HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Triệt Như SNHP034: MÙA THU CUỘC ĐỜI

06 Tháng Mười Một 20217:42 SA(Xem: 3432)
 Triệt Như - Suối Nguồn Hạnh Phúc - Bài 34

MÙA THU CUỘC ĐỜI
34 SUOI NGUON HANH PHUC 4 X 6 VN copy

Mấy hôm nay trời bắt đầu se lạnh. Có hôm nắng ấm, trời trong xanh, nhưng cũng có những buổi sáng sương mù. Sân trước có một cây, mùa xuân hoa trắng xóa, bây giờ lá đã ngả qua màu đỏ thắm, tia nắng bình minh xiêng xiêng lá càng rực rỡ hơn. Nhìn qua khung cửa khác thấy mấy cây lá ửng qua màu vàng chanh, mùa xuân thì ra hoa tim tím khắp cành. Cỏ cây hoa lá mùa nào có vẻ đẹp riêng hoà hợp với trời xanh, mây trắng.  Mùa xuân, lá non mơn mởn trên cành bên cạnh hoa đào trắng, lá tiêu úa tàn trong nắng hè, để rồi rụng đầy mặt đất qua mấy cơn mưa thu, hay những ngày gió thốc cuối thu. Dường như cái chết của lá, là nên thơ nhất. Dường như chỉ có lá, khi chuyển qua màu vàng, màu đỏ, rồi bay bay uốn lượn mấy vòng theo gió, nhởn nhơ bay. Cái phong cách từ giã của lá đẹp làm sao.

Nhớ bài học thuộc lòng từ thời tiểu học:

“Thu đi trên những cành bàng,

Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi...”

Chỉ còn hai chiếc lá vàng thôi, các bạn ơi.
MÙA THU CUỘC ĐỜÍ 1

Ngày xưa, tăng đoàn đầu tiên của tổ đình có 7 vị, bây giờ chỉ còn hai chiếc lá vàng.

 Các bạn nhìn trong hình, chụp vào mùa xuân, ngày 3- 3- 2008. Chính giữa là Thầy Thiền chủ, bên mặt của Thầy Thiền chủ là thầy Tuệ Chân, kế là thầy Không Chiếu, bìa là thầy Không Như. Bên trái Thầy Thiền chủ là sư cô Phúc Trí, Triệt Như và sư cô Hạnh Như. Đây là Tăng đoàn đầu tiên, cũng là Tăng đoàn trung ương, đã thường trú tại Tổ Đình cho mãi tới ngày lễ kỷ niệm 20 năm hoằng hoá 22- 2- 2015 vẫn còn tham gia đầy đủ.

Thầy Thiền chủ có 4 cột trụ vững chắc chèo lái con thuyền vượt trùng dương sát vai không rời trong suốt 20 năm.

Thầy Tuệ Chân là Phó trụ trì, vì Thầy Thiền chủ thường du hoá khắp nơi.

Thầy Không Như là giáo thọ hướng dẫn Khí công.

Thầy Không Chiếu là giáo thọ hướng dẫn Thiền.

Sư cô Phúc Trí là Quản chúng Ni đoàn.

Trong nhóm này, thầy Không Như (1925) lớn tuổi nhất, tới thầy Không Chiếu (1927), tới thầy Thiền Chủ (1929), tới thầy Tuệ Chân (1935), sau là sư cô Hạnh Như (1937), tới sư cô  Phúc Trí (1939), cuối cùng là Triệt Như (1941).

Hôm nay xin nhắc lại quá khứ một lần, có thể các thiền sinh tới sau chưa biết về tăng đoàn đầu tiên này. Tại sao mình lại xem là bốn cột trụ mà mình hâm mộ, lòng hâm mộ có thể chủ quan, từ khi mới bước vào các lớp học của Thầy, lúc đó vẫn còn là cư sĩ, tâm đời, nên mình nhìn bốn đệ tử của Thầy như bốn “người hùng”. Thế hệ trước, tức là thế hệ của quí thầy, gần như tất cả thanh niên đều là quân nhân. Sau khi xong đại học rồi, tất cả đều phải gia nhập quân đội, Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ Đức hay Võ bị Đà Lạt. Nếu chọn binh nghiệp luôn thì vào Võ Bị Đà Lạt, nếu trưng dụng trừ bị thì vào Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ Đức. Thầy Không Như, nghe người ta nói là đậu thủ khoa một khoá của Võ Bị Đà Lạt, cuối cùng là đại tá thiết giáp, thầy Không Chiếu cũng tốt nghiệp Võ Bị Đà Lạt, cũng là đại tá, lục quân, thầy Tuệ Chân, thiếu tá không quân. Có một lần, một ông thiền sinh, một nhân vật của tông phái khác, qua “đầu quân” với thầy, các bạn bu lại hỏi: sao biết đây mà tới? Ông ấy cười: Tôi thấy dưới trướng của ông thầy toàn là “cọp” nên tôi tới!

Lúc đó mình mới biết lờ mờ về quá khứ của các thầy, vì hoàn cảnh mà sống theo hoàn cảnh thôi, chứ quí thầy tâm rất tốt, giúp đỡ dân chúng nên được dân cảm mến biết ơn. Còn vị thứ tư là sư cô Phúc Trí, hiền lành chất phác, chỉ biết cười, mà cười thôi không ai nghe được tiếng cười. Nghe nói ngày xưa còn trẻ, sư cô được xem như là “người đẹp Bình Dương”vì quê quán là Bình Dương thiệt.

Đó là xin phép giới thiệu cái quá khứ trong đời một chút để bây giờ mình ôn lại những tháng năm quí thầy cô đổi passport làm con của Phật, lấy họ Thích Ca. Từ khi làm tu sĩ rồi, như đã bước qua một đời sống mới. Thầy Tuệ Chân, sư cô Phúc Trí gặp thầy Thiền Chủ rất sớm, từ khi thầy Thiền chủ còn ở trên thành phố Beaverton, tiểu bang Oregon. Nhưng khi phát tâm muốn xuất gia, thầy Thiền Chủ khuyên nên về Việt Nam xuất gia với HT. TT, có thể vì bấy giờ thầy Thiền chủ mới qua Mỹ, chưa có điều kiện lập giới đàn làm lễ xuất gia. Có thể là năm 1998.

Tới năm 1999, thầy Thiền chủ về Cali. Thiền đường bấy giờ chỉ là một căn nhà tiền chế có 3 phòng ngủ, phòng khách làm thiền đường, pho tượng Phật Thích ca cầm cành hoa sen, Thầy đã mang qua từ Việt nam, sau này chính là pho tượng ngay chánh điện của Tổ đình hiện nay. Chính tại thiền đường ở thành phố Santa Ana này, thầy Không Chiếu đươc xuất gia với sự chứng minh thêm của HT. GN.

