mind, and not the mere thinking faculty which is incapable of observing and adjusting the mind.

 

“Thinking” often mirrors the quality of the mind. If the mind is vague, so is thinking. For this reason, we need to develop a clearer, more objective perspective by studying the everlasting truths that govern the world. We can call this perspective insightful knowledge. When insightful knowledge lights up the mind, it gives us a clear, sharp and truthful assessment of what happens in the mind.

As a conclusion, we said at the beginning of this article that, as a first step, we need to continually observe our mind. We might expect that other practice steps are required. But unexpectedly, this single step has led us to our ultimate destination. There is no need to do anything further. Once our practice fuses into bare observation, we attain the empty mind, and therefore what else is there to be said? The ever flowing stream of the mind that has gone on for many lifetimes has disappeared without trace.

 

If the mind ends, the self also ends and so does the world.

Master’s Hall, the 16th of May, 2021
TN

Line 2

 

Triệt Như - Suối Nguồn Hạnh Phúc -  BÀI 2

DÒNG TÂM TUÔN CHẢY MÃI

2 SNHP DongTam Troi Chay Mai

Chúng ta không bàn tới những ý nghĩa cao siêu hay phức tạp của tâm. Nếu có ai thích nghiên cứu thì có thể tìm đọc trong kinh sách, nhất là các bộ Luận thư. Trong giới hạn bài này chúng ta chỉ cần hiểu một cách đơn sơ, phổ thông, tâm bao gồm tất cả những ý nghĩ, những cảm xúc, những tưởng tượng, những quyết định, những hi vọng, và những tình cảm vui buồn, thương nhớ, ăn năn, luyến tiếc, giận hờn, lo âu, sầu não, hay hạnh phúc, mãn nguyện, thanh thản, từ bi v.v... Chính là từ tâm này mới khởi ra lời nói và hành động. Do đó, để phân biệt với lời nghiệp và thân nghiệp, khi tất cả chưa biểu lộ ra thì gọi là ý nghiệp hay tâm. Nên tâm có khi gọi là Ý (như trong Pháp cú: “ Ý là chủ, ý tạo”). Ý này không nhất thiết phát xuất từ ý căn. Mà thường là Thức, cái biết rõ ràng sau cùng, sau khi biết mình đang vui, hay buồn... (là Hành) sau khi suy nghĩ, xét đoán, lý luận (của Ý căn).

Trong 3 chức năng: phân biệt hai bên (ý thức), suy nghĩ với những dữ kiện quá khứ (ý căn), biện luận, suy đoán trong tương lai (trí năng) thì vai trò của ý thức là quan trọng nhất.

Tại sao? Thức như là cái cửa ngõ trực tiếp với thế gian bên ngoài. Qua 5 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân (hay da), ta có ngay 5 sắc thái của thức. Lập thành những ấn tượng trong tâm, là ý, còn gọi là cái biết rõ ràng của tâm, hay thức của ý, hay tâm thức (mental consciousness). Là cái Biết rõ ràng khi tổng hợp cái biết của 5 giác quan.

Thức quan trọng vì nó là cái quyết định sau cùng, từ đó nó biểu lộ ra lời và hành động. Cho nên Thức được xem mhư là chủ của nghiệp. Hơn nữa, các nhà luận sư xem Thức như Tâm Vương, từ đó vua này có đoàn tùy tùngtâm sở: vui, buồn, thương, ghét v.v...

Thức quan trọng vì nó luôn luôn hoạt động. Sáu giác quan lúc nào cũng mở toang cửa trong cuộc đời: mắt, tai, mũi, lưỡi, da (hay thân) và ý. Ngay cả khi ngủ, ta vẫn hay nằm mơ, là sáu giác quan vẫn hoạt động theo những tín hiệu mà nó nhận được và đáp ứng theo chức năng tự nhiên của nó, hay có khi theo bản năng sinh tồn của nó. Thí dụ: tối nào ta nằm mơ thấy đi ăn tiệc, là vì đêm đó bụng ta đói. Có khi ta nằm mơ thấy mình bay, nhún chân là ta bay lên nhẹ nhàng, gió mát. Thức dậy thì biết hai bàn chân đang mát lạnh vì ở ngoài mền. Do đó mình biết lúc nào não bộ của mình cũng hoạt động, khi thức khi ngủ, ngay cả khi mình muốn nghỉ ngơi, thư giãn, muốn không buồn, muốn không lo, tâm cũng không nghe lời. Dòng tâm thức cứ tuôn chảy hoài ngày này qua ngày khác, kết quả là tâm bất an, nếu không lo, thì buồn, hết buồn thì vui v.v... Sức khỏe không tốt. Trí thì chỉ là trí tầm thường, rối ren, phức tạp, mù mờ, không giải quyết được việc đời một cách thỏa đáng.

