HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

DD0447 HL Trần Văn Đạt BIÊN KHẢO - Bài 1/4: PHẬT GIÁO VÀ THIỀN THỜI CỔ ĐẠI Ở VIỆT NAM

Tuesday, November 8, 20221:36 PM(View: 1437)

Thử Tìm hiểu Thiền Tông Việt Nam:
Bài 1/4: PHẬT GIÁO VÀ THIỀN THỜI CỔ ĐẠI Ở VIỆT NAM
https://www.tanhkhong.org/a3437/phat-giao-va-thien-thoi-co-dai-o-viet-nam
Bài 2/4: HAI THIỀN PHÁI XUẤT HIỆN THỜI BẮC THUỘC
https://www.tanhkhong.org/a3440/dd0448-hl-tran-van-dat-bien-khao-bai-2-4-hai-thien-phai-xuat-hien-thoi-bac-thuoc
Bài 3/4: Các THIỀN PHÁI CHÍNH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI ĐỘC LẬP PHONG KIẾN
https://www.tanhkhong.org/a3457/bai-3-4-cac-thien-phai-chinh-o-viet-nam-trong-thoi-doc-lap-phong-kien
Bài 4/4: CÁC THIỀN SƯ LÃO THÀNH NỔI BẬT HIỆN NAY
https://www.tanhkhong.org/a3468/dd0457-hl-tran-van-dat-bien-khao-bai-4-4-cac-thien-su-lao-thanh-noi-bat-hien-nay

Bài 1/4:
PHẬT GIÁO VÀ THIỀN
THỜI CỔ ĐẠI  Ở VIỆT NAM

 H.L. Trần Văn Đạt
(Đạo tràng Nam Cali)

 

  • Mở đầu:

Theo nhiều tài liệu, Thiền tông được hình thành khi Đức Phật Thích Ca truyền cho Ngài Ma-ha-ca-diếp (Mahākāśyapa) làm Sơ tổ (Tâm truyền tâm) và tiếp nối truyền thừa đến vị Tổ thứ 28 cuối cùngBồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) ở Ấn Độ (Hình I.1) [1]. Thiền tông là một trường phái chính của Phật giáo, bên cạnh các trường phái chính khác phổ biến hiện nay, bao gồm Phật giáo Phát triển, Phật giáo Therevāda hay Nguyên thủy, Tịnh độ tôngMật tông. Thiền tôngPhật giáo luôn đồng hành và phát triển bên nhau theo chuyển biến tình trạng xã hội, văn hóa và chính trị trong từng quốc gia, mặc dù có vài nguồn dư luận do từ những nhận thức khác biệt nhau. Thật vậy, Thiền tông là cốt tủy của Phật giáo, như Thiền sư Thích Thanh Từ đã nói trong Lời giới thiệu sách Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 hay Thiền tông là trái tim của Phật giáo. Đạo Phật được khai sáng từ một vị Phật lịch sử nổi tiếng thế giới; đó là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (623-543 trước Tây lịch [TTL]). Ngài đã dùng thiền định chứng ngộ Tam minh và Lý duyên khởi, cũng như qua thiền Ngài tịch diệt về cõi Niết Bàn. Như vậy, nơi nào có giáo có thiền, Phật giáoThiền tông tuy hai mà là một thực thể kết hợp hoàn hảo.

Phật giáo xuất hiện ở miền Bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TTL và trải qua 6 lần kết tập kinh điển để lưu giữ lời truyền pháp của Đức Phật Thích Ca, nhưng khoảng 200 năm đầu sau khi Đức Thế tôn tịch diệt không có văn bản để lại; cho nên các nguồn tin liên hệ cần được quan tâm đặc biệt về mức độ chính xác. Kết tập lần thứ 6 cuối cùng xảy ra vào năm 1954-1956 ở thạch động Maha Pasana Guha cách thủ đô Rangoon 12 km, Miến Điện [2].

Đạo Phật bắt đầu tỏa sáng trong xứ Ấn và châu Á vào thời đại Hoàng Đế A Dục (Ashoka) trị vì. Đặc biệt sau khi thống nhứt đất nước rộng lớn được đánh giá ngang hàng với Tần Thủy Hoàng, nhà vua tích cực ủng hộ Phật giáo trong nước, qua tổ chức kết tập kinh điển lần thứ 3 và mở rộng phổ biến tôn giáo này trong và ngoài nước, bên cạnh thiết lập các di tích lịch sử đánh dấu nhiều cột mốc địa danh quan trọng của cuộc đời truyền pháp của Đức Phật Thích Ca.
Hoàng Đế A Dục đã gởi 9 phái đoàn đến nhiều nơi, trong đó có đoàn Phật giáo đi về hướng Bắc và Tây-bắc qua ngã Pakistan, Afghanistan và đường Tơ lụa để đến Trung Quốc vào năm 67 sau Tây Lịch (STL); từ đó Phật giáo lan truyền đến Triều Tiên (năm 372), Nhật Bản (năm 528) [3]Việt Nam, sau này trở nên bộ phái Đại thừa - nay gọi là bộ phái Phát triển. Hướng truyền bá đó còn gọi là Bắc truyền.
Một đoàn truyền đạo đi về phía Nam Ấn do Thái Tử Mahinda (Ma hi đà: 285-205 TTL) và tiếp theo Công Chúa Sanghamitta (Tăng già mật đa: 281-202 TTL) hướng dẫn đến đảo Tích Lan hay Sri Lanka ngày nay. Trong khi một nhóm khác (nhóm 8) do hai Đại sư Sona và Uttara cùng 5 đệ tử đi về phía đông - vùng Suvaṇṇabhūmi (Đất vàng) khoảng năm 263 TTL. Vùng này có thể bao gồm Miến Điện (Myanmar), Thái Lan, Cao Miên, Lào, Việt Nam (Giao Chỉ) - Champa và bán đảo Malay [3]. Hai phái bộ truyền giáo sau cùng nêu trên tiếp tục phát huy Phật giáo để sau này trở nên bộ phái Tiểu thừa - nay gọi là bộ phái Therevāda.

 

  • Phật giáo có mặt ở Việt Nam từ thế kỷ thứ 2-3 TTL:

Khi Đức Thế tôn còn tại thế, Phật sựdụng công thiền xuất hiện và lan rộng ở miền Bắc Ấn độ và sau khi Người tịch diệt Phật giáo bắt đầu lan tỏa nhiều nơi khác trên đất Ấn và theo thời gian truyền tải khắp năm châu, nhứt là phát triển mạnh ở châu Á. Riêng ở Việt  Nam, tôn giáo này được truyền vào từ lúc nào và ở nơi đâu chưa biết chính xác, nhưng hiện nay đã có một số tài liệu Việt Nam, Trung Quốc, di tích bản địa và các bằng chứng khảo cổ học ở di chỉ Sa Huỳnh và Óc Eo… cho thấy Phật giáo dĩ nhiên gồm các hoạt động thiền sự đã có mặt trên đất Giao Chỉ (Bắc Việt) và ở nước Champa (Nam Việt Nam), có thể được truyền đến từ Ấn Độ vào thời Cổ Đại khoảng thế kỷ thứ 3 và thứ 2 TTL, chứ không phải từ Trung Quốc như sách sử ghi chép trước đây. Theo tài liệu về Ngọc phả Hùng Vương, “Trong thời Hùng Chiêu Vương trị vì, đạo Phật được  truyền vào nước ta. Từ các đời vua trước, Ngọc phả có nhắc đến đền chùa nhưng việc tế tự chỉ thấy nói đến thờ thần tiên, tổ tiên, đến vua Hùng thứ 7 mới thấy xuất hiện các từ của nhà Phật như biển Giác, Bát nhã, Niết bàn, ăn ở chay tịnh rồi lập đàn cúng ở chùa...[4].

Sau đây là một số bằng chứng cho biết đạo Phật đã xuất hiện trên đất Việt cổ xưa hay nước Văn Lang khoảng 300-200 năm trước Tây lịch:

(i)     Phật giáo Nguyên thủy có thể được truyền vào Việt Nam trong thế kỷ thứ 3 và thứ 2 TTL với sự kiện Ngọc phả Hùng Vương cho biết vào thời Hùng Vương thứ 7 tức Chiêu Vương (truyện bánh chưng, bánh giầy) trên núi Tam Đảo đã có chùa thờ Phật. Sự kiện thứ hai là Tiên Dung, con gái Vua Hùng Vương thứ 18 (~257 TTL), và chồng là Chử Đồng Tử trong truyện “Nhất Dạ Trạch” của quyển Lĩnh Nam Chích Quái, được nhà sư Phật Quang, người Thiên Trúc (Ấn Độ) truyền pháp tại núi Quỳnh Viên nằm ở cửa Nam Giới hay cửa Sót, ngày nay có tên là núi Nam Giới (Hà Tĩnh), và được nhà sư ban cho một cây gậy và một cái nón rồi nói rằng: “Linh dị và thần thông ở đây cả!. (Lĩnh Nam Chích Quái, Lịch Sử PGVN, tập 1, Lê Mạnh Thát, 1999) [3,5].

(ii)  Tại Champa có di chỉ khảo cổ Sa Huỳnh, ở vương quốc Phù Nam (Chân Lạp) có di chỉ khảo cổ Óc Eo cho biết vùng bờ biển phía Nam Việt Nam, xưa thuộc hai nước này đã có giao dịch thương mại rộng rãi với Ấn Độ, Ba Tư, La Mã... Chiếc bia đá Võ Cảnh được các nhà nghiên cứu tìm thấy tại làng Võ Cảnh, Nha Trang có niên đại vào thế kỷ thứ 2 STL viết bằng tiếng Phạn. Trong thời gian này, nền văn minh Ấn Độtư tưởng chính là Phật giáo nên đã có mặt và truyền bá tại xứ này qua thời gian dài hàng trăm năm. Do đó, có thể suy luận rằng nhà sư Phật Quang người truyền đạo Phật cho Chử Đồng Tử có thể là người Ấn hoặc người Chăm đi từ phía nam đến Giao Chỉ. Nghĩa là đạo Phật có mặt ở vùng đất Champa, hay miền Nam Việt Nam ngày nay có thể đồng thời với triều đại Hùng Vương, sớm hơn miền Bắc tức Giao Chỉ ngày ấy.[5]

(iii) Dưới triều đại Hoàng Đế A Dục (Ashoka: ~304-232 TTL) ở Ấn Độ, có một trong 9 đoàn hoằng pháp do hai vị A La Hán Sona và Uttara (243-144 TTL) lãnh đạo cùng 5 đệ tử đã đến vùng Suvaṇṇabhūmi có thể thuộc vương quốc Phù Nam lúc bấy giờ, gồm các nước Đông Nam Á ngày nay và bán đảo Malay; nhưng có lẽ họ đến Miến Điện, Thái Lan và Đông Dương trước tiên. Thời gian ra đi của đoàn hoằng pháp này tương ứng với thời đại Hùng Vương và trùng hợp với câu chuyện ghi trong ngọc phả Hùng Vương và Di tích một bảo tháp Ashoka, theo sử liệu Trung Hoa (Giao Châu ký của Lưu Hân Kỳ và Thuỷ Kinh chú của Lệ Đạo Nguyên), được xây dựng ở Giao Châu, tại thành Nê Lê (có lẽ Đồ Sơn, cách Hải Phòng 12 km) (Sau Vua Lý Thánh Tông xây tiếp thêm bảo tháp Tường Long năm 1058) [3,5,6].

(iv) Ở Giao Chỉ, thị tứ Luy Lâu hình thành trước Tây Lịch, nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã có hàng trăm chùa và nhiều tăng ni, sau này có các vị đại sưthiền sư nổi tiếng, như Khâu Ni (Tướng của Hai Bà Trưng đi tu), Ma Ha Kỳ Vực[1], Mâu Bác (160-230)[2], Khương Tăng Hội (205-280), Chi Cương Lương[3] Các thương nhân Ấn Độ thường dùng đường biển đến Giao Chỉ buôn bán. Sau đó đến lượt các tăng sĩ Ấn tới đây truyền đạo Phật bằng đường biển và/hoặc do các tu sĩ Ấn Độ trong Nhóm 8 nêu trên dưới thời Hoàng đế A Dục, góp phần hình thành trung tâm đạo Phật tại Luy Lâu, một trong những trung tâm lớn nhất của Phật giáo ở phương Đông vào buổi đầu Tây Lịch, cùng với hai trung tâm Phật giáo Bành Thành (nay Từ Châu, Giang Tô) và Lạc Dương (Kinh đô Đông Hán, nay Hà Nam) của Trung Quốc.

Theo Wiki, Luy Lâu là lỵ sở địa phương của quận Giao Chỉ (111 TTL-203 STL), và cũng là thủ phủ của cả Giao Châu từ năm 111 TTL đến 106 TTL. Luy Lâu thời Bắc thuộc không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn là trung tâm kinh tế - thương mại, trung tâm văn hóa - tôn giáo lớn và cổ xưa nhất của Việt Nam [7]. Chùa Dâu ở Bắc Ninh ngôi chùa cổ nhất VN

 

(v)   Vào thời Trưng Trắc và Trưng Nhị khởi nghĩa (40-43 STL) và sau khi Hai Bà tự tử ở Hát Giang, Bát Nàn Phu Nhân, một danh tướng của hai Bà, trốn thoáttrở thành một sư cô Phật giáo cùng với một số tướng khác như Khâu Ni cũng đi tu. Đây là một chứng cớ khác chứng tỏ Đạo Phật và thiền đã có mặt từ lâu ở Giao Chỉ trước Tây Lịch [3].

(vi) Vào cuối thế kỷ thứ 2 STL, nhà sư Mâu Tử, người Thương Ngô, nay thuộc Quảng Tây, Trung Quốc đến sinh sống và hoằng pháp ở Giao Chỉ, viết sách “Lý Hoặc Luận” gồm bộ luận lý giải những điều mê lầm của một số người không hiểu đạo Phật. Đây là quyển sách Phật giáo đầu tiên được viết bằng chữ Hán ở Giao Châu. Trong sách này (Câu hỏi 21), Mâu Tử  còn cho biết Phật giáo truyền đến Giao Châu cùng lúc với Phật giáo đến Trung Quốc (đời Hán Minh Đế, năm 67 STL). Thật ra, đạo Phật truyền đến đất Văn Lang trước Tây Lịch [8].

(vii)  Quốc sư Thông Biện dẫn lời Đại sư Đàm Thiên (542-607) (trình vua Trung Quốc Tùy Cao Tổ) để trả lời câu hỏi của Hoàng thái hậu Ỷ Lan (1.044-1.117) triều Lý về thời điểm Đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam như sau [5]:

"Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn hai mươi ngôi, độ Tăng hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy. Vào lúc ấy, thì đã có Khâu ni danh, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó. Nay lại có Pháp Hiển thượng sĩ, đắc pháp với Tỳ-ni-đa-lưu-chi, truyền tông phái của tam tổ, là người trong làng Bồ-Tát, đang ở chùa Chúng Thiện dạy dỗ học trò. Trong lớp học đó không dưới 300 người, cùng với Trung Quốc không khác. Bệ hạ là cha lành của thiên hạ, muốn bố thí một cách bình đẳng, thì chỉ riêng khiến sứ đưa Xá lợi đến, vì nơi ấy đã có người, không cần đến dạy dỗ…”.

Tóm lại, những sự kiện được ghi chép như Ngọc phả Hùng Vương, Tiên Dung-Chử Đồng Tữ, tháp Ashoka, thành Nê Lê và chiếc bia đá Võ Cảnh ở Nha Trang được phát hiện, cũng như sự đi tu của một số tướng lãnh của Hai Bà Trưng vào đầu Tây lịch, sách Lý‎ hoặc Luận và lời giải thích của Quốc sư Thông Biện đã chứng minh Phật giáo có mặt ở đất nước này từ thời Cổ Đại khoảng thế kỷ thứ 3-2 TTL, đồng thời điều này cũng xác nhận sự hiện diện của các hoạt động thiền sự ở những nơi thờ Phật trong thời gian này. Cho nên, Phật giáo Việt Nam ra đời trước hết có thể đến từ phương Nam và sau đó từ phương Bắc, với di tích Luy Lâutrung tâm Phật Giáo đầu tiên lâu đời nhứt của nước.

Vì vậy, các hoạt động tu tập thiền trong Phật giáo đã có mặt ở Việt Nam từ lâu trước Tây lịch cho đến khi tài liệu lịch sử trong nước và Trung Quốc cho biết vào thế kỷ thứ 3 STL có một Đại sư Việt Nam tên Khương Tăng Hội đến kinh đô Kiến Nghiệp (tên cũ của Tây Phổ ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) truyền bá đạo Phật. Vậy thân thế và sự nghiệp của vị Đại sư này như thế nào?

 

  • Sơ tổ Thiền tông Việt Nam:

Nhà sư tên Khương Tăng Hội (Kōsōkai, ~ 205-280) [9,10,11] là một dịch giả[4]thiền sư dạy pháp tu thiền Quán niệm hơi thở của Đức Phật Thích Catrung tâm văn hóa Luy Lâu, là người Giao Chỉ trong thời Tam Quốc (184-280). Ông cũng là người đã có nhiều công đức góp phần vào phát triển Thiền họcTrung Quốc dưới thời Bắc thuộc.

Tổ tiên của Sư Tăng Hội xuất thân từ nước Khương Cư (Sogdiana) ở phía Bắc Ấn Độ, nhưng đến thời cha Ông di cư đến Giao Chỉ sinh sống và lập gia đình với một người phụ nữ địa phương này. Hơn 10 tuổi, cha mẹ qua đời ông xuất gia theo đạo Phật, tiếp thu giáo dục văn học Trung Quốc, hiểu biết rộng rãi kinh điển Nho giáothông hiểu tiếng Phạn. Rất tiếc không có tài liệu cho biết Ông tu tập ở đâu và sư phụ là ai, nhưng nhiều người tin rằng Ông lập đạo tràng dạy chúng và dịch thuật ở thủ phủ Luy Lâu, có thể ở chùa Diên Ứng, còn gọi là chùa Dâu hay chùa Pháp Vân, phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ngày nay [12]Theo Cao Tăng Truyện[5], Tăng Hội là một người uyên bácthông minh xuất chúng: “Hiểu rõ ba tạng kinh điển, đọc khắp cả sáu kinh (Nho, Lão), những sách về thiên văn và đồ vĩ phần lớn ông đều thông thạo[11]. Ông còn khéo giảng nói, giỏi văn chương nên hợp tác cùng các nhà sư bấy giờ, như Hàn Lâm ở Nam Dương, Bì Nghiệp ở Dĩnh Châu (An Huy), Trần Huệ ở Cối Kê (Chiết Giang), v.v. để phiên dịch chú giải kinh điển Phật giáo sang tiếng Hán tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu.

AAA_Thử tìm hiểu THIỀN TÔNG VN _BÀI 1_8-22 Picture 1
Thiền sư Khương Tăng Hội

 Năm 247 STL, Sư Tăng Hội đã khoảng 40 tuổi đến kinh đô Kiến Nghiệp tỉnh Giang Tô ngày nay vào đời nhà Ngô thời Tam Quốc lập am tranh, dựng tượng Phật hành đạo. Lúc bấy giờ nơi đây chưa có tăng sĩ Phật giáo. Suốt ngày Sư thắp hương lễ, bái tượng Phậttụng kinhngồi thiền, rồi ra chợ khất thực. Hiện tượng kỳ lạ này đã làm cho người địa phương chú ý cảm mến, bèn tâu lên vua Ngô là Tôn Quyền. Theo truyền thuyết, để thu phục lòng tin của chính quyền địa phương, chỉ trong 21 ngày Sư dùng pháp thần thông làm cảm ứng được xá lợi Phật (chiếc răng Phật) đầu tiên ở Trung Quốc xuất hiện trong một chiếc bình vào năm 248; cho nên vua Tôn Quyền vô cùng thán phụ, quy y theo, và xây dựng Kiến Sơ Tự để Ngài có nơi tu tập, truyền đạo và dịch kinh [9].

Nhờ vậy, Phật Giáo ở Kiến Nghiệp trở nên hưng thịnh. Đây cũng là con đường truyền đạo từ phương Nam vào Trung Quốc, và chính phạm bối[6] cũng được truyền vào qua con đường này. Đó là hướng Nam truyền. Vào năm 280 STL thời nhà Tấn, Thiền sư Khương Tăng Hội qua đời, được ban hiệu Siêu Hóa Thiền Sư. Các kinh điển chủ yếu do nhà Sư dịch gồm có bộ Ngô Phẩm Kinh 5 quyển, Tạp Thí Dụ Kinh 2 quyển, Lục Độ Tập Kinh 9 quyển, và chú giải một số kinh như An Ban Thủ Ý Kinh[7]Pháp Kính Kinh, Đạo Thọ Kinh, Nê Hoàn Phạm Bối, v.v.

Tư tưởng thiền của Đại sư được thể hiện qua các công trình dịch thuật, biên soạn, chú giải và viết lời tựa cho một số kinh sách. Từ đó, theo nghiên cứu của Lê thùy Dương (2016) [13], tư tưởng Thiền nhập thế của Khương Tăng Hội đã được biết qua bài Tựa “An Ban Thủ ý” kinh chú giải. Sư đã nhắc đến từ “Thiền” nhiều lần và quan niệm “Thiền” không chỉ là những phương pháp hành đạo mà còn là một căn bản triết học về “tâm học” và khuyên người tu nên dùng phương pháp điều khiển hơi thở để điều phục tâm như Đức Phật Thích Ca đã làm để chứng ngộ ba minh và lý duyên khởi. Sư viết: “Người hành giả chứng đắc được phép An Ban thì tâm bừng sáng, dùng cái sáng ấy để quán chiếu thì không gì tối tăm mà không thấy”. Trước thời Khương Tăng Hội chắc đã có nhiều người nói đến thuật ngữ “Thiền” khi thực hành đạo Phật, nhưng chỉ đến Khương Tăng Hội mới nâng thiền lên một môn học, có phương pháp. Do đó, Nguyễn Lang (tức Thiền sư Thích Nhất Hạnh) trong quyển Việt Nam Phật giáo sử luận đã mạnh dạng đề nghị “Thiền học Việt Nam khởi đầu bằng Khương Tăng Hội[13,14]

Qua các công trình để lại của Đại sư, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy trong sư Tăng Hội chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo Đại thừa và không ít từ Phật giáo Tiểu thừa. Tiểu thừa tin rằng khống chế tâm để chế ngự tham ưu, cũng như giáo lý thần thông, linh nghiệm làm xuất hiện xá lợi Phật để dâng lên vua Tôn Quyền. Với tư tưởng đại thừa, Thiền sư dấn thân trong đạo giáo, thể hiện lòng từ bi hỉ xả trong suốt cuộc đời hoằng pháp cứu nhân độ thế. Tóm lại, tư tưởng cơ bản về Thiền tông của Khương Tăng Hội là “Phật tại tâm”. Vì thế, Đại sư xem Thiền học như là môn họcphương pháp phân tích đề ra bốn cách thiền: “chính tâm, nhất ý, tập trung điều thiện duy trì từ trong tâm, ý thức những ý niệm dơ bẩn mà khử diệt” trong Lục Độ Tập Kinh về Thiền [13].

Thiền sư Tăng Hội đã tạo nên nhiều công đức vẻ vang ở kinh đô Kiến Nghiệp được lịch sử Trung Quốc ghi nhận, người địa phương thờ cúng. Ông là một Đại sư rất nổi tiếng vào những thế kỷ đầu của Tây lịch. Tôn Xước, một nhà trí thức trong hoàng gia Đông Ngô rất ngưỡng mộ tư cách của Đại sư nên viết đề lên tranh tượng Đại sư như sau [12]:

Lặng lẽ, một mình,
đó là khí chất
tâm không bận bịu
tình không vướng mắc
đêm đen soi đường
lay người thức giấc
vượt cao, đi xa
thoát ngoài cõi tục.

Cho nên, chắc chắn trước đó khi còn ở Việt Nam (Giao châu), ngoài các công trình dịch thuật, chú giải nhiều kinh điển, Đại sư từng mở đạo tràng tu tậpLuy Lâu nhiều năm và hoằng dương Phật pháp nhiều nơi để truyền đạo, dạy thiền ở đồng bằng Sông Hồng. Thiền sư đã dùng kinh bản nguyên thủy như Kinh Quán Niệm Hơi Thởkinh Tứ Niệm Xứ để dạy chúng thực hành và sống trong chánh niệm khi tu tập thiền trong tinh thần phóng khoáng của Đại thừa [10,14]. Vì vậy, Thiền sư Khương Tăng Hội rất xứng đáng là vị Sơ Tổ xây dựng bước đầu Thiền tông Việt Nam vào thế kỷ thứ 3 STL [14,15] ở thị tứ Luy Lâu bấy giờ được xem là trung tâm văn hóa Phật giáo đầu tiên của Giao Chỉ được thành lập TTL.

Tuy vậy, đến nay chưa tìm thấy tài liệu, bằng chứng nào để xác định Đại sư Khương Tăng Hội khai thiền ở đâu, mở Pháp hội gì, công trình hoằng pháp cụ thể như thế nào và truyền thừa cho những ai ở Giao Chỉ trước khi đi Trung Quốc phát huy thiền học ở đó [16]. Sự khiếm khuyết này có thể là một trong biết bao hậu quả đáng buồn cho đất nước do chính sách đồng hóa khắc nghiệt, hủy diệt văn hóa dân tộc bản xứ của Bắc phương qua các cuộc xâm lăng thô bạo.

Sau đó, mãi đến thế kỷ thứ 6 và thứ 9 trong thời Bắc thuộc có hai dòng thiền từ Trung Quốc truyền sang Việt Nam, đó là Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi (năm 574) Vô Ngôn Thông (năm 820).

Sau khi Việt Nam giành độc lập (939-1.884), năm thiền phái khác ra đời, đó là thiền phái Thảo Đường (1.069) trong thời nhà Lý, thiền phái Trúc Lâm vào thời Nhà Trần, thiền phái Tào Động (đầu thế kỷ thứ 17) ở Đàng Ngoài, thiền phái Lâm Tế (giữa thế kỷ thứ 17) ở Đàng Trong và thiền phái Liễu Quán (1.708) ở Miền Trung âm thầm hoạt động khá mạnh mẽ trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Trong số thiền phái đó, phái Trúc LâmLiễu Quán xuất phát từ trong nước mang bản chất văn hóa Phật giáo Việt Nam.

 

  • Kết luận:

Nhìn về quá khứ, Phật giáo thế giới đã trải qua biết bao thăng trầm trong hơn 2.500 năm và tôn giáo này có thể được truyền thẳng từ Ấn Độ vào đất nước Văn Lang dưới những triều đại Hùng Vương cuối cùng khoảng thế kỷ thứ 3-2 TTL, chứ không phải từ Trung Quốc. Trong khi đó, lịch sử Thiền tông Việt Nam hiện còn nhiều khiếm khuyết, di tích lịch sử rất khiêm nhường và tài liệu còn thiếu sót, nhất là trong thời cổ xưa khoảng vài trăm năm trước và sau Tây lịch. Dù thế, Đại sư Khương Tăng Hội, một vị thiền sư và nhà dịch giả rất nổi tiếng ở Giao Chỉ và Trung Quốc lúc bấy giờ rất xứng đáng là Sơ Tổ đầu tiên khởi xướng Thiền tông Việt Nam, dù đến nay tài liệu về Ngài còn giới hạn.

 

______________________________________ 

Tài liệu tham khảo:

  1. Biểu đồ các Thiền tông Ấn Độ (thuvienhoasen.org).
  2. Kết tập kinh điển: https://thuvienhoasen.org/a13269/kiet-tap-kinh-dien
  3. Tuệ Thiện Hồ Hồng Phước. Niên biểu lịch sử Phật giáo Việt Nam: https://thuvienhoasen.org/images/file/3luRj7ut1QgQAPtr/nienbieulichsu-pgvn-2-.pdf.
  4.  VTC News. 2012. Hùng Vương thứ 7, vị vua đầu tiên và duy nhất lên ngôi nhờ thi tuyển
  5. (https://vtc.vn/hung-vuong-thu-7-vi-vua-dau-tien-va-duy-nhat-len-ngoi-nho-thi-tuyen-ar607616.html).
  6. ­­­­­­Wikipedia: Lịch sử Phật Giáo Việt Nam:
  7. (https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam).
  8. Thành Nê-Lê: https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%AA_L%C3%AA
  9. Lý Hoặc Luận:
  10.  https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Ho%E1%BA%B7c_Lu%E1%BA%ADn
  11. Wikipedia. Luy Lâu (https://vi.wikipedia.org/wiki/Luy_L%C3%A2u)
  12. Lê Mạnh Thát. 2011. Thiền sư Khương Tăng Hội. Thư Viện Hoa Sen (Thiền Sư Khương Tăng Hội - Lê Mạnh Thát - Phật Giáo Việt Nam – Thư viện Hoa Sen (thuvienhoasen.org)).
  13.  Khương Tăng Hội: https://en.wikipedia.org/wiki/Kang_Senghui (Khương Tăng Hội).
  14.  Nguyên Giác. 2020. The Way of Zen in Vietnam - Thiền Tông Việt Nam (sách song ngữ) - Thiền - Thư viện Hoa Sen (thuvienhoasen.org).
  15.  Làng Mai. Sơ Tổ Thiền tông Việt NamThiền sư Khương Tăng Hội (https://langmai.org/tang-kinh-cac/bai-viet/so-to-thien-tong-viet-nam-thien-su-khuong-tang-hoi1/)
  16.  Lê thùy Dương. 2016. Khái quát tư tưởng hập thế của các dòng thiền và một số thiền sư tiêu biểu. Lịch sử - Triết học, ĐHKHXHHGNV, Đại học Quốc gia Hà Nội.  https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/53827/1/TNS08645.pdf
  17. Nguyễn Lang. 2014. Việt Nam Phật giáo Sử luận. Nxb Văn Học (langmai.org)
  18. Thích Nhất Hạnh. 2005. Chúng ta đang thờ vị Sơ Tổ Phật Giáo nào? bài giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Hà Nội, ngày 18/1/2005 - "Lịch sử của Phật giáo ngày nay dưới cái nhìn tương tức" trong Thư viện Hoa Sen (13/06/11) (https://thuvienhoasen.org/p58a11491/chung-ta-dang-tho-vi-so-to-phat-giao-nao).
  19. Trần Tuấn Mẫn. 2017. Thiền Tông Việt Nam: https://thuvienhoasen.org/a28060/thien-tong-viet-nam.

AAA_Thử tìm hiểu THIỀN TÔNG VN _BÀI 1_8-22 Picture 2

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Saturday, September 28, 20246:42 PM(View: 61)
Chúng ta cứ TĨNH, LẶNG, CĂM / Ôm câu Không Nói, thì Tâm lộ mầm / Cứ hành một cách âm thầm / Đó là những món “Chay Tâm” diệu kỳ.
Saturday, September 28, 20245:06 PM(View: 55)
Ngày xưa Phật gọi: KINH HÀNH / Đó là những bước THIỀN HÀNH hôm nay
Friday, September 27, 20244:57 PM(View: 247)
Thế giới vô thường cần phước đức / Chúng sanh khổ nạn cầu bình an / Tùy duyên tinh tấn lo tu học / Hồi hướng phước lành đến thế gian.
Tuesday, September 24, 202410:15 AM(View: 157)
Hành trang Thầy đã cung cấp cho chúng ta thật đầy đủ. Giờ ta tự do chọn lựa , tu theo Hiện Tại Lạc Trú của tục đế hay Thể Nhập Chân Như của chân đế , tùy mỗi hành giả .
Monday, September 23, 20243:33 PM(View: 98)
Sông còn lúc lỡ lúc bồi / Đời người rồi cũng có hồi hợp tan / Đường đi nhìn lại ngút ngàn / Nẽo về đã thấy rõ ràng rồi đây!
Monday, September 23, 20247:55 AM(View: 92)
Cương quyết chọc thủng tấm màng đen / Để xem bên kia có những gì / Mà thân cát bụi không bền bĩ / Nay đau! Mai mạnh! Mốt đi luôn!
Wednesday, September 18, 20243:28 PM(View: 493)
Kính chia sẻ với quý anh chị các TÀI LIỆU HỌC TẬP Bài 13 LÝ DUYÊN KHỞI phần 2: Từ Vô Minh đến Lục Nhập ngày 9/9/2024 tại Thiền Đường Tánh Không gồm VIDEO, SLIDES
Tuesday, September 17, 20248:28 AM(View: 124)
Thênh thang ta hướng về miền / Quê hương xưa cũ, một miền an như / Tâm luôn, ôm giữ, khư khư / Một tiếng KHÔNG NÓI, một câu KHÔNG LỜI!!!
Tuesday, September 17, 20248:14 AM(View: 111)
ĐỜI và ĐẠO khác nhau vậy đó / Chẳng khác nào một thỏi “nam châm” / Hai đầu “thỏi”, tuy có xa xăm / Nếu đúng duyên, hai đầu sẽ gặp!!!
Tuesday, September 10, 20249:42 AM(View: 629)
Phật bảo người Bất Thiện như TRĂNG cuối tháng, / ánh sáng mất dần cho đến không còn xuất hiện. / Phật bảo người Thiện ví như TRĂNG đầu tháng / Ngày đêm càng lúc càng sáng / Cho đến khi TRĂNG tròn đầy
Saturday, September 7, 20249:10 AM(View: 125)
Thân tứ đại buông cương, giục gió / Ngựa vô thường bươn bả vó câu / Bỏ đi danh lợi, công hầu / Cố qua khỏi cánh rừng sâu hồng trần
Saturday, September 7, 20248:52 AM(View: 146)
Một đêm gió mát trăng thanh / Có người múa kiếm loang nhanh tuyệt vời / Ánh kiếm loang loáng sáng ngời / Xong! tra vào vỏ, người ngồi trầm ngâm!
Monday, September 2, 20243:28 PM(View: 167)
Kính chia sẻ với quý anh chị các TÀI LIỆU HