HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Triệt Như SNHP030: HAI DÒNG TRUYỀN THỪA

13 Tháng Mười 20211:17 CH(Xem: 3704)

Triệt Như - Suối Nguồn Hạnh Phúc - Bài 30

HAI DÒNG TRUYỀN THỪA

30 SUOI NGUON HANH PHUC 4 X 6 VN
Bài viết này tạm giới hạn trong khoảng thời gian sau khi Đức Phật nhập diệt 100 năm kéo dài tới khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên, tạm xem như thời kỳ phân liệt bộ phái của Phật giáo, hay là những nhân duyên dẫn tới sự hình thành hai dòng truyền thừa lớn của Phật giáo: Đại thừaTiểu thừa. Bài viết này không phải là bài khảo cứu hay bình luận về các sử liệu Phật giáo. Đây chỉ là nhắc lại những sự kiện tổng quát của dòng vận hành các pháp trong nguyên lý tương quan nhân quả đưa tới ngả rẽ của hai dòng truyền thừa: Đại thừaTiểu thừa. Và đây cũng chỉ là vài hiểu biết thô sơ không sao tránh được khuyết điểm chủ quan của một người hậu học, mạo muội trình bày về một sự kiện thực tế, kéo dài có thể là gần 2000 năm qua, danh xưng Đại thừa / Mahāyāna và Tiểu thừa / Hīnayāna. Mặc dù đã biết trong kỳ đại hội Phật giáo quốc tế 1954-1956 tổ chức tại Miến điện, đại hội đã đồng thanh quyết định từ đây, Tiểu thừa có danh xưng là hệ Theravāda, Đại thừa có danh xưng Hệ Phát triển, tuy nhiên xin vẫn dùng hai từ Tiểu thừaĐại thừa để thích hợp phần nào với hoàn cảnh lịch sử Phật giáo thời đó.

Trước nhất chúng ta liếc nhìn lại diễn tiến lịch sử Phật giáo từ sau khi Đức Phật nhập diệt để dẫn tới sự hình thành hai nhánh Đại thừaTiểu thừa.

Kết tập kinh điển lần thứ I

Sau khi Đức Phật nhập diệt khoảng ba tháng, ngài Mahā Kassapa đã đứng ra triệu tập đại hội 500 vị đại đệ tử A la hán của đức Phật, bằng cách đọc tụng lại hai tạng: Kinh và Luật. Đó là vào khoảng năm 483 BCE.

Kỳ kết tập kinh điển lần thứ II.

Khoảng 100 năm sau, tức là 383 BCE, ngài Yasa triệu tập 700 vị Trưởng lão đọc tụng lại hai tạng Kinh và Luật, với mục tiêu chấn chỉnh Giới luật vì có Thập sự phi pháp của nhóm tăng sĩ trẻ Vajji. Tiếp theo giáo đoàn thống nhất của đức Phật bắt đầu phân ra hai bộ phái:

-       Theravāda / The doctrine of the elders/ Thượng tọa bộ hay Trưởng lão bộ, chủ trương bảo thủ.

-       Mahāsāmghika / The Great Assembly / Đại chúng bộ: chủ trương cấp tiến.

Đồng thời, Đại chúng bộ cũng triệu tập đại hội, gồm 10.000 tu sĩ nam nữcư sĩ nam nữ, kết tập Kinh và Luật theo quan điểm của mình. Nhưng sử liệu không ghi nhận về kỳ kết tập này.

Từ đấy, theo dòng thời gian, Đại chúng bộ lần lượt phân tách ra thêm 8 bộ phái khác vì có những điểm bất đồng với nhau trong việc giải thích Kinh và Luật.

Trưởng lão bộ cũng phân tách ra lần lượt thêm 10 bộ phái khác.

Trong thời kỳ này, các bộ phái thi nhau sáng tác các bộ Luận thư, giải thích Kinh và Luật, đồng thời trình bày chủ trương và đường lối tu tập của mình. Đây là thời kỳ phân liệt bộ phái Phật giáo. Các bộ Luận thư do các nhà Luận sư nổi tiếng viết ra, phân tích chi ly về Kinh và Luật, sau này trở thành gia tài phong phú của Phật học.

Kỳ kết tập kinh điển lần III

Khoảng năm 250 BCE, do vua Aśoka bảo trợ. Kỳ này đại hội gồm 1000 vị thánh tăng thông thuộc tam tạng kinh điển. Chủ trì là ngài Mục kiền Liên tu đế / Moggaliputta Tissa, thuộc Trưởng Lão bộ.

 Kết quả:

1)    Đại hội thành lập Tam Tạng kinh điển, ghi thành văn bản Pāli, gồm:

+ Kinh tạng: 5 Bộ (Nikāya: bộ) gồm: Trường bộ, Trung bộ, Tiểu bộ, Tăng chi bộ, Tương Ưng bộ.

+ Luật tạng: 5 bộ

+ Luận tạng: 7 bộ Luận thư / Abhidhamma, do các vị Tổ sáng tác.

2)    Vua Aśoka phái:

+  9 đoàn sứ giả đi truyền bá Phật giáo khắp nước Ấn Đô ̣và ngoài Ấn Độ.

Trong 9 đoàn sứ giả này, có 1 đoàn do ngài Đại Thiên cầm đầu, và 1 đoàn do thái tử Mahinda cầm đầu.

  • Ngài Mahādeva / Đại Thiên chủ trương:

+ Tu sĩ tinh thông Tam Tạng kinh điển, giỏi thuyết pháp, có thể viết Kinh.

+ Xét lại phẩm chất của vị A La Hán.

 Nhưng nhóm Tu sĩ bảo thủ không đồng ý cả 2 quan điểm này.

Sau đó, nhóm tu sĩ trẻ cấp tiến theo ngài Mahādeva về miền Āndhara, nam Ấn.

Hệ thống kinh Bát nhã Ba la mật về sau được xếp là quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa, đã được xem như xuất phát từ miền nam Ấn, các vị Tổ sáng tác kéo dài mấy trăm năm, trong đó có kinh Kim Cang và kinh cuối cùngBát Nhã Tâm kinh.

  •  Thái Tử Mahinda xuất gia với ngài Mahādeva, sang Sri Lanka truyền bá Tam Tạng bằng tiếng Pāli. Ngài Mahinda về sau được Đảo sử (Sử của Sri- Lanka)  xếp là Tổ thứ V sau ngài Moggaliputta Tissa là Tổ Thứ IV.

 Từ đó bắt đầu hình thành sơ khai 2 hệ :

-       Nam tông (do ngài Mahinda khởi phát từ Sri- Lanka)

-       Bắc tông (có thể từ ngài Mahādeva/ thầy của ngài Mahinda, khởi phát ra hệ thống kinh Ma ha Bát nhã ba la mật đa sau này).

Kỳ kết tập kinh điển lần IV

Khoảng đầu thế kỷ II CE, do vua Kaniṣka (127- 150) bảo trợ.

Thành phần: 500 thánh tăng đại diện 18 bộ phái. Chủ trì: Nhất Thiết Hữu Bộ. Đây là một bộ phái đã tách ra sớm nhất từ hệ Theravāda. Bấy giờ Nhất thiết hữu bộ lần lần trở nên hưng thịnh hơn hệ Theravāda, nên vua Kaniṣka đã mời ngài Thế Hữu chủ trì. Ngài Thế Hữu là một Luận sư nổi tiếng thuộc Nhất thiết Hữu bộ. Vua Kaniṣka mời ngài Mã Minh, cũng là một Luận sư danh tiếng, nhuận sắc văn chương cho Tam Tạng chuyển sang văn bản Sanskrit.

Kết quả:

1)    Đại hội kết tập Tam tạng viết thành văn bản Sanskrit, gồm:

- Kinh tạng Āgama (A hàm) gồm 5 bộ (100.000 bài tụng): Trường A hàm, Trung A hàm, Tiểu A hàm, Tăng nhất A hàm, Tạp A hàm.

Nội dung tương tự Kinh Tạng Pāli.

- Luật tạng: gồm 5 bộ (100.000 bài tụng), nội dung tương tự Luật tạng Pāli.

