HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

TIỂU SỬ Hòa Thượng Thiền Chủ THÍCH THÔNG TRIỆT

27 Tháng Mười Hai 20199:32 CH(Xem: 14961)

TIỂU SỬ 
Hòa Thượng Thiền Chủ THÍCH THÔNG TRIỆT 

Thay-Thich-Thong-Triet-forWEB

Thiếu Thời

 

Hòa Thượng Thiền Chủ Thích Thông Triệt sinh năm 1929 tại Miền Nam Việt Nam.

Đến năm 40 tuổi, Thầy mới có ý nghĩ đi vào Thiền Phật Giáo để tìm ra những giải đáp cho chính mình trên mặt tâm linh, và đến cuối năm 1972 quyết định từ bỏ tất cả nhân duyêntri kiến thế gian để xuất gia tu Thiền. Qua sự giới thiệu của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Thầy được Thiền Sư Thích Thanh Từ chấp thuận cho xuất gia, nhưng mãi đến ngày Phật Đản 15 tháng 4 Âm lịch, nhằm ngày 12 tháng 5 Dương lịch năm 1974, Thầy mới được chính thức xuất gia theo học thiền dưới sự chỉ dạy của Thiền Sư Thích Thanh Từ trong Khóa Thiền Thứ Hai tổ chức tại thiền viện Chân Không (Vũng Tàu, Việt Nam).

 

Thực hành không đúng cách

 

Tháng 7 năm 1975, vài tháng sau ngày Miền Nam Việt Nam sụp đổ, Thầy bị bắt đi “nhập thất bất đắc dĩ” trong suốt 14 năm tại các trại tù cải tạo từ miền Nam ra miền Bắc. Trong 7 năm đầu Thầy lợi dụng tình cảnh này để thực tập thiền 10 tiếng mỗi ngày. Nhưng thất bại: thân mang nhiều thứ bệnh, tâm chán nản bất an.

 

Thầy biết mình đã dụng công sai lầm, đưa đến hậu quả tai hại nơi thân thể, nhưng sai làm sao Thầy vẫn chưa nhận ra.

 

Ngộ đạo lần đầu

 

Đầu năm 1982, Thầy cảm thấy bí lối cùng tột, quá chán nản vì ròng rã gần 7 năm miên mật dụng công mà không đạt được định, cứ để vọng tưởng dắt đi theo mãi. Vào lúc 3 giờ sáng ngày mùng 4 Tết, tức là vào tháng hai dương lịch năm 1982, trong cơn bí lối cùng cực, với cây bút bi Thầy viết một loạt chữ “không” trên giấy: “không thiền, không quán, không chỉ, không định, không trụ, không bất, không ly, không phi, không diệt, không nhiếp, không vô, không, không, không, không!”.

 

Đến chữ “không” cuối cùng, Thầy quẹt mạnh một đường bút bi dưới chữ “không” đó. Ngay khi cánh tay vừa vút mạnh lên khỏi đầu rồi đưa mắt nhìn cánh tay, Thầy bất thình lình nhận ra cách giải chủ đề mà Thầy đã bế tắc trong nhiều năm qua. Đó là “không nói thầm trong não thì có định!” Mừng quá, Thầy cười to lên! Liền lúc đó, Thầy nhận ra thêm là lâu nay Thầy đã vướng mắc vào rừng ngôn ngữ của những định nghĩa hàn lâm và lòng vòng trong các luận giải Thiền. Bây giờ dẹp hết từ ngữ hàn lâm, lòng vòng, rồi không nói thầm trong não thì vào được chỗ biết rõ ràng, rỗng rang.. Liền lúc đó, trong đầu Thầy bật ra bốn câu kệ:

 

Ta đã hết rồi chuyện thế gian

Tâm ta thanh thản như mây ngàn

Đâu còn chi nữa mà đem nói

Ý bặt, lời không, óc rỗng rang….

 

Thầy biết đây là trạng thái ngộ đạo, một sự ngộ đạo qua xúc chạm nơi cánh tay .

 

Sau khi nhận ra đầu mối của ngộ đạo, Thầy phát tâm: sau này, khi được tự do, Thầy sẽ tìm cách nghiên cứu Phật pháp qua hệ thống kinh tạng Pāli và làm sáng tỏ thiền Phật Giáo qua tiến trình tu chứngthành đạo của Đức Phật. Tiến trình này nói lên tinh ba của Thiền Phật Giáo, vốn được đặt trên cơ sở niệm biết (P: pajānati).

 

Kết quả pháp tu đúng

 

Sau khi ngộ đạo, Thầy cảm thấy trong tâm lúc nào cũng khởi lên một niềm vui, không còn lo nghĩ gì về chuyện được trả tự do. Thầy cũng không còn cảm thấy giật mình hay sợ hãi mỗi khi bị quản trại gọi lên làm việc như trước kia.  Tâm Thầy thanh thản, chấp nhận trả quả. Thầy nghĩ rằng khi nào hết nghiệp tù thì sẽ được trả tự do, còn bây giờ nghiệp tù chưa dứt, thì cứ ở lại đây để trả quả thôi.

 

Đến giữa năm 1982, chỉ mấy tháng sau khi kinh nghiệm Thiền Định, những bệnh tâm thể trước kia lần lần được điều chỉnh, thần sắc trở nên trong sáng. Lúc đó Thầy khởi lên ý nghĩ là nếu sau này được tự do, Thầy sẽ tìm hiểu khoa học não bộ để hiểu rõ hoạt động của não bộ như thế nào khi ở trong Thiền Định, và các chất sinh hóa học nào tiết ra trong khi dụng công đúng hoặc sai.

 

Thiền và khoa học

 

Tháng 2 năm 1989, Thầy được trả tự do, và đến tháng 12 năm 1992 thì Thầy sang định cư tại Hoa Kỳ, ban đầu ở thành phố Seattle (Washington state). Đầu năm 1993, Thầy sang Hawaii thăm một ngươì bạn, rồi do một nhân duyên đặc biệt, được quen với ông David Johnson, một giáo sư tiến sĩ ngành tâm lý học tại viện đại học Hawaii. Ông Johnson đưa Thầy vào thăm thư viện trường đại học Hawaii, tại đây Thầy tìm được một quyển sách dày 800 trang nói về chức năng đặc biệt của vùng Dưới Đồi (Hypothalamus), và từ đó, Thầy khởi sự tìm đọc các sách khoa học não bộ.

 

Từ năm 1994, Thầy đã có ước mơ dùng máy Positron Emission Tomography (PET) để chụp hình não bộ trong khi thiền và nhận diện ra vị trí của bốn Tánh: Tánh Nghe, Tánh Thấy, Tánh Xúc Chạm và Tánh Nhận Thức Biết mà đức Phật đã mô tả trong kinh Bāhiya. Nhưng ước mơ này không thành tựu vì quá tốn kém.

 

Không chán nản, và để sẵn sàng khi nhân duyên hội đủ, Thầy chú tâm vào việc thực hành thiền định bằng cách khởi ý “không nói” cho đến khi vững vàng trong bốn tư thế đi, đứng, nằm, ngồi. Khi nào muốn khởi niệm thì khởi, khi không muốn khởi niệm thì niệm đó nằm im ngay tại vùng biết của cơ chế Tánh Giác, hay ngay tại vùng nhận thức biết của cơ chế Phật tánh tức Tâm Như.

 

Chụp hình não bộ

 

 Vào năm 2006 nhân một chuyến sang Đức Quốc dạy học, thì nhân duyên mới hội đủ và ước mơ chụp hình não bộ của Thầy trở thành sự thực.

 

Nhờ lòng kiên trìcơ duyên lành, một thiền sinh tại Đức tiếp xúc được với tiến sĩ Michael Erb,một chuyên viên nghiên cứu khoa quang tuyến thần kinh tại đại học Tuebingen, Đức Quốc. Kết quả là một loạt chương trình chụp hình não bộ của Thầy và các thiền sinh tại Đức Quốc do hai tiến sĩ Michael Erb và Ranganatha Sitaram, một nhà nghiên cứu thuộc viện Tâm lý Y Học và Sinh Học Thần Kinh tại viện đại học Tuebingen, thực hiện với máy fMRI (functional Magnetic Resonance Imaging) và máy EEG (electro encephalography) trong các năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2013.

 

Kết quả đã được hai tiến sĩ Michael Erb và Ranganatha Sitaram công bố tại đại hội tổ chức quốc tế OHBM (Organization of Human Brain Mapping) năm 2010 tại Barcelona (Spain) và năm 2011 tại Quebec (Canada).

 

Chương trình chụp hình não bộ với viện Đại Học Tuebingen đã chứng minh qua khoa học một số điều mà Thầy đã tự chứng, đó là sự hiện hữuvị trí của:

-           bốn Tánh: Tánh Thấy, Tánh Nghe, Tánh Xúc Chạm và Tánh Nhận Thức Biết,

-           các vùng Ý Căn, Trí Năng, Ý Thức ở thùy trán, và cơ chế “đường mòn ngôn ngữ” trong não bộ.

 Qua các thử nghiệm Thầy cũng đã chứng minh được là vị trí của Tâm Tathā tức là Tánh Nhận Thức Biết là chức năng của vùng Precuneus thuộc vỏ não.

 

Trong tiến trình chụp hình não bộ, năm 2010, tiến sĩ Michael Erb đã chụp hình não bộ của Thầy khi Thầy thực hành 4 tầng thiền định đó là: định có tầm có tứ, định không tầm không tứ, định chánh niệm tỉnh giác, và chân như định hay định bất động.

 

Phục vụ nhân sinh qua Thiền

 

Thầy dọn về tiểu bang Oregon năm 1993 và bắt đầu mở Khóa Thiền Căn Bản đầu tiên tại đây vào đầu năm 1995. Đến năm 1998 thì Thầy dọn về cư ngụ tại Nam California.  Đến nay đã có hơn 120 Khóa Thiền Căn Bản cùng với nhiều khóa Bát Nhã Trung Cấp 1, 2,3,4 và khóa Tâm Lý Hoc Phật Giáo Cao Cấp 1,2,3,4 được tổ chức tại California, Texas, Washington DC, Canada,Pháp Quốc, Đức Quốc, Thụy Sĩ  và Úc Châu, đem thiền đến hàng ngàn thiền sinh khắp nơi.

 

 Thầy đã phối hợp tinh túy của 4 hệ:  Hệ Nguyên Thủy,  Hệ Theravàda, Hệ Phát Triển và Thiền Tông với khoa học não bộ để vạch ra con đường thực hành Thiền hướng dẫn thiền sinh tới  kinh nghiệm cái Biết không lời của Tánh Giác và cuối cùng thể nhập Chân Như. Qua sự đối chiếu khoa học não bộ với Thiền, Thầy đã thể hiện được hoài bão chứng minh  Thiền Phật giáo là một môn khoa học tâm linh thực nghiệm, và Thầy đã thiết lập ra những chiêu thức và kỹ thuật thực hành rõ ràng để đưa thiền sinh đến kết quả cuối cùng của Thiền.

 

Thầy có hoài bão phục vụ nhân sinh qua Thiền và đối với Thầy, mục đích của thiền là đem lại sự hài hòa cho con người.  Với những ai tập thiền để tâm an lạc và thân khỏe mạnh, thì thiền có khả năng tạo sự hài hòa trong chính tâm và thân của người thiền sinh, đưa tới tâm an lạc, thân khinh antrí huệ tâm linh phát huy. Từ đó nảy sinh sự hài hòa trong đời sống gia đình, trong cộng đồng và môi trường chung quanh qua cái nhìn khách quan như thật, qua cái ngã và lậu hoặc bị cô lậplòng từ bi hỷ xả nảy sinh. Đối với những ai có tâm nguyện đi xa hơn nữa thì Thiền là cánh cửa đưa tới diệt khổ, giác ngộ, giải thoátchấm dứt tái sinh.

 

Qua sự hướng dẫn của Thầy, Thiền không còn là một môn khó khăn, bí hiểm. Cuộc đời, con người và những kinh nghiệm của Thày sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng tâm linh cho nhiều thế hệ mai sau.

