HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Triệt Như SNHP022: NGHỆ THUẬT SỐNG

17 Tháng Tám 202110:31 SA(Xem: 3855)

Triệt Như - Suối Nguồn Hạnh Phúc - BÀI 22

NGHỆ THUẬT SỐNG

22 SUOI NGUON HANH PHUC 4 X 6 VN
Tựa bài mới nhìn thấy, có thể các bạn sẽ cho là quá cao xa, bao quát, viển vông. Đúng vậy, trong phạm vi vài trang giấy làm sao trình bày đầy đủ vấn đề này. Chỉ bàn tới phương thức sống thôi cũng cần một quyển sách, huống chi dám ghi là “nghệ thuật sống”. Vì thế, mình chỉ xin giới hạn lại trong phạm vi cái nhìn của Phật giáo về phương thức sống của hàng bồ tát, thuật ngữ là “tứ nhiếp pháp”. Chủ đề này thiệt ra cũng từng được nhiều vị tôn đức khai triển rồi, bây giờ nhắc lại có khi là dư thừa, làm mất thì giờ thêm. Nên ở đây, mình chỉ lướt qua những gì chúng ta đã biết, chúng ta sẽ dừng lại với những gì quan trọng mà thôi. Bài này sẽ không lặp lại những ý nghĩa phổ thông, giáo điều, có tính hàn lâm, kinh điển, mà chỉ muốn chia sẻ một ít cái thấy của Thiền, chắt lọc vài tinh hoa của Pháp, ứng dụng thực tiễn cho chúng ta.

Mặc dù trong kinh sách vẫn ghi là phương thức của hàng bồ tát hành xử trong đời để có thể nhiếp phục chúng sanh, nhưng ngẫm nghĩ lại thì đây cũng là phương thức tu tập thích hợp cho  chúng ta, có thể ứng dụng trong cuộc sống bình thường của mình, với mục tiêu là đạt tới sự hài hoà giữa gia đình, và xã hội. Vì thế hôm nay mình bàn thảo về “tứ nhiếp pháp”, một con đường tu, cũng hoàn hảo, cũng tuyệt diệu, cũng dẫn tới thoát khổ, giác ngộgiải thoát.

Trong tất cả những bài giảng về “tâm phàm phu”, chúng ta đã nhận ra cái chủ thể, tạo ra xung đột, khổ đau cho mình và người khác, chính là cái “Ngã”. Hễ có cái Ngã thì có chủ quan. Chủ quan hiểu theo thực tế, bình dân, là thiên lệch, là méo mó, là điên đảo, là ích kỷ, là tham lam, là sân hận, là đưa tới những kết quả tất nhiên: tranh chấp, xung đột, khổ đau.

Trong cái thấy tỉnh ngộ, mình biết cái “ngã” không phải là một cái gì có thật, vững bền, hiện hữu. Cái “ngã” cũng là một hiện tượng như tất cả những hiện tượng thế gian khác. Tức là cái “ngã” cũng do vô số duyên sinh ra, nên nó cũng vô thường, biến hoại, và đoạn diệt. Để rồi nó trở thành cái khác, cái “vô ngã”. Tuy nhiên, vì có “ngã” nên tạm thiết lập “vô ngã”. Khi hoàn toàn không có “ngã” thì cũng không cần có “vô ngã”. Tới đây là chỗ “Atakkāvacara”. Ngoài lý luận, ngoài lời.

Bây giờ trở lại chủ đề. Cái nhiếp pháp thứ nhất là “bố thí.” Phương thức này đi trước bước “chú tâm cảnh giác” của bài “Đại kinh Xóm Ngựa”, hay thay thế “dục tầm” bằng “ly dục tầm” của bài kinh “Song tầm”. Hai bài kinh này dạy cho hàng tỳ kheo mới bắt đầu tu từng bước, làm trong sạch tâm của mình, không khởi ra ý nghĩ ác, bất thiện. Trong Tứ Nhiếp Pháp, phải ban phát ra, cho đi, theo khả năng của mình và thích hợp với nhu cầu của người. Ở đây là ý nghĩ tốt, thiện lành cần phải thể hiện ra trong thực tế, mới giúp ích cho người. Bố thí cùng khắp, bình đẳng, thể hiện tâm đã bình đẳng, có trí tuệtừ bi. Người bố thí được là người đã mở bung cánh cửa tâm đón tất cả những ngọn gió đời. Các bạn để ý nha, mình nói là “cánh cửa tâm”, chứ mình không nói “cánh cửa tâm của mình”.