- Luận thư / Abhidharma: gồm 7 bộ (100.000 bài tụng) hoàn toàn khác với 7 bộ Abhidhamma trước.

2) Tam Tạng được khắc vào bảng đồng, 12 năm sau mới hoàn thành, gìn giữ trong bảo tháp. Nhưng sau những thăng trầm lịch sử, hiện nay không còn. Từ đây, Tam Tạng Sanskrit được truyền bá ra phía bắc ngoài Ấn Độ (có thể vì kỳ kết tập này tổ chức ở Kashmir, bắc Ấn).

3) Phật Giáo được truyền bá khắp thế giới qua 2 ngã:

- Nam Tông

- Bắc Tông

NAM TÔNG: giữ gìn truyền thống của Đức Phật, bảo thủ, nền tảng là Tam Tạng Pāli, truyền bá qua Sri Lanka, Thái Lan, Miến điện, Lào, Campuchia, Nam Dương, Việt NamTây Phương

BẮC TÔNG: phát triển theo thời đại, cấp tiến, nền tảng là Tam Tạng Sanskrit, truyền bá qua Afghanistan, Trung Hoa, Mông Cổ, Tây Tạng, Nhật bản, Triều Tiên, Việt NamTây Phương.

Trên đây là khái quát về những sự kiện lịch sử Phật giáo dẫn đến việc truyền bá Phật giáo qua hai ngã: Nam truyền và Bắc truyền, hay Nam tôngBắc tông. Tiếp theo chúng ta thử tìm hiểu xem vì đâu có danh xưng Tiểu thừa (Hīnayāna) và Đại thừa (Mahāyāna) sau này. Thực ra dường như không có sử liệu ghi rõ việc này. Vì thế sau đây chỉ là vài nhận định thô sơ qua các dữ kiện lịch sửthực tế, về tâm lý con người (người trẻ thích đổi mới, theo kịp thời đại; người già muốn giữ nề nếp cũ theo truyền thống, không muốn thay đổi), hay về quan điểm của xã hội bấy giờ.

Dường như cái vết rạn nứt đầu tiên xuất hiện trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ II.

Cái nhân đầu tiên là nhóm tu sĩ trẻ dân Vajji (Pāli) (Vrijji –Sanskrit) ở Vesali (Tỳ xá ly) đã tự ý thay đổi 10 điều trong giới luật của Đức Phật. Thiệt ra những điều răn cấm này không quan trọng, không phải là căn bản. Nhóm tu sĩ trẻ Vajji gọi là Thập Tịnh:

1. Diêm tịnh: thức ăn ướp muối để cách đêm vẫn được dùng.

2. Chỉ tịnh: có thể ăn quá giờ ngọ một chút, trong khoảng thời gian mặt trời xế bóng chừng hai lóng tay.

3. Tụ lạc gian tịnh: được ăn thêm lần nữa nếu đến làng khác mà chưa quá ngọ.

4. Trụ xứ tịnh: ở đâu thì bố tát tại đó.

5. Tùng ý tịnh: những quyết định đã thông qua, dù đa phần hay thiểu số, đều có hiệu lực.

6. Cửu trụ tịnh: làm theo thói quen tiền lệ vẫn không trái với giới luật.

7. Sinh hòa hợp tịnh: sau giờ ngọ, có thể uống nước pha với sữa.

8. Bất ích lũ ni sư đàn tịnh: tọa cụ nếu không có viền chung quanh thì có thể dùng khổ lớn hơn qui định.

9. Thủy tịnh: có thể dùng rượu pha với nước để uống trong trường hợp chữa bệnh.

10. Kim tiền tịnh: trong trường hợp cần thiết, Tỳ kheo có thể giữ tiền bạc.

Trưởng lão Yasa cho 10 việc trên đây trái với luật Phật chế, là phi pháp. Để xét lại căn cứ giới luật của 10 việc này, ngài bèn tổ chức cuộc kết tập lần thứ 2. Kết quả, Thượng tọa bộ đã nhất trí cho rằng 10 việc này trái với giới luật của Phật chế.

Như vậy, sự kiện bất đồng ý kiến đầu tiên giữa hai tập thể Tăng trẻ cấp tiếnTăng bảo thủ là về Giới luật. Từ đó chia ra hai bộ phái lớn: Theravāda và Mahāsāmghika. Theo thời gian từ đó, lần lần thêm sự bất đồng ý kiến về giảng giải Kinh và Luật, các bộ phái thi nhau xuất hiện và thi nhau viết Luận thư.

Thêm một sự kiện bất đồng ý kiến quan trọng nữa trong sử liệu là do ngài Mahādeva / Đại Thiên chủ trương, liên hệ tới việc giảng Kinh, viết Kinh và quả vị A la hán, dưới thời đại vua Aśoka:

-           Người giảng pháp giỏi có quyền viết Kinh.

-           Vị Arahant có thể vẫn còn 5 điều chưa hoàn hảo / Ngũ sự Arahant.

Ngài Đại Thiên đưa ra:

"Dư sở dụ, vô tri,

Do dự, tha linh nhập,

Đạo nhân thanh cố khởi,

Thị danh chân Phật giáo"

Nghĩa là:

(1) Bậc A La Hán tuy đã đoạn tận hết phiền não nhưng vì còn nhục thân nên về sinh lý vẫn có hiện tượng di tinh trong mộng mị (Dư sở dụ).

(2) A La Hán đã đoạn tận vô minh nhưng không phải là người biết hết mọi điều trong đời sống thế tục (vô tri).

(3) A La Hán tuy không còn do dự về con đường giải thoát, nhưng vẫn còn những do dự về các điều vô hại, như làm thế nào thì hợp lý, thế nào thì không (Do dự).

(4) Có vị đã chứng đắc A La Hán đôi khi phải nhờ Phật hay bậc sư trưởng chỉ dẫn mới biết là mình đã chứng ngộ (tha linh nhập).

(5) A La Hán cũng có vị ngộ đạo nhờ vào âm thanh thuyết pháp, trong đó có sự thuyết khổ và than khổ (Đạo nhân thanh cố khởi).

Và ngài Đại Thiên cho như vậy là hoàn toàn đúng với Phật pháp (Thị danh chân Phật giáo).

Ngài quan niệm rằng chỉ có Phật mới là hoàn hảo, còn A La Hán vẫn còn những khiếm khuyết. Quan niệm này đã dấy lên những bất đồng. Nhóm tán thành lập ra Đại chúng bộ, nhóm phản đối, lập nên Thượng tọa bộ.

Phong trào Đại thừa có thể từ từ thành lập sau kỳ Kết tập kinh điển lần thứ IV, thế kỷ II sau công nguyên. Đại chúng bộ gồm thành phần trẻ tư tưởng phóng khoáng, cấp tiến, trở thành Đại thừa, hệ Theravāda, thành phần lớn tuổi, bảo thủ, giữ đúng Kinh và Luật của Đức Phật, trở thành Tiểu thừa.

Sau kỳ kết tập kinh điển lần thứ IV, trong 7 bộ luận thư bằng tiếng Sanskrit có bộ Đại thừa khởi tín luận của ngài Mã Minh. Có thể danh xưng Đại thừa xuất hiện từ đây. Vì hệ thống kinh Đại thừa lấy Tam Tạng kinh điển bằng tiếng Sanskrit làm nền tảng cho mình. Về sau Tam Tạng bằng tiếng Sanskrit được xem là bán tiểu thừa bán đại thừa.

“Thừa” có nghĩa là cổ xe. Cổ xe nhỏ chuyên chở ít người, cổ xe lớn chuyên chở nhiều người. Chúng ta thử tìm hiểu thêm về hai hệ thống này.

Hệ Theravāda hay Tiểu thừa: gồm tất cả 11 bộ phái (10 bộ phái tách ra và bộ phái gốc) chủ trương những điểm chính sau đây:

-       Đức Phật Thích ca là vị Phật lịch sử duy nhất.

-       Con đường tu có 4 giai đoạn: tu đà hoàn, tư đà hàm, a na hàm, a la hán. Gọi là A la hán đạo.

-       A la hán khi ra đi thì nhập vô dư Niết bàn, gọi là giải thoát hoàn toàn, không tái sinh bất cứ cảnh giới nào.