 

Hết

Ý kiến bạn đọc
22 Tháng Sáu 20207:10 CH
Khách
Lành thay
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Giêng 20247:58 CH(Xem: 1197)
Hình Ảnh Tưởng Niệm Ân Sư Tại Thiền Viện Chân Như
30 Tháng Mười Hai 20207:12 CH(Xem: 3075)
ngày 4 tháng 1, 2020 - VIDEO Lễ Di Quan từ Thiền Viện Chân Như và Lễ Trà Tỳ tại nhà quàn Vĩnh Cữu (Houston TX)
14 Tháng Giêng 20206:59 SA(Xem: 4815)
Hình ảnh Tang Lễ Thầy Thiền Chủ - Ngày 1 tháng 1: Lễ Nhập quan và Thọ tang - Ngày 3 tháng 1: Lễ tưởng niệm Tại Thiền Viện Chân Như - Ngày 4 tháng 1: Lễ Di quan và Trà Tỳ
01 Tháng Tư 20208:52 CH(Xem: 4173)
TƯỞNG NIỆM của Hòa thượng THÍCH PHƯỚC TỊNH trong buổi lể trà tỳ Hòa Thượng THÍCH THÔNG TRIỆT
12 Tháng Giêng 20207:39 CH(Xem: 5605)
Bài TƯỞNG NIỆM THẦY Ni Sư Thích Nữ Triệt Như đọc ngày 3 tháng 1,2020 tại Thiền Viện Chân Như vói 3 bức thư cuối cùng thầy gửi trước khi ra đi
31 Tháng Mười Hai 20197:20 CH(Xem: 3881)
Thầy vẫn là tấm gương sáng, là ngọn đại đăng soi đường dẫn lối cho chúng con trên bước đường tu tập.
02 Tháng Giêng 202410:07 SA(Xem: 901)
Hôm nay tưởng niệm ngày Thầy rời xa chúng con tròn bốn năm. Chúng con tâm thành đảnh lễ Thầy một vị Ân Sư tôn kính. Lời tri ân xin được thay thế bằng sự cố gắng tu tập theo đúng Chánh pháp. Nguyện sống sao cho xứng đáng là đệ tử của Thầy.
30 Tháng Mười Hai 202111:25 SA(Xem: 1690)
Nhân ngày lễ húy kỵ lần 2 của Thầy, chúng ta cùng nhau ôn lại những di sản chung mà Thầy đã cho chúng ta với lòng tri ân vô hạn. Chúng ta cần phải tự cố gắng hơn nữa, tự tu, tự giác để cùng nhau thực hiện hoài bão của Thầy tức là “Thiền Đi Vào Đời Sống”.
29 Tháng Mười Hai 20216:42 CH(Xem: 2619)
Bài viết này con ghi lại kỹ niệm giữa hai Thầy trò và những gì con đã nhận ra và thực hành có kết quả qua kỹ thuật Không Nói Thầy đã dạy cho chúng con. Không Đăng thành tâm cảm niệm ân đức sâu dày của Thầy.
29 Tháng Mười Hai 20217:56 SA(Xem: 3668)
HÌNH ẢNH Lễ Húy Kỵ lần thứ 2 Hòa Thượng Thiền Chủ THÍCH THÔNG TRIỆT - 27 Tháng 12, 2021 Tại TỔ ĐÌNH THIỀN VIỆN TÁNH KHÔNG
08 Tháng Mười Hai 20217:55 CH(Xem: 2152)
Karaoke: Cổ Nhạc XE THẦY MỘT SỐ Marc Giang Phổ thơ THIỀN TẬP của Như Nguyên ( ĐT Tanh Không Sydney, Autralia) Điệu Khốc Hoàng Thiên - Cải Lương Nam Bộ Nhạc: Trừ Quang - Văn Dần - Ngọc Tuấn Trình Bày: Marc Giang (ĐT Tánh Không Toulouse, France)
08 Tháng Mười Hai 20216:35 CH(Xem: 1549)
Tôi đã khóc Mẹ, khóc Cha Hôm nay là lần thứ ba, khóc Thầy Biết rằng Vô Thường là đây Mà sao đối diện lòng đầy Khổ Đau
08 Tháng Mười Hai 20219:22 SA(Xem: 4028)