Tới năm 2002, thành lập được thiền viện ở Riverside này, tất cả thầy trò dời về đây, lúc đó chỉ có 3 vị xuất gia. Thiền viện lúc mới mua, chỉ có ngôi nhà, chung quanh hơn 4 mẫu đất hoang, chỉ là đất và đá, cỏ hoang. Bốn thầy trò dang nắng như ở nhà quê vậy.
Thich Tue Chan Buoc Dau Xay Dung TVTK 02

Tới năm 2004, tháng 11, thêm được 3 vị mới xuất gia trong chuyến hành hương Ấn độ với thầy Thiền chủ. Đó là thầy Không Như, cô Hạnh Như và Triệt Như. Tính ra từ khi gặp thầy tới khi xuất gia, mình đã qua 10 năm tu học với thầy và đã có vài kinh nghiệm. Thầy có vài lần bảo xuất gia, mà sao trong tâm còn chần chờ, tuy mình đã ăn chay trường từ 5 năm trước khi gặp thầy. Thầy Không Như cũng vậy, lúc đó là ông Minh Lý, lúc 60 tuổi, thầy bảo xuất gia đi, ông Minh Lý cười: dạ chưa. Lúc 70 tuổi, thầy lại nhắc: xuất gia đi. Lại: chưa nữa. Một hôm, ông Minh Lý tuyên bố:

-       Khi nào cô Từ Tâm Thảo xuất gia, thì con xuất gia!

Cả lớp cười rộ lên. Mình hỏi:

-       Chắc không?

Ông Minh Lý :

-       Chắc!

Sau này, thầy Thiền chủ kể:

-       Ông Minh Lý mặc áo tràng vào gặp riêng thầy, đảnh lễ thầy rồi thưa:

“Bây giờ con 80 rồi, con xin xuất gia, thầy có chê con không thưa thầy?”

Như vậy nên năm đó 3 người xuất gia một lượt ở Ấn Độ.

Có thêm một chuyện vui vui nữa. Một lần, thầy Không Như và mình theo Thầy lên San Jose có khóa tu. Một ông thiền sinh, là võ sư đang có một võ đường, nhân giờ nghỉ, ông nói nhỏ với mình:

-       Hồi xưa, tôi không bao giờ dám đứng gần ông thầy Không Như.

-       Sao vậy? Ông có biết thầy Không Như từ trước à?

-       Hồi xưa. Tôi là đàn em, không dám tới đứng gần ổng. Sợ ổng lắm!

Mình nhìn lại thầy Không Như, đang cười khà khà kìa, có gì mà người khác không dám đứng gần? Nhìn kỹ thì thấy cặp chân mày tướng, xếch lên, khi quắc mắt lên, chắc thiên hạ đứng tim. Bây giờ thì lông mày trắng hết rồi, miệng thì cười mất một cái răng, nên thấy hiền queo thôi. Một lần, mùa đông, ở tổ đình, cũng lạnh lắm, thầy Không Như bước ra ngoài vườn, thở ra khói sương. Mình hỏi thầy:

-       Thầy Không Như ơi, ngày xưa nghe nói thầy hét ra lửa, phải không?

Thầy cười ha ha.

-       Sao bây giờ thầy thở ra khói vậy?

Thầy lại cười ha ha nữa.

Cả hai thầy Không Chiếu và thầy Không Như rất thích lái xe. Thầy Tuệ Chân lại không thích, bất đắc dĩ lắm, mới lái thôi. Còn ba cô ni không ai biết lái xe, nên lâu lâu cần đi bác sĩ hay đi chợ, thường nhờ hai thầy đưa đi, và hai thầy đều vui vẻ gật đầu. Tuy vậy, cả hai vị lái xe kiểu “nhà binh”, nên mình có khi phải mang theo thuốc, nếu thắng xe hoài thì lén uống thuốc cho đỡ mệt. Nhất là thầy Không Chiếu lái xe nổi tiếng, mà thầy có trí nhớ rất tốt. Đi đâu chỉ một lần thôi, lần sau thầy nhớ đường, không cần bản đồ.

một lần, cả tăng đoàn cùng đi, xe van thầy Không Chiếu lái. Thầy Không Như đáng lẽ ưu tiên ngồi băng trước cạnh người lái, chỗ đó xem như dành cho thầy Thiền chủ nếu có mặt. Nhưng thầy Không Như dành ngồi băng sau cùng, nhường cho ba cô ngồi hai băng trên (dân học trường tây có khác!). Hai cô lại nhường cho mình ngồi băng trước. Xe chạy băng băng trên đường, vùng nhà quê có khi đường đất, dằn lên dằn xuống. Tới khúc quanh co ẹo qua ẹo lại, ba chị em không ai dám nói gì hết, lo định tĩnh tâm mình. Nhìn xuống sau xe, thấy thầy Không Như lắc qua lắc lại, miệng thì cười, la lớn:

- Thầy Không Chiếu ơi, sao tui giống ngồi trên tàu quá vậy thầy?

Thầy Không Chiếu vẫn tỉnh bơ, không thay đổi vận tốc xe.

một lần khác, Thầy Thiền chủ cần đi đâu đó, có thể ra phi trường, thầy Không Chiếu lái chiếc xe nhà của thầy đưa đi. Mình ngồi băng sau một mình. Cũng tới khúc đường quanh co, giống như đường đèo, mặc dù hai bên là đất đá, không có vực sâu, băng ghế sau cũng ẹo qua ẹo lại, mình lấy thuốc ra uống đỡ một viên, tay thì ghì băng ghế cho bớt nghiêng ngả. Thầy Thiền chủ chịu đựng một hồi, thầy nói nhỏ:

-        Bớt ga lại đi Không Chiếu!

Thầy Không Chiếu trả lời ngay:

-       Bớt ga không được thầy ơi!

Mình không biết lái xe nên cũng không biết lúc đó có thắng bớt lại được hay không? Các bạn thử tưởng tượng mình ngồi trên một cái xe chạy phăng phăng mà không có cái thắng, thì cứ nhắm mắt lại, để cho nó chạy tới đâu thì chạy.

Đó là mấy mẫu chuyện vui vui khi nhớ tới hai thầy.

Còn nữa. Thầy Không Như thích trồng cây lắm. Thầy có trồng một dàn bầu, mỗi ngày tự xách thùng nước ra tưới. Những chỗ khác thường có hệ thống tưới chung.  Dàn bầu tốt tươi, thầy vui lắm. Có lần, thầy ra vườn thăm dàn bầu, vô nhà khoe lớn: “ Mỗi lần tui ra thăm là có trái bầu mới, tui nói với nó: “- Sao có nhiều bầu vậy?” Một hôm thầy bị vấp té mà không ai hay. Thầy Thiền chủ biết, quở thầy Không Như:

-       Ông không được xách thùng nước tưới cây nữa!

Thầy Không Như dạ nhỏ xíu. Đi ra xa, thầy lẩm bẩm:

-       Không được tưới cây nữa, thà chết sướng hơn.

Khi lớn tuổi rồi, thầy Không Như vẫn thỉnh thoảng lái xe ra thùng thơ để lấy thơ từ. Ở vùng đồi núi, mỗi nhà không có hộp thư riêng. Thùng thơ chung ở xa, cách mấy cây số. Thầy Thiền chủ biết, lại trách thầy Không Như:

-       Ông lớn tuổi rồi, không được lái xe nữa.

Thầy Không Như, chắc lại thêm chịu đựng trong đầu:

-       Không được lái xe, thà chết sướng hơn!

Bây giờ cuối cùng, thầy Không Như còn một cái laptop. Thỉnh thoảng thăm hỏi bạn bè. Một lần, thầy lại bị trách:

-       Ông không nên liên hệ trở lại quá khứ, lo tu thôi. Coi chừng tôi tịch thu cái laptop của ông đó! Hay là ông muốn tôi trả ông về nhà?

Thầy Không Như buồn hiu, chắc có nói thầm:- Thà chết sướng hơn!

Mà thật vậy, thầy thường nói: “ Tui xuất gia rồi, sống hay chết, tui cũng ở thiền viện thôi!”

