HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Triệt Như SNHP034: MÙA THU CUỘC ĐỜI

06 Tháng Mười Một 20217:42 SA(Xem: 3442)
 Triệt Như - Suối Nguồn Hạnh Phúc - Bài 34

MÙA THU CUỘC ĐỜI
34 SUOI NGUON HANH PHUC 4 X 6 VN copy

Mấy hôm nay trời bắt đầu se lạnh. Có hôm nắng ấm, trời trong xanh, nhưng cũng có những buổi sáng sương mù. Sân trước có một cây, mùa xuân hoa trắng xóa, bây giờ lá đã ngả qua màu đỏ thắm, tia nắng bình minh xiêng xiêng lá càng rực rỡ hơn. Nhìn qua khung cửa khác thấy mấy cây lá ửng qua màu vàng chanh, mùa xuân thì ra hoa tim tím khắp cành. Cỏ cây hoa lá mùa nào có vẻ đẹp riêng hoà hợp với trời xanh, mây trắng.  Mùa xuân, lá non mơn mởn trên cành bên cạnh hoa đào trắng, lá tiêu úa tàn trong nắng hè, để rồi rụng đầy mặt đất qua mấy cơn mưa thu, hay những ngày gió thốc cuối thu. Dường như cái chết của lá, là nên thơ nhất. Dường như chỉ có lá, khi chuyển qua màu vàng, màu đỏ, rồi bay bay uốn lượn mấy vòng theo gió, nhởn nhơ bay. Cái phong cách từ giã của lá đẹp làm sao.

Nhớ bài học thuộc lòng từ thời tiểu học:

“Thu đi trên những cành bàng,

Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi...”

Chỉ còn hai chiếc lá vàng thôi, các bạn ơi.
MÙA THU CUỘC ĐỜÍ 1

Ngày xưa, tăng đoàn đầu tiên của tổ đình có 7 vị, bây giờ chỉ còn hai chiếc lá vàng.

 Các bạn nhìn trong hình, chụp vào mùa xuân, ngày 3- 3- 2008. Chính giữa là Thầy Thiền chủ, bên mặt của Thầy Thiền chủ là thầy Tuệ Chân, kế là thầy Không Chiếu, bìa là thầy Không Như. Bên trái Thầy Thiền chủ là sư cô Phúc Trí, Triệt Như và sư cô Hạnh Như. Đây là Tăng đoàn đầu tiên, cũng là Tăng đoàn trung ương, đã thường trú tại Tổ Đình cho mãi tới ngày lễ kỷ niệm 20 năm hoằng hoá 22- 2- 2015 vẫn còn tham gia đầy đủ.

Thầy Thiền chủ có 4 cột trụ vững chắc chèo lái con thuyền vượt trùng dương sát vai không rời trong suốt 20 năm.

Thầy Tuệ Chân là Phó trụ trì, vì Thầy Thiền chủ thường du hoá khắp nơi.

Thầy Không Như là giáo thọ hướng dẫn Khí công.

Thầy Không Chiếu là giáo thọ hướng dẫn Thiền.

Sư cô Phúc Trí là Quản chúng Ni đoàn.

Trong nhóm này, thầy Không Như (1925) lớn tuổi nhất, tới thầy Không Chiếu (1927), tới thầy Thiền Chủ (1929), tới thầy Tuệ Chân (1935), sau là sư cô Hạnh Như (1937), tới sư cô  Phúc Trí (1939), cuối cùng là Triệt Như (1941).

