HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Truyện ký thánh tích NALANDA

02 Tháng Bảy 20193:07 CH(Xem: 5870)

Truyện ký thánh tích NALANDA, NƠI BỌN GIẶC HỒI SÁT HẠI HƠN 3,000 TĂNG SĨ PHẬT GIÁO

 

          Hôm nay "tour guide" đưa phái đoàn hành hương chúng tôi đến tham quan trường đại học Nalanda. Khi tới trước cổng trường, chúng tôi xuống xe đi bộ một khoảng khá xa. Trước mặt, sau lưng chúng tôi còn có nhiều đoàn hành hương khác cùng đến thăm thánh tích Nalanda. Nhìn cách ăn mặc của họ chúng tôi có thể đoán họ đến từ những xứ khác như Thái Lan, Phi Luật Tân, Đại Hàn... Có những người da trắng và cả những người Ấn Độ nữa... Chúng tôi im lặng đi qua khỏi một sân cỏ rộng lớn mới vào tới bên trong những đền tháp đã bị sập đổ chỉ còn những chân tường màu nâu củ kỹ.

          Đoàn người chúng tôi leo từng bậc thang lên trên một nền tháp lớn. Tại đây chúng tôi có thể nhìn thấy xung quanh rất nhiều nền móng của những ngôi tháp nhỏ. Khi tất cả mọi người tề tựu đông đủ, thầy Nguyên Hạnh bắt đầu khai lễ: "Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam mô thập phương chư Phật; Chúng đệ tử là những kẻ hậu học từ xa về hành hương xứ Phật, gặp duyên lành đến được thánh tích Nalanda, nơi đây là một mảnh đất thiêng liêng, một thời lưu dấu chân Phật và các vị Thầy Tổ. Chúng con thành tâm kính dâng lời cầu nguyện lên bao liệt vị Tổ Sư đã quá vãng tại nơi này. Xin chư Phật và liệt vị Tổ Sư chứng minh gia hộ cho Phật Pháp được trường tồn, nhân loại được hoà bình, chúng sanh được an lạc...". Sau đó tăng niPhật tử cùng tụng bài Bát Nhã Tâm Kinh. Xong phần nghi lễ "ra mắt". Mọi người tảng ra từng nhóm. Một số đi theo sư cô Tường Liên dọc theo đường mòn tiến sâu vào phía bên trong để chiêm ngưỡng các tượng Phật khắc trên vách tường. Một số khác vây quanh thầy Nguyên Hạnh để nghe thầy kể lại một vài sự tích của ngôi đại học Phật giáo nổi tiếng này. Vài người khác thì tháp tùng với thầy Nguyên Đạt đi thu lại hình ảnh của thánh tích Nalanda vào máy video để làm tài liệu.

          Mặt trời lúc này đã lên cao, nắng nóng chiếu xuống đỉnh đầu như muốn thiêu đốt đoàn người áo lam. Lúc này mồ hôi trong người tôi tuôn ra như tắm, ướt cả sóng áo lưng. Tôi đưa vạt tay áo tràng lên lau những giọt mồ hôi nhễ nhại trên trán. Quyết định không đi theo mọi người, tôi ngồi xuống bậc thềm của nền tháp gạch màu đỏ đóng rêu xanh nghỉ mệt. Ngồi một mình dõi mắt nhìn chung quanh, tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé trước khung cảnh vĩ đại của tu viện, dù giờ đây chỉ còn sót lại những di tích điêu tàn đổ nát!

          Sử sách ghi lại rằng khu vực đại học Nalanda là quê hương của Đại dức Xá-Lợi-Phất và Mục-Kiền-Liên. Đại đức Xá-Lợi-Phất sanh ở làng Upatisya thuộc gia đình quyền thế. Còn Đại đức Mục-Kiền-Liên người làng Kolita cũng thuộc dòng họ trâm anh giàu có. Lúc sinh thời là bạn rất thân với nhau. Khi xuất gia, cả hai trở thành đệ tử đứng đầu hàng thánh giả của Đức Phật. Ngài Xá-Lợi-Phất nổi danh thông minh xuất chúng, còn Ngài Mục-Kiền-Liên nổi danh đệ nhất thần thông. Cả hai đều nhập diệt trước Đức Phật.  Các vị vua thời đó đã lần lượt lập đền kỷ niệm. Chỗ này là đền ghi nhớ Ngài Xá-Lợi-Phất. Chỗ kia là đền ghi dấu nơi Đức Phật dừng chân. Chỗ nọ là đền tưởng niệm Ngài Mục-Kiền-Liên. Những ngôi đền đó là nơi tụ họp của những người yêu mến đạo Phật, dần dần được xây cất thành tu viện Nalanda, để rồi phát triển thành một đại học Phật giáo sau này.

