Trích từ sách Luận Giảng Vấn Đáp về THIỀN và KIẾN THỨCTHỜI ĐẠI của HT Thích Thông Triệt (2014) Luận giảng số 7
Bài đọc thêm số 4
Bệnh Tâm Thể
Định nghĩa
Từ “tâm thể” được kết hợp với từ tâm là “psyche1” và từ cơ thể là “soma.2” Hai từ này gốc từ tiếng Hy lạp. Khi kết hợp lại thành từ “psychosoma,3” có nghĩa “tâm thể.” Thuật ngữ“psychosoma” chỉ cho tâm rối loạn gây bệnh cho thân, trong đó chủ yếu là bệnh nội tạng. Các nhà tâm lý họcTây phương dùng từ “psychosomatic diseases” hay “psychosomatic illnesses” để chỉ cho những thứ bệnh do những yếu tố tâm rối loạn gây ra bệnh cho thân. Thí dụ, lo âu, sợ hãi, sân hận, buồn chán, ghen tương, vui quá độ... đưa đến bệnh cho thân, như cao máu, loét bao tử, nhức một bên đầu, hen suyễn, tiểu đường, đứng tim... chứ không phải bệnh do cơ thể rối loạn tạo ra. Chúng tôi dịch là “bệnh tâm thể.”
-------------------------
1. psyche = tâm: mind;
2. soma = cơ thể: body;
3. psychosoma = tâm-thân/tâm thể: mind-body.
Tác động dây chuyền
Trên thực tế, các yếu tốtâm lý xúc cảm và những trạng tháitùy miên, tức những phiền não âm ỉ ngấm ngầm trong tâm, luôn luôn tác động đến não bộ và khu Dưới Đồi. Từ đó, xung lực được truyền đến hệ Giao cảm thần kinh. Rồi theo hệ thống dây chuyền, các chất nước hóa học gây bệnh cho cơ thể từ Giao cảm thần kinh đến hệ thống tuyến nội tiết được tiết ra... làm cho thân bị bệnh. Như vậy, bệnh tâm thể là bệnh của thân do tâm bị nhiều mức độ xúc cảm dồn dập tạo ra.
Nói theo Thiền, đây là những mức độ vọng tâmdao độngquá mức, rồi tín hiệu dao động đó tác động đến khu Dưới Đồi; khu Dưới Đồi truyền đến Giao cảm thần kinh, Tuyến Nội tiết...làm cho cơ thể bị đau bệnh.
Tóm lại, đầu mối đưa đến bệnh tâm thể là do các căn tiếp xúc các đối tượng bên ngoài, khiến cho vọng tâmdao độngquá mức làm khởi lên những lo âu, sợ hãi, cố gắngquá mức. Chính những dao động này đã tác động vào khu Dưới Đồi làm tạo ra những phản ứng hóa học trong hệ Giao cảm thần kinh và các tuyến Nội tiết.
Sống trong gia đình hay ngoài xã hội, con ngườithường xuyên đương đầu các tình huống khó khăn, cay đắng, bi thương, đau đớn, kinh hoàng, hoặc bị nhiều áp lực dồn dập đưa đến, hoặc đứng trước những trường hợp de dọa nghiêm trọng đến mạng sống, danh dự, sự nghiệp, tài sản hay địa vị, làm căng thẳngthần kinhquá mức; kết quả đưa đến bệnh tâm thể.
Tác nhân đưa đến bệnh tâm thể hay bệnh uất cảm:
· Trong vai trò người chủ gia đình hay chủ xí nghiệp, công ty, ta phải giải quyết những vấn đềnghiêm trọngliên quan đến tiền bạc trong các chi phí trả nợ tiền bills hằng tháng như tiền nhà, tiền xe, tiền máy móc, tiền nhân công, tiền cơ sở làm ăn... Hoặc mang nợ quá nhiều. Ta thường trựclo âu vì phải giải quyết những món tiền hằng tháng.