Cái khí khái của thầy, mình vẫn ghi khắc trong tâm. Mình xuất gia rồi, thì sống hay chết cũng ở thiền viện thôi. Đó là nhà của Phật, nhà của bá tánh. Ăn của ngàn nhà, ở cũng của ngàn nhà. Làm việc của ngàn nhà.

Tuy nhiên cuối đời, các con của thầy rước thầy về quê. Sức khỏe đã yếu rồi mà nghe kể thầy thường đòi về thiền viện. Các con của thầy không thể chìu ý vì ở miền bắc nước Mỹ bay xuống miền nam cũng không gần. Nghe kể lại ước muốn cuối đời của thầy mà không được toại nguyện, ai lại không chạnh lòng.  Nhưng bây giờ, thầy Không Như ơi, thầy đang được về tổ đình rồi đó. Và thầy chắc đã gặp gỡ thầy Thiền chủ và ba huynh đệ rồi. Ở đâu đó, năm vị, đủ người để thành lập “gánh hát” rồi đó nha.

Lại cũng chuyện về thầy Không Như nữa. Thầy thường nói: “Hồi xưa tui với ông thầy là bạn, mà bây giời tui phải lạy ổng làm thầy.” Vừa nói vừa mở to mắt như muốn “hù” mình rồi cười tự hào, ý nói tui như vầy nè mà phục ông thầy tới mức đó, mấy cô nhằm nhò gì, bị quở là phải rồi.

Thầy Tuệ Chân và thầy Không Chiếu ít nói hơn, nhất là thầy Tuệ Chân nghiêm lắm, nên không có chuyện vui nào kể lại. A, có một chuyện. Một lần, sau khóa tu có đông thiền sinh, buổi bế giảng xong là thọ trai chung. Thiền sinh bày một dãy bàn dài, ghế ở đầu bàn ngồi chính giữa là dành cho thầy Thiền chủ, hai hàng bên là tăng đoànthiền sinh. Ngồi xuống yên chỗ rồi, ủa sao quí thầy đâu mất, nhìn xuống cuối hàng, phía đầu bàn xa tít là ba thầy đang an vị. Cuối bữa ăn, mình gặp quí thầy, nói:

-       Đã sắp chỗ của quí thầy là ngồi hai bên thầy lớn mà!  

Thầy Tuệ Chân cười:

-       Ngồi bên cạnh mặt trời, nóng lắm cô ơi!

Vậy là cả ba “người hùng” đều sợ “mặt trời”.

Đó là nhắc lại chuyện quí thầy, còn quí cô thì dĩ nhiên là lúc nào cũng vui, nhưng không có gì đáng kể hết. Sư cô Phúc Trí, sư cô Hạnh Như đều hiền lành, lo tất cả việc trong nhà bếp, mỗi khi đi xa về, mình lẩn quẩn xuống bếp, hai cô xua mình đi chỗ khác, nói: Cô lo việc của cô đi! Thành ra suốt bao nhiêu năm, mình quên việc nấu nướng. Nói thiệt nha, mình mới được xuống bếp một mình là từ ngày xuất hiện con Corona virus thôi. Hai năm nay mới làm chủ cái nhà bếp! Càng biết ơn người nấu bếp cho mình ăn bao lâu nay.

Mỗi khi đi xa về, hai sư cô làm “tiệc” đãi. Rong biển, cuốn với rau thơm, củ sắn tàu hủ xào v.v...chấm nước tương ớt. Có khi nấm tràm kho mặn ăn với cơm, vì hai cô biết mình thích món nấm tràm. Sư cô Phúc Trí lặn lội kiếm cho được nấm tràm, nhờ bà conViệt Nam mua, lựa thứ lớn ngon, gởi bưu điện qua, để dành tới khi mình về mới đem ra kho tiêu cho cả tăng đoàn thưởng thức. Mới hôm nào đây, mở tủ ra, chợt cầm lên một gói nấm tràm khô, mình ngẩn ngơ bồi hồi.

Mình đi xa thiền viện quanh năm, chỉ có mặt mấy ngày rồi xách hành lý đi mất. Mỗi khi về, có chai dầu gió, hủ dầu cù là, gói kẹo ho, hay hộp sâm, thường chia hai cô xài, vì đều lớn tuổi, chỉ cần bấy nhiêu thôi. Ba chị em, cứ xoay vần nhau mà xoa dầu, khi cảm cúm. Tình thân thiết còn hơn ruột thịt. Lại còn thông cảm nhau hơn nữa vì cùng chung một lý tưởng.

Thầy Không Như, thầy Không Chiếu lại là bạn của thầy lớn khi còn trẻ, chưa xuất gia. Ba vị lại cùng chung “nhập thất bất đắc dĩ” một thời gian dài, 13 năm, 14 năm, hết cả tuổi thanh xuân.

Có lẽ vì thế mà trong nghĩa thầy trò, có tình bạn thân thiết nữa.

Có lần, nghe bên ngoài cười:

-        “Không biết sao dưới trướng của thầy toàn là “lão tướng” không vậy?”.

Thầy đôi khi chắc cũng lo, thấy tia mắt của thầy lớn nhìn xuống đám học trò “lão tướng”, mình làm gan, biện bạch:

-        Thưa thầy, tăng đoàn mình lớn tuổi thiệt, chưa giỏi như ý thầy, nhưng mà chúng con hài hòa với nhau, chưa bao giờ có ai phiền ai hết. Thầy từng nói mục tiêu con đường tu hướng tới là hài hòa. Như vậy, chúng con tu cũng được được rồi!   

Thầy cười, như vậy là thầy đã tha cho 6 “lão tướng” cái tội “lỡ già”. Mà “chủ tướng” cũng “lỡ già” nên chắc dễ thông cảm nhau.

 

Hôm nay nhắc lại chuyện đời xưa, mới có mấy năm thôi, mà sao lâu như cả trăm năm vậy. Ngày vui qua mau. Hai mươi năm. Chưa kịp mừng ngày kỷ niệm hai mươi lăm năm thì rủ nhau đi hết. Mùa thu đang tới, rồi mùa xuân, rồi lại mùa thu...Bây giờ, chỉ còn hai chiếc lá vàng. Hắt hiu trên cành.

 

Thiền viện ngày 3- 11- 2021

TN

 MÙA THU CUỘC ĐỜI 2

   


Line 2
 Triệt Như - Suối Nguồn Hạnh Phúc - Bài 34
MÙA THU CUỘC ĐỜI
audio-icon_thumbnail
(CLICK vào icon tam giác để nghe - CLICK vào icon 3 dấu chấm để download)


   

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
08 Tháng Mười Một 202111:38 CH
Khách
Thưa Cô !
Con đọc, nghe... thẫn thờ ... buâng khuâng ... chút buồn... chút an yên ... rồi thẫn thờ ... mũi cay cay... mắt không theo ý ...
Con không biết nữa ...
Con cảm ơn Cô ban tặng bài viết, lời văn, giọng đọc và tấm hình như ngay đây
Lá vàng vết tích thời gian nên thơ nhất !
Con mong Cô khỏe, Con biết ơn Cô !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Năm 20215:01 CH(Xem: 3830)
Hôm nay, cảm niệm ân đức của Phật, của chư Tổ Thiền đức, của Thầy, con cúng dường lên Tam Bảo một đóa hoa tâm này. Con cũng riêng dâng tặng món quà nhỏ này cho người hữu duyên.
28 Tháng Tư 202110:08 SA(Xem: 4828)
Người xưa thường ca ngợi Đức Phật là một người hoàn hảo, bằng 3 phẩm hạnh: Bi - Trí - Dũng. Hôm nay chúng ta thử tìm hiểu xem 3 phẩm hạnh đó là gì và làm sao đạt được?
20 Tháng Tư 20215:01 CH(Xem: 5470)
Ngày trước, Thầy thường so sánh “Tu Định như leo dốc núi mà bám trên rêu”. Trong thực tế, những nhà thám hiểm, leo núi phải có mốc sắt bám trên đá và có dây làm nấc thang mà leo lên.
14 Tháng Tư 20218:52 CH(Xem: 4680)
“Lối mòn” có nghĩa là một con đường nhỏ, có thể ít người muốn đi, vì nó không nổi tiếng, không được trang trọng trình bày trên kinh sách, hay trong các buối thuyết giảng có hàng ngàn người, hay hàng chục ngàn người tham dự
07 Tháng Tư 20214:46 CH(Xem: 4916)
Bài này xem như tóm kết lại 4 bài trước có câu hỏi về sợi chỉ đỏ xuyên suốt xâu chuỗi bồ đề của Đức Phật, xâu chuỗi bồ đề của chư Tỷ kheo bậc thánh đệ tử của Đức Phật, xâu chuỗi bồ đề của Bồ tát và xâu chuỗi bồ đề của chúng ta.
31 Tháng Ba 20214:45 CH(Xem: 4718)
Trên đây, chúng ta cũng chỉ góp nhặt lại những giai đoạn thông thường của một đời người, tương tự đời bình thường của mình, có thể tạm chia ra ba khúc sông tâm: tâm đời (worldly mind), tâm đạo (religious mind) và tâm linh (spiritual mind).
24 Tháng Ba 20217:12 CH(Xem: 4303)
Vậy, chúng ta đã học và biết niết bàn là do tâm, địa ngục cũng do tâm. Sao không lo chuyển hóa cái tâm của mình. Mang cái tâm vô minh mà đi trong đời. Đi đâu cũng sẽ là địa ngục. Khi có trí tuệ, cảnh nào cũng là niết bàn.
17 Tháng Ba 20214:58 CH(Xem: 4602)
Cuối cùng gút lại, Định hỗ trợ Huệ, Huệ hỗ trợ Định.... Định mà không có Huệ là si định hay tà định. Huệ mà không có Định làm sao phát huy Huệ bát nhã siêu vượt
10 Tháng Ba 20217:46 CH(Xem: 5134)
Trên đây chúng ta tạm vẽ lại sơ lược con đường tu tập của mình, Câu hỏi của cô là: cái gì là điều kiện quan trọng nhất trên con đường tu của mình? Hay sợi chỉ đỏ xuyên suốt xâu chuỗi bồ đề của mình là gì?
04 Tháng Ba 20218:50 SA(Xem: 4621)
Câu hỏi của cô đặt ra cho chúng ta là: Cái gì xuyên suốt 10 giai đoạn tu tập này của bồ tát? Hay nói cách khác: Sợi chỉ đỏ xuyên suốt xâu chuỗi bồ đề của bồ tát là gì vậy?
24 Tháng Hai 20214:41 CH(Xem: 4663)
Xâu chuỗi bồ đề A la hán đạo có 16 hột bồ đề. Còn cái sợi chỉ màu đỏ xuyên suốt con đường đi, mình có thể xem như là cái gì? Chúng ta thử đối chiếu lại với xâu chuỗi bồ đề của Đức Phật, có điểm nào giống và điểm nào khác?
17 Tháng Hai 20217:03 CH(Xem: 5593)
... những giai đoạn lần lượt tiến tới giác ngộ tối thượng của Đức Phật Thích Ca mà kinh điển còn ghi lại. Cô đã tạm kết nối lại thành một xâu chuỗi, đặt tên là xâu chuỗi Bồ Đề Có một câu hỏi đặt ra cho mình: Còn sợi chỉ đỏ, xuyên suốt 15 hột bồ đề là cái gì?
10 Tháng Hai 20216:59 CH(Xem: 4561)
Con đường tu của mình chỉ là làm sao giữ được tâm bất động trong thế gian luôn luôn biến động này. Thì mùa xuân mới trọn vẹn là mùa xuân. Thì mùa nào cũng là mùa xuân. Thì mỗi người mới có một đóa hoa tâm cúng dường lên Tam Bảo.
27 Tháng Giêng 20215:39 CH(Xem: 5013)
Thiền sư Bankei (người Nhật) với tâm từ bi và trí tuệ, đã chuyển hóa được tâm của người đệ tử. Như vậy, khi mình chưa chuyển hóa được chính mình, là vì mình chưa đủ trí tuệ, vì thế mình chưa chuyển hóa được người khác, cũng vì mình chưa đủ trí tuệ và từ bi.
20 Tháng Giêng 20217:24 CH(Xem: 5374)
Chúng ta cũng nên suy gẫm truyện này, xem như một câu “công án” cho mình. Khi nào mình “nghe” được rõ ràng “vô tình thuyết pháp”, xem như khi đó mình đã “thấy” Đức Phật Thích Ca đang cầm cành hoa giơ lên trước hội chúng, trong đó có mình.
13 Tháng Giêng 20211:24 CH(Xem: 7945)
Khi qua tới bờ kia rồi, cũng phải buông chiếc thuyền Bát nhã, mới bước vô nhà - ngôi nhà xưa của mình. Khi xưa Thầy dạy: vào nhà rồi, phải mở toang các cửa, phải bước ra ngoài trời, thấy người khác còn loay hoay tìm bè, mình phải chèo thuyền trở qua rước người hữu duyên vượt biển.
27 Tháng Mười Hai 20207:07 CH(Xem: 4983)
Cuối cùng, cái gì đẹp nhất trần đời? Phật, chư Phật, tánh Giác Ngộ đep nhất trần đời. Chánh pháp (những chân lý của cuộc đời mà Phật dạy), chư Pháp (tất cả hiện tượng thế gian) đều thể hiện chánh pháp, nên đều là đẹp nhất trần đời. Tăng, Bản thể Hài hòa tuyệt đối, đẹp nhất trần đời. Và cái Thấy Biết những điều này, cũng đẹp nhất trần đời.
24 Tháng Mười Hai 20207:14 SA(Xem: 4514)
Hôm nay, nhắc lại kho tàng trí tuệ của Thầy đã ân cần trao truyền cho chúng ta suốt 25 năm làm việc không ngừng nghỉ của Thầy, để nói lên một câu cuối cùng với Thầy: “Công ơn của Thầy đối với chúng con thật bao la như trời biển”.