          Đại học Nalanda nổi tiếng vô cùng nghiêm mật. Các tu sĩ muốn vào đây đều phải trải qua những cuộc giảo nghiệm rất khó khăn, nếu không nói là vô cùng khắc nghiệt. Nhờ vậy mà các tu sĩ học ở trường này đều trở thành những nhà tư tưởng Phật giáo vĩ đại. Đầu tiên là Ngài Saraha là thầy bổn sư của Ngài Long Thọ (Nagarjurna), rồi đến Ngài Long Thọ là Viện trưởng.

          Sử kể rằng Ngài Long Thọ xuống tóc xuất gia hồi lúc bảy tuổi và được Ngài Saraha truyền cho pháp tu Quán Vô-Lượng-Thọ. Ngài Long Thọ sinh ra và lớn lên trong một gia đình Bà-La-Môn ở miền Nam Ấn Độ. Thuở nhỏ đã nổi tiếng thông minh vượt bực, thông thuộc hết kinh điển Bà-La-Môn gồm bốn bộ Vedas (Phệ Đà), nội dung bao quát mọi vấn đề, từ phương cách tu hành, lễ bái, đến các môn bói tướng số, chữa bệnh v.v.... Về sau Ngài quy y Đại Thừatrở thành một Luận sư xuất sắc nổi danh của Phật giáo. Ngài sáng lập ra học phái Đại Thừa gọi là Trung Luận Tông còn gọi là Không Tông. Học phái nổi tiếng này có ảnh hưởng lớn từ khi Ngài Long Thọ giữ chức Viện trưởng của Nalanda, và kéo dài trong suốt tám thế kỷ cho tới năm 1,000 là thời Phật Giáo coi như bị tiêu diệt tại Ấn Độ.

          Thừa kế Ngài Long Thọ là Ngài Đề-Bà-Tôn-Giả (Arya Deva), rồi đến Ngài Nguyệt-Xưng (Chandrakirti), Sằn-Đề-Đề-Bà (Shantideva). Chức Viện trưởng lần lượt truyền lại cho các Ngài Vô-Trước (Asanga), Thế-Thân (Vasubandhu), Trần-Na (Dignaga), Pháp-Hộ (Dharmapala), Giới-Hiền (Shilabhadra) và Pháp-Xưng (Dharmakirti). Những vị này đều làm rạng danh Nalanda và dĩ nhiên các Ngài đều đánh bại các Luận sư Ấn Độ thời bấy giờ.

          Lịch sử không ghi rõ Đại học viện Nalanda thiết lập từ đời nào, nhưng một số nghiên cứu gia đã dựa vào năm sanh của Ngài Long Thọ vào thế kỷ thứ Hai trước Tây lịch và sau khi lớn lên Ngài tòng học tại đó, rồi trở thành Viện trưởng. Từ đó, họ đi đến kết luận rằng có thể Đại học viện Nalanda được bắt đầu xây cất từ thế kỷ thứ Nhất trước Tây lịch. Theo thời gian với sự trùng tu của các vua chúa Ấn Độ qua nhiều thời đại, viện Đại học Nalanda ngày một to lớn hoành tráng hơn. Có năm số sinh viên theo học đông đảo lên tới mười ngàn vị. Thời đó, các sinh viên được theo học miễn phí, nhờ sự ủng hộ của các vị vua chúa và các cư sĩ mộ đạo đóng góp.

          Vào thế kỷ thứ Bảy, Ngài Huyền Trang từ Trung Hoa đến Ấn Độ tu học tại trường này suốt mười ba năm liền dưới sự chỉ dạy của Ngài Giới-Hiền. Mô tả về Đại học viện Nalanda, trong quyển "Đại Đường Tây Vực Du Ký", Ngài Huyền Trang cho biết số tăng sĩ đông đến vài ngàn vị, đa số đều là những bậc tài năng xuất chúng, không phải chỉ nổi tiếng trong Ấn Độ mà còn vang danh đến cả các nước ngoại quốc. Đức hạnh của các vị này hoàn toàn thanh tịnh, họ tuân thủ giới luật thật nghiêm chỉnh. Quy luật của tu viện rất nghiêm khắc. Những vị tăng sĩ từ sáng đến tối phải lo trau giồi học hỏi bằng phương pháp vấn đáp. Thay phiên nhau, người này hỏi người kia trả lời. Đương nhiên những câu hỏi này nằm trong phạm vi đạo học, mang ý nghĩa sâu sắc rốt ráo. Những ai thiếu tài biện luận về kinh điển sẽ không được kính trọng, và tự họ phải tìm nơi vắng vẻ ôn luyện kinh điển cho đến khi thành thuộc, hầu có đủ vốn kiến thức để tranh luận với mọi người. Các nhà học giả từ những thành thị khác nếu muốn nổi tiếng đều phải vào học cho bằng được tại trường Nalanda.