· Thường xuyên sống trong khung cảnh bị đe dọa đến mạng sống, sức khỏe, tài sản, danh dự, địa vị, hay quyền lợi, uy quyền, đưa đến hoang mang, lo âu và sợ hãiquá mức.
· Thường xuyên đương đầu các tình thế khó khăn, cay đắng, bi thương, tang tóc và kinh hoàng.
· Chạm trán những bất hạnh trong cuộc sống hằng ngày như nghèo, đói, thiên tai, tai nạn gây chết người thân thương.
· Mất hết nguồn hy vọng để sống đưa đến chán nản, không còn tha thiết gì đến môi trường chung quanh.
· Vỡ mộng điều gì mà ta đã đặt trọn niềm tin.
· Xúc cảm đột ngột, như vui mừngquá mức, kinh hoàngquá mức, sợ hãiquá mức, giận dữquá mức làm căng thẳngthần kinh tột độ.
· Ám ảnh, lo sợ điều gì bất ổn sẽ đến với mình hay gia đình mình hay ám ảnh những kỷ niệm đau buồn.
· Thất nghiệp lâu ngày, cố gắng tìm việc mà vẫn không tìm được.
· Chấn thương nội tâm, như kinh hoàng về một hình ảnh chết thê thảm của thân nhân hay bạn bè trong chiến tranh, hay trong tai nạnthảm khốc nào đó.
· Cố gắngquá mức hay nỗ lựcliên tục, hoặc tinh tấnquá mức, tỉnh táoquá mức để tập trung tâm vào việc dụng côngtu thiền đến độ căng thẳngthần kinh mà vẫn tiếp tụcnỗ lực.
Tóm kết
Nói chung, tác nhân gây bệnh tâm thể, trên cơ bản là do trạng thái tâm xúc cảm tùy miên và phiền nãotùy miên tăng cao quá mức tạo ra.
Giải thíchlo lắng và lo âu
Cảm thấylo lắng điều gì là điều tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày của con người. Từ việc này đến việc kia, trong cuộc sống hằng ngày, tất cả chúng ta không nhiều thì ít, đều có lo lắng hay lo âu khác nhau; cho dù chúng ta đã hiểu lý vô thường, xung đột (khổ), hay không thực chất tính (vô ngã) của hiện tượngthế gian trong vũ trụ.
Nói một cách thông thường, chỉ vì chúng ta là con ngườibình thường, không phải là cái máy hay không phải là những bậc thánh. Chúng ta cũng không phải là người đã giác ngộ. Chúng ta còn đang trên đường tu tập. Chúng ta chưa có đủ khả năngdụng công làm chủ được cảm thọ. Hoặc chúng ta chưa thực sự thể nhập các từng định cao hơn trong Phật giáo, nên chúng ta không tránh khỏilo lắng hay lo âu. Lo lắng và lo âu
Lo lắng (worry) là tâm ở trạng tháicảm thấy không an về việc gì và phải chú tâm vào việc đó, nhưng không đưa đến hoang mang, sợ hãi, cũng không đưa đến bệnh tâm thể.
Còn lo âu (anxiety, nervousness) thì tâm tuy cũng không an về việc gì nhưng trạng thái không an này kéo dài dây dưa. Tình cảm xúc động, khởi lên từ trạng tháilo âu. Nó gần với sợ hãi. Nhưng nó khác với sợ hãi. Khi lo âu, ta thường xuyênhình dung hay tưởng tượng về sự nguy hiễm nào đó sẽ chụp đến ta hay gia đình ta. Nó không có căn cứ vững chắc. Còn sợ hãi có căn cứ và có mục đích. Do đó, lo âu rất mơ hồ. Nó tạo ra trạng thái hoảng sợ, kinh hoàng, hoang mang và tâm trạng đau khổ. Những trạng tháilo âu
Thí dụ:
- Lo âu về cái chết sắp đến với mình, lo âu về tình trạng khốn khó, nghèo túng, lo âu về tình trạngcô đơn trong tuổi già, lo âu về chiến tranh vi trùng sẽ xảy ra, lo âu về tận thế…
Trong đời sống của người xuất gia cũng có nhiều lo âu. Mỗi người tùy theo cương vị và trách nhiệm của mình đều có lo âu khác nhau.