cuộc đời ta cứ như thế, trôi chảy mãi, không dừng lại bao giờ, cho dù cái thân xác đã rã rời nằm im. Tâm lại tiếp tục đi qua đời sống khác, rồi lại tiếp tục vui buồn, gặp lại những người từng ghét từng thương, vun bồi thêm cái thương cái ghét cho đời sau nữa...

Tuy nhiên, mình biết dòng tâm thức đó mỏng manh như sợi chỉ, mỗi lúc chỉ có một niệm khởi lên, trụ một thoáng rồi biến mất, rồi một niệm khác khởi lên, trụ rồi biến mất. Liên tục như vậy. Nó không phải là một cái gì vững chắc, cứng rắn, to lớn hay có lõi cứng. Bản chất niệm chỉ là cái Biết, có chữ “cái”, mình không nên tưởng nó là một vật. Niệm buồn không phải là một khối buồn. Thiệt ra đó chỉ là “Biết”. Nó thay đổi luôn luôn. Khi biết rõ những đặc điểm này, chúng ta sẽ biết phương thức làm chủ tâm mình.

Trước nhất chúng ta thường xuyên quan sát tâm mình, để có thể điều chỉnh tâm tức khắc, tâm đang vui hay đang buồn. Vui do đâu, buồn do đâu. Lý do vui hay buồn có đúng không? Vì giúp được một người bạn, nên tâm vui, vậy nên phát triển việc thiện lành. Vì ông chủ khen mình mà không khen người khác, tâm cũng vui, nhưng phải biết cái vui này không đúng, nó là tâm đố kỵ, tranh đua. Phải chấm dứt niệm vui này, mà khởi được tâm từ, quý mến những người khác vì ai cũng có những điều giỏi, khéo mà mình phải học theo.

Luôn luôn quan sát tâm mình, và phải khách quan, chân thật với chính mình. Điều này rất khó vì thường cái Ta thích bênh vực, biện minh cho mình. Chúng ta thường bị phỉnh phờ, lừa gạt nếu mình không đủ sáng suốt và cứng rắn, khe khắt với chính mình.

Luôn luôn quan sát chính tâm mình thêm một kết quả tốt rất quan trọng là tâm sẽ không vướng mắc vào những hiện tượng thế gian bên ngoài, cũng không dính mắc vào những chuyện thị phi với người khác. Như thế, tâm sẽ lần hồi an tịnh, bớt tạo ra nghiệp về hành động, lời nói và ngay cả ý cũng trong sạch hơn.

Tiến lên một bước nữa, khi tâm an tịnh, quan sát tâm mình bấy giờ chỉ là thầm lặng quan sát thôi, niệm Biết không lời có mặt, chẳng khác nào ngọn đèn sáng bật lên, niệm lao xao mơ hồ gợn sóng sẽ biến mất. Tâm rõ biết tất cả, bên trong tâm, bên trong thân mình.  Bằng niệm Biết không lời vững chắc, tâm lần hồi trở nên tĩnh lặng, trống rỗng. Tất cả đều tan biến, thọ, tưởng, hành, thức không còn.

Ngọn đèn càng sáng thì càng trông thấy cái tĩnh lặng trống không thênh thang, không còn tâm, cũng không còn thân.

Đó là gì? A, vậy là con đường đi vào Samatha, và trạm cuối cũng là Samādhi.