          Cũng theo Ngài Huyền Trang thì trường Đại học Nalanda là nơi sản xuất một số Triết gia, Văn phạm gia, Luận lý gia và các lãnh tụ tôn giáo. Sách vở của những vị xuất thân từ trường này soạn thảo đến nay vẫn còn truyền tụng. Nhờ Nalanda mà Triết học Phật giáo Đại Thừa được nẩy nở và truyền bá khắp nơi.

          Vào thế kỷ thứ Tám, Nalanda bắt đầu bị điêu tàn, một phần vì sự xáo trộn trong nước, một phần vì sự kỳ thị tôn giáo xảy ra. Nhiều vị Triết gia tài giỏi của Ấn Độ giáo viết sách công kích thẳng thừng Phật giáo. Và sau cùng là giặc Hồi giáo tràn vào Ấn Độ. Đi đến đâu họ tàn sát tăng sĩ và phá huỷ tất cả đền thờ cũng như chùa chiền đến đó. Họ không kiêng nể bất cứ một một giáo phái nào ngoại trừ Hồi giáo của họ.

          Khi giặc Hồi giáo tiến chiếm tu viện Nalanda. Họ phá huỷ tất cả chùa tháp tinh xá trong khuôn viên Nalanda, đập nát các tượng Phật bằng đá và thiêu đốt kinh sách, đồng thời binh lính Hồi giáo đã xuống tay giết hại ít nhất là ba ngàn vị sư đang tu học ở viện Nalanda nầy. Những vị tăng sĩ còn sống sót muốn tiếp tục cuộc đời tu hành phải trốn chạy sang Tây Tạng. Hôn quân Hồi giáo chiếm Ma-Kiệt-Đà và phá huỷ Phật giáo thời đó mang tên là Bahktiyar Khilji.

          Cũng trong quyển "Đại Đường Tây Vực Du Ký" của Ngài Huyền Trang có ghi câu chuyện về Nalanda như sau:

          Từ Vương Xá thành đi về hướng Bắc độ 30 dặm là đến tu viện Nalanda. Tương truyền phía Nam của tu viện này. Ở giữa rừng Amra có một cái hồ nhỏ là nơi cư ngụ của con rồng tên là Nalanda. Người ta đã xây cất một ngôi chùa bên cạnh cái hồ ấy, nên lấy tên con rồng mà đặt cho ngôi chùa.

          Nhưng sự thật vào thời Đức Phật. Trong một tiền thân, Ngài là vị vua của một quốc gia lớn, thủ đô của quốc gia ấy đặt tại nơi đây. Ngài thương dân như con, đã làm nhiều việc thiện lành giúp đỡ mọi người thoát khỏi nhiều nỗi khổ đau. Kính trọng một vị vua đức độ người đời gọi Ngài là "Người từ thiện không mệt mỏi" và chùa này đã được đặt tên là Nalanda trong ý nghĩa đó. Chỗ này, ngày xưa là một vườn xoài. Có năm trăm vị thương gia hùn vốn hơn mười triệu tiền vàng để mua và cúng dường khu vườn xoài ấy lên Đức Phật. Do đó, Đức Phật có dịp thuyết pháp liên tục ba tháng tại đây. Nhờ vậy, mà các vị thương gia mộ đạo và nhiều người khác tu hành tại đây đã đạt được quả thánh.

          Một thời gian không lâu sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Vua Sakraditya là một vị quân vương tín hành Phật giáo, vô cùng kính trọng ba ngôi Tâm Bảo. Khi có dịp đi ngang qua địa điểm này, liền ra lệnh xây một ngôi chùa thật trang nghiêm. Trong lúc khởi công xây cất, có người đã vô tình làm con rắn chúa bị thương. Lúc đó một vị tiên tri lỗi lạc theo đạo Ni-Kiền-Đà (Nigranthas) thấy sự tình như vậy có để lại lời tiên tri: "Nơi đây là địa điểm tuyệt vời. Nếu quốc vương xây tu viện, thì tu viện này sẽ vang danh khắp nơi. Nó sẽ là một tấm gương sáng cho cả năm vùng Ấn Độ. Trong vòng 1,000 năm nó sẽ phát triển cùng cực, tăng viên các cấp bậc đều thành tài một cách dễ dàng. Nhưng sau đó nhiều vị tăng sĩ theo học trường này sẽ bị đổ máu vì vết thương của con chúa rắn". Lời tiên tri này về sau đã được chứng nhận. Giặc Hồi tràn vào đốt phá trường học và tàn sát trên ba ngàn tăng sĩ. Máu của các vị tăng sĩ này đã thấm xuống lòng đất, bay lên dính trên  tường và bám vào gạch cho tới ngày hôm nay.