Hôm nay xin nhắc lại quá khứ một lần, có thể các thiền sinh tới sau chưa biết về tăng đoàn đầu tiên này. Tại sao mình lại xem là bốn cột trụ mà mình hâm mộ, lòng hâm mộ có thể chủ quan, từ khi mới bước vào các lớp học của Thầy, lúc đó vẫn còn là cư sĩ, tâm đời, nên mình nhìn bốn đệ tử của Thầy như bốn “người hùng”. Thế hệ trước, tức là thế hệ của quí thầy, gần như tất cả thanh niên đều là quân nhân. Sau khi xong đại học rồi, tất cả đều phải gia nhập quân đội, Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ Đức hay Võ bị Đà Lạt. Nếu chọn binh nghiệp luôn thì vào Võ Bị Đà Lạt, nếu trưng dụng trừ bị thì vào Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ Đức. Thầy Không Như, nghe người ta nói là đậu thủ khoa một khoá của Võ Bị Đà Lạt, cuối cùng là đại tá thiết giáp, thầy Không Chiếu cũng tốt nghiệp Võ Bị Đà Lạt, cũng là đại tá, lục quân, thầy Tuệ Chân, thiếu tá không quân. Có một lần, một ông thiền sinh, một nhân vật của tông phái khác, qua “đầu quân” với thầy, các bạn bu lại hỏi: sao biết đây mà tới? Ông ấy cười: Tôi thấy dưới trướng của ông thầy toàn là “cọp” nên tôi tới!

Lúc đó mình mới biết lờ mờ về quá khứ của các thầy, vì hoàn cảnh mà sống theo hoàn cảnh thôi, chứ quí thầy tâm rất tốt, giúp đỡ dân chúng nên được dân cảm mến biết ơn. Còn vị thứ tư là sư cô Phúc Trí, hiền lành chất phác, chỉ biết cười, mà cười thôi không ai nghe được tiếng cười. Nghe nói ngày xưa còn trẻ, sư cô được xem như là “người đẹp Bình Dương”vì quê quán là Bình Dương thiệt.

Đó là xin phép giới thiệu cái quá khứ trong đời một chút để bây giờ mình ôn lại những tháng năm quí thầy cô đổi passport làm con của Phật, lấy họ Thích Ca. Từ khi làm tu sĩ rồi, như đã bước qua một đời sống mới. Thầy Tuệ Chân, sư cô Phúc Trí gặp thầy Thiền Chủ rất sớm, từ khi thầy Thiền chủ còn ở trên thành phố Beaverton, tiểu bang Oregon. Nhưng khi phát tâm muốn xuất gia, thầy Thiền Chủ khuyên nên về Việt Nam xuất gia với HT. TT, có thể vì bấy giờ thầy Thiền chủ mới qua Mỹ, chưa có điều kiện lập giới đàn làm lễ xuất gia. Có thể là năm 1998.

Tới năm 1999, thầy Thiền chủ về Cali. Thiền đường bấy giờ chỉ là một căn nhà tiền chế có 3 phòng ngủ, phòng khách làm thiền đường, pho tượng Phật Thích ca cầm cành hoa sen, Thầy đã mang qua từ Việt nam, sau này chính là pho tượng ngay chánh điện của Tổ đình hiện nay. Chính tại thiền đường ở thành phố Santa Ana này, thầy Không Chiếu đươc xuất gia với sự chứng minh thêm của HT. GN.

Tới năm 2002, thành lập được thiền viện ở Riverside này, tất cả thầy trò dời về đây, lúc đó chỉ có 3 vị xuất gia. Thiền viện lúc mới mua, chỉ có ngôi nhà, chung quanh hơn 4 mẫu đất hoang, chỉ là đất và đá, cỏ hoang. Bốn thầy trò dang nắng như ở nhà quê vậy.
Thich Tue Chan Buoc Dau Xay Dung TVTK 02

Tới năm 2004, tháng 11, thêm được 3 vị mới xuất gia trong chuyến hành hương Ấn độ với thầy Thiền chủ. Đó là thầy Không Như, cô Hạnh Như và Triệt Như. Tính ra từ khi gặp thầy tới khi xuất gia, mình đã qua 10 năm tu học với thầy và đã có vài kinh nghiệm. Thầy có vài lần bảo xuất gia, mà sao trong tâm còn chần chờ, tuy mình đã ăn chay trường từ 5 năm trước khi gặp thầy. Thầy Không Như cũng vậy, lúc đó là ông Minh Lý, lúc 60 tuổi, thầy bảo xuất gia đi, ông Minh Lý cười: dạ chưa. Lúc 70 tuổi, thầy lại nhắc: xuất gia đi. Lại: chưa nữa. Một hôm, ông Minh Lý tuyên bố:

-       Khi nào cô Từ Tâm Thảo xuất gia, thì con xuất gia!

Cả lớp cười rộ lên. Mình hỏi:

-       Chắc không?