Phương thức này bắt đầu đi bằng QUAN SÁT TÂM thôi. Đơn giản vô cùng. Không dùng giác quan. Mặc dù nói là quan sát, nhưng không dùng mắt. Mắt để thấy sắc thôi, là đối tượng bên ngoài. Chúng ta phải dùng tuệ trí. Nếu nói dùng “ý” thì chưa đủ năng lực để quan sát tâm và điều chỉnh tâm.

“Ý” thường là cùng một bản chất với tâm. Nếu tâm mù mờ, thì ý cũng mù mờ. Ta phải có hiểu biết sáng suốt hơn, khách quan hơn, nhờ học những chân lý thường hằng trong thế gian, tạm gọi là tuệ trí. Với tuệ trí này soi chiếu lại tâm mình, mới hi vọng nó thấy rõ ràng, sắc bén và trung thực những diễn tiến của tâm.

Kết luận, đầu bài chúng ta mới nêu ra bước thực tập đầu tiên, là ta phải luôn luôn quan sát tâm mình, tưởng là sẽ phải nói tới vài bước thực hành khác tiếp theo. Nào ngờ, chỉ một bước này cũng vào tới chỗ cuối cùng của con đường rồi. Không cần phải thực hành cách nào khác nữa. Chỉ cần đi tới bước quan sát trống rỗng tâm thì tâm trống rỗng, còn gì để nói nữa? Tức là cái “dòng sông tâm tuôn chảy mãi” qua nhiều đời tới đó là biến mất, không còn bóng dáng.

Tâm diệt độ thì Ta cũng diệt độ. Thế gian này cũng diệt độ.