-       Nội dung pháp tu bắt đầu, nghiêng về tục đế bát nhã:

. Tam pháp ấn: vô thường, khổ, không (không ta, không cái của ta), vô ngã.

. Tứ diệu đế

. Tứ niệm xứ.

. Như thực.

-       Đường lối:

. Phải xuất gia mới có thể tiến tu các pháp quan trọng.

. Chỉ có tăng đoàn tỳ kheo. Không cho người nữ xuất gia.

. Xuất gia rồi phải vào rừng núi ẩn tu.

. Phải khất thực để sống.

 

Hệ Đại thừa 9 bộ phái tất cả (8 bộ phái tách ra và bộ phái gốc) chủ trương:

-       Ngoài Đức Phật Thích ca, có vô số chư Phật thường trụ ở khắp mười phương ba đời.

-       Phật có ba thân: Pháp thân, báo thânứng hóa thân.

-       Bồ tát: có thể là tu sĩ hay cư sĩ, người có nguyện vọng tu tới quả vị Phật mới là hoàn toàn.

-       Bồ tát đạo: sau khi chứng ngộ quả vị A la hán rồi, không nhập niết bànphát tâm đời đời tái sanh để giáo hoá chúng sinh

-       Người giỏi giảng pháp có thể viết Kinh. Do đó có nhiều kinh điển đại thừa lần lượt ra đời, nổi bật nhất là hệ thống kinh Ma ha bát nhã ba la mật đa, ngoài rakinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa, kinh Duy Ma Cật, kinh Viên Giác, kinh A di đà v.v...

-       Nội dung các pháp tu quan trọng dường như nghiêng về việc khai triển các chủ đề thuộc về chân đế bát nhã: Không tánh, Huyễn tánh, Chân như tánh.

-       Đường lối:

. Chấp nhận: tỳ kheo, tỳ kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, gọi là bốn chúng đều được tu học.

. Không bắt buộc xuất gia, ai cũng có Phật tánh, đều có thể chứng ngộ như nhau.

. Phải sống trong đời để nhiếp phục và giáo hoá chúng sanh.

Tổng quát lại, chúng ta thấy có danh xưng hệ Tiểu thừa:

+ Có thể vì cái thấy thực tiễn, toàn bộ Phật, Pháp và Tăng, thiên về lãnh vực Hiện tượng học (Phenomenology)

+ Điều kiện tu theo khuôn mẫu của Đức Phật Thích ca: xuất gia, khất thực, ẩn tu (khổ hạnh)

+  Chú trọng tới các giai đoạn tu thứ lớp, như là tiệm giáo, thích hợp đa số người căn cơ trung bình: quán, chỉ, định, tuệ / văn,tư, tu.

Trong khi hệ Đại thừa: tiêu biểu là hệ kinh Bát nhã ba la mật đa, kinh Duy Ma Cật, kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa, kinh Thủ Lăng Nghiêm, kinh Kim Cang, kinh Pháp Bảo đàn...

+ Cái thấy siêu vượt, tới những chân lý cuối cùng về bản thể của Phật- Pháp và Tăng, thuộc lãnh vực Bản thể học (Ontology).

+ Mở rộng con đường tu, phóng khoáng, bình đẳng cho tất cả: trong tuyên ngôn “tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”, “Phật Thích ca là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”, chấp nhận tu sĩ nam, tu sĩ nữ, cư sĩ nam, cư sĩ nữ đều được tu học ngang nhau.

+ Lý tưởng cuộc sống là: “tự giác- giác tha” hay “tự độ- độ tha”, tức là nhập thế, không chủ trương ẩn tu, không bắt buộc xuất gia. Nhưng vẫn theo đời sống trong sạch của bậc thánh.

-       Không nhập vô dư niết bàn, mà phải phát tâm đời đời tái sanh theo bồ tát hạnh, cuối cùng hướng tới quả vị Phật.  

 

Kết lại, hệ Tiểu thừa vì chủ trương khe khắt và giữ giới luật nghiêm minh, nên lần lần xa rời đời sống xã hội, tu tập khép kín trong tu viện, hay nơi rừng núi; trong khi hệ Đại thừa truyền lan qua các dân tộc ở phía bắc Ấn, hòa đồng, pha trộn với các tín ngưỡng địa phương, như ở Tây tạng, Trung Hoa, Nhật bản, Triều Tiên, Việt nam...

Đến năm 1954- 1956, danh xưng Tiểu thừaĐại thừa mới chính thức xóa bỏ. Từ đây, là hệ Theravāda và hệ Phật giáo Phát Triển (Developing Buddhism).

Tuy nhiên, ở Việt Nam, hệ Theravāda có khi được dịch ra là hệ Phật giáo Nguyên thủy. Chúng ta cần xác định rõ điểm này.

Giáo đoàn sơ khai, hay giáo đoàn nguyên thủy, là giáo đoàn do Đức Phật lãnh đạo và kéo dài tới khoảng 100 năm sau khi Đức Phật nhập diệt. Phật giáo thời đầu tiên này là thống nhất, chưa chia hai bộ phái. Danh xưng dịch qua tiếng Anh là: Primitive Buddhism / Early Buddhism/ Phật giáo sơ khai/ Phật giáo nguyên thủy.

Sau khi chia ra hai bộ phái lớn, có danh xưng lần lượt:

1-    Theravāda (Trưởng lão bộ hay Thượng Tọa bộ) /Southern Buddhism (Nam tông ) / Hīnayāna (Tiểu thừa) / cuối cùng là hệ Theravāda.

2-    Mahāsāmghika (Đại chúng bộ) / Northern Buddhism (Bắc tông)/ Mahāyāna (Đại thừa) và cuối cùngPhật giáo Phát triển (Developing Buddhism).

 

 Trên đây chỉ là vài nhận định thô sơ về sự hình thành thời kỳ phân chia bộ phái trong lịch sử Phật giáo trước công nguyên trong dây duyên khởi trùng trùng của các pháp. Tuy vậy, tất cả các bộ phái thời đó trong hai dòng truyền thừa lớn này đều giữ gìn những Pháp tu căn bản từ đức Phật Thích ca và cùng hướng tới mục tiêu cuối cùng là thoát khổ, giác ngộgiải thoát.

Ngài Nghĩa Tịnh (635- 713 CE), danh tăng đời nhà Đường, Trung Hoa, đã phiên dịch nhiều Kinh Phật từ tiếng Sanskrit sang tiếng Trung Hoa, nhận định tổng quát về sự kiện phân liệt bộ phái Phật giáo như sau:

“Giáo pháp của Đức Phật như cây gậy bằng vàng, bị gảy ra 18 khúc. Khúc nào cũng bằng vàng”.

 

Thiền viện ngày 10- 10- 2021

TN

 
Line 2
HAI DÒNG TRUYỀN THỪA
audio-icon_thumbnail
(CLICK vào icon tam giác để nghe - CLICK vào icon 3 dấu chấm để download)

 

  