23 Tháng Mười Hai 202012:37 CH(Xem: 4680)
Kết luận, chúng ta luôn luôn quay về học tập chính những bài kinh do Đức Phật giảng còn ghi lại. Xưa nhất, kho tàng Phật giáo là kinh Nikàya, chúng ta phải nhận ra chân ý của Đức Phật gởi gắm trong kho tàng này, rồi mình thực hành theo để có thể khai mở từ từ kho tàng của chính mình.
16 Tháng Mười Hai 202012:49 CH(Xem: 6924)
Khi thấy tâm đang trống rỗng, trong sáng, có nghĩa là cái nhận thức sắc bén đang soi chiếu tâm, quay ra cảnh thì cũng là thấy cảnh “đang là như vậy”. Chính trong giây phút đó, là giải thoát.
09 Tháng Mười Hai 202010:31 SA(Xem: 4883)
... thế gian này xuất hiện trước mắt chúng ta ra sao tùy theo cái “thấy” của mỗi người. Còn vị Thiền sư nói sao cũng đúng vì đã thông suốt mọi khía cạnh của pháp.
01 Tháng Mười Hai 20201:33 CH(Xem: 5903)
Hôm nay cô nhắc lại hai kinh nghiệm nhỏ chia sẻ với các em, như là một món quà nhỏ trên bước đường tu học của mình. “Kho báu” của cô cũng chỉ có những bông hoa dại, hoa rừng, nhỏ xíu, không hương không sắc, không tên tuổi, như vậy thôi.
25 Tháng Mười Một 20207:40 SA(Xem: 5908)
Làm sao tới bờ? Đó là “bí kiếp” của cô: “thả nổi” trên biển đời.
24 Tháng Mười Một 202012:30 CH(Xem: 5131)
Mong sao, dù cho "Trường An náo loạn", mình còn xuôi ngược trong dòng náo loạn hoài, nhưng Đức Phật đã cho mấy cái mái chèo “Giới- Quán- Định- Huệ”, mình sẽ có ngày bơi về tới "Nước con an ổn".
18 Tháng Mười Một 20203:59 CH(Xem: 5245)
Năm nay, cô sẽ trồng hoa, thật nhiều loại hoa trong vườn Tổ Đình của mình. Mùa xuân sẽ có hoa xuân, đào trắng, đào hồng, mùa hạ sẽ có hoa phượng vỹ, trúc đào, có trái ngọt, mùa thu sẽ có lá vàng, trời xanh, mây trắng, ...
11 Tháng Mười Một 20201:31 CH(Xem: 5557)
Bài nầy cô muốn nhắc nhở chúng ta, phải thấy vấn đề sinh tử của mình như “lửa cháy ngang mày”, mau mau tinh tấn hơn nữa. Đừng có chọn con đường: “còn sống mà như đã chết”.
11 Tháng Mười Một 20201:30 CH(Xem: 5287)
“Trong mơ xin mớ vài câu,- Dế kêu chí cách rồng gầm sợi tơ....- Dế kêu mà tưởng rồng gầm? - Người nghe biết dế, không nghe biết rồng.
04 Tháng Mười Một 20202:58 CH(Xem: 5326)
Cuộc đời kỳ diệu như vậy, thiên nhiên tươi đẹp như vậy, muôn trùng màu sắc, biến hóa huyễn ảo. Vậy mà cả đời rồi không nhận ra. Sống giữa ban ngày, mà không nhìn thấy gì. Bây giờ cuối đời mới biết mình đã sống “một đời mộng du”.
27 Tháng Mười 20203:28 CH(Xem: 5754)
Trên đây cô mới nhìn lại quãng đường chúng ta đã đi trong năm nay. Tất cả các đạo tràng đều hoạt động tốt. Theo nề nếp xưa nay. Cô biết các đạo tràng đều tiếp tục sinh hoạt đều đặn, “online”, hay qua điện thoại thăm hỏi lẫn nhau. tới lúc này có lẽ các em cũng quen với cuộc sống mới phải thích ứng với hoàn cảnh hiện tại.
21 Tháng Mười 20208:41 SA(Xem: 6446)
Tất cả những giọt mồ hôi âm thầm đó như một nguồn năng lượng thúc giục mình phải bước tới, đem khả năng của mình ra góp vào dòng sống chung của cuộc đời.
07 Tháng Mười 20205:16 CH(Xem: 5945)
Thử xem mình có nghe được tiếng con rồng gầm trong khúc gỗ khô, hay chỉ là tiếng con dế kêu rỉ rả?
29 Tháng Chín 20204:42 CH(Xem: 7267)
Nghi thức tụng niệm có ích khi mình nhận ra trạng thái tâm của mình lúc đó đang “ly dục, ly pháp bất thiện”. Tâm đang trong sạch. Nhưng chưa thực sự trống không, vì tâm có một chỗ để duyên theo, là kinh sách, là kệ tụng v.v... cho nên phương thức này là bước đầu hỗ trợ mình, có thêm tuệ trí, hiểu biết kinh điển thêm.- Tâm thực sự trống không khi mình đi vào cái Biết không lời vững chắc, nghĩa là ngay cả không còn chủ đề dụng công.
23 Tháng Chín 202010:56 SA(Xem: 5910)
Nếu nói có Định mà Giới và Tuệ chưa có thì là tà định. Tuệ ở đây là phát huy sáng tạo, là có biện tài, giảng pháp chính xác, lưu loát. Chứ không phải không cần giáo lý, xem thường tuệ, cho là lý thuyết. Một khi con đường đi lệch lạc, thì dẫn tới ý nghĩ và lời nói ra cũng lệch lạc, chỉ vì mình chưa có trí tuệ thực sự. Tóm lại, từ bước đầu tu học, phải có trí tuệ, và bước cuối cũng là phát huy trí tuệ mà thôi.
17 Tháng Chín 20208:57 SA(Xem: 7012)
Hôm nay cô đặt câu hỏi, chúng ta tùy ý trả lời. Xem như một “trò chơi mới” thôi... Sau khi hiểu ý nghĩa của mười câu xướng đó rồi, mình có thấy được bài học nào cho mình không? - Tại sao chư Tổ đặt ra phương thức hằng ngày mình phải lễ lạy Phật và Tổ? - Mình phải lễ lạy ra sao mới có giá trị? - Tâm mình phải như thế nào? Cô ước mong chúng ta hưởng ứng “trò chơi” này. Ghi lại vài dòng, vài ý nho nhỏ, cũng là có hồi đáp,...
16 Tháng Chín 20202:04 CH(Xem: 7600)
Cửa thiên đàng hay cửa địa ngục là do ai? Do mình chọn thôi. Mình làm chủ cuộc đời của mình. Phải luôn luôn nhớ điều đó. Dòng tuôn chảy của cuộc đời từ ngàn xưa vẫn vậy. Mình thấy cuộc đời ra sao? Mình thu nhặt cái gì trong cuộc đời? Là do mình thấy, là do mình thích, là do mình muốn, là do mình chọn.
07 Tháng Chín 20207:00 SA(Xem: 5915)
“...Chợt thấy Ngôi Nhà Xưa, Chính tại bờ bên này”. Mình không tìm kiếm ở đâu xa xôi nữa. Tâm dừng lại, là đang ở trong nhà. Không cần nhờ ai chỉ đường nữa. Vậy thì thôi, xin rủ áo, buông tay. Giã từ. Ta lại đi chèo thuyền trên dòng sông đời, mặc tình rong chơi.
02 Tháng Chín 20202:00 CH(Xem: 7095)