Viết tại Thiền viện, ngày 16- 5- 2021
TN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Chín 20237:54 CH(Xem: 1777)
Bản thể của thế gian là trống rỗng, trống không, là như huyễn mà thôi. Tuệ trí này là năng lực khiến tâm xa rời dính mắc tất cả thế gian, bấy giờ mới an trú chánh niệm Như Vậy. Khi mình có tuệ trí thông suốt bản thể thế gian rồi thì không còn con đường, không cần pháp môn, không còn thấy có cổng nào nữa. Mình thực sự đang ở trong nhà của mình, tự thuở nào cho tới bây giờ.
12 Tháng Chín 202312:56 CH(Xem: 1976)
Bốn tầng Thiền qua đó đức Phật phát huy ba minh còn được gọi là bốn tầng Định, do đó mình hiểu Định có một vai trò quan trọng trong Thiền Phật giáo, xem như Định là cây cầu phải bước qua mới có thể khám phá tới khung trời bao la của trí tuệ bát nhã.
26 Tháng Tám 20232:36 CH(Xem: 1912)
Tuệ ở đây mình muốn nói tới Vipassanā, Tuệ Minh sát. Trong giới hạn bài này, mình bàn tới bài Kinh Niệm Xứ, trong kinh Nikāya. Mặc dù thông thường người ta vẫn nói “Quán Tứ niệm xứ”, trong bài kinh cũng nói “Quán thân” (Kāya-anupassanā) v.v…nhưng hiện nay các vị tôn đức xếp bài kinh Niệm xứ là Vipassanā, là thuộc Tuệ. Cho nên trong bài này, mình cũng tạm nói là Tuệ, tức là dùng tuệ thực hành...
20 Tháng Tám 202310:54 SA(Xem: 2228)
Nói tới Quán, có vài loại Quán hơi khác nhau, trong bài này chỉ xin nói tới loại Anupassanā, nghĩa thông thường là nhìn ngắm hiện tượng thế gian liên tục để nhận ra bản thể hay đặc điểm của hiện tượng thế gian là: vô thường, khổ, vô ngã. Vậy mình cũng có thể hiểu Quán là quan sát hiện tượng thế gian bằng con mắt trí tuệ.
14 Tháng Tám 202311:20 SA(Xem: 1718)
Muốn đạt được kết quả tốt, người thực hành phải hội đủ 5 tiêu chuẩn cần thiết: Tự lực, Nhu cầu, Quyết tâm, Lý thuyết, và Lý luận. Đây là 5 tiêu chuẩn lập thành hệ thống lý luận thực tiễn trong việc thực hành Thiền Phật giáo. Muốn điều chỉnh thân, cải tạo tâm, cân bằng thân-tâm, và phát huy trí tuệ tâm linh có hiệu quả, 5 tiêu chuẩn nói trên không thể tách rời nhau được.
09 Tháng Tám 202312:40 CH(Xem: 2002)
Cốt lõi là cái tinh túy, cái tinh ba. Chớ không phải cái bề ngoài. Nếu so với cái cây, nó không phải là lá cây, cành cây.v.v. mà là cái lõi bên trong của cây. Cái cốt lõi đó phải ngắn gọn, mới gọi là cốt lõi. Mà trong đạo Phật có nhiều cốt lõi lắm. Tại sao vậy?
02 Tháng Tám 20238:44 CH(Xem: 1982)
Chư Tổ Phát Triển thường nói có tới 84 ngàn pháp môn tu, tức là có vô số cổng để bước vào ngôi nhà giác ngộ, hay ngôi nhà giải thoát. Hôm nay chúng ta thử khảo sát cánh cổng của Giới.
31 Tháng Bảy 202310:00 SA(Xem: 1441)
“Ngũ uẩn giai không” trong lời dạy này của đức Phật, là khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, tâm hành giả biết nhưng không phản ứng thích thú hay chán ghét, tâm không nói thầm về đối tượng, thì Tánh biết có mặt. Tánh biết là cái biết rõ ràng lặng lẽ, trong sáng, khách quan, là cái lóe sáng đầu tiên của Tánh giác. Lúc bấy giờ toàn bộ ngũ uẩn yên lặng, không có cái Ta, cái của Ta hay Tự ngã của Ta trong đó, hành giả thoát khỏi mọi lậu hoặc, khổ đau.
17 Tháng Bảy 20231:44 CH(Xem: 1333)
Dès la clôture de la retraite bouddhique à Berlin, notre groupe de bhikkhunis - Nhu Minh, Nhu Sen et moi-même - a pris le lendemain, 19 mai, l'avion pour Paris. Le 20 mai au matin, la retraite de courte durée y a commencé, durant 3 jours, samedi, dimanche et lundi. Ce stage est également bilingue français-vietnamien avec la présence de quelques francophones qui écoutaient en direct l’enseignement à l’aide des écouteurs personnels. Ainsi la traduction ne gênait personne, et le cours se déroulait normalement comme d'habitude.
12 Tháng Bảy 20234:15 CH(Xem: 1782)
KINH VĂN : Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. bao gồm bản Hán Việt, bản dịch nghĩa, bản Anh ngữ & Pháp ngữ
05 Tháng Bảy 20239:06 SA(Xem: 1041)
Như vậy con thuyền để chuyên chở mình đi trên giòng sông tâm linh là Tánh nguyên tắc. Mình phải cương quyết, với ý chí dũng mãnh giữ gìn những nguyên tắc sống thích hợp với những chân lý mà Đức Phật dạy. Đó là Tánh nguyên tắc trong thiền.
13 Tháng Sáu 20237:59 CH(Xem: 1530)