Ông Minh Lý :

-       Chắc!

Sau này, thầy Thiền chủ kể:

-       Ông Minh Lý mặc áo tràng vào gặp riêng thầy, đảnh lễ thầy rồi thưa:

“Bây giờ con 80 rồi, con xin xuất gia, thầy có chê con không thưa thầy?”

Như vậy nên năm đó 3 người xuất gia một lượt ở Ấn Độ.

Có thêm một chuyện vui vui nữa. Một lần, thầy Không Như và mình theo Thầy lên San Jose có khóa tu. Một ông thiền sinh, là võ sư đang có một võ đường, nhân giờ nghỉ, ông nói nhỏ với mình:

-       Hồi xưa, tôi không bao giờ dám đứng gần ông thầy Không Như.

-       Sao vậy? Ông có biết thầy Không Như từ trước à?

-       Hồi xưa. Tôi là đàn em, không dám tới đứng gần ổng. Sợ ổng lắm!

Mình nhìn lại thầy Không Như, đang cười khà khà kìa, có gì mà người khác không dám đứng gần? Nhìn kỹ thì thấy cặp chân mày tướng, xếch lên, khi quắc mắt lên, chắc thiên hạ đứng tim. Bây giờ thì lông mày trắng hết rồi, miệng thì cười mất một cái răng, nên thấy hiền queo thôi. Một lần, mùa đông, ở tổ đình, cũng lạnh lắm, thầy Không Như bước ra ngoài vườn, thở ra khói sương. Mình hỏi thầy:

-       Thầy Không Như ơi, ngày xưa nghe nói thầy hét ra lửa, phải không?

Thầy cười ha ha.

-       Sao bây giờ thầy thở ra khói vậy?

Thầy lại cười ha ha nữa.

Cả hai thầy Không Chiếu và thầy Không Như rất thích lái xe. Thầy Tuệ Chân lại không thích, bất đắc dĩ lắm, mới lái thôi. Còn ba cô ni không ai biết lái xe, nên lâu lâu cần đi bác sĩ hay đi chợ, thường nhờ hai thầy đưa đi, và hai thầy đều vui vẻ gật đầu. Tuy vậy, cả hai vị lái xe kiểu “nhà binh”, nên mình có khi phải mang theo thuốc, nếu thắng xe hoài thì lén uống thuốc cho đỡ mệt. Nhất là thầy Không Chiếu lái xe nổi tiếng, mà thầy có trí nhớ rất tốt. Đi đâu chỉ một lần thôi, lần sau thầy nhớ đường, không cần bản đồ.

một lần, cả tăng đoàn cùng đi, xe van thầy Không Chiếu lái. Thầy Không Như đáng lẽ ưu tiên ngồi băng trước cạnh người lái, chỗ đó xem như dành cho thầy Thiền chủ nếu có mặt. Nhưng thầy Không Như dành ngồi băng sau cùng, nhường cho ba cô ngồi hai băng trên (dân học trường tây có khác!). Hai cô lại nhường cho mình ngồi băng trước. Xe chạy băng băng trên đường, vùng nhà quê có khi đường đất, dằn lên dằn xuống. Tới khúc quanh co ẹo qua ẹo lại, ba chị em không ai dám nói gì hết, lo định tĩnh tâm mình. Nhìn xuống sau xe, thấy thầy Không Như lắc qua lắc lại, miệng thì cười, la lớn:

- Thầy Không Chiếu ơi, sao tui giống ngồi trên tàu quá vậy thầy?

Thầy Không Chiếu vẫn tỉnh bơ, không thay đổi vận tốc xe.

một lần khác, Thầy Thiền chủ cần đi đâu đó, có thể ra phi trường, thầy Không Chiếu lái chiếc xe nhà của thầy đưa đi. Mình ngồi băng sau một mình. Cũng tới khúc đường quanh co, giống như đường đèo, mặc dù hai bên là đất đá, không có vực sâu, băng ghế sau cũng ẹo qua ẹo lại, mình lấy thuốc ra uống đỡ một viên, tay thì ghì băng ghế cho bớt nghiêng ngả. Thầy Thiền chủ chịu đựng một hồi, thầy nói nhỏ:

-        Bớt ga lại đi Không Chiếu!