Tới đây không còn “của mình”. Như vậy, có phải “Bố thí” là một con đường thênh thang đi vào biển “Hạnh phúc” không, hở các bạn?

Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu trọn vẹn “nghệ thuật bố thí” thì bố thí mới là con đường Thiền. Nếu hiểu nông cạn, thì bố thí chỉ là việc làm từ thiện thôi, mang tới những kết quả tốt trong giới hạn những pháp hữu vi, hữu lậu mà thôi.

Nói chung, khi mình làm một hành động, với cái tâm nào, thì hành động đó có phẩm chất của cái tâm đó. Thí dụ: mình gởi một số tiền cho một cơ quan từ thiện, với tâm đời, mình muốn có biên lai nhận tiền để miễn trừ thuế, để chứng minh sổ sách rõ ràng, hay danh tánh của mình được công bố cho nhiều người biết v.v... thì có khi sự việc xảy tới chưa đúng, mình sinh ra bực bội, nghi ngờ, lại tạo ra ý nghiệp, lời nghiệp không tốt.

Cho nên, bố thí cũng phải cần có trí tuệ để nâng nó thành nghệ thuật tu tập của con đường tâm linh. Bố thíthể hiện của tâm cao thượng mới là bố thí có nghệ thuật. Tâm cao thượng thường được diễn tả qua 4 sắc thái: từ, bi, hỷ và xả. Bốn sắc thái tâm này, chúng ta đều biết quá rõ, không cần nói thêm. Mà nền tảng của 4 sắc thái tâm này là cái gì? Chính là Vô phân biệt trí hay Bình đẳng trí. Cũng có nghĩa là “Vô Ngã”.

Mình mới nói tới nhiếp pháp thứ nhất là “Bố thí”, mà cũng hướng mình đi tới giải thoát rồi, giải thoát khỏi sự trói buộc của cái ngục tù Ngã, ngục tù Tham Ái.
“Việc cần làm đã làm xong”, vậy chúng ta có cần bàn tới nhiếp pháp thứ hai, thứ ba, thứ tư hay không? Mình bàn tiếp để cho trọn vẹnTứ nhiếp pháp vậy.

Nhiếp pháp thứ hai là “Ái Ngữ”.

Khi quy y và nhận năm giới, mình đã biết giới thứ tư: không nói dối, hay không vọng ngữ. Nếu phân tích chi ly hơn, có nhiều điều không nên, trái lại có nhiều điều nên hay phải làm, thí dụ:

-       Phải đúng sự thật. Tuy vậy có những sự thật nói ra sẽ làm buồn khổ cho người, vậy tốt hơn là không nói.

-       Phải đúng lúc nói mới nói.

-       Phải đúng người cần biết.

-       Phải có ích lợi mới nói. Những chuyện vui đùa, vô ích, ma quái, nhảm nhí, đều là phiếm luận, hý luận, không nên nói.

-       Phải dùng lời tao nhã, êm đẹp, chân thành. v.v...

Đức Phật đã dạy hàng tỳ kheo khi tụ họp, chỉ bàn có một việc mà thôi: Làm sao hết khổ? Ngoài ra tất cả những việc khác đều là vô ích, là phạm giới. Đối với tất cả những việc khác trong đời, phải giữ im lặng, là sự im lặng của bậc Thánh.