Thiệt ra cô viết mấy dòng nầy cũng như là cô đang nhắc nhở chính cô thôi. Cô cũng đã nhìn thấy dòng thời gian trôi qua, như gió thổi mây phải bay. Mây có bao giờ cưỡng chống lại... Vậy đó. Cô đã dự tính cho cô: sống đơn giản, tu đơn giản, và đi cũng đơn giản, nếu cô được cái phần thưởng cuối cùng này.
01 Tháng Chín 20207:03 CH(Xem: 6476)
Tới đây, cô tạm ngừng. Xem như “con đường mòn tâm linh” đã vẽ rồi, chúng ta cứ yên tâm bước tới. Đi tới đâu là tùy mỗi người thôi. Mỗi người là tác giả của dòng sống của riêng mình. Mỗi kiếp sống là tác phẩm của chính mình sáng tạo ra. Đau khổ hay hạnh phúc là tự mình vẽ ra cho mình. Cảnh đời bên ngoài cũng là tác phẩm của chính mình sáng tạo
27 Tháng Tám 202012:31 CH(Xem: 5731)
Tới đây cô tạm chấm dứt phần đúc kết các bài học nhỏ trong mấy tháng qua. Về phần mình, các em cũng nên nhìn lại chặng đường mình đã đi trong mấy tháng qua như thế nào? Tâm của mình chuyển hóa ra sao, có bình an trong khi cuộc đời xáo trộn? Trí tuệ có hiểu sâu sắc hơn về những biến chuyển của cuộc đời?
19 Tháng Tám 20206:19 CH(Xem: 5905)
Riêng vị thiền sư Nhật bản này có hơn 10 đệ tử sáng đạo. Thật là một việc phi thường. Chúng ta tìm hiểu xem nguyên nhân nào dẫn tới kết quả đó? Có thể từ kinh nghiệm này, mình ứng dụng cho mình để mình cũng đạt được kết quả sáng đạo.
12 Tháng Tám 20208:32 SA(Xem: 6395)
Mình có thể xem ngài Đại Mai như tiêu biểu cho lối sống và trí tuệ của thiền sư hay không? Cốt lõi của Thiền là sao? Kho báu trí tuệ của mình ở đâu? Sống Thiền là thế nào? Chúng ta có thể ứng dụng như thế nào cho chính mình?
12 Tháng Tám 20208:24 SA(Xem: 5903)
Nhưng nếu mình đứng lại, thì là mình tới nhà rồi. Tâm đứng yên, là đang ở trong nhà. Còn tìm gì ở đâu nữa? Cho nên một thiền sư xưa đã nói: “Một niệm vô sanh, đạt niết bàn”. Con đường Thiền đó- tạm nói vậy- chứ nếu còn con đường phải đi, thì là chưa tới.
05 Tháng Tám 20201:00 CH(Xem: 8510)
Hôm nay cô cho một chủ đề khác: “Con Đường”. Các em có thể đi trên con đường, hay ngồi nhìn con đường, hay đứng nhìn con đường. Con đường nào cũng được... Thực tập khoảng 15 phút cũng đủ. Mong rằng các em nhìn ngắm con đường, thấy cảnh ra sao, tâm ra sao?
05 Tháng Tám 202012:41 CH(Xem: 7979)
Mình học được bài học nào, qua truyện ngài Angulimala? Mỗi em tự suy gẫm. Mình đã đứng lại chưa? Nếu mình còn đi, tức là mình chưa đứng lại. Nhưng nếu mình chưa đi, mà mình đứng lại, thì sao?
05 Tháng Tám 202012:30 CH(Xem: 5292)
Đức Phật giáo hóa đệ tử với tâm bình đẳng, khách quan, nhưng mỗi người tùy theo căn tánh, khả năng riêng mà tu tập và tiến bộ khác nhau. Vậy chúng ta hãy suy gẫm xem mình là hạng đệ tử nào, mình có những ưu điểm nào, hay còn khuyết điểm đã khiến cho mình chưa đến nơi mà mình muốn đến?
30 Tháng Bảy 202011:50 SA(Xem: 6823)
Hôm nay, cô cho chủ đề số 3. Chủ đề này sẽ trừu tượng hơn một chút. Chủ đề: “quan sát Tâm” của mình... Các em thực tập rồi ghi lại, khoảng 5 lần, nhận thấy tâm mình ra sao?
30 Tháng Bảy 202011:38 SA(Xem: 13952)
Kết luận, trong nhà Thiền, điều kiện thực hành là quan trọng, thực hành trong khi tọa thiền, và thực hành trong đời sống. Thực hành : Quán, Chỉ, Định, và Huệ. Chúng ta không quên Giới, vì Giới là quan trọng, là nền tảng vững chắc của phẩm hạnh thanh cao của con người. Giới là bước tu tập đầu tiên để chuyển Nghiệp của mình.
30 Tháng Bảy 20207:53 SA(Xem: 7380)
Đập vỡ cây đàn làm chi hỡi Bá Nha? Cứ khảy đàn đi, vẫn còn vầng trăng sáng năm xưa đang thấy, vẫn còn dòng nước trong veo bến Hán Dương đang nghe, kìa là hoa lá cũng rộn ràng một vũ điệu vô tư theo tiếng nhạc.
30 Tháng Bảy 20207:48 SA(Xem: 5504)
Tất cả cũng chỉ là cõi tâm của một người. Xem như cô tặng cho các em những mảnh vụn trò chơi “puzzle”, ai biết thì ghép lại làm thành một bức tranh tâm của một đời phù du.
22 Tháng Bảy 20208:38 CH(Xem: 6149)
Từ có nhận thức rõ ràng về tâm biết tĩnh lặng trong sáng này, mình cứ kiên nhẫn thực hành hoài trong đời sống hằng ngày là mình sẽ đạt được tất cả: sức khỏe tốt, hài hòa trong tất cả hoàn cảnh sống, chính mình an lạc và đem an lạc tới cho tất cả mọi người khi mình tiếp cận.
22 Tháng Bảy 20208:31 CH(Xem: 5611)
Mấy năm sau này cô chỉ hướng dẫn khóa Bát nhã đặc biệt với cách hướng dẫn uyển chuyển khác nhau trong từng đạo tràng. Đạo tràng nào thấy cần bổ túc phần nào thì bổ túc. Mà phần thiếu nhất là Kinh Nikàya, cần học thêm để tăng niềm tin và để mình không xa rời những lời dạy của Đức Phật. Muôn đời, những lời dạy của Đức Phật là khuôn mẫu vô giá cho người đời sau.
22 Tháng Bảy 20208:24 CH(Xem: 5680)
"Xin đừng hỏi nữa, hãy ngồi lắng nghe Tiếng tùng bách khi không gió lộng." - Hãy im lặng lắng nghe! Nghe gì? Không có gió thổi, vậy cây tùng cây bách có âm thanh hay không?
17 Tháng Bảy 20201:01 CH(Xem: 10456)
Trên đây, cô tạm đúc kết lại tiến trình cái thấy của mình, bắt đầu qua một chủ đề tầm thường, nhỏ nhoi, thực tiễn, là “một chiếc lá”. Mà chiếc lá có nói gì với mình không, hở các em? Tới đây, mình đã hiểu “Kinh Vô Tự”, mới là chân kinh.
15 Tháng Bảy 20202:54 CH(Xem: 6643)
Nhưng là người tu thực sự thì tự mình phải biết rõ chính mình... Không cần nói ra, không thể nói ra. Nhưng mình vẫn lảnh cái hậu quả của cái tâm thức sâu kín của mình, trong đời này và đời sau nữa. Có khi nó là tùy miên, mình không biết được. Nhưng những giấc mơ, nó sẽ báo cho mình biết. Cám ơn những giấc mơ.