          Sau vua Sakraditya, thái tử Buddhagupta lên ngôi tiếp tục công việc xây cất của vua cha. Vua Buddhagupta cho xây cánh Nam của tu viện. Sau vua Buddhagupa là vua Tathagatagupta tiếp tục cho xây cánh Bắc của tu viện. Theo gương vua cha, khi thái tử Baladiya nối ngôi, hoàng đế đã lập thêm tu viện ở phía Đông Bắc. Kế vị là vua Vajra cũng có lòng tin nơi Phật pháp nên tiếp tục cho xây một tu viện ở phiá Tây. Sau cùng, một vị vua ở miền Trung Ấn Độ kiến thiết thêm một tu viện ở hướng Bắc, và cho xây một tường rào cao bao bọc quanh tu viện với một cổng ra vào. Những vị vua kế tiếp đều góp phần xây dựng tu viện bằng cách dựng tháp, tạc tượng, làm cho cảnh trí Đại học viện ngày một vĩ đại hơn. Khi hoàn tất, nhà vua cuối cùng cho triệu tậpquan văn võ tới và phán rằng: "Trong đại sảnh mà vị vua đầu tiên đã cho xây tu viện, trẫm sẽ đặt một tượng Phật, trẫm sẽ cúng dường 40 tăng sĩ nơi đây mỗi ngày, để tỏ lòng biết ơn vị sáng lập ra tu viện".........

          Trên đây là lịch sử Nalanda hiểu theo cách diễn đạt của Ngài Huyền Trang. Ngày nay, khi đến thăm Nalanda, du khách chỉ còn thấy cảnh hoang tàn đổ nát, nhưng chỉ cần thấy những nền móng còn sót lại đó, chúng ta cũng có thể hình dung được cảnh huy hoàng Nalanda của một thời cực thịnh rực rỡ năm xưa.

          Trở lại câu chuyện hành hương hiện tại của đoàn.....

          Khi mới bước vào, chúng tôi thấy ngay bên trái của tu viện là một nền tháp cao nhất đã bị san bằng. Muốn lên trên nền cao này, chúng tôi phải leo lên những bậc thềm rộng nhiều tầng. Đây chính là ngọn tháp mà các nhà khảo cổ ghi số thứ tự là tháp thứ 3. Đứng trên nền tháp này nhìn xuống, chúng tôi có thể nhìn thấy nhiều nền tháp nhỏ xung quanh. Những tháp nhỏ này nghe nói xưa kia là nơi thờ cốt trà tỳ của những vị Sư tại Phật học viện qua đời. Cạnh tháp số 3 ở bốn gốc có bốn tháp nhỏ tương đối chưa hư hại nhiều. Rất tiếc chúng tôi không được nghe ai giảng nghĩa về lịch sử của những ngôi tháp nhỏ này. Về hướng Bắc của tháp số 3 là tháp số 12. Tháp này đặc biệt hơn là trên tường có nhiều khám thờ. Trên mặt mỗi khám có khắc những trụ vuông tạc nhiều tượng rất khéo.

          Phía bên phải còn có một số tăng xá đánh số thứ tự như tăng xá 1, tăng xá 2, 1A, 1B, tăng xá 4, 6.... Nhưng rất tiếc là thời giờ có hạn mà khuôn viên của Nalanda thì quá rộng lớn nên chúng tôi không được ở lại quan sát cũng như không được chỉ dẫn giải thích rõ ràng, vì thực ra người "tour guide" chỉ biết qua loa không chính xác ngọn ngành lịch sử của thánh tích Nalanda như các nhà khảo sát về Phật học, nên ông ta trả lời không trôi những câu hỏi của những người trong đoàn hành hương.

          Chúng tôi rời Nalanda Phật học viện cũ còn sót lại những nền móng, để đến thăm Viện Bảo tàng Nalanda, vì những di tích đào lên được ở Nalanda xa xưa đều được giữ gìn tại đây. Có bốn loại di tích quý được tàng trử ở Bảo Tàng viện là: Các bia ký, các hình tượng, khuôn dấu và đồ gốm.

          Bia ký giúp chúng ta hiểu lịch sử của Nalanda qua nhiều thời đại. Những chữ khắc trên bia, hoặc trên lá bằng đồng hay trên tường đá, hoặc tường hoa cương của từng thời đại giúp cho việc nghiên cứu của kẻ hậu học được dễ dàng hơn.

          Trong Bảo Tàng viện, du khách được chiêm ngưỡng nhiều tượng Phật, tượng các vị Bồ Tát và các vị thiên thần khác. Nhiều tượng được làm bằng kim khí. Có tượng Phật làm bằng đồng đen đặt trên một đoá hoa sen tròn trông vừa lạ vừa đẹp.