Có nhiều lo âuthể hiện lên đến cực điểm, hay ngấm ngấm từ chút. Tiến trình lo âu này thuộc dạng tùy miên. Đó là nội tâm cứ ray rứt ngấm ngầm lo âu. Trong tiến trình lo âu đó, thần kinh luôn luôn căng thẳng. Cuối cùng đưa đến uất cảm, tức stress. Uất cảm là trạng tháiphản ứng xúc cảm và căng thẳngtâm lý cao độ. Tâm bị áp lực từ nhiều phía hay một chấn thương nội tâm thường được gợi lại trong ký ức.
Tác dụnglo âu
Nếu lo âutrở thành mãn tính, trạng tháitùy miên xảy ra làm cho Giao cảm thần kinh bị tác động mạnh. Từ đó đưa đến cortisol từ vỏ thượng thận tiết ra nhiều và epinephrine từ ruột thượng thận cũng tiết ra nhiều. Hai loại nội tiết tố này làm cho nhịp tim gia tăng, đường máu tăng, áp suất máu tăng... Qua đó bệnh tâm thể sẽ xảy ra. Chỉ vì khi Giao cảm thần kinh bị căng thẳng, nó làm cho mạch máu ngoại biên bị thắt lại, tiêu hóa bị chận lại. Từ phần cuối dây thần kinh của hệ giao cảm tiết ra chất nước hóa học tên norepinephrine. Chất này theo máu đi vàoruột thượng thận. Từ ruột thượng thận lại tiết ra thêm hai thứ nước hoá học norepinephrine và epinephrine. Cả hai chất này đi vào máu làm cho tim đập nhanh, thở nhanh, máu tăng áp suất, tâm tán loạn.
Tác dụng hai chất nước hóa học Norepinephrine và Epinephrine
Ngoài ra, với người trong cơn nóng giận, Giao cảm thần kinh cũng bị kích thích. Nó tiết ra norepinephrine làm cho người đó nổi lên sự hung bạo, muốn đánh, phá, hay chiến đấu. Với người sợ hãi thì epinephrine làm cho họ nhút nhát, muốn tháo chạy. Cả hai chất này cũng lập thành chất béo. Nó làm máu có mỡ. Máu bị tăng cholesterol một phần cũng do hai chất đó. Ngoài ra, với sự tác động của epinephrine, nó làm cho gan không giữ được đường (glucose) trong gan; đường thoát ra và đi vào máu làm cho máu có đường.
Mặt khác, khi tâm rối loạn hay căng thẳngthường trực, tín hiệu niệm liền truyền đến khu Dưới Đồi.
Khi nhận tín hiệu niệm lo âuhay sợ hãi, khu Dưới Đồi liền tác động đến tuyến Yên bằng một chất nước hóa học là Cortitropinreleasing hormone, gọi tắt là CRH. Tuyến Yên tác động thẳng đến vỏ thượng thận bằng chất nước hóa học là Adrenocorticotrophic hormone, gọi tắt là ACTH. Ngoài ra khi một người chán nản hay trầm cảm, ACTH cũng tiết ra. Chất này làm cho vỏ thượng thận tiết ra cortisol.