Kính thưa Thầy, dù nói bao nhiêu cũng không đủ diễn tả cái trí như núi và cái tâm như biển của một thiền sư.
01 Tháng Mười Hai 202111:03 SA(Xem: 4123)
Người cha cao thượng của thế gian, ở đâu đó, ngài có mỏi mắt chờ đợi những đứa con lưu lạc chưa trở về nhà?
18 Tháng Tư 202111:11 SA(Xem: 2856)
Thơ : Thiền sư Thông Triệt (làm tại trại cải tạo Hà Tây, mùa xuân 1982) Đàn kìm : Nghệ sĩ Quốc Tú (https://www.youtube.com/watch?v=V5vQQHpCx₈) Soạn lời cổ nhạc và trình bày : Marc Giang (TK Toulouse, France).
26 Tháng Giêng 20217:00 CH(Xem: 3858)
Hôm nay, ngồi trước di ảnh Thầy, con xin kính dâng lên giác linh Thầy một bài viết kể về chuyện xưa, khi con mới đến gặp Thầy ở Thiền Viện lần đầu tiên. Một câu chuyện thật dễ thương và đầy cảm xúc mỗi khi con nhớ lại
20 Tháng Giêng 20215:52 CH(Xem: 6024)
TỔNG KẾT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU GIỮA ĐẠI HỌC TÜBINGEN (GERMANY) VÀ HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG (USA) TỪ 2007 ĐẾN 2013 VỀ ĐỀ TÀI “ TƯƠNG QUAN THỰC NGHIỆM GIỮA THIỀN VÀ CÁC ĐỊNH KHU NÃO BỘ
31 Tháng Mười Hai 202010:30 SA(Xem: 2521)
Kính bạch Thầy, Nếu được nói thêm về Thầy, con sẽ xin thưa: Thầy là một bậc Trí Tuệ và Từ Bi!
31 Tháng Mười Hai 20207:28 SA(Xem: 2158)
“Cảm ơn Thầy đã cho chúng con nghe được tiếng hống của sư tử”. Thầy đã không còn với chúng ta, nhưng tiếng hống vẫn còn vang dội núi rừng. Có người nghe chăng ?
28 Tháng Mười Hai 20207:52 CH(Xem: 2186)
Từ Thầy cất bước thâu thần Thời gian thấm thoát đã tròn một năm
28 Tháng Mười Hai 20201:59 CH(Xem: 2141)
Thắp nén hương con tưởng nhớ Thầy Âm vang lời giảng vẫn còn đây Vô ngôn, đường dẫn vào viên ngộ, Tỉnh thức, đèn soi thoát huyễn say.
28 Tháng Mười Hai 20201:51 CH(Xem: 2400)
Con là thiền sinh Như Lưu thuộc đạo tràng Thiền Tánh Không Adelaide, Úc Châu, ngày hôm nay, nhân buổi lễ tưởng niệm một năm ngày Hòa Thượng Ân Sư Thích Thông Triệt viên tịch, con xin có đôi lời phát biểu để tưởng niệm Thầy và cũng để đóng góp vào công việc tu tập của chúng ta qua gương sống đạo của Thầy.
28 Tháng Mười Hai 202012:57 CH(Xem: 2129)
Chúng con, hội Thiền Tánh Không Paris xin có đôi lời bộc bạch kính dâng hương linh Thầy, Ni Sư cùng Tăng đoàn việc tu tập theo Thiền Phật giáo qua những lời giảng dạy của Thầy và Ni Sư trước đây và chúng con đã làm được trong năm 2020, một năm với nhiều biến cố trong cơn dịch bịnh Covid 19.
28 Tháng Mười Hai 202012:38 CH(Xem: 4271)
Ni Sư Triệt Như - Slide show hình ảnh Thầy.
28 Tháng Mười Hai 202012:20 CH(Xem: 2176)