 

“Này các Tỳ kheo, chớ có nói những câu chuyện của loài súc sanh, những câu chuyện về vua chúa, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần, câu chuyện về binh lính, câu chuyện về hãi hùng, câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về vải mặc, câu chuyện về giường nằm, câu chuyện về vòng hoa, câu chuyện về hương liệu, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng xóm, câu chuyện về thị tứ, câu chuyện về thành phố, câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, câu chuyện về đàn ông, câu chuyện về vị anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện người đã chết, các câu chuyện tạp thoại, các câu chuyện biến trạng của thế giới, câu chuyện về biến trạng của đại dương, câu chuyện về sự hiện hữu và sự không hiện hữu. Vì sao ?

Những câu chuyện này không đưa đến mục đích, không phải căn bản làm cho Phạm Hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, thắng trí, giác ngộ, Niết Bàn. Có nói chuyện, này các Tỳ kheo, các Ông hãy nói chuyện: "Đây là khổ" "hãy nói chuyện: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt..."

 Kinh Tương Ưng Bộ V, Phẩm Định, tr. 609. (S. V. 149)

Tuy đây là Giới của tỳ kheo, nhưng nếu chúng ta phát tâm tu dõng mãnh như người xuất gia, thì chúng ta cũng nên rèn luyện mình cẩn mật như người xuất gia vậy.

Nhiếp pháp thứ ba là “Lợi Hành”. Đó là hạnh sống hữu ích cho mình và cho người khác. Tùy nơi mình hiểu biết như thế nào là hữu ích, hữu ích về phương diện nào, vậy cũng tùy theo khả năng của mình mà đáp ứng thích hợp. Cho nên cũng cần tới trí tuệ khách quan và bén nhạy để đem lợi ích cho mình và cho người khác.

Nhiếp pháp thứ tư là “Đồng sự”. Tạm hiểu đơn giản là cùng làm chung, cùng hành động, hoạt động như người bình thường trong tập thể. Cũng có ý khuyên mình không tạo ra một khoảng cách giữa ta và người khác, giữa ta và xã hội. Không sống cô lập trong “cái tháp ngà” của riêng mình. Khi một người tự tách mình ra khỏi cuộc đời, không thích giao tiếp, không vui vẻ, cởi mở, có thể là biểu hiện của cái “Ta tự ty” hay  cái “Ta tự hào”. Cả hai đều là bộ mặt của “Ngã” cho rằng “ta không bằng ai” hay “không ai bằng ta”. Cách sống tự cô lập này không phải là đời sống lý tưởng của người đi trên con đường tỉnh thức, dù là theo A la hán đạo hay Bồ tát đạo.

Khi xưa, chính đức Phật, cũng như các vị cổ Phật, đều bắt đầu con đường tu bằng hạnh xuất gia rồi ẩn tu, trong núi Tuyết, hay trong rừng hoang, tới khi giác ngộ rồi, các ngài vào đời, thân cận mọi giai tầng trong xã hội, để tìm duyên giáo hoá. Truyền thống tốt đẹp này được gìn giữ cho tới ngày nay. Chúng ta nên thấy rõ như vậy, trong giai đoạn tu thì cần ly gia cắt ái, cần:

“Ngoài dứt các duyên

Trong không nghĩ tưởng,

Tâm như tường vách,

Mới vào được đạo”.

(Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy ngài Huệ Khả)

Nhưng khi đã có trí tuệ rồi, các ngài đã trở lại vào đời giáo hoá, làm lợi ích cho chúng sanh. Đó là ý nghĩa của “Lợi Hành” và “Đồng sự”. Đây là hạnh sống của hàng Bồ tát, tức là người có tâm nguyện dũng mãnh, chí khí ngất trời, đạt cho tới trí tuệcông đức viên mãn tròn đầy như bậc giác ngộ.

Nghệ thuật sống là hòa hợp với cuộc đời mà không đắm chìm trong cuộc đời. Nghệ thuật này được nói gọn trong 4 khía cạnh: bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự.  Hôm nay xin giới thiệu thêm một đời sống thanh cao, có ích lợi cho mình và cho cuộc đời, trong cái nhìn của Phật giáo.