15 Tháng Bảy 20202:41 CH(Xem: 6007)
Hình ảnh Đức Phật và các vị thánh đệ tử của ngài là tấm gương sáng muôn đời cho chúng ta.
15 Tháng Bảy 20202:30 CH(Xem: 5121)
Kết luận, tâm được tu tập là con đường dẫn tới hạnh phúc, nói theo ngôn ngữ thông thường. Tâm không được tu tập dẫn tới khổ đau. Mà tâm không biết tu tập, không gì nguy hiểm bằng chọn lầm người bạn đường. Khổ cho cả 3 đời: cha mẹ, mình và con.
15 Tháng Bảy 20202:22 CH(Xem: 5149)
Khi mình có cái “rõ biết tâm mình” trong mọi lúc, thì mới xem như “thần thông” của Thiền. Còn nếu chỉ nói về ích lợi của kỹ thuật, thì đó là “thần thông” của thế gian thôi.
09 Tháng Bảy 20201:17 CH(Xem: 6731)
Như vậy, mình thử ngẫm nghĩ xem mình thích hợp với phương thức nào, mình muốn vào bậc nào theo ngài Tường Quan Chiếu Khoan, hay mình thích tu theo ngài Ô Sào?
09 Tháng Bảy 202010:42 SA(Xem: 8076)
Hôm nay cô muốn chúng ta thử áp dụng “Như Lý Tư Duy”. Tất cả mọi người đều được khuyến khích tham gia, xem như một “trò chơi mới” hay như “đố vui để học” trong thời điểm đặc biệt hiện giờ “rảnh rang mà chưa thanh thản”. Chủ đề cô đề nghị là < Một chiếc lá>
09 Tháng Bảy 202010:37 SA(Xem: 5752)
Vậy hôm nay cô nhắc lại cho các em một bữu bối thần diệu, có thể soi chiếu thấy tới đời vị lai, mà Đức Phật với lòng từ mẫn, đã ban cho mình.
09 Tháng Bảy 202010:30 SA(Xem: 6033)
Kết luận, trong một đời tu cần phải có nhiều lần ngộ. Mỗi lần ngộ là ta được giải tõa khỏi một bế tắc nào đó, trí tuệ phát huy thêm rộng và sâu sắc hơn.
09 Tháng Bảy 202010:07 SA(Xem: 5856)
Nói gọn lại là: Phải nhớ cái bản thể của cuộc đời là ...Là gì? - Là Trống Không. - Là Như Huyễn mà thôi. Thì lập tức cái tâm của mình dừng lại ngay.
02 Tháng Bảy 202010:45 SA(Xem: 6280)
Nếu có người muốn thấy, làm sao thấy được, Khi có chủ thể thì có đối tượng, tức sẽ không thấy gì hết, chưa thể nhập. Chỗ nầy là bặt lời tức Atakkàvacara, ngoài lý luận. Chỗ này, kinh Hoa Nghiêm nói là:”Sự sự vô ngại pháp giới”.
02 Tháng Bảy 202010:00 SA(Xem: 5713)
Tập hạnh nhẫn nhục, dù có oan ức, cũng không biện minh. Đó là hạnh của Ba la mật: Nhẫn nhục ba la mật. Nếu là vàng ròng thì không sợ lửa. Có thử lửa, người đời mới biết đó là vàng ròng .
02 Tháng Bảy 20208:48 SA(Xem: 7634)
Thầy xua mình ra trận, Thầy đã cho mình nhiều bữu bối rồi. Cô thích nhất bữu bối Như Huyễn…. Bên ngoài thấy như chiêm bao, thì bên trong êm re... Trí Huệ Bát Nhã chính là “Vô ảnh kiếm,” hay “Vô hình kiếm,” hay “Vô tướng kiếm”, mỗi người chúng ta đều có, xin nhớ lấy ra mà dùng.
02 Tháng Bảy 20208:36 SA(Xem: 6597)
Ai có thử mở kho tàng được, lượm được cái gì, nhớ cho cô biết với nha. Còn ai từ trước, thở ra thở vô rồi mở cửa kho tàng, bây giờ thử câu thần chú này, cũng sẽ mở được kho tàng dễ dàng. Rồi tới bước cuối cùng, không cần dùng câu thần chú nữa, vì sao ?
02 Tháng Bảy 20208:02 SA(Xem: 5830)
Tóm lại, dù là tu sĩ hay cư sĩ, con đường đi cũng chỉ là một. Là hướng tới sự an lạc thực sự, lâu dài, cho mình và cho người.... Tạo ra nếp sống hài hòa an lạc bản thân với người khác quanh mình....cùng chung nhịp điệu chuyển hóa tuyệt diệu của trời đất bao la này.
25 Tháng Sáu 20204:56 CH(Xem: 5909)
Một khi đã ra đi, thì không bao giờ trở lui lại. Chúng ta đã chọn con đường Thiền, là con đường tâm linh, thì phải dấn bước đi tới hoài, Đó là ý nghĩa của “Quyết định ba la mật” cũng là quan niệm của người tu sĩ, theo lời giảng của Thầy chúng ta
25 Tháng Sáu 20208:02 SA(Xem: 5535)
Như vậy chúng mình đều đang có thần thông: người viết, người đọc, hai bên hiểu nhau. Dù xa cách ngàn trùng. Không thấy mặt mà thấy tâm nhau. Đó là thần thông của Thiền.
25 Tháng Sáu 20207:35 SA(Xem: 6154)
Cuộc đời của thiền sư, như đóa hoa quỳnh, trong trắng nở tròn đầy trong đêm tối, hương tỏa phảng phất. Nhưng trên đời có mấy ai hay, biết thưởng thức hương sắc đóa hoa quỳnh.
25 Tháng Sáu 20206:56 SA(Xem: 6464)
Tu tại gia và tu chợ là khó vô cùng. Tu chùa là dễ nhất. Vì sao? Rất khó giữ được: “ Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” .
18 Tháng Sáu 20204:06 CH(Xem: 7096)
Kinh có chữ tràn đầy kia, ghi lại lời Phật.. Vậy Phật có nói pháp. Pháp ở đâu? Trong kinh à? Hay ở ngoài vườn? Hay ở trong tâm? Tâm của ta hay tâm của Phật? Hay Phật của tâm ta?
18 Tháng Sáu 20203:15 CH(Xem: 5721)
Chúng ta tự nhận là con Phật, vậy nhớ cẩn thận lời nói của mình. Vì lời nói là biểu hiện của Tâm. Tâm ma thì .
18 Tháng Sáu 20203:04 CH(Xem: 5829)
Vì thiệt ra, giáo thọ hay không, tất cả chúng ta đều cùng đi trên một con đường. Cùng nhìn về một hướng. Là hướng tự rèn luyện tâm của chính mình, có trị tuệ và có từ bi. Trí huệ là cửa ngõ đi vào trọng trách “sứ giả Như Lai”. Không còn cách nào khác.
18 Tháng Sáu 20209:02 SA(Xem: 6281)
Như vậy, Phật, như thiện tri thức, Ma, như ác tri thức. Cả hai đều giúp ta nhận ra con đường tu tập tiến tới an vui hạnh phúc thực sự, trong hiện đời và những đời sau nữa.
11 Tháng Sáu 20206:41 CH(Xem: 6069)
Mà cái tâm đó ở đâu? Nó là cái mình đã có sẵn. Quay lại là thấy. Nó ở ngay trước mắt mình. Mắt mình, không phải nhờ mắt người khác. Tâm mình, không cần qua tâm người khác.
11 Tháng Sáu 20204:15 CH(Xem: 6183)