Ý kiến bạn đọc
15 Tháng Mười 20218:45 SA
Khách
Theo Ni Sư, du lịch thời gian.
2600 năm, nhìn lại từ đầu.
Không ghi chép, giáo pháp Phật dạy.
Không lý luận, im lặng thực hành.
Phật nhập diệt, giáo pháp thành văn.
Kinh luật luận, mấy phen kết tập.
18 khúc gãy, bao lần phân chia.
Cây gậy xưa, có ai nhận ra.
Tỳ kheo xưa, nghe Pháp hôm nay.
Vàng năm xưa, vốn không thay đổi.
Vị biển xưa, giác ngộ giải thoát.
Theo Ni Sư, nhìn lại từ đầu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Ba 20245:02 CH(Xem: 94)
Mùa xuân năm 1929, mừng Thầy đến, mùa xuân năm 1982, mừng Thầy thấy rõ con đường, mùa đông năm 2019, Thầy đi.... ...Biết vậy, mà sao sáng nay, trong nắng ấm, ngắm hoa xuân, lại dường như có ai rơi nước mắt.
14 Tháng Bảy 202110:39 SA(Xem: 8948)
Các bài viết trong mục Suối Nguồn Hạnh Phúc với chính giọng đọc của Ni Sư Triệt Như.
28 Tháng Mười 202010:39 SA(Xem: 10800)
Các bài viết trong mục Tâm Tình Với Nhau với chính giọng đọc của Ni Sư Triệt Như.
25 Tháng Chín 20201:26 CH(Xem: 11719)
Các bài viết trong mục Tâm Tình Với Nhau với chính giọng đọc của Ni Sư Triệt Như.
17 Tháng Ba 20242:16 CH(Xem: 329)
Chỉ là đơn thuần, mở mắt ra nhìn ngắm, cảnh thế nào nhận biết y như vậy, diễn nói hay thầm lặng, tâm đều trong sạch, tĩnh lặng, khách quan. Đó là chân tâm, Giới, Quán, Chỉ, Định, Tuệ đầy đủ
10 Tháng Ba 20244:31 CH(Xem: 495)
Các bạn hiền ơi, sáng nay, một buổi sáng mùa xuân, nắng ấm, hoa mai đang nở rộ trước sân Tổ đình, trời xanh và mây trắng. xin dâng tặng cho bạn ổ bánh Thiền Giới Định Tuệ, làm bằng cái Biết trong sáng của chân tâm.
16 Tháng Giêng 202412:47 CH(Xem: 865)
Ngoài cái chớp mắt “đang là”, tất cả thân, tâm và cảnh là của quá khứ, của tương lai hay của hiện tại, chúng nó chỉ là ảo ảnh, ảo giác trong ký ức, hay trong tưởng tượng mà thôi. Hoa đào sẽ nở mỗi mùa xuân, nhưng đóa hoa năm nay đâu phải là đóa hoa năm trước. Người ngắm hoa đào bây giờ cũng không phải là người ngắm hoa năm cũ.
02 Tháng Giêng 202410:36 SA(Xem: 1003)
Các em Thiền sinh đã tâm tình về cuộc sống của mình, cũng chịu nhiều áp lực: từ công việc quá phức tạp, bận rộn, suốt ngày dán mắt trên computer, rồi những giờ hội họp nặng nề dài đằng đẵng trong sở làm. Lúc trở về nhà lại còn mang theo lời nói, cử chỉ, thái độ không thân thiện của các nhân viên của mình. Lắng nghe các em tâm sự, mình thấy xót xa. Cuộc đời vất vả tới như vậy sao?
25 Tháng Mười Hai 20238:25 SA(Xem: 962)
Mình chỉ sống thảnh thơi, cái tâm bình an, thanh thản, hiểu biết những định luật tụ nhiên này, giúp người khác cũng hiểu biết như mình, sống hài hòa cùng nhau. Thì đâu còn cái gì là tham sân si, cái gì là lậu hoặc, cái gì là biển khổ trần gian nữa.
19 Tháng Chín 20237:54 CH(Xem: 1777)
Bản thể của thế gian là trống rỗng, trống không, là như huyễn mà thôi. Tuệ trí này là năng lực khiến tâm xa rời dính mắc tất cả thế gian, bấy giờ mới an trú chánh niệm Như Vậy. Khi mình có tuệ trí thông suốt bản thể thế gian rồi thì không còn con đường, không cần pháp môn, không còn thấy có cổng nào nữa. Mình thực sự đang ở trong nhà của mình, tự thuở nào cho tới bây giờ.
12 Tháng Chín 202312:56 CH(Xem: 1976)
Bốn tầng Thiền qua đó đức Phật phát huy ba minh còn được gọi là bốn tầng Định, do đó mình hiểu Định có một vai trò quan trọng trong Thiền Phật giáo, xem như Định là cây cầu phải bước qua mới có thể khám phá tới khung trời bao la của trí tuệ bát nhã.
26 Tháng Tám 20232:36 CH(Xem: 1912)
Tuệ ở đây mình muốn nói tới Vipassanā, Tuệ Minh sát. Trong giới hạn bài này, mình bàn tới bài Kinh Niệm Xứ, trong kinh Nikāya. Mặc dù thông thường người ta vẫn nói “Quán Tứ niệm xứ”, trong bài kinh cũng nói “Quán thân” (Kāya-anupassanā) v.v…nhưng hiện nay các vị tôn đức xếp bài kinh Niệm xứ là Vipassanā, là thuộc Tuệ. Cho nên trong bài này, mình cũng tạm nói là Tuệ, tức là dùng tuệ thực hành...
20 Tháng Tám 202310:54 SA(Xem: 2228)
Nói tới Quán, có vài loại Quán hơi khác nhau, trong bài này chỉ xin nói tới loại Anupassanā, nghĩa thông thường là nhìn ngắm hiện tượng thế gian liên tục để nhận ra bản thể hay đặc điểm của hiện tượng thế gian là: vô thường, khổ, vô ngã. Vậy mình cũng có thể hiểu Quán là quan sát hiện tượng thế gian bằng con mắt trí tuệ.
02 Tháng Tám 20238:44 CH(Xem: 1982)
Chư Tổ Phát Triển thường nói có tới 84 ngàn pháp môn tu, tức là có vô số cổng để bước vào ngôi nhà giác ngộ, hay ngôi nhà giải thoát. Hôm nay chúng ta thử khảo sát cánh cổng của Giới.
13 Tháng Sáu 20237:59 CH(Xem: 1530)
Hòa Lan, thành phố đông người trần tục hay vườn hoa thiên nhiên với con người an vui thanh thản?
26 Tháng Ba 20237:30 CH(Xem: 1790)
Đã không biết bao năm qua, mình khờ dại đi tìm “Qua khỏi vùng sương mù là xứ thần tiên”. Đã bao lần thấy vùng sương mù, bao lần mơ ước sẽ gặp xứ thần tiên, nào có gặp được. Tìm cầu bên ngoài, làm sao có xứ thần tiên. Cuối đời mới biết xứ thần tiên thiệt ở trong tâm của mình.
24 Tháng Ba 202310:02 CH(Xem: 1907)
Đức Phật tự nhận: “Như Lai chỉ là người chỉ đường, các ông phải tự đi”. Các ông phải tự đi có nghĩa là các ông thấy ra con đường rồi, cứ tiến bước một mình, không được ỷ lại nơi ai khác, con đường chánh pháp là trí tuệ của mình sẽ đưa chúng ta trở về bản tâm. Trong bản tâm, tất cả pháp đều là Phật pháp, và thế gian là cõi Phật thanh tịnh an vui.
08 Tháng Ba 20238:24 CH(Xem: 1646)
Hôm nay, thấy hoa thủy tiên nở rộ, hoa mai cũng e ấp đón gió mát, con biết mùa xuân sang. Đã tới mùa mừng sinh nhật Thầy. Thầy đã xuất hiện nơi cõi đời nhằm mùa xuân, Thầy đã thấy con đường, cũng một mùa xuân năm đó, rồi Thầy ra đi, một đêm cuối mùa đông.
28 Tháng Hai 20239:06 CH(Xem: 2171)
Chúng ta phải sáng suốt biết lúc nào nên tùy duyên, lúc nào phải tạo duyên tốt, phải biết mình sống có thuận pháp không, vì chính mình là chủ tạo ra cuộc đời của mình, trong bây giờ và mai sau nữa.