Thầy Không Chiếu trả lời ngay:

-       Bớt ga không được thầy ơi!

Mình không biết lái xe nên cũng không biết lúc đó có thắng bớt lại được hay không? Các bạn thử tưởng tượng mình ngồi trên một cái xe chạy phăng phăng mà không có cái thắng, thì cứ nhắm mắt lại, để cho nó chạy tới đâu thì chạy.

Đó là mấy mẫu chuyện vui vui khi nhớ tới hai thầy.

Còn nữa. Thầy Không Như thích trồng cây lắm. Thầy có trồng một dàn bầu, mỗi ngày tự xách thùng nước ra tưới. Những chỗ khác thường có hệ thống tưới chung.  Dàn bầu tốt tươi, thầy vui lắm. Có lần, thầy ra vườn thăm dàn bầu, vô nhà khoe lớn: “ Mỗi lần tui ra thăm là có trái bầu mới, tui nói với nó: “- Sao có nhiều bầu vậy?” Một hôm thầy bị vấp té mà không ai hay. Thầy Thiền chủ biết, quở thầy Không Như:

-       Ông không được xách thùng nước tưới cây nữa!

Thầy Không Như dạ nhỏ xíu. Đi ra xa, thầy lẩm bẩm:

-       Không được tưới cây nữa, thà chết sướng hơn.

Khi lớn tuổi rồi, thầy Không Như vẫn thỉnh thoảng lái xe ra thùng thơ để lấy thơ từ. Ở vùng đồi núi, mỗi nhà không có hộp thư riêng. Thùng thơ chung ở xa, cách mấy cây số. Thầy Thiền chủ biết, lại trách thầy Không Như:

-       Ông lớn tuổi rồi, không được lái xe nữa.

Thầy Không Như, chắc lại thêm chịu đựng trong đầu:

-       Không được lái xe, thà chết sướng hơn!

Bây giờ cuối cùng, thầy Không Như còn một cái laptop. Thỉnh thoảng thăm hỏi bạn bè. Một lần, thầy lại bị trách:

-       Ông không nên liên hệ trở lại quá khứ, lo tu thôi. Coi chừng tôi tịch thu cái laptop của ông đó! Hay là ông muốn tôi trả ông về nhà?

Thầy Không Như buồn hiu, chắc có nói thầm:- Thà chết sướng hơn!

Mà thật vậy, thầy thường nói: “ Tui xuất gia rồi, sống hay chết, tui cũng ở thiền viện thôi!”

Cái khí khái của thầy, mình vẫn ghi khắc trong tâm. Mình xuất gia rồi, thì sống hay chết cũng ở thiền viện thôi. Đó là nhà của Phật, nhà của bá tánh. Ăn của ngàn nhà, ở cũng của ngàn nhà. Làm việc của ngàn nhà.

Tuy nhiên cuối đời, các con của thầy rước thầy về quê. Sức khỏe đã yếu rồi mà nghe kể thầy thường đòi về thiền viện. Các con của thầy không thể chìu ý vì ở miền bắc nước Mỹ bay xuống miền nam cũng không gần. Nghe kể lại ước muốn cuối đời của thầy mà không được toại nguyện, ai lại không chạnh lòng.  Nhưng bây giờ, thầy Không Như ơi, thầy đang được về tổ đình rồi đó. Và thầy chắc đã gặp gỡ thầy Thiền chủ và ba huynh đệ rồi. Ở đâu đó, năm vị, đủ người để thành lập “gánh hát” rồi đó nha.

Lại cũng chuyện về thầy Không Như nữa. Thầy thường nói: “Hồi xưa tui với ông thầy là bạn, mà bây giời tui phải lạy ổng làm thầy.” Vừa nói vừa mở to mắt như muốn “hù” mình rồi cười tự hào, ý nói tui như vầy nè mà phục ông thầy tới mức đó, mấy cô nhằm nhò gì, bị quở là phải rồi.