Khi tâm mình tương đối lành thiện rồi, không dính mắc chuyện người khác, có được an lạc, thì nó sẽ tự dừng. Đó là Định. Có cần phải tìm kiếm bon chen vội vã không?
09 Tháng Sáu 20204:19 CH(Xem: 5474)
Tóm lại , Tứ Diệu đế, được xếp là Tục đế Bát nhã, nhưng hướng nhắm là dẫn đến Chân đế Bát nhã.
02 Tháng Sáu 20207:51 SA(Xem: 5839)
Như thế là vượt lên trên cả hai khái niệm: ngã và vô ngã rồi. Khi mình không còn khái niệm ngã và vô ngã, mình mới thực sự kinh nghiệm vô ngã. Nhưng không nói là vô ngã nữa.
02 Tháng Sáu 20207:40 SA(Xem: 6457)
Sao mình không xao xuyến khi thưởng thức bụi hoa hồng vàng, rực rỡ, tươi sáng kia. Sao đứng bên mấy đóa hoa không tên này, lòng mình lại bồi hồi. Có phải là... dường như vừa biết trên đời vẫn có thể có người tri kỷ?
02 Tháng Sáu 20207:20 SA(Xem: 5985)
Có phải mình quá vội vàng hay không? Hay là mình thiếu đèn pha, hay mình đi con đường khúc khuỷu không có đèn đường. Hay xe mình không có cái thắng tốt? Khi chúng ta đã điều khiển chiếc xe đời của mình an toàn đem đến hạnh phúc cho mình và cho người khác thì lo gì, chúng ta cũng sẽ lái chiếc xe tâm linh đến đúng mục tiêu thôi.
02 Tháng Sáu 20207:11 SA(Xem: 6881)
những điểm tương đồng giữa Không và Chân như: những điều khác biệt giữa Không và Chân như:
27 Tháng Năm 20203:50 CH(Xem: 5992)
Giáo lý, hay lý thuyết thiền, hay kỹ thuật thực tập là ngọn đèn soi sáng con đường mình đang đi. Các em phải tự bước đi. Mỗi người phải có trách nhiệm cuộc đời của mình. phải tự mình là ngọn đèn cho chính mình.
26 Tháng Năm 202011:40 SA(Xem: 6538)
Cái Ngã là đầu mối của ý, của lời và của hành động. Từ đó là Nghiệp.
26 Tháng Năm 202010:41 SA(Xem: 5875)
Giai đoạn 1: Biết không lời + sự xúc chạm đi Giai đoạn 2: Biết không lời + trạng thái tâm trống rỗng. Giai đoạn 3: Tỉnh thức biết không lời + thấy hay nghe. Giai đoạn 4: Nhận thức biết không lời trống rỗng = nhận thức biết không lời như vậy.
26 Tháng Năm 202010:36 SA(Xem: 5958)
Vậy, qui luật xung đột là đúng hay qui luật hài hòa là đúng? Xung đột là khổ đau. Hài hòa là an vui, là niết bàn. Một cái thấy theo người thế gian, đúng theo thực tế của cuộc đời. Một cái thấy của bậc tỉnh thức, đứng trên bản thể của cuộc đời.
21 Tháng Năm 202011:46 SA(Xem: 6378)
Con đường tu đã được đức Phật trình bày thật rõ ràng, dứt khoát, lý luận thật vững chắc, không ai bắt bẻ được. Thời xưa cho đến nay, Tứ Diệu Đế vẫn được xem như là con đường tu quan trọng khuôn mẫu để ra khỏi cảnh đời đau khổ trần gian.
21 Tháng Năm 202010:34 SA(Xem: 5275)
Ba tháng rưỡi qua rồi, mình đứng trên bờ, nhìn dòng sông đời trôi chảy, êm dịu, hài hòa, theo nhân duyên của nó. Dòng sông đời mình cũng vậy, trôi chảy thật êm đềm theo nhân duyên trùng trùng của nó. Đố ai khuấy động được dòng sông đời muôn thuở của nghiệp quả ?
21 Tháng Năm 202010:15 SA(Xem: 7859)
Một em thiền sinh hỏi cô về pháp Thở. Bây giờ cô trình bày phương thức thực tập Thở của chúng ta đã theo từ nhiều năm nay. Chúng ta cũng căn cứ trên kinh Nikàya, tuy nhiên chúng ta giải thích đơn giản hơn.
14 Tháng Năm 20208:30 CH(Xem: 6070)
Trong mảnh vườn nhỏ này, cây cỏ, hoa, lá chen chúc nhau, hài hòa, kiếm sống, kiếm nắng, kiếm sương. Nhưng rồi thì tất cả cũng sẽ tàn, sẽ khô, sẽ rụng. Còn lại cái gì ? Mấy cây tiêu, cây tùng thì vẫn là cây tiêu, cây tùng. Nhưng dù còn đó, một trăm năm rồi cũng héo khô ngã quị. Mình cũng vậy.
14 Tháng Năm 20208:00 CH(Xem: 5836)
Mình thấy những hình ảnh già, bệnh và chết nhiều quá, nên mình không quan tâm tới, mình chưa chấn động trong tâm. Mình chưa tỉnh thức. Cho nên, bây giờ mới có thêm một vị Thiên sứ nữa, để cảnh tỉnh con người.
07 Tháng Năm 202010:10 SA(Xem: 9365)
Vậy sao đời không thấy cái sức sống, cái nhan sắc thực của thiên nhiên? Mà lại đi ca ngợi, gìn giữ tranh, ảnh là những cái “bản sao chết” của thiên nhiên? Cô thấy ngộ thiệt. Hay là mình lẩm cẩm vì tuổi già rồi không chừng!
07 Tháng Năm 20209:53 SA(Xem: 5821)
“...Con đồng ý với sư cô. Con nghĩ sẽ có nhiều thiền sinh kéo nhau về Tổ Đình nhổ cỏ để được sáng đạo chứ chẳng cần học giáo lý mà Đức Phật đã giảng dạy từ hơn hai ngàn năm nay đâu.... .... và con phải chọn về Tổ Đình nhổ cỏ hay học Thiền online ? ”
30 Tháng Tư 20209:21 SA(Xem: 5590)
Cô gởi các em câu chuyện trên cõi tiên. Có ai muốn làm tiên nữa không?
24 Tháng Tư 20207:44 CH(Xem: 5711)
Con coronavirus nó chỉ ăn cái thân của mình thôi, và chỉ ăn mất thân trong một đời. Vậy mà người ta hoảng hốt. Còn cái bệnh dịch kia nó ăn cái tâm, nó ăn luôn nhiều đời mà ít ai lo . Bệnh dịch ghê gớm đó là bệnh gì vâỵ ? Chắc các em đã có câu trả lời rồi phải không ?
21 Tháng Tư 20206:31 CH(Xem: 5742)
Em cười ha ha: - Vậy cô thông báo thiền sinh ai muốn sáng đạo thì lên nhổ cỏ Tổ Đình, cô khỏi phải giảng pháp online nữa ! Lý thuyết hoài làm chi ? Phải thực hành chứ ! Vậy ai muốn sáng đạo thì lên nhổ cỏ Tổ Đình !
16 Tháng Tư 20208:58 CH(Xem: 9539)
Vì thế hôm nay, cô mới quyết định ngồi lại bàn viết này, trãi tâm tư mình ra, gởi theo gió mây, tới những em nào có duyên đọc mấy lời này. Xem như là để đền trả lại những niềm vui, những năng lượng thiện lành, mà cô đã nhận được từ khi dấn bước vào con đường tu học.
10 Tháng Tư 20203:13 CH(Xem: 7650)
Thân mến gởi tới các bạn những tấm hình chụp không có chuyện môn. Chỉ là để ....
69,256