Cortisol là một trong những nội tiết tố (hormones) tiết ra từ tuyến thượng thận thông qua cường độ căng thẳngthần kinh. Số lượng vừa phải của cortisol thì không gây hại cho cơ thể; trái lại, còn làm lợi cho cơ thể vì nó tăng cườnghệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, khi nó được sản xuất quá mức, kéo dài từ ngày này sang ngày khác và trở thànhkinh niên, nó trở thành chất độc cho não. Vì khi đi theo máu, nó lên đến não, nó bó chặt tế bào não. Nó làm chết tế bào não và làm tổn thương hàng triệu tế bào não tại vùng ký ức dài hạn, đưa đến mất trí nhớ và mất chức năngnhận thức. Nguyên nhân tạo ra bệnh Alzheimer, tức là bệnh sa súttrí tuệ trước tuổi già, một phần nào đó, có thể là do kết quả của chất độc cortisol được tăng nhiều trên vỏ não. Nó làm cho vỏ não của 3 thùy: thùy đỉnh, thùy thái dương, và thùy chẩm bị teo lại. đưa đến cơ thể suy nhược, ảnh hưởng đến tay chân, đầu mặt, và ảnh hưởng đến sự phát ngôn. Thí dụ quên tên gọi đồ vật, sau đó mới có khả năng nhớ lại tên đồ vật đó. Ngoài ra nó còn làm giảm lưu lượng máu cho não, đưa đến tế bào não thiếu hụt dưỡng khí. Ta thường cảm thấy mệt và choáng váng.
Đặc biệt, nó cũng ngăn chận sự lập thành kháng thể. Do đó cơ thể dễ bị nhiễm trùng.
Các loại bệnh tâm thể
- Những điều kiệnlo âu, sợ hãi, nỗ lực tối đa để dụng công hay để làm việc bằng trí óc hay tay chân sẽ đưa đến những chứng bệnh cho cơ thể như:
Nhức một bên đầu, hen suyễn, loét bao tử, rối loạn thận, rối loạn nhịp tim, rối loạnthần kinh hay thần kinhsuy nhược, bệnh động mạch vành tim, bệnh Parkinson, tăng huyết áp, chán nản hay trầm cảm, viêm khớp, kích thích đường ruột, tiểu đường, đứng tim bất ngờ, đưa đến chết bất thình lình. Hoặc tự tử hay khùng điên.
Giải thích thêm về bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson là bệnh suy nhược não bộ hay rối loạnthần kinh, do thiếu nhiều dopamine ở não, làm cho cơ thể suy yếu: cơ bắp cứng đơ, cử động khó khăn, bước đi không vững, đi như kéo lê thân mình, làm cho thân hơi cúi về phía trước; tư thế cứng nhắc, tay đưa ra không thẳng; đôi khi làm rung tay, đầu nặng, gương mặt như đeo một miếng gì nặng và không có biểu lộ, phát ngôn khó khăn. Nó được xếp là một loại bệnh liệt run. Trong cơ thể khỏe mạnh, dopamine thoát ra từ vùng liềm đen (substantia nigra, có nghĩa black substance, chất đen) ở cuống não và từ dưới đồi theo máu truyền lên khắp vỏ não.
Giải thích thêm về bệnh trầm cảm (depression)
Trầm cảm, tức mất tất cả hy vọng, không còn hăng hái làm việc, không còn tha thiết đến điều gì. Nó làm cho con ngườicảm thấy buồn, chán ngán, u sầu, hết hy vọng vào ngày mai, không thấy hứng thú, mất hết năng lựchoạt động; thường nghĩ đến chết và tự tử. Trong những triệu chứng sinh học, bệnh trầm cảm bao gồmrối loạn sự ngủ, như mất ngủ hay ngủ nhiều, ăn không thấy ngon miệng, mất cân, bị táo bón, sinh lý yếu.
Tác dụng của sự thực hành Thiền
Bằng những kỹ thuật của Thiền, ta có khả năng điều chỉnh được bệnh tâm thể. Chỉ vì bệnh tâm thể do những trạng thái tâm rối loạn như lo âu, sợ hãi, uất cảm, giận tức, sầu khổ, trầm cảm dây dưa gây ra. Trong lúc đó mục tiêu nhắm đến của Thiền, trước tiên là điều chỉnh những rối loạn của tâm. Thiền làm cho tâm được thư giãn, thanh thản, phấn chấn, và an tịnh.
Vai trò quan trọng trong hồi đáp sinh học
Thư giãn là một điều kiện quan trọng của hồi đáp sinh học. Nó là thuốc giải độc bệnh uất cảm nói riêng, thuốc giải độc những rối loạn tâm xúc cảm và điều chỉnh lại thần kinh, nói chung. Nhưng đặc biệt, nó giúp ta ngăn chận hay chữa trị bệnh tâm thể bằng cách tác động thẳng vào Đối giao cảm thần kinh và vỏ não.
Khi tâm yên lặng, cuống não sẽ tiết ra dopamine. Chất này có khả năng làm cho cơ thể khỏe mạnh và chữa trị được bệnh Parkinson.
Khi Đối giao cảm thần kinh bị tác động, chất nước hóa học là acetylcholine sẽ được tiết ra từ tế bào vùng ý chívận động, Dưới đồi, và cuống não. Chất này dẹp tan hai chất norepinephrine và epinephrine.
Nó cũng đóng vai quan trọng trong việc học hỏi, ký ức, phát huy năng lựcnhận thức, và cơ thể linh hoạt, tức tay chân có cử động nhẹ nhàng. Người mắc bệnh Alzheimer đặc biệt là do suy yếu chất acetylcholine.
Do đó, vai trò của acetylcholine rất quan trọng. Chức năng của nó là giúp cho ta được tỉnh thức và tăng cường ký ức. Nhiều vùng bên trong não và cơ cấu mạng lưới ở cuống não đều có chứa acetylcholine.
Phương phápthực tập
Với tâm thanh thản, mọi xúc cảm tâm lý đều dừng. Hoạt động của hệ thống Giao cảm thần kinh và tuyến Thượng thận giảm. Nó làm cho hai chất nước hóa học norepinephrine và epinephrine không xuất hiện, nhịp tim giảm cường độ, áp suất máu xuống bình thường, cơ bắp không căng. Với tâm phấn chấn, nó dẹp được bệnh trầm cảm. Nó làm ACTH hạ, do đó cortisol cũng hạ. Đồng thời nó làm cho ta cảm thấy hăng say làm việc.
Kết luận
Khi biết được tiến trình gây bệnh cho thân vốn xuất phát từ nơi tâm rối loạn, ta có thể áp dụng những phương thức điều tâm của Thiền để tự chữa hay ngừa những chứng bệnh bên trong cơ thể. Và khi áp dụng những phương thức điều tâm chính là ta sử dụngtrí năngtỉnh ngộđể thực hành. Cốt lõi của sự thực hành này đòi hỏi ta phải đạt đượctrạng thái thư dãn tâm hay thư dãn niệm. Vì có thành tựu thư dãn tâm hay thư dãn niệm, ta mới điều chỉnh hay chữa trị được bệnh tâm thể. Đó là ta sử dụng những tiến trình Biết không lời, Thầm nhận biết, Tỉnh thức biết không lời, và Nhận thức biết không lời.
Q.H, Đạo tràng Paris rút tỉa, sắp xếp, cắt dán lại những thuật ngữ Thiền từ các sách mà Thầy đã xuất bản -
Trương Đăng Hiếu, Đạo tràng Nam Cali đánh máy, trình bày lại để làm tư liệu Anh chị thiền sinh cùng nhau tu học.
Il est normal, naturel et raisonnable que des phénomènes apparaissent, changent et se terminent. Si nous pouvions comprendre cela, lorsque quelque chose apparaît ou disparaît, nous ne serions ni heureux ni tristes. Notre esprit est alors serein et paisible.