Hòa Lan, thành phố đông người trần tục hay vườn hoa thiên nhiên với con người an vui thanh thản?
11 Tháng Sáu 20234:39 CH(Xem: 1290)
Le 4 mai commençait la retraite dans un centre de la ville de Moissac. Cet endroit, situé sur une haute colline tranquille ayant abrité déjà plusieurs retraites bouddhiques, était un ancien couvent carmélite, aujourd’hui transformé comme lieu de villégiature pour touristes. La Sangha de Toulouse a toujours été composée davantage de pratiquants français que vietnamiens, d’où la nécessité d’organiser la retraite en bilingue. Tout le monde doit rester sur place, car c'est loin de Toulouse.
05 Tháng Sáu 20236:34 CH(Xem: 1545)
Trường Bộ Kinh Digha Nikaya 16. Kinh ĐẠI BÁT-NIẾT-BÀN (Mahàparinibbàna sutta)
30 Tháng Năm 20234:42 CH(Xem: 1097)
Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng tương đương trong tiếng Anh là “mind” hay “thought”. Trong A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma), mạt na dùng để chỉ đồng nghĩa với THỨC (viññāna: consciousness) và TÂM (citta: mind, state of consciousness)
29 Tháng Năm 20233:10 CH(Xem: 1170)
Theo quan niệm của Phật giáo thì Niết-bàn là trạng thái tâm thanh tịnh tuyệt đối, nghĩa là tâm dập tắt hoàn toàn ngọn lửa tham, sân, si. Người đạt được trạng thái Niết-bàn là người có thái độ sống an nhiên tự tại “thường, lạc, ngã, tịnh” ngay trong vòng xoáy “Vô thường, bất toại nguyện và vô ngã” nơi thế gian này!
20 Tháng Năm 20232:10 CH(Xem: 1237)
Liebe Freunde, ein Kochrezept zubereiten ist nichts anderes als eine Kultivierungsübung. Um zu überleben, essen wir und praktizieren wir. Daher sind die Prinzipien für eine gute Küche quasi die Prinzipien für eine gute Praxis. Kurz gesagt, alles, was wir tun, ist eine Kultivierung. Der Lebensweg ist auch der Kultivierungsweg. Alles ist abhängig von unserem Geist. Wie er das Objekt wahrnimmt, ist es das Reich, in dem wir leben.
16 Tháng Năm 20239:48 CH(Xem: 1488)
Khóa Tu Thiền Tập Đơn Giản Để Sống An Lạc từ 14 đến 19 tháng 4 năm 2023 tại Chùa Tích Lan, Ontario.
16 Tháng Năm 20237:21 CH(Xem: 1134)
Người “Sống Tùy Duyên Thuận Pháp” là người có tu tập theo lời Phật dạy. Một trong những pháp người đó thực hành là giữ chánh niệm trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, hay khi làm bất cứ điều gì, cũng làm trong chánh niệm.
11 Tháng Năm 20239:41 SA(Xem: 1551)
Khóa Tu Thiền Tập Đơn Giản Để Sống An Lạc từ 14 đến 19 tháng 4 năm 2023 tại Chùa Tích Lan, Ontario.
10 Tháng Năm 20237:33 CH(Xem: 1204)
Nếu thành tựu trọn vẹn pháp chánh niệm và tỉnh giác trong bốn oai nghi, các vị Tỳ kheo xứng đáng được mọi người chắp tay cung kính, được mọi người tôn trọng, cúng dường, và được xem như có rất nhiều ruộng phước trên đời.
02 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 1525)
Mười Hai Duyên Khởi, cũng còn gọi là Mười Hai Nhân Duyên, là 12 nhân duyên liên kết nhau để hợp thành một chuỗi nhân quả (P: nidāna). 12 nhân duyên như 12 mắt xích hay 12 nguyên nhân đưa đến tình trạng Khổ của con người hay tái sinh.
30 Tháng Tư 20238:57 CH(Xem: 1323)
Der Buddha sagte: "Der Tathagata ist nur ein Wegweiser, alleine musst du gehen." Das heißt, du kennst nun den Weg, gehst alleine hin, verlass dich auf niemanden, der richtige Weg ist deine Weisheit, die dich zu deinem ursprünglichen Geist zurückbringt. Im ursprünglichen Geist sind alle Phänomene Buddha-Dharmas, und die Welt ist ein reines und glückliches Nirwana.
24 Tháng Tư 20236:07 CH(Xem: 1179)
Trong thiền Phật giáo có nhiều nguyên lý tâm linh dẫn đến mục tiêu cứu cánh là chuyển hóa tâm, cân bằng thân-tâm, phát triển tuệ giác, và giải thoát.
17 Tháng Tư 202310:01 SA(Xem: 1727)
Thiền Tánh Không do Hòa Thượng Thiền Chủ Thích Thông Triệt thiết lập, kết hợp những tinh hoa rút từ tiến trình tu chứng và thành đạo của Đức Phật Thích Ca, các truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy, Phật Giáo Phát Triển, Thiền Tông và kỹ thuật Thiền, được soi sáng bởi các khám phá đương thời của khoa học não bộ và các chứng ngộ của Thầy thành một hệ thống tu thiền sâu sắc, tân thời, rõ ràng và hiệu quả.
69,256