Thiền viện, 8- 8- 2021

TN
______________________________________________
NGHỆ THUẬT SỐNG
audio-icon_thumbnail
(CLICK vào icon tam giác để nghe - CLICK vào icon 3 dấu chấm để download)



Ý kiến bạn đọc
23 Tháng Tám 202110:40 CH
Khách
"Tuần hoàn phân gà _ trứng gà "😍
Nhà nuôi vài con gà mái, lấy phân gà rắc ra cỏ , cỏ mọc tốt tươi, cắt cỏ đem cho gà ăn, gà đẻ trứng, trứng nở ra con😀.
Nếu ta lấy phân gà cho gà ăn thì gà chẳng bao giờ ăn.
Nhưng phân gà nuôi (khoán đổi) cỏ tốt tươi thì gà ăn rồi đẻ ra trứng, ra gà con.
Còn con người thì sao?
Đơn giản là con người BIẾT CÁCH đem phân gà rắc ra cho cỏ xanh tươi để gà (bộ máy sinh hoc) làm ra trứng mà thôi.
Đây cũng là nghệ thuật 🤢💚👀
20 Tháng Tám 20216:13 CH
Khách
Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự là bốn chiếc phao giữ ta không đắm chìm trong dòng sông ái dục và ngã chấp.
Là nghệ thuật kết nối với những con người chung quanh.
Là nghệ thuật thả trôi nổi trong dòng sông thế sự.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Mười Một 20232:03 CH(Xem: 853)
Đôi nét Giới thiệu trường Đại Học Tuebingen Đức Quốc và Tiến sĩ Vật lý Michel Erb Nơi và Người đã chung sức cùng hòa thượng Thích Thông Triệt xác định các định khu não bộ lúc hành Thiền Các kết quả này đã được công bố trong 2 kỳ Hội Nghị Quốc Tế về Não Bộ (OHBM) năm 2010 tại Barcelona (Tây ban Nha) và năm 2011 tại Quebec (Canada)
03 Tháng Mười Một 202311:52 SA(Xem: 1324)
Vì căn cơ chúng sanh khác nhau, nên Đức Phật phương tiện thuyết ngũ thừa để giúp chúng sanh dần đạt được giải thoát tối hậu. Ngũ thừa Phật giáo ví như 5 loại xe: Nhân thừa và Thiên thừa - Thanh-Văn thừa, Duyên-Giác thừa và Bồ-Tát thừa
31 Tháng Mười 20233:40 CH(Xem: 1208)
Und wenn wir diese Weisheit erlangt haben, haben wir keinen Bedarf mehr an einem Weg, an ein Dharma oder an eine Tür, die zur Weisheit öffnet, da wir schon drin sind, in unserem natürlichen Haus.
26 Tháng Mười 202312:55 CH(Xem: 1172)
VIDEO Phóng Sự Kỳ Đo Não Bộ Hòa thượng THÍCH THÔNG TRIỆT tại Đại học Tuebingen Đức Quốc năm 2013 - Giới thiệu: Quang Chiếu - Quay phim: Tuệ Nguyên - Edit: Chúc Hải
17 Tháng Mười 202311:23 SA(Xem: 2011)
Trong cái thấy, chỉ là cái thấy; trong cái nghe, chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, chỉ là cái thức tri.
10 Tháng Mười 20239:31 CH(Xem: 1466)
Stuttgart est une petite ville du sud de l'Allemagne. La retraite étant bilingue allemand-vietnamien, M. Tuong Bach, Mme Minh Tuyen et Minh Kien assuraient la traduction simultanée à tour de rôle. Il y avait environ 25 méditants, venant de nombreux endroits. De Paris, ils avaient voyagé en train. De Berlin, ils s’étaient regroupés pour venir en voiture. De Goslar, ils avaient fait environ 8 heures de route pour venir au monastère.
03 Tháng Mười 202310:36 SA(Xem: 1438)