27 Tháng Hai 20238:19 CH(Xem: 1750)
Việc làm bếp đâu có khác việc tu tập. Làm bếp để sống, thì tu tập cũng để sống thôi. Cho nên những nguyên tắc để làm bếp tốt cũng là những nguyên tắc để tu tập tốt. Việc gì ta làm cũng là tu tập, con đường đời cũng là con đường tu, do nơi cái tâm của mình, nó thấy ra sao. Nó thấy ra sao, đó là cảnh giới mình đang sống.
25 Tháng Hai 20232:42 CH(Xem: 1625)
Trời đất vô tình, vạn vật vô tình, mà vạn vật biết sống hài hòa với hoàn cảnh tự nhiên. Chúng ta có trí, có tri giác, có tình cảm, vậy phải biết sống đời thiện lành, quan sát tâm mình từng giây phút, ý nghĩ đúng, lời nói đúng, hành động đúng...
25 Tháng Giêng 202311:14 SA(Xem: 1760)
Định luật Y Duyên Tánh vận hành tất cả thế gian. Nó cũng là định luật biến hóa và phát triển, là sức sống mãnh liệt, đã thành lập vũ trụ, điều hành vũ trụ, và bảo vệ duy trì sức sống của vạn vật. Thế gian biểu hiện sự hài hòa tuyệt vời theo sự biến hóa khách quan của “Y Duyên Tánh”. Vậy, các bạn thân ơi, đây có phải là một bức tranh puzzle tuyệt vời không?
18 Tháng Giêng 20237:43 CH(Xem: 2066)
Đất trời quê hương đang vào xuân, mong gởi một món quà nhỏ tặng cho bạn tri âm, mùa xuân trong tâm mình.
10 Tháng Tám 20227:09 SA(Xem: 2398)
Sự thật muôn đời: hễ cái gì có sinh ra, thì phải có lúc chấm dứt, biến mất, hoại diệt. Nhưng dường như chúng ta chưa chấp nhận sự thật này. Nên chúng ta buồn khổ vì bệnh. Các bạn ơi, như vậy bệnh có phải chỉ là ảo giác ngôn ngữ?
27 Tháng Bảy 202211:15 SA(Xem: 2669)
Các em có lần tâm tình: cô ơi, trước khi cô nghỉ ngơi, cô hệ thống lại con đường từ đầu tới cuối cho tụi con theo đó mà đi. Thiệt ra có con đường nào đâu. Tu là thấy ra cái tâm của chính mình thôi. Chính mình đang ở trong cái tâm của mình. Con đường nào khác nữa? Là đã phóng ra ngoài, tìm cầu cái gì bên ngoài là đi lạc rồi.
20 Tháng Bảy 20225:14 CH(Xem: 2404)
Làm sao sống hài hòa với thế gian? Các bạn ơi, đâu có gì bí hiểm. Thấy “cái đang là”. Đó, cái đáp án, đơn giản quá, mà sao áp dụng khó quá phải không? Chỉ cần biết “cái đang là” thôi là tâm trong sáng tức khắc. Khi ta nghĩ tới “cái phải là”, lập tức ta rơi vào biển khổ cuộc đời, ta bị trói buộc, hay ta đang trói buộc người khác.
14 Tháng Bảy 20228:13 SA(Xem: 2335)
84 ngàn pháp môn có nghĩa là không có pháp môn. Vì sao vậy? Đi cách nào cũng vào nhà, vì nhà là sẵn có, là của riêng mình. Ta đang ở trong nhà, luôn luôn đang ở trong nhà. Chỉ là mình không tin sự thật này, nên mình bôn ba tìm kiếm đâu đâu. Hãy sống hồn nhiên, thật tự nhiên, không cần thêm gì hết, là mình đang ở trong nhà của mình.
29 Tháng Sáu 202212:30 CH(Xem: 2717)
Tất cả các vị thánh tăng đều có Giới đức, Định lực và Tuệ lực tròn đầy. Nhưng những phương tiện đầu tiên có hơi khác nhau: ngài A nan thì bước vào bằng ngõ đa văn, ngài Revata thì hạnh sống nơi rừng núi hoang vắng, ngài Anuruddha thì bằng thiên nhãn, ngài Mahā Kassapa thì hạnh đầu đà, ngài Mahā Moggallāna thì trí tuệ biện tài, ngài Sāriputta thì điều phục tâm v.v...Mỗi người mỗi vẽ, quy tụ lại như một vườn hoa có trăm đóa khác nhau, hoa nào cũng tròn hương, tròn sắc.
22 Tháng Sáu 20221:22 CH(Xem: 2963)
Hôm nay học lại gương sáng của người xưa, gương sáng vẫn muôn đời là gương sáng. Ánh sáng chỉ sáng cho những ai nhìn thấy. Ánh sáng của trí tuệ muôn đời vẫn thầm lặng chiếu soi trần gian, như ánh trăng kia thầm lặng sáng trong đêm dài cuộc đời.
14 Tháng Sáu 20225:56 CH(Xem: 2838)
Ngài Anuruddha, đã gieo căn lành từ nhiều đời trong quá khứ, đời này sinh ra trong gia đình, dòng họ giàu sang, lại cùng thời với đức Phật, anh em chú bác với đức Phật, xuất gia rất sớm, không vướng bận vợ con, đầy đủ thuận duyên, trở thành một vị thánh đệ tử, quan sát cả ngàn thế giới mà chỉ như người đứng trên lầu cao nhìn xuống thế gian.
07 Tháng Sáu 202210:23 SA(Xem: 2373)
Người biết sống một mình là người luôn an trú trong chánh niệm. Tuy nhiên đối với đa số con người, xa lánh nơi ồn ào náo nhiệt là duyên thuận lợi hơn trong bước đầu tu tập.
01 Tháng Sáu 20226:59 CH(Xem: 2538)
Các bạn ơi, đây là một tấm gương sáng, một con đường tu học mà ngài A Nan gởi gắm lại cho đời. Con đường của trí tuệ, cũng dẫn hành giả tới giải thoát.
24 Tháng Năm 202212:23 CH(Xem: 2532)
Chợt tỉnh giấc nửa đêm, nhìn ra khung cửa sổ, trời sáng, trắng trong, mặt trăng tròn treo lơ lửng giữa trời không mây. Hôm nay là một đêm trăng mùa Phật đản sinh. Khép mắt lại, nhìn thấy một bức tranh thiệt đẹp giữa rừng, giữa một cảnh rừng, trong một đêm trăng sáng, cũng một đêm trăng tròn sáng như đêm nay
17 Tháng Năm 20221:38 CH(Xem: 2741)
Nhưng có một cái không xa rời mình, đó là cái tâm, tâm đời thì tái sanh để tiếp tục lặn hụp trong biển ái, biển khổ; nếu là tâm trong sạch thì tiếp tục tu học cho tới khi hoàn hảo là bước lên bờ. Bấy giờ trên bến bờ bình an, thấy ai giơ tay vẫy gọi, ta mới tới cầm tay dắt lên bờ. Còn những ai mải mê đắm đuối trong sóng nhấp nhô, thì ta có làm gì hơn nữa được đâu, phải không các bạn ơi!
11 Tháng Năm 20222:50 CH(Xem: 2636)
Pháp môn là cái cổng để đi vào học, hiểu và thực hành Pháp. Pháp là chân lý, cũng là tất cả hiện tượng thế gian. Nói như vậy, chúng ta có thể tưởng là hai thứ khác nhau. Không, chúng chỉ là một. Chân lý hiển lộ ra qua mỗi hiện tượng thế gian, mỗi hiện tượng thế gian chính là chân lý. Ta cũng là chân lý, chân lý cũng hiển lộ qua ta. Ta cũng là tất cả chân lý. Tất cả đều bình đẳng: đều vô thường, đều vô ngã, đều duyên sinh, đều trống rỗng, đều như huyễn, đều như như bất động. Tất cả đều là cái vô sanh, nên bất tử.
04 Tháng Năm 202212:31 CH(Xem: 2754)
Đức Phật nói nước mắt con người chảy thành biển cả mênh mông, còn tiếng cười của hai anh em mình chỉ đong đầy có hai cái lu thôi. Nước mưa thì vẫn trong vẫn mát. Mùa xuân cũng vẫn mát vẫn trong, muôn đời.
27 Tháng Tư 20223:46 CH(Xem: 2825)