          Ngoài những tượng Phật, tượng Bồ Tát, khách hành hương được thấy tận mắt nhiều con dấu và tấm đồng được tìm thấy trong các tăng xá. Mỗi tăng xá có một con dấu riêng. Có những khuôn dấu của các vị vua qua nhiều thời đại khác nhau. Điều này cho thấy các vị vua chúa thời xưa đặc biệt chú trọng và ra sức ủng hộ trùng tu Nalanda, khiến học viện này trở thành một đại học viện bề thế có một không hai ở Ấn Độ!

          Đồ gốm được tìm thấytu viện Nalanda rất nhiều. Những tượng và những dụng cụ làm bằng gốm này đã chứng tỏ cho chúng ta thấy trình độ văn minh khéo léo của dân chúng thời ấy đã lên đến một mức độ khá cao.

          Viết về thánh tích Nalanda mà không đề cập đôi nét về Tân Phật học viện Nalanda ở Ấn Độ thời bây giờ thì thật là một thiếu sót lớn. Vì thế chúng tôi xin đề cập về Nalanda mới qua sự tìm hiểu giới hạn của mình. Xin thưa trước là không được đầy đủ như sự mong muốn, nhưng đây là một cố gắng của chúng tôi. Mong quý vị nào đã nhiều lần ghé thăm Tân Học viện Nalanda, hoặc đã từng theo học tại trường này hãy châm chế cho nếu thấy người viết không nêu lên được những điểm độc đáo đặc biệt của tu học viện mới này.

          Được biết Tân Học viên Nalanda là viện chuyên nghiên cứu ngôn ngữ Pàli và Phật học, không chỉ riêng cho Ấn Độ, mà cho rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Người đề xướng thành lập Tân Nalanda là Đại Đức Kassapa. Người tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên vào ngày 19-11-1951 là cố Tổng Thống Dr. Rajendra Parasad.

          Tân Học viện Nalanda toạ lạc trên một vùng đất rộng rãi, cách Nalanda cũ bởi hồ Indra. Hồ Indra vào mùa hè hoa sen nở đầy, trông vừa đẹp mắt lại vừa thanh thoát, nhất là vào những buổi sớm mai khi mặt trời vừa mới ló dạng, sương mù bay la đà trên mặt hồ, làm ẩn hiện những cánh sen hồng hồng, tím tím, khiến khách hành hươngcảm tưởng như đang lạc vào chốn thần tiên. Tân Nalanda nằm giữa đường Patna Bồ Đề Đạo Tràng và cách Vương Xá thành khoảng mười cây số.

          Tân Học viện Nalanda có một thư viện chứa nhiều bộ sách văn chươngtriết học bằng nhiều thứ tiếng như: Pàli, Sanskrit, Hindi, Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Thái Lan, Miến Điện, Cam Bốt v.v... Có thể nói đây là một thư viện với số lượng sách đồ sộ về cổ ngữPhật học lớn nhất ở Ấn Độ. Ngoài học giả và sinh viên người Ấn, Tân Nalanda còn có học giả và sinh viên nhiều quốc gia khác theo học như: Đức, Nhật Bản, Việt Nam, Hồi Quốc, Thái Lan, Miến Điện, Cam Bốt, Lào, Tây Tạng v.v..

          Về chương trình giáo dục thì Tân Nalanda chỉ dành riêng cho sinh viên cao đẳng và học giả nghiên cứu. Pàli là môn học chính cho những lớp cao đẳng gồm bốn ban: Ban A (Văn chương), Ban B (Luận học), Ban C (Lịch sử và Bia ký), Ban D (Đại thừa Phật giáo gồm Luận lý học, Nhận thức học và Siêu hình học). Vì có nhiều sinh viên ngoại quốc, nên tiếng Anh được dùng để giảng dạy.

          Tuy Tân Học viện Nalanda khánh thành sau khi Ấn Độ giành lại độc lập, nhưng nhờ danh tiếng của viện Phật học Nalanda cũ, nên các học giả đến Ấn Độ đều ghé thăm đại học Nalanda mới. Về phiá Việt Nam các Phật tử chúng ta đều biết Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thích HuyềnVi, Thích Thiện Châu v.v.. đều tốt nghiệp Tiến Sĩ tại viện Phật học này. Ngày nay có nhiều tăng ni trẻ Việt Nam đã và đang theo học tại viện Nalanda nổi tiếng này....

                                                            ***

          Đủ cơ duyên được đến thăm thánh tích Nalanda, chúng tôi với tâm trạng của kẻ hậu sinh, không tránh khỏi ngậm ngùi thương tiếc một thánh tích Phật học đã một thời huy hoàng. Chúng tôi nghĩ không một du khách nào đến đây mà không cảm thấy đau lòng khi tưởng nghĩ đến cảnh hơn ba ngàn vị thánh tăng đã đổ máu tắm ướt Nalanda bởi những bàn tay tàn bạo của những kẻ mang trong người dòng máu lạnh. Hẳn sẽ có khách hành hương, trong đó có chúng tôi tự hỏi không biết bây giờ giác linh các Ngài đang ở đâu? Có vị Bồ Tát nào trở lại cõi đời này để dìu dắt đám hậu sinh chúng tôi trên con đường tu học?

          Dẫu biết ở đời mọi việc đều vô thường. Hết thịnh thì sẽ suy. Biết thế, nhưng mấy ai tránh khỏi nỗi buồn se sắt trong lòng khi đối cảnh hoang tàn trước mắt. Riêng bản thân chúng tôi suốt đoạn đường dài ngồi trên xe bus trở về khách sạn, cứ nghĩ tới nghĩ lui về hình ảnh các vị Tăng sĩ hiền lành bỗng dưng ngã gục dưới những lưỡi dao cố tình không dung tha bất cứ một ai. Người mất đầu, kẻ mất tay chân, người lòi ruột, lòi gan. Người chết liền, kẻ quằn quại đớn đau trên vũng máu.... Nghĩ hoài đến lúc đầu óc đặt sệt, tim như ngừng đập, không thể hít được không khí vào lồng phổi, thì bỗng dưng có một luồng hơi mát mẻ không biết bắt đầu từ đâu trong cơ thể tràn ngập. Dường như tay chân chúng tôi được nhẹ nhàng đôi chút, trong đầu như được giải toả không còn căng thẳng, và dường như chúng tôi cảm nhận một sự ấm áp an ủi khởi lên trong tâm mình. Dầu sao thì những di tích cụ thể về Phật giáo vẫn còn đây, linh hồn Nalanda vẫn còn đó, vẫn hiện diện nhắc nhở cho hậu thế sự có mặt của Phật giáo. Tất cả vẫn đang được trưng bày nơi Bảo Tàng viện Nalanda và Tân Học viện Nalanda.

          Có lẽ không chỉ riêng chúng tôi mà hầu hết mọi người trong đoàn hành hương cũng có lúc khởi tâm vui mừng, khi nhận ra linh hồn Phật giáo vẫn linh thiêng tồn tại sau mấy ngàn năm kể từ khi Đức Phật nhập diệt, dù sau đó có thời gian phải trải qua bao thăng trầm, bao vùi dập. Hiện nay đạo Phật ngày một bành  trướng khắp nơi trên thế giới. Thế mới biết Chánh pháp không dễ bị tiêu diệt bởi tà giáo.

          Hướng về Phật, hướng về Pháp, hướng về Tăng, chúng con thành tâm tưởng niệm tất cả các Ngài. Nguyện giữ mình tu tập tinh tấn để không phụ công đức cao dày của các bậc tiền bối. Trước khi tạm ngưng bài viết chúng con cầu nguyện cho tất cả chư tôn đức hiện tiền khắp nơi được pháp thể khinh an. Cầu nguyện cho Phật pháp trường tồn để giúp chúng sanh bớt khổ và thoát khổ....

                              Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

(Bài viết năm 1998, nay hiệu đính lại)

28/6/2019

 blank

         blank


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười Một 202311:52 SA(Xem: 1320)
Vì căn cơ chúng sanh khác nhau, nên Đức Phật phương tiện thuyết ngũ thừa để giúp chúng sanh dần đạt được giải thoát tối hậu. Ngũ thừa Phật giáo ví như 5 loại xe: Nhân thừa và Thiên thừa - Thanh-Văn thừa, Duyên-Giác thừa và Bồ-Tát thừa
31 Tháng Mười 20233:40 CH(Xem: 1195)
Und wenn wir diese Weisheit erlangt haben, haben wir keinen Bedarf mehr an einem Weg, an ein Dharma oder an eine Tür, die zur Weisheit öffnet, da wir schon drin sind, in unserem natürlichen Haus.
26 Tháng Mười 202312:55 CH(Xem: 1171)
VIDEO Phóng Sự Kỳ Đo Não Bộ Hòa thượng THÍCH THÔNG TRIỆT tại Đại học Tuebingen Đức Quốc năm 2013 - Giới thiệu: Quang Chiếu - Quay phim: Tuệ Nguyên - Edit: Chúc Hải
17 Tháng Mười 202311:23 SA(Xem: 2004)
Trong cái thấy, chỉ là cái thấy; trong cái nghe, chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, chỉ là cái thức tri.
10 Tháng Mười 20239:31 CH(Xem: 1463)
Stuttgart est une petite ville du sud de l'Allemagne. La retraite étant bilingue allemand-vietnamien, M. Tuong Bach, Mme Minh Tuyen et Minh Kien assuraient la traduction simultanée à tour de rôle. Il y avait environ 25 méditants, venant de nombreux endroits. De Paris, ils avaient voyagé en train. De Berlin, ils s’étaient regroupés pour venir en voiture. De Goslar, ils avaient fait environ 8 heures de route pour venir au monastère.
03 Tháng Mười 202310:36 SA(Xem: 1423)
Die Weisheit, über die ich hier sprechen will, ist ein Vipassanā. In diesem Artikel möchte ich die Grundlagen der Achtsamkeit in dem Nikāya-Sutra untersuchen. Heute klassifizieren viele Ehrwürdige das Satipatthana Sutra als ein Vipassanā, also eine Weisheit. Aus diesem Grund betrachte ich in diesem Artikel das Wort Vipassanā als eine Weisheit. Eine Weisheit für die Praxis.
26 Tháng Chín 20234:27 CH(Xem: 1879)
Trên bước đường tu theo Phật, “Hạnh buông xả” đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là pháp tu cần thiết trong đời sống hằng ngày của người cư sĩ cũng như của người xuất gia tu hành giải thoát. Vậy thế nào là “Hạnh buông xả”?
19 Tháng Chín 20237:54 CH(Xem: 1918)
Bản thể của thế gian là trống rỗng, trống không, là như huyễn mà thôi. Tuệ trí này là năng lực khiến tâm xa rời dính mắc tất cả thế gian, bấy giờ mới an trú chánh niệm Như Vậy. Khi mình có tuệ trí thông suốt bản thể thế gian rồi thì không còn con đường, không cần pháp môn, không còn thấy có cổng nào nữa. Mình thực sự đang ở trong nhà của mình, tự thuở nào cho tới bây giờ.
12 Tháng Chín 202312:56 CH(Xem: 2130)
Bốn tầng Thiền qua đó đức Phật phát huy ba minh còn được gọi là bốn tầng Định, do đó mình hiểu Định có một vai trò quan trọng trong Thiền Phật giáo, xem như Định là cây cầu phải bước qua mới có thể khám phá tới khung trời bao la của trí tuệ bát nhã.
26 Tháng Tám 20232:36 CH(Xem: 2051)
Tuệ ở đây mình muốn nói tới Vipassanā, Tuệ Minh sát. Trong giới hạn bài này, mình bàn tới bài Kinh Niệm Xứ, trong kinh Nikāya. Mặc dù thông thường người ta vẫn nói “Quán Tứ niệm xứ”, trong bài kinh cũng nói “Quán thân” (Kāya-anupassanā) v.v…nhưng hiện nay các vị tôn đức xếp bài kinh Niệm xứ là Vipassanā, là thuộc Tuệ. Cho nên trong bài này, mình cũng tạm nói là Tuệ, tức là dùng tuệ thực hành...
20 Tháng Tám 202310:54 SA(Xem: 2413)
Nói tới Quán, có vài loại Quán hơi khác nhau, trong bài này chỉ xin nói tới loại Anupassanā, nghĩa thông thường là nhìn ngắm hiện tượng thế gian liên tục để nhận ra bản thể hay đặc điểm của hiện tượng thế gian là: vô thường, khổ, vô ngã. Vậy mình cũng có thể hiểu Quán là quan sát hiện tượng thế gian bằng con mắt trí tuệ.
14 Tháng Tám 202311:20 SA(Xem: 1847)
Muốn đạt được kết quả tốt, người thực hành phải hội đủ 5 tiêu chuẩn cần thiết: Tự lực, Nhu cầu, Quyết tâm, Lý thuyết, và Lý luận. Đây là 5 tiêu chuẩn lập thành hệ thống lý luận thực tiễn trong việc thực hành Thiền Phật giáo. Muốn điều chỉnh thân, cải tạo tâm, cân bằng thân-tâm, và phát huy trí tuệ tâm linh có hiệu quả, 5 tiêu chuẩn nói trên không thể tách rời nhau được.
09 Tháng Tám 202312:40 CH(Xem: 2124)
Cốt lõi là cái tinh túy, cái tinh ba. Chớ không phải cái bề ngoài. Nếu so với cái cây, nó không phải là lá cây, cành cây.v.v. mà là cái lõi bên trong của cây. Cái cốt lõi đó phải ngắn gọn, mới gọi là cốt lõi. Mà trong đạo Phật có nhiều cốt lõi lắm. Tại sao vậy?
02 Tháng Tám 20238:44 CH(Xem: 2109)
Chư Tổ Phát Triển thường nói có tới 84 ngàn pháp môn tu, tức là có vô số cổng để bước vào ngôi nhà giác ngộ, hay ngôi nhà giải thoát. Hôm nay chúng ta thử khảo sát cánh cổng của Giới.
31 Tháng Bảy 202310:00 SA(Xem: 1551)
“Ngũ uẩn giai không” trong lời dạy này của đức Phật, là khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, tâm hành giả biết nhưng không phản ứng thích thú hay chán ghét, tâm không nói thầm về đối tượng, thì Tánh biết có mặt. Tánh biết là cái biết rõ ràng lặng lẽ, trong sáng, khách quan, là cái lóe sáng đầu tiên của Tánh giác. Lúc bấy giờ toàn bộ ngũ uẩn yên lặng, không có cái Ta, cái của Ta hay Tự ngã của Ta trong đó, hành giả thoát khỏi mọi lậu hoặc, khổ đau.
17 Tháng Bảy 20231:44 CH(Xem: 1438)
Dès la clôture de la retraite bouddhique à Berlin, notre groupe de bhikkhunis - Nhu Minh, Nhu Sen et moi-même - a pris le lendemain, 19 mai, l'avion pour Paris. Le 20 mai au matin, la retraite de courte durée y a commencé, durant 3 jours, samedi, dimanche et lundi. Ce stage est également bilingue français-vietnamien avec la présence de quelques francophones qui écoutaient en direct l’enseignement à l’aide des écouteurs personnels. Ainsi la traduction ne gênait personne, et le cours se déroulait normalement comme d'habitude.
12 Tháng Bảy 20234:15 CH(Xem: 1956)
KINH VĂN : Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. bao gồm bản Hán Việt, bản dịch nghĩa, bản Anh ngữ & Pháp ngữ
05 Tháng Bảy 20239:06 SA(Xem: 1112)
Như vậy con thuyền để chuyên chở mình đi trên giòng sông tâm linh là Tánh nguyên tắc. Mình phải cương quyết, với ý chí dũng mãnh giữ gìn những nguyên tắc sống thích hợp với những chân lý mà Đức Phật dạy. Đó là Tánh nguyên tắc trong thiền.
13 Tháng Sáu 20237:59 CH(Xem: 1620)
Hòa Lan, thành phố đông người trần tục hay vườn hoa thiên nhiên với con người an vui thanh thản?
11 Tháng Sáu 20234:39 CH(Xem: 1366)
Le 4 mai commençait la retraite dans un centre de la ville de Moissac. Cet endroit, situé sur une haute colline tranquille ayant abrité déjà plusieurs retraites bouddhiques, était un ancien couvent carmélite, aujourd’hui transformé comme lieu de villégiature pour touristes. La Sangha de Toulouse a toujours été composée davantage de pratiquants français que vietnamiens, d’où la nécessité d’organiser la retraite en bilingue. Tout le monde doit rester sur place, car c'est loin de Toulouse.
05 Tháng Sáu 20236:34 CH(Xem: 1670)
Trường Bộ Kinh Digha Nikaya 16. Kinh ĐẠI BÁT-NIẾT-BÀN (Mahàparinibbàna sutta)
30 Tháng Năm 20234:42 CH(Xem: 1164)
Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng tương đương trong tiếng Anh là “mind” hay “thought”. Trong A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma), mạt na dùng để chỉ đồng nghĩa với THỨC (viññāna: consciousness) và TÂM (citta: mind, state of consciousness)
29 Tháng Năm 20233:10 CH(Xem: 1241)
Theo quan niệm của Phật giáo thì Niết-bàn là trạng thái tâm thanh tịnh tuyệt đối, nghĩa là tâm dập tắt hoàn toàn ngọn lửa tham, sân, si. Người đạt được trạng thái Niết-bàn là người có thái độ sống an nhiên tự tại “thường, lạc, ngã, tịnh” ngay trong vòng xoáy “Vô thường, bất toại nguyện và vô ngã” nơi thế gian này!
20 Tháng Năm 20232:10 CH(Xem: 1317)
Liebe Freunde, ein Kochrezept zubereiten ist nichts anderes als eine Kultivierungsübung. Um zu überleben, essen wir und praktizieren wir. Daher sind die Prinzipien für eine gute Küche quasi die Prinzipien für eine gute Praxis. Kurz gesagt, alles, was wir tun, ist eine Kultivierung. Der Lebensweg ist auch der Kultivierungsweg. Alles ist abhängig von unserem Geist. Wie er das Objekt wahrnimmt, ist es das Reich, in dem wir leben.
16 Tháng Năm 20239:48 CH(Xem: 1638)
Khóa Tu Thiền Tập Đơn Giản Để Sống An Lạc từ 14 đến 19 tháng 4 năm 2023 tại Chùa Tích Lan, Ontario.
16 Tháng Năm 20237:21 CH(Xem: 1214)
Người “Sống Tùy Duyên Thuận Pháp” là người có tu tập theo lời Phật dạy. Một trong những pháp người đó thực hành là giữ chánh niệm trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, hay khi làm bất cứ điều gì, cũng làm trong chánh niệm.
69,256