Đức Phật dạy khi một trong các loại tâm xuất hiện, chúng ta không làm gì khác, ngoài việc ghi nhận, quan sát, biết rõ sự hiện diện của nó mà thôi! Khi quan sát mà trong tâm không khởi lên bất cứ một ý nghĩ nào khác thì lúc đó hành giả đang trú trong tự tánh, tức tướng thật của tâm.
Wenn man den Titel dieses Artikels liest, denkt man vielleicht, dass er zu hochtrabend, umfassend und unrealistisch ist. Es stimmt, man kann dieses Thema nicht auf wenigen Seiten darstellen. Deshalb möchte ich mich heute nur auf „Die vier Grundlagen der Sympathie“ (catursaṃgrahavastu) aus buddhistischer Sichtweise beschränken und wie wir sie in unserem alltäglichen Leben umsetzen können.
Học Phật, chúng ta thấy Ngũ căn-ngũ lực là năm yếu tố căn bản, năm yếu tố cốt lõi trên con đường tu học, mà đức Phật đã dạy cho một kẻ phàm phu mới bắt đầu, cho đến khi kết thúc trở thành bậc Vô học (A-la-hán).
Le contenu de la retraite de cette année est principalement un résumé des thèmes centraux du zen bouddhiste, de la première à la dernière étape. Chaque année, la retraite accueille de nouveaux participants, mais la plupart d'entre eux sont des méditants chevronnés, qui ont parfois 10 ou 15 ans de pratique ou plus. L'enseignement devait donc répondre aux exigences de chaque niveau d'apprentissage.
Das Dharmator ist das Tor zum Eintreten, um zu lernen, zu verstehen und zu praktizieren vom Dharma. Der Dharma ist die Wahrheit, wie auch alle Phänomene der Welt. Demnach können wir uns zwei verschiedene Dinge vorstellen. Nein, sie sind nicht verschieden. Die Wahrheit wird durch jedes weltliche Phänomen offenbart, und jedes weltliche Phänomen ist die Wahrheit. Das Selbst ist auch die Wahrheit, und die Wahrheit offenbart sich auch durch das Selbst. Das Selbst ist auch die volle Wahrheit. Alle sind gleich: sie sind alle vergänglich, sie sind alle selbstlos, sie sind alle bedingt, sie sind alle leer, sie sind alle wie Illusionen, sie sind alle wie Unbeweglichkeit. Sie sind alle ungeboren, also unsterblich.
La sangha de Paris a été créée très tôt, il y a environ 21 ans, la plupart des membres étaient des méditants chevronnés qui avaient étudié directement avec le Maître Fondateur. Sachant cela, chaque année, comme d'habitude, je m'y rendais avec la simple intention de leur rendre visite.
Quán các cảm thọ, là quan sát, ghi nhận sự sanh khởi của Thọ uẩn: Đây là Thọ khổ, đây là Thọ lạc, đây là Thọ xả, đây là Thọ liên hệ vật chất, đây là Thọ không liên hệ vật chất. Niệm Thọ để thấy tính sanh diệt, vô thường, khổ, vô ngã của Thọ uẩn...
Những đo đạt sau cùng của Thiền sư Thích Thông Triệt đã được thực hiện vào ngày 8 và 9 tháng 6 năm 2013. Tôi tường trình ở đây một số kết quả từ những thực nghiệm này kết hợp với kỹ thuật chụp ảnh chức năng cộng hưởng từ (f-MRI) và điện não đồ (EEG, 256 channels).
La retraite de cette année à Toronto a réuni de nombreux méditants chevronnés y participent. Je sais qu'ils veulent simplement venir me rendre visite. Ils ont déjà maîtrisé le chemin de pratique, ayant étudié directement avec le Maître il y a de nombreuses années. C'est pourquoi, cette année, simplement un résumé de la théorie et de la pratique est présenté, afin d'aider chacun à maîtriser les étapes sans craindre de se tromper.
1- Hầu hạ cha mẹ là pháp được người hiền trí tuyên bố - Kinh BỔN PHẬN – Tăng Chi Bộ I, tr270
2.- Được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên. Kinh BẰNG VỚI PHẠM THIÊN – Tăng Chi Bộ I, tr 684
3.- Làm sao trả ơn đủ cho cha mẹ - Kinh ĐẤT – Tăng Chi Bộ I, tr 118
Le perfectionnement spirituel est un processus qui va du simple au plus difficile; la connaissance associée est peu solide au début, mais elle est progressivement transformée par l'apprentissage pour devenir de plus en plus explicite et solide.
Uất cảm được định nghĩa là sự biểu lộ trạng thái tâm lý biến động, căng thẳng, không quân bình hay không xứng hợp giữa tri giác và nhận thức về những yêu cầu (demands), nhu cầu (needs), hay khả năng đối phó trước những tình hình khẩn trương đang xảy ra.
Es gibt zwei Faktoren, die zum Leid führen können. Es sind „Bonsai“ und „Mein“. Weil er mein ist, bedauerte ich sehr, als er eingegangen ist. Weil er mein ist, habe ich ihn ins mein Zimmer gestellt. Nicht nur ich habe eine Vorliebe für die Bonsai-Bäume.
Pháp tu quán Thân giúp hành giả nhận ra cấu trúc của con người chỉ là Ngũ uẩn, là Danh sắc. Danh sắc thuộc pháp hữu vi, có điều kiện, nên Ngũ uẩn chịu quy luật Vô thường-Khổ-Vô ngã, và có mặt ở trên đời này theo chu kỳ Sinh-Trụ-Hoại-Diệt.
Als Buddhistin habe ich auch Ehrfurcht vor dem Buddha und ich habe geglaubt, dass der Bodhi-Baum mir eine erleuchtete Weisheit darstellt. Daher gab es eine Zeit, in der ich mir einen eigenen Bodhi-Baum im Zimmer wünschte.
Qua số phận của cây bồ đề bonsai của mình, mình nhận ra tất cả vấn đề nằm ở 2 chỗ, 1 là “bonsai”, 2 là “của mình”. Vì là “của mình” nên mình mới xót xa, băn khoăn khi nó héo khô. Vì là “của mình” nên nó phải là "bonsai" để trang hoàng trong nhà cho mình ngắm.
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra (từ nghiệp cũ, nghiệp mới, ngũ dục, ngũ trần, tham, sân, si). Muốn thoát khổ thì phải tự mình tháo gở những sợi dây ràng buộc đó, chứ không Thần Phật nào cứu rỗi, ban ơn, giáng họa cho mình.
Nun habe ich erfahren, dass jeder Baum ein Bodhi-Baum ist, dass jede Blume, jede Blüte, jede Landschaft eine ultimative Realität offenbart. Jede Blume, jede Zierpflanze ist also ein „Bodhi-Baum“ und keiner davon ist mein eigener „Bodhi-Baum“.
Người Phật tử có lòng tôn kính đức Phật, thường có lòng biết ơn cây bồ đề, mình lại nghĩ thêm rằng cây bồ đề biểu hiện cho trí tuệ giác ngộ, nên đã có lúc phóng tâm muốn có một cây bồ đề xanh tươi của riêng mình.
Mà bây giờ mình đã biết, cây nào cũng là cây giác ngộ, hoa lá, cảnh vật nào cũng hiển lộ thực tại cuối cùng. Vậy thì cây cảnh hoa lá nào cũng là "cây bồ đề", đâu có cái nào là của riêng mình đâu ?
Từ ngữ Pháp, từ xưa tới giờ có rất nhiều ý nghĩa và ý nghĩa của nó rất rộng cho nên cô tạm gom lại để phân ra ba nội dung khác nhau tức là có thể xếp vào ba ý nghĩa khác nhau của từ Dhamma.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.