“Cô nghĩ sao về cái Chết?”. - Chợt nghĩ tới mình, bước đường đời đã tới mức cuối, rồi nghĩ tới các bạn. Cái cầu mình sẽ phải đi qua, vậy mình chuẩn bị hành trang nào, sẵn sàng bước tới mấy nhịp cầu “đoạn trường” đó?
20 Tháng Tư 202210:17 SA(Xem: 3286)
Cho nên tham sân si cũng biểu hiện tất cả những chân lý thường hằng của vạn pháp. Chúng là vô thường, là khổ, là vô ngã, bản thể trống không, như huyễn mộng, là như như bất động, là bình đẳng với vạn pháp.
30 Tháng Ba 202212:56 CH(Xem: 2435)
Các bạn ơi, nếu mỗi người đã biết chăm sóc ngôi vườn nhà mình hoa lá xanh tốt, thì cũng nhớ chăm sóc vườn tâm của mình, hoa trí tuệ, lá từ bi, mùa nào cũng sẵn có để dâng hiến cho đời.
24 Tháng Ba 202210:40 SA(Xem: 2921)
Tâm là một dòng diễn tiến, luôn tuôn chảy, vì nó chỉ là dòng Biết, hay dòng Nhận thức rõ ràng, khi nó không còn bị ô nhiễm thì nó sẽ trong sạch, và sẽ phải chiếu sáng... Tâm chiếu sáng, ta có thể biết phương cách sống thảnh thơi an lạc, và giúp người khác cũng sống thảnh thơi an lạc.
16 Tháng Ba 202210:41 SA(Xem: 2699)
Kết luận là phải có trí tuệ phi thường mới dám cắt đứt vòng xích sắt của tham ái, thoát ra khỏi ngục tù vô minh. Vô minh đồng nghĩa với khổ đau. Trí tuệ siêu vượt đồng nghĩa với tự do, an lạc, giải thoát. Trí tuệ siêu vượt thông suốt bản thể cuộc đời là trống không, là như huyễn ảo, thì có còn muốn nắm bắt cái gì của thế gian nữa không, hở các bạn?
09 Tháng Ba 20224:24 CH(Xem: 2733)
Những ai theo đúng con đường của đức Phật. quăng cái gánh “tài, sắc, danh, thực, thùy” xuống, thì cũng sẽ đạt được tâm nhẹ nhàng, thảnh thơi, nơi nào mình sống cũng là :”An lạc thay!”
03 Tháng Ba 20228:44 SA(Xem: 2632)
Tới đây, chúng ta đã thấy việc lễ lạy của bồ tát Thường Bất Khinh ban đầu mình thấy như theo tục đế bát nhã, lần hồi đi tới chân đế bát nhã rồi. Tục đế bát nhã khi ta nói bồ tát lễ lạy Phật tánh của mỗi người, chứ không phải lễ lạy cái thân vật chất và cái tâm đời của người. Còn phân biệt thân và tâm, thiện và ác. Lần hồi ta không phân biệt nữa, khi ta lễ lạy “cái đang là” , “cái như vậy”, khi ta thấy vô lượng đức Phật hiện tiền và ta đang “thân cận cung kính cúng dường vô lượng đức Phật”.
24 Tháng Hai 202210:57 SA(Xem: 3007)
Tâm mình, giống cái tiệm thuốc Bắc, hay giống cái nhà, hay cái kho chứa là nói bình dân. Kinh sách thì nói là Alaya Thức, hay Tàng thức, hay Như Lai tạng, là tổng quát tất cả những gì tạm cho là phi vật chất trong con người.
16 Tháng Hai 20228:50 CH(Xem: 2858)
Vậy có sinh không, có diệt không? Không. Sống là năng lượng, là chuyển động, là biến hóa. Nguồn sống của vạn pháp không sinh không diệt bao giờ.
10 Tháng Hai 20228:50 SA(Xem: 3151)
Chí xuất thế xuất trần mình vẫn phải giữ cứng cỏi ngang nhiên như thân cây tiêu cổ thụ kia, nhưng đối diện với giông gió trong đời thì chúng ta cẩn thận thấp mình xuống, càng sát đất càng tốt, chúng ta nép sát vai nhau, nương tựa bóng che của Phật Pháp Tăng thường trụ mà sống, thì có gió bão nào thổi lung lay chúng ta được.
10 Tháng Hai 20228:10 SA(Xem: 2540)
Hôm nay, là mùa xuân. Đất trời cũng chuyển mình. Tổ đình năm nay chưa có hoa đào, hoa mai vàng chỉ mới ra búp non. Chỉ có thủy tiên đơm hoa trắng muốt, thoảng hương tinh khiết, thầm lặng dâng hiến cho đời hương sắc của mình. Có ai nghe tiếng hát của hoa thủy tiên, giữa đất trời bao la mùa xuân?
25 Tháng Giêng 20221:50 CH(Xem: 2835)
Hi vọng, theo những ngày xuân mới sắp đến, chúng ta sẽ đặt một dấu chấm cuối cùng cho những ưu tư, buồn phiền, những vụn vặt, sai sót, trong năm cũ.
25 Tháng Giêng 202211:42 SA(Xem: 2462)
Mùa xuân cũng vậy, không bao giờ chấm dứt, trong tâm mỗi người. Dù cho nó có tên là hạ, thu, hay đông đi nữa, nó cũng là xuân. Khi mình gọi là Xuân thì là Xuân của mình. Khi mình không gọi gì hết thì không có mình, cũng không có xuân, và cả thế gian cũng biến mất.
25 Tháng Giêng 202210:12 SA(Xem: 2387)
Dhamma chính là khuôn vàng thước ngọc Đức Phật để lại cho đời. Chúng ta thừa tự Dhamma, như là tấm bản đồ kho tàng hạnh phúc, vậy các bạn ơi, chúng ta cùng nhau tiến bước, bản tâm chính thật nơi mình.
19 Tháng Giêng 20229:08 SA(Xem: 3154)
Nếu tâm chưa chiếu sáng, có nghĩa là tâm chưa tĩnh lặng, tâm chưa tĩnh lặng vì tâm chưa trong sạch, tâm chưa trong sạch vì tâm chưa trống rỗng.
12 Tháng Giêng 202210:45 SA(Xem: 3065)
Như vậy bài học của lửa, nước, gió, mây là gì? Ta phải có trí tuệ để biết sống tốt, hữu ích cho mình và cho người khác. Sống hài hoà, trừ diệt hẵn tâm tham, tâm sân, tâm si. Ba thứ tâm này có sức tàn phá, hủy diệt tất cả thế gian, đưa tới khổ đau mà thôi. Không những trong đời này mà còn khổ đau trong nhiều đời sau nữa.
05 Tháng Giêng 20229:53 SA(Xem: 3622)
Hôm nay ngẫm nghĩ lại tất cả những công việc nhọc nhằn vất vả của mình trên con đường tu chỉ là làm sao nhớ và làm sao quên. Thêm một vấn đề cũng quan trọng là nhớ cái gì và quên cái gì.
30 Tháng Mười Hai 20218:07 SA(Xem: 3125)
Hôm nay, mùa tưởng niệm Thầy Tổ, xin khơi lại ngọn lửa sáng mà Thầy đã truyền lại cho chúng ta trong suốt 25 năm nương tựa nơi quê hương thứ hai này.
26 Tháng Mười Hai 202111:30 SA(Xem: 3442)
Tăng Đoàn phải hòa hợp, đây là thước đo công phu tu tập của mình. Nếu chưa hòa hợp là mình chưa đủ Trí Tuệ và Từ Bi.
21 Tháng Mười Hai 20214:21 CH(Xem: 3106)
Những tuồng hát mang tên Tâm chấm dứt. Hãy ngủ đi, những đào kép quấy nhiễu đời, tấm màn nhung đỏ đã kéo qua. Bây giờ là vắng lặng, tịch diệt, và ánh sáng.
08 Tháng Mười Hai 20219:22 SA(Xem: 3929)
Kính thưa Thầy, dù nói bao nhiêu cũng không đủ diễn tả cái trí như núi và cái tâm như biển của một thiền sư.
08 Tháng Mười Hai 20217:43 SA(Xem: 3054)
Mấy đêm liền, nửa khuya tỉnh giấc, mở hé mắt trông ra trời, lại gặp trăng. Cám ơn trăng, đã tới thăm mình. Trăng cười, cả phòng đẫm trong ánh sáng an lạc.... Có phải thế không trăng ơi? Vậy mà sao mình hững hờ, không biết.