Die Weisheit, über die ich hier sprechen will, ist ein Vipassanā. In diesem Artikel möchte ich die Grundlagen der Achtsamkeit in dem Nikāya-Sutra untersuchen. Heute klassifizieren viele Ehrwürdige das Satipatthana Sutra als ein Vipassanā, also eine Weisheit. Aus diesem Grund betrachte ich in diesem Artikel das Wort Vipassanā als eine Weisheit. Eine Weisheit für die Praxis.
26 Tháng Chín 20234:27 CH(Xem: 1883)
Trên bước đường tu theo Phật, “Hạnh buông xả” đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là pháp tu cần thiết trong đời sống hằng ngày của người cư sĩ cũng như của người xuất gia tu hành giải thoát. Vậy thế nào là “Hạnh buông xả”?
19 Tháng Chín 20237:54 CH(Xem: 1921)
Bản thể của thế gian là trống rỗng, trống không, là như huyễn mà thôi. Tuệ trí này là năng lực khiến tâm xa rời dính mắc tất cả thế gian, bấy giờ mới an trú chánh niệm Như Vậy. Khi mình có tuệ trí thông suốt bản thể thế gian rồi thì không còn con đường, không cần pháp môn, không còn thấy có cổng nào nữa. Mình thực sự đang ở trong nhà của mình, tự thuở nào cho tới bây giờ.
12 Tháng Chín 202312:56 CH(Xem: 2134)
Bốn tầng Thiền qua đó đức Phật phát huy ba minh còn được gọi là bốn tầng Định, do đó mình hiểu Định có một vai trò quan trọng trong Thiền Phật giáo, xem như Định là cây cầu phải bước qua mới có thể khám phá tới khung trời bao la của trí tuệ bát nhã.
26 Tháng Tám 20232:36 CH(Xem: 2056)
Tuệ ở đây mình muốn nói tới Vipassanā, Tuệ Minh sát. Trong giới hạn bài này, mình bàn tới bài Kinh Niệm Xứ, trong kinh Nikāya. Mặc dù thông thường người ta vẫn nói “Quán Tứ niệm xứ”, trong bài kinh cũng nói “Quán thân” (Kāya-anupassanā) v.v…nhưng hiện nay các vị tôn đức xếp bài kinh Niệm xứ là Vipassanā, là thuộc Tuệ. Cho nên trong bài này, mình cũng tạm nói là Tuệ, tức là dùng tuệ thực hành...
20 Tháng Tám 202310:54 SA(Xem: 2417)
Nói tới Quán, có vài loại Quán hơi khác nhau, trong bài này chỉ xin nói tới loại Anupassanā, nghĩa thông thường là nhìn ngắm hiện tượng thế gian liên tục để nhận ra bản thể hay đặc điểm của hiện tượng thế gian là: vô thường, khổ, vô ngã. Vậy mình cũng có thể hiểu Quán là quan sát hiện tượng thế gian bằng con mắt trí tuệ.
14 Tháng Tám 202311:20 SA(Xem: 1851)
Muốn đạt được kết quả tốt, người thực hành phải hội đủ 5 tiêu chuẩn cần thiết: Tự lực, Nhu cầu, Quyết tâm, Lý thuyết, và Lý luận. Đây là 5 tiêu chuẩn lập thành hệ thống lý luận thực tiễn trong việc thực hành Thiền Phật giáo. Muốn điều chỉnh thân, cải tạo tâm, cân bằng thân-tâm, và phát huy trí tuệ tâm linh có hiệu quả, 5 tiêu chuẩn nói trên không thể tách rời nhau được.
09 Tháng Tám 202312:40 CH(Xem: 2128)
Cốt lõi là cái tinh túy, cái tinh ba. Chớ không phải cái bề ngoài. Nếu so với cái cây, nó không phải là lá cây, cành cây.v.v. mà là cái lõi bên trong của cây. Cái cốt lõi đó phải ngắn gọn, mới gọi là cốt lõi. Mà trong đạo Phật có nhiều cốt lõi lắm. Tại sao vậy?
02 Tháng Tám 20238:44 CH(Xem: 2109)
Chư Tổ Phát Triển thường nói có tới 84 ngàn pháp môn tu, tức là có vô số cổng để bước vào ngôi nhà giác ngộ, hay ngôi nhà giải thoát. Hôm nay chúng ta thử khảo sát cánh cổng của Giới.
31 Tháng Bảy 202310:00 SA(Xem: 1555)