Thầy Tuệ Chân và thầy Không Chiếu ít nói hơn, nhất là thầy Tuệ Chân nghiêm lắm, nên không có chuyện vui nào kể lại. A, có một chuyện. Một lần, sau khóa tu có đông thiền sinh, buổi bế giảng xong là thọ trai chung. Thiền sinh bày một dãy bàn dài, ghế ở đầu bàn ngồi chính giữa là dành cho thầy Thiền chủ, hai hàng bên là tăng đoànthiền sinh. Ngồi xuống yên chỗ rồi, ủa sao quí thầy đâu mất, nhìn xuống cuối hàng, phía đầu bàn xa tít là ba thầy đang an vị. Cuối bữa ăn, mình gặp quí thầy, nói:

-       Đã sắp chỗ của quí thầy là ngồi hai bên thầy lớn mà!  

Thầy Tuệ Chân cười:

-       Ngồi bên cạnh mặt trời, nóng lắm cô ơi!

Vậy là cả ba “người hùng” đều sợ “mặt trời”.

Đó là nhắc lại chuyện quí thầy, còn quí cô thì dĩ nhiên là lúc nào cũng vui, nhưng không có gì đáng kể hết. Sư cô Phúc Trí, sư cô Hạnh Như đều hiền lành, lo tất cả việc trong nhà bếp, mỗi khi đi xa về, mình lẩn quẩn xuống bếp, hai cô xua mình đi chỗ khác, nói: Cô lo việc của cô đi! Thành ra suốt bao nhiêu năm, mình quên việc nấu nướng. Nói thiệt nha, mình mới được xuống bếp một mình là từ ngày xuất hiện con Corona virus thôi. Hai năm nay mới làm chủ cái nhà bếp! Càng biết ơn người nấu bếp cho mình ăn bao lâu nay.

Mỗi khi đi xa về, hai sư cô làm “tiệc” đãi. Rong biển, cuốn với rau thơm, củ sắn tàu hủ xào v.v...chấm nước tương ớt. Có khi nấm tràm kho mặn ăn với cơm, vì hai cô biết mình thích món nấm tràm. Sư cô Phúc Trí lặn lội kiếm cho được nấm tràm, nhờ bà conViệt Nam mua, lựa thứ lớn ngon, gởi bưu điện qua, để dành tới khi mình về mới đem ra kho tiêu cho cả tăng đoàn thưởng thức. Mới hôm nào đây, mở tủ ra, chợt cầm lên một gói nấm tràm khô, mình ngẩn ngơ bồi hồi.

Mình đi xa thiền viện quanh năm, chỉ có mặt mấy ngày rồi xách hành lý đi mất. Mỗi khi về, có chai dầu gió, hủ dầu cù là, gói kẹo ho, hay hộp sâm, thường chia hai cô xài, vì đều lớn tuổi, chỉ cần bấy nhiêu thôi. Ba chị em, cứ xoay vần nhau mà xoa dầu, khi cảm cúm. Tình thân thiết còn hơn ruột thịt. Lại còn thông cảm nhau hơn nữa vì cùng chung một lý tưởng.

Thầy Không Như, thầy Không Chiếu lại là bạn của thầy lớn khi còn trẻ, chưa xuất gia. Ba vị lại cùng chung “nhập thất bất đắc dĩ” một thời gian dài, 13 năm, 14 năm, hết cả tuổi thanh xuân.

Có lẽ vì thế mà trong nghĩa thầy trò, có tình bạn thân thiết nữa.

Có lần, nghe bên ngoài cười:

-        “Không biết sao dưới trướng của thầy toàn là “lão tướng” không vậy?”.

Thầy đôi khi chắc cũng lo, thấy tia mắt của thầy lớn nhìn xuống đám học trò “lão tướng”, mình làm gan, biện bạch:

-        Thưa thầy, tăng đoàn mình lớn tuổi thiệt, chưa giỏi như ý thầy, nhưng mà chúng con hài hòa với nhau, chưa bao giờ có ai phiền ai hết. Thầy từng nói mục tiêu con đường tu hướng tới là hài hòa. Như vậy, chúng con tu cũng được được rồi!   

Thầy cười, như vậy là thầy đã tha cho 6 “lão tướng” cái tội “lỡ già”. Mà “chủ tướng” cũng “lỡ già” nên chắc dễ thông cảm nhau.