Trần gian nguyện lực dừng chân Nhân duyên đã mãn... Qui tây nhẹ nhàng Thầy về Phật quốc Niết-Bàn Biển trần vượt khỏi muôn ngàn phong ba ...
28 Tháng Mười Hai 202011:50 SA(Xem: 2234)
Con là Thuần Trí Tịnh, hôm nay là ngày lễ giỗ đầu tiên của Thầy, ghi nhớ tròn một năm Thầy đã trở về cõi Phật.
28 Tháng Mười Hai 202011:05 SA(Xem: 2163)
Đạo tràng Stuttgart Germany TƯỞNG NIỆM ÂN SƯ: HÌNH ẢNH CỦA THẦY TỪ 2002
28 Tháng Mười Hai 20208:31 SA(Xem: 4363)
Chúng con nguyện dấn bước đi tiếp con đường mà chư Phật đã đi, chư Tổ cũng đã đi, và Thầy đã để ra biết bao công sức, cầm tay chúng con mà dắt đi từng bước chập chững vào con đường Thiền này.
24 Tháng Mười Hai 20207:00 CH(Xem: 3772)
Nhớ Thầy, chúng con nhớ đến hoài bảo phục vụ nhân sinh qua pháp môn Thiền của Thầy.
24 Tháng Mười Hai 20201:07 CH(Xem: 3680)
22 Tháng Mười Hai 20205:05 CH(Xem: 2082)
Thưa Thầy, con viết những kỷ niệm về Thầy nhân ngày giỗ Thầy như một lời Tri ân của con, một thiền sinh may mắn có duyên lành được học Pháp của Phật qua bài soạn của Thầy và Ni Sư Triệt Như thuyết giảng
18 Tháng Mười Hai 202012:24 CH(Xem: 2248)
Thầy ơi ! Thầy đã đi rồi Thiên thu bất tận ,héo hon nụ cười. Thầy là ngọn đuốc soi đường Giữa đêm tăm tối mịt mù khói sương
18 Tháng Mười Hai 202012:11 CH(Xem: 1935)
Lung linh Dư Ảnh Thầy tôi Như đang ẩn hiện ở nơi Tổ Đình Thầy tôi đâu có vân trình Rời khỏi thế giới vô minh ta bà !
18 Tháng Mười Hai 202011:52 SA(Xem: 2146)
Cho con xin lạy Thầy, ân nghĩa Thầy khắc tạc tâm can . Cho con xin lạy Thầy, dù sư phụ đã lìa thế gian .
16 Tháng Mười Hai 20207:51 SA(Xem: 2214)
Thiền đường xưa còn đây Thầy nay mãi xa rồi Bài Pháp xưa nghe lại Nhận hiểu ý VÔ THƯỜNG
14 Tháng Mười Hai 20209:00 SA(Xem: 2188)
Quì thắp nén hương lòng Tạ ơn Thầy muôn một Huệ mạng thầy trao cho Chúng con luôn ghi tạc.
01 Tháng Mười Hai 20202:29 CH(Xem: 2731)
Một mai Thầy đi xa Các con luôn ghi nhớ Lời Thầy dặn thiết tha Hãy tự mình thắp đuốc Ngọn đuốc của Chân Thiền
04 Tháng Ba 20206:55 SA(Xem: 7910)
Hòa thượng Thích Thông Triệt, Thiền chủ pháp môn Thiền Tánh Không, đã mất ngày 27-12-2019 tại Mỹ, thọ 90 tuổi. Thầy để lại một dòng thiền đặc sắc trong thời hiện đại.
01 Tháng Giêng 20207:15 SA(Xem: 6925)
Thứ bảy 28 tháng 12, 2019 - 10am Lễ TƯỞNG NIỆM Hòa Thượng Ân Sư Thượng THÔNG Hạ TRIỆT tại Thiền Đường Tánh Không Nam Cali do Hòa Thượng THÍCH PHƯỚC TỊNH Chủ Trì Lễ Phật
27 Tháng Mười Hai 20197:59 CH(Xem: 6215)
Hoà thượng tôn sư thượng THÔNG hạ TRIỆT, đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 12 giờ 04 phút sáng ngày thứ Sáu 27 tháng 12 năm 2019
69,256