01 Tháng Mười Hai 202111:03 SA(Xem: 4026)
Người cha cao thượng của thế gian, ở đâu đó, ngài có mỏi mắt chờ đợi những đứa con lưu lạc chưa trở về nhà?
01 Tháng Mười Hai 202110:41 SA(Xem: 3474)
Như thế, Định và Huệ không thể tách rời nhau. Hễ Định vững chắc thì phát huy Huệ, hễ Huệ thông suốt thì tâm không dính mắc với thế gian, tức là tâm Định, bất động trước tám ngọn gió đời.
24 Tháng Mười Một 202112:54 CH(Xem: 3670)
“Chân thật” rất quan trọng nó không những là đức hạnh, nó cũng là trí tuệ, nó cũng là cửa dẫn tới niết bàn nữa.
23 Tháng Mười Một 202111:00 CH(Xem: 2997)
Giới, Định, Tuệ chỉ là ba chữ thôi, là phương tiện, Đức Phật bày ra để hướng dẫn nhiều căn cơ chúng sanh, cũng như Bát chánh đạo, Thất giác chi, quy y, xuất gia ...Tất cả là ngôn ngữ, là lời, do Đức Phật tạm bày ra. Chúng ta không nên cố chấp vào văn tự, mà phải hiểu cái gì ẩn sâu bên trong văn tự.
17 Tháng Mười Một 20212:00 CH(Xem: 3447)
Đó, xứ mộng xứ mơ, cõi bình an của mình là cái tổ đình này, mà cũng là cả thế gian nữa. Làm sao có đến có đi đâu, làm sao có sống hay chết? Đi đâu thì cũng trong thế gian, sống hay chết cũng là quanh quẩn trong xứ mộng xứ mơ này.
06 Tháng Mười Một 20217:42 SA(Xem: 3335)
Hôm nay nhắc lại chuyện đời xưa, mới có mấy năm thôi, mà sao lâu như cả trăm năm vậy. Ngày vui qua mau. Hai mươi năm. Chưa kịp mừng ngày kỷ niệm hai mươi lăm năm thì rủ nhau đi hết. Mùa thu đang tới, rồi mùa xuân, rồi lại mùa thu...Bây giờ, chỉ còn hai chiếc lá vàng. Hắt hiu trên cành.
03 Tháng Mười Một 202111:33 SA(Xem: 3758)
Kết luận, bước đột biến, hay là ngộ, phải có một lần hay nhiều lần trên con đường tu, thì mình mới mong bước vào nhà thiền, mình sẽ thong dong bước tới mãi, không còn chướng ngại trong tâm nữa. Nếu chưa nhận ra bản tâm, thì mình còn đứng ngoài cổng,...Hễ thấy rõ bản tâm, tự nhiên cái ngã phai tàn.
27 Tháng Mười 20218:21 CH(Xem: 3653)
Các tông phái, các vị thiền sư, các phương tiện giáo hoá... là pháp hữu vi, có sanh có diệt. Còn chân lý thì vô vi, thường hằng, không sinh diệt.
20 Tháng Mười 20218:29 CH(Xem: 3519)
Thiền Tông Trung Hoa được xem như bắt đầu từ Sơ Tổ là ngài Bodhidharma, người Ấn Độ, qua tiếng rống sư tử, thức tỉnh con người trở lại bản tâm, nhận ra bản tánh, trống rỗng, tịch diệt, chiếu sáng của mỗi người.
06 Tháng Mười 202112:25 CH(Xem: 4020)
Phật dạy chí thiết những lời sau cùng trước khi giã từ thế gian: “Phải tự mình là ngọn đèn soi sáng chính mình”. “Phải nương tựa nơi Chánh Pháp”. “Không nương tựa nơi ai khác, hay một vật gì trên đời” - Vì “Tất cả thế gian là vô thường”.
27 Tháng Chín 20219:42 SA(Xem: 3783)
Tại sao tôn giả Bhaddiya đi tới nơi nào cũng nói: “Ôi an lạc thay!”. Các vị tỳ kheo khác, nhìn quanh quất, chỉ thấy khu rừng vắng, thấy gốc cây, thấy ngôi nhà trống, có gì vui đâu, họ lại suy đoán tôn giả Bhaddiya nhớ lại đời sống giàu sang vương giả khi xưa. Mình nhận ra ngay tâm người đời, thích suy luận chủ quan.
23 Tháng Chín 202110:53 SA(Xem: 3709)
Cuộc đời của mỗi người cũng là những dòng tuôn chảy không bao giờ ngừng. Tất cả, từ sức khỏe, tuổi trẻ, hạnh phúc, người thân, cũng tuôn chảy hoài, theo con đường một chiều: sanh- già- bệnh- chết... Mãi mãi, cho tới khi nào tỉnh giấc, nhìn thấy còn có một dòng tuôn chảy khác, ngược lại với mình, và mình đủ sáng suốt để biết đó mới là dòng tuôn chảy tới bến bờ bình an, hạnh phúc thực sự.
15 Tháng Chín 20215:50 CH(Xem: 3641)
Từ lâu rồi, cây tiêu đã nhắc mình nghệ thuật sống “tùy duyên mà bất biến”. Thân cây vững vàng, chắc nịch, vươn lên sừng sững với trời cao. Mặc cho gió mưa, thân cũng không lay động. Thân cây này thế nào cũng có lõi cứng.Trong kinh về “Thí dụ Lõi Cây”, Đức Phật so sánh mục tiêu cuối cùng của đời sống Phạm hạnh là Giải thoát, tương tự “lõi cây” là phần giá trị nhất của cây. Lõi cây ẩn mình trong giữa thân cây, khó thấy, khó tìm. Giải thoát cũng trừu tượng, khó tìm khó thấy. Tuy trừu tượng nhưng phải kiên cố, vững bền, không lay chuyển....
08 Tháng Chín 20217:40 CH(Xem: 4202)
Từ khi có mình trên thế gian, vô số kiếp rồi, nó vẫn chung thủy, luôn ở bên mình, nhắc nhở cái tốt, cái lành, mình có khi phụ bạc nó, hờ hững nó, mà nó vẫn chung thủy. Nó là ai vậy? Là cái Biết, là cái Tâm. Vậy các bạn ơi, mình hãy nhớ sống trọn vẹn từng giây phút, với người bạn tri kỷ thầm lặng, trong sáng, và chung thủy này.
01 Tháng Chín 202110:13 SA(Xem: 3607)
... có hai căn cơ khác nhau khi xuất gia: 1- Căn cơ người phàm phu: xuất gia vì lý do: - Lão suy vong - Bệnh suy vong - Tài sản suy vong - Thân tộc suy vong 2- Căn cơ người có trí tuệ: xuất gia vì lý do: - Thế giới là vô thường, đi đến hủy diệt - Thế giới là vô hộ, vô chủ - Thế giới là vô sở hữu, cần phải ra đi, từ bỏ tất cả -Thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái...
24 Tháng Tám 202111:33 SA(Xem: 4225)
Và bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con, và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm.
17 Tháng Tám 202110:31 SA(Xem: 3765)
Tựa bài mới nhìn thấy, có thể các bạn sẽ cho là quá cao xa, bao quát, viển vông. Đúng vậy, trong phạm vi vài trang giấy làm sao trình bày đầy đủ vấn đề này. Chỉ bàn tới phương thức sống thôi cũng cần một quyển sách, huống chi dám ghi là “nghệ thuật sống”. Vì thế, mình chỉ xin giới hạn lại trong phạm vi cái nhìn của Phật giáo về phương thức sống của hàng bồ tát, thuật ngữ là “tứ nhiếp pháp”.
17 Tháng Tám 202110:26 SA(Xem: 3677)
Kết luận của mình, cũng là câu nói của nhóm thiền sinh kỳ cựu của Thầy là: “Không trả giá!” khi sống trong đời. Sao vậy? Khi người ta nói giá nào là họ muốn giá đó. Mình đồng ý giá đó, là người ta sẽ vui, phải không? Người tu là luôn luôn làm cho người khác vui. Vậy thì “không trả giá”. Các bạn ơi, vị Thầy thì hiểu tâm ý của đệ tử, mà người đệ tử làm sao hiểu thấu được tâm lượng bao la của vị Thầy.