“Ngũ uẩn giai không” trong lời dạy này của đức Phật, là khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, tâm hành giả biết nhưng không phản ứng thích thú hay chán ghét, tâm không nói thầm về đối tượng, thì Tánh biết có mặt. Tánh biết là cái biết rõ ràng lặng lẽ, trong sáng, khách quan, là cái lóe sáng đầu tiên của Tánh giác. Lúc bấy giờ toàn bộ ngũ uẩn yên lặng, không có cái Ta, cái của Ta hay Tự ngã của Ta trong đó, hành giả thoát khỏi mọi lậu hoặc, khổ đau.
17 Tháng Bảy 20231:44 CH(Xem: 1443)
Dès la clôture de la retraite bouddhique à Berlin, notre groupe de bhikkhunis - Nhu Minh, Nhu Sen et moi-même - a pris le lendemain, 19 mai, l'avion pour Paris. Le 20 mai au matin, la retraite de courte durée y a commencé, durant 3 jours, samedi, dimanche et lundi. Ce stage est également bilingue français-vietnamien avec la présence de quelques francophones qui écoutaient en direct l’enseignement à l’aide des écouteurs personnels. Ainsi la traduction ne gênait personne, et le cours se déroulait normalement comme d'habitude.
12 Tháng Bảy 20234:15 CH(Xem: 1970)
KINH VĂN : Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. bao gồm bản Hán Việt, bản dịch nghĩa, bản Anh ngữ & Pháp ngữ
05 Tháng Bảy 20239:06 SA(Xem: 1114)
Như vậy con thuyền để chuyên chở mình đi trên giòng sông tâm linh là Tánh nguyên tắc. Mình phải cương quyết, với ý chí dũng mãnh giữ gìn những nguyên tắc sống thích hợp với những chân lý mà Đức Phật dạy. Đó là Tánh nguyên tắc trong thiền.
13 Tháng Sáu 20237:59 CH(Xem: 1629)
Hòa Lan, thành phố đông người trần tục hay vườn hoa thiên nhiên với con người an vui thanh thản?
11 Tháng Sáu 20234:39 CH(Xem: 1374)
Le 4 mai commençait la retraite dans un centre de la ville de Moissac. Cet endroit, situé sur une haute colline tranquille ayant abrité déjà plusieurs retraites bouddhiques, était un ancien couvent carmélite, aujourd’hui transformé comme lieu de villégiature pour touristes. La Sangha de Toulouse a toujours été composée davantage de pratiquants français que vietnamiens, d’où la nécessité d’organiser la retraite en bilingue. Tout le monde doit rester sur place, car c'est loin de Toulouse.
05 Tháng Sáu 20236:34 CH(Xem: 1679)
Trường Bộ Kinh Digha Nikaya 16. Kinh ĐẠI BÁT-NIẾT-BÀN (Mahàparinibbàna sutta)
30 Tháng Năm 20234:42 CH(Xem: 1167)
Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng tương đương trong tiếng Anh là “mind” hay “thought”. Trong A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma), mạt na dùng để chỉ đồng nghĩa với THỨC (viññāna: consciousness) và TÂM (citta: mind, state of consciousness)
29 Tháng Năm 20233:10 CH(Xem: 1245)
Theo quan niệm của Phật giáo thì Niết-bàn là trạng thái tâm thanh tịnh tuyệt đối, nghĩa là tâm dập tắt hoàn toàn ngọn lửa tham, sân, si. Người đạt được trạng thái Niết-bàn là người có thái độ sống an nhiên tự tại “thường, lạc, ngã, tịnh” ngay trong vòng xoáy “Vô thường, bất toại nguyện và vô ngã” nơi thế gian này!
69,256