 

Hôm nay nhắc lại chuyện đời xưa, mới có mấy năm thôi, mà sao lâu như cả trăm năm vậy. Ngày vui qua mau. Hai mươi năm. Chưa kịp mừng ngày kỷ niệm hai mươi lăm năm thì rủ nhau đi hết. Mùa thu đang tới, rồi mùa xuân, rồi lại mùa thu...Bây giờ, chỉ còn hai chiếc lá vàng. Hắt hiu trên cành.

 

Thiền viện ngày 3- 11- 2021

TN

 MÙA THU CUỘC ĐỜI 2

   


Line 2
 Triệt Như - Suối Nguồn Hạnh Phúc - Bài 34
MÙA THU CUỘC ĐỜI
audio-icon_thumbnail
(CLICK vào icon tam giác để nghe - CLICK vào icon 3 dấu chấm để download)


   

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
08 Tháng Mười Một 202111:38 CH
Khách
Thưa Cô !
Con đọc, nghe... thẫn thờ ... buâng khuâng ... chút buồn... chút an yên ... rồi thẫn thờ ... mũi cay cay... mắt không theo ý ...
Con không biết nữa ...
Con cảm ơn Cô ban tặng bài viết, lời văn, giọng đọc và tấm hình như ngay đây
Lá vàng vết tích thời gian nên thơ nhất !
Con mong Cô khỏe, Con biết ơn Cô !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười Một 202311:52 SA(Xem: 1323)
Vì căn cơ chúng sanh khác nhau, nên Đức Phật phương tiện thuyết ngũ thừa để giúp chúng sanh dần đạt được giải thoát tối hậu. Ngũ thừa Phật giáo ví như 5 loại xe: Nhân thừa và Thiên thừa - Thanh-Văn thừa, Duyên-Giác thừa và Bồ-Tát thừa
31 Tháng Mười 20233:40 CH(Xem: 1197)
Und wenn wir diese Weisheit erlangt haben, haben wir keinen Bedarf mehr an einem Weg, an ein Dharma oder an eine Tür, die zur Weisheit öffnet, da wir schon drin sind, in unserem natürlichen Haus.
26 Tháng Mười 202312:55 CH(Xem: 1172)
VIDEO Phóng Sự Kỳ Đo Não Bộ Hòa thượng THÍCH THÔNG TRIỆT tại Đại học Tuebingen Đức Quốc năm 2013 - Giới thiệu: Quang Chiếu - Quay phim: Tuệ Nguyên - Edit: Chúc Hải
17 Tháng Mười 202311:23 SA(Xem: 2005)
Trong cái thấy, chỉ là cái thấy; trong cái nghe, chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, chỉ là cái thức tri.
10 Tháng Mười 20239:31 CH(Xem: 1465)
Stuttgart est une petite ville du sud de l'Allemagne. La retraite étant bilingue allemand-vietnamien, M. Tuong Bach, Mme Minh Tuyen et Minh Kien assuraient la traduction simultanée à tour de rôle. Il y avait environ 25 méditants, venant de nombreux endroits. De Paris, ils avaient voyagé en train. De Berlin, ils s’étaient regroupés pour venir en voiture. De Goslar, ils avaient fait environ 8 heures de route pour venir au monastère.
03 Tháng Mười 202310:36 SA(Xem: 1425)
Die Weisheit, über die ich hier sprechen will, ist ein Vipassanā. In diesem Artikel möchte ich die Grundlagen der Achtsamkeit in dem Nikāya-Sutra untersuchen. Heute klassifizieren viele Ehrwürdige das Satipatthana Sutra als ein Vipassanā, also eine Weisheit. Aus diesem Grund betrachte ich in diesem Artikel das Wort Vipassanā als eine Weisheit. Eine Weisheit für die Praxis.
26 Tháng Chín 20234:27 CH(Xem: 1880)
Trên bước đường tu theo Phật, “Hạnh buông xả” đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là pháp tu cần thiết trong đời sống hằng ngày của người cư sĩ cũng như của người xuất gia tu hành giải thoát. Vậy thế nào là “Hạnh buông xả”?
19 Tháng Chín 20237:54 CH(Xem: 1919)
Bản thể của thế gian là trống rỗng, trống không, là như huyễn mà thôi. Tuệ trí này là năng lực khiến tâm xa rời dính mắc tất cả thế gian, bấy giờ mới an trú chánh niệm Như Vậy. Khi mình có tuệ trí thông suốt bản thể thế gian rồi thì không còn con đường, không cần pháp môn, không còn thấy có cổng nào nữa. Mình thực sự đang ở trong nhà của mình, tự thuở nào cho tới bây giờ.
12 Tháng Chín 202312:56 CH(Xem: 2132)
Bốn tầng Thiền qua đó đức Phật phát huy ba minh còn được gọi là bốn tầng Định, do đó mình hiểu Định có một vai trò quan trọng trong Thiền Phật giáo, xem như Định là cây cầu phải bước qua mới có thể khám phá tới khung trời bao la của trí tuệ bát nhã.
26 Tháng Tám 20232:36 CH(Xem: 2053)
Tuệ ở đây mình muốn nói tới Vipassanā, Tuệ Minh sát. Trong giới hạn bài này, mình bàn tới bài Kinh Niệm Xứ, trong kinh Nikāya. Mặc dù thông thường người ta vẫn nói “Quán Tứ niệm xứ”, trong bài kinh cũng nói “Quán thân” (Kāya-anupassanā) v.v…nhưng hiện nay các vị tôn đức xếp bài kinh Niệm xứ là Vipassanā, là thuộc Tuệ. Cho nên trong bài này, mình cũng tạm nói là Tuệ, tức là dùng tuệ thực hành...
20 Tháng Tám 202310:54 SA(Xem: 2413)
Nói tới Quán, có vài loại Quán hơi khác nhau, trong bài này chỉ xin nói tới loại Anupassanā, nghĩa thông thường là nhìn ngắm hiện tượng thế gian liên tục để nhận ra bản thể hay đặc điểm của hiện tượng thế gian là: vô thường, khổ, vô ngã. Vậy mình cũng có thể hiểu Quán là quan sát hiện tượng thế gian bằng con mắt trí tuệ.
14 Tháng Tám 202311:20 SA(Xem: 1847)
Muốn đạt được kết quả tốt, người thực hành phải hội đủ 5 tiêu chuẩn cần thiết: Tự lực, Nhu cầu, Quyết tâm, Lý thuyết, và Lý luận. Đây là 5 tiêu chuẩn lập thành hệ thống lý luận thực tiễn trong việc thực hành Thiền Phật giáo. Muốn điều chỉnh thân, cải tạo tâm, cân bằng thân-tâm, và phát huy trí tuệ tâm linh có hiệu quả, 5 tiêu chuẩn nói trên không thể tách rời nhau được.
09 Tháng Tám 202312:40 CH(Xem: 2126)
Cốt lõi là cái tinh túy, cái tinh ba. Chớ không phải cái bề ngoài. Nếu so với cái cây, nó không phải là lá cây, cành cây.v.v. mà là cái lõi bên trong của cây. Cái cốt lõi đó phải ngắn gọn, mới gọi là cốt lõi. Mà trong đạo Phật có nhiều cốt lõi lắm. Tại sao vậy?
02 Tháng Tám 20238:44 CH(Xem: 2109)
Chư Tổ Phát Triển thường nói có tới 84 ngàn pháp môn tu, tức là có vô số cổng để bước vào ngôi nhà giác ngộ, hay ngôi nhà giải thoát. Hôm nay chúng ta thử khảo sát cánh cổng của Giới.
31 Tháng Bảy 202310:00 SA(Xem: 1551)
“Ngũ uẩn giai không” trong lời dạy này của đức Phật, là khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, tâm hành giả biết nhưng không phản ứng thích thú hay chán ghét, tâm không nói thầm về đối tượng, thì Tánh biết có mặt. Tánh biết là cái biết rõ ràng lặng lẽ, trong sáng, khách quan, là cái lóe sáng đầu tiên của Tánh giác. Lúc bấy giờ toàn bộ ngũ uẩn yên lặng, không có cái Ta, cái của Ta hay Tự ngã của Ta trong đó, hành giả thoát khỏi mọi lậu hoặc, khổ đau.
17 Tháng Bảy 20231:44 CH(Xem: 1440)
Dès la clôture de la retraite bouddhique à Berlin, notre groupe de bhikkhunis - Nhu Minh, Nhu Sen et moi-même - a pris le lendemain, 19 mai, l'avion pour Paris. Le 20 mai au matin, la retraite de courte durée y a commencé, durant 3 jours, samedi, dimanche et lundi. Ce stage est également bilingue français-vietnamien avec la présence de quelques francophones qui écoutaient en direct l’enseignement à l’aide des écouteurs personnels. Ainsi la traduction ne gênait personne, et le cours se déroulait normalement comme d'habitude.
12 Tháng Bảy 20234:15 CH(Xem: 1959)
KINH VĂN : Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. bao gồm bản Hán Việt, bản dịch nghĩa, bản Anh ngữ & Pháp ngữ
05 Tháng Bảy 20239:06 SA(Xem: 1112)
Như vậy con thuyền để chuyên chở mình đi trên giòng sông tâm linh là Tánh nguyên tắc. Mình phải cương quyết, với ý chí dũng mãnh giữ gìn những nguyên tắc sống thích hợp với những chân lý mà Đức Phật dạy. Đó là Tánh nguyên tắc trong thiền.
13 Tháng Sáu 20237:59 CH(Xem: 1624)
Hòa Lan, thành phố đông người trần tục hay vườn hoa thiên nhiên với con người an vui thanh thản?
11 Tháng Sáu 20234:39 CH(Xem: 1368)
Le 4 mai commençait la retraite dans un centre de la ville de Moissac. Cet endroit, situé sur une haute colline tranquille ayant abrité déjà plusieurs retraites bouddhiques, était un ancien couvent carmélite, aujourd’hui transformé comme lieu de villégiature pour touristes. La Sangha de Toulouse a toujours été composée davantage de pratiquants français que vietnamiens, d’où la nécessité d’organiser la retraite en bilingue. Tout le monde doit rester sur place, car c'est loin de Toulouse.
05 Tháng Sáu 20236:34 CH(Xem: 1674)
Trường Bộ Kinh Digha Nikaya 16. Kinh ĐẠI BÁT-NIẾT-BÀN (Mahàparinibbàna sutta)
30 Tháng Năm 20234:42 CH(Xem: 1167)
Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng tương đương trong tiếng Anh là “mind” hay “thought”. Trong A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma), mạt na dùng để chỉ đồng nghĩa với THỨC (viññāna: consciousness) và TÂM (citta: mind, state of consciousness)
29 Tháng Năm 20233:10 CH(Xem: 1245)
Theo quan niệm của Phật giáo thì Niết-bàn là trạng thái tâm thanh tịnh tuyệt đối, nghĩa là tâm dập tắt hoàn toàn ngọn lửa tham, sân, si. Người đạt được trạng thái Niết-bàn là người có thái độ sống an nhiên tự tại “thường, lạc, ngã, tịnh” ngay trong vòng xoáy “Vô thường, bất toại nguyện và vô ngã” nơi thế gian này!
20 Tháng Năm 20232:10 CH(Xem: 1320)
Liebe Freunde, ein Kochrezept zubereiten ist nichts anderes als eine Kultivierungsübung. Um zu überleben, essen wir und praktizieren wir. Daher sind die Prinzipien für eine gute Küche quasi die Prinzipien für eine gute Praxis. Kurz gesagt, alles, was wir tun, ist eine Kultivierung. Der Lebensweg ist auch der Kultivierungsweg. Alles ist abhängig von unserem Geist. Wie er das Objekt wahrnimmt, ist es das Reich, in dem wir leben.
16 Tháng Năm 20239:48 CH(Xem: 1642)
Khóa Tu Thiền Tập Đơn Giản Để Sống An Lạc từ 14 đến 19 tháng 4 năm 2023 tại Chùa Tích Lan, Ontario.
16 Tháng Năm 20237:21 CH(Xem: 1217)
Người “Sống Tùy Duyên Thuận Pháp” là người có tu tập theo lời Phật dạy. Một trong những pháp người đó thực hành là giữ chánh niệm trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, hay khi làm bất cứ điều gì, cũng làm trong chánh niệm.
69,256