11 Tháng Tám 20211:06 CH(Xem: 4272)
Tại sao có người nói rừng Pháp toàn là cỏ cây hoa lá tươi thắm muôn màu, ngọc ngà châu báu tràn lan, pháp âm chư Phật vẫn luôn tuôn chảy. Nhưng tại sao có người vẫn băn khoăn sao mình đi hoài mà chưa thấy kho tàng ở đâu, chưa gặp chư Phật đang thuyết pháp, sao mình vẫn mù mờ, đường nào là đường dành cho mình? Đường đời thì muôn vạn nẻo, đường tu sao cũng muôn vạn nẻo?
04 Tháng Tám 20213:24 CH(Xem: 3841)
Với cái tâm hiểu biết, thực sự có trí, mình mới nhận ra mỗi người mang nợ cuộc đời và thế gian quá nhiều, không kể ra hết được. Ngay cái sự hiểu biết này, suy gẫm kỹ, cũng là một cánh cổng bước thẳng vào hạnh phúc rồi.
04 Tháng Tám 20213:18 CH(Xem: 3632)
Đọc cái tựa bài, có thể các bạn sẽ ngạc nhiên, tự hỏi: “Giải thoát là...giải thoát, sao lại có cái khuôn đóng khung nó lại? Có mâu thuẫn không?”...
27 Tháng Bảy 20219:05 CH(Xem: 3704)
Con đường tu mỏng như sợi chỉ, mình phải đi cẩn trọng, làm sao cho thăng bằng: Giới- Định- Tuệ tròn đầy, thì mới không bị rơi rụng nửa chừng....
27 Tháng Bảy 20218:46 CH(Xem: 3406)
Trong các khóa tu, mình vẫn thường nói “Không gì đơn giản bằng Thiền!”..... Con đường Thiền này không bắt mình phải tọa thiền hằng giờ, hay phải thuộc lòng, đọc tụng kinh sách, không phải lễ bái, cầu nguyện, các bạn có đồng ý là: “không gì đơn giản bằng Thiền” chưa?...
21 Tháng Bảy 20218:33 SA(Xem: 3624)
Con người vẫn còn choáng váng trong môi trường tiến bộ vượt bực của khoa học, chinh phục không gian, khám phá vũ trụ. Nhưng tiếc là con người vẫn chưa thực sự khám phá cái tâm của chính mình, chưa hiểu nó, chưa trở về sống hài hoà trong bản thể tâm trong sáng của chính mình.
21 Tháng Bảy 20218:29 SA(Xem: 3759)
Con thiêu thân cứ thấy ánh sáng là bay thẳng vào, bóng đèn nóng nên cứ ngả ra chết tức khắc, nên mình mới đặt tên nó là con thiêu thân. Không biết bản năng nó thiệt là sao, nó tìm gì trong ánh sáng đèn? Thấy con này chết mà sao con khác cũng cứ bay vào?
14 Tháng Bảy 20213:09 CH(Xem: 3877)
Các bạn ơi, tại sao kinh nói rõ ràng như vậy mà chúng ta không vâng lời? Nguyện xin cho con người vâng lời chư Phật, cũng như con người rất ngoan ngoãn vâng lời cái máy laptop hay những máy móc khác của thế gian.
14 Tháng Bảy 20212:54 CH(Xem: 4003)
Nhớ ngày xưa Thầy có dạy ngắm trăng. Thầy nói trong kinh có phương thức Quán nhật nguyệt, Quán ánh sáng, có Nhật triền tam muội. Rồi Thầy kể những kinh nghiệm tu tập trong thời gian Thầy gọi là “nhập thất bất đắc dĩ”.
07 Tháng Bảy 20214:13 CH(Xem: 3691)
Con đường ngõ cụt. Chính là con đường đời. Con đường của danh, tiền và tình. Con đường của dục, của tham và ái. Để cả cuộc đời ngắn ngủi của mình phục vụ cho tình, tiền và danh, rồi ra đi tay không. Khác nào con dã tràng ở biển đông.
07 Tháng Bảy 20214:10 CH(Xem: 3493)
Cuối cùng, con đường tu chỉ ở trong một sát na. Một sát na tỉnh thức. Một sát na biết sống. Là sát na đang là. Lúc nào cũng an trụ trong sát na đang là. Là an trụ niết bàn.
29 Tháng Sáu 20214:10 CH(Xem: 4296)
Xưa thiệt là xưa, thời những vua Hùng Vương mới dựng nước, có một vua Hùng Vương nhận một chàng thanh niên tài giỏi làm con. Nhưng về sau, vì hiểu lầm, vua đày Mai An Tiêm, vợ và con ra một hoang đảo...
29 Tháng Sáu 20214:01 CH(Xem: 5096)
Trọn câu “Tâm bình thường thị Đạo” có nghĩa: chính tâm bản thể là trong sáng, thênh thang, trống rỗng, là thể tánh giác ngộ, là chân như tánh, là không tánh...
23 Tháng Sáu 20218:08 SA(Xem: 3892)
Có người nói đây là thời mạt pháp rồi. Nhưng giáo pháp vẫn hiển hiện khắp nơi, Tam Bảo vẫn thường trụ trên thế gian, thì vẫn là chánh pháp. Vậy ai không nhìn thấy Tam Bảo, thì đối với người đó, bây giờ là thời mạt pháp rồi.
23 Tháng Sáu 20217:54 SA(Xem: 4003)
Nguồn suối trí tuệ này chuyển hóa tất cả, trở thành nguồn suối trong veo của hạnh phúc an vui cho người nào chịu đẳm mình trong dòng nước mát rượi của tâm. Vậy ta hãy mau quay về suối nguồn hạnh phúc, chính thật là Tâm mình.
15 Tháng Sáu 20215:28 CH(Xem: 4209)
Các bạn có bao giờ nhìn ngắm những giọt nước mưa đọng lại trên lá, trên hoa sau một cơn mưa rào? Mây vừa tan thì mặt trời xuất hiện, những tia nắng xuyên qua cành lá, chiếu sáng lên những giọt mưa, long lanh, lấp lánh...
10 Tháng Sáu 20218:03 SA(Xem: 4099)
... dù chúng ta bước vào con đường chuyển hóa tâm mình, bằng cửa nào cũng vậy, chúng ta vẫn phải trắc nghiệm lại mình, tròn đủ ba mặt: Giới- Định- Huệ đồng thời, mới là giải thoát.
02 Tháng Sáu 20212:22 CH(Xem: 4631)
Hôm nay, xin giới thiệu phương thức tu tập đơn giản, không đòi hỏi “Định hay Tuệ”, đó là Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng.
26 Tháng Năm 20215:55 CH(Xem: 4168)
Chỉ cần đi tới bước quan sát trống rỗng tâm thì tâm trống rỗng, còn gì để nói nữa? Tức là cái “dòng sông tâm tuôn chảy mãi” qua nhiều đời tới đó là biến mất, không còn bóng dáng.
18 Tháng Năm 20218:52 CH(Xem: 5582)
Hôm nay, nhân mùa tưởng niệm công đức của đức Phật, chúng ta sẽ cùng nhau nhắc lại những giọt nước trong veo chảy từ suối nguồn minh triết của bậc Giác Ngộ. Loạt bài tiếp theo hi vọng sẽ là những giọt suối mát trong veo, xin dâng tặng cho các bạn thiền hữu duyên.
02 Tháng Năm 20215:01 CH(Xem: 3745)
Hôm nay, cảm niệm ân đức của Phật, của chư Tổ Thiền đức, của Thầy, con cúng dường lên Tam Bảo một đóa hoa tâm này. Con cũng riêng dâng tặng món quà nhỏ này cho người hữu duyên.
28 Tháng Tư 202110:08 SA(Xem: 4690)
Người xưa thường ca ngợi Đức Phật là một người hoàn hảo, bằng 3 phẩm hạnh: Bi - Trí - Dũng. Hôm nay chúng ta thử tìm hiểu xem 3 phẩm hạnh đó là gì và làm sao đạt được?
20 Tháng Tư 20215:01 CH(Xem: 5376)
Ngày trước, Thầy thường so sánh “Tu Định như leo dốc núi mà bám trên rêu”. Trong thực tế, những nhà thám hiểm, leo núi phải có mốc sắt bám trên đá và có dây làm nấc thang mà leo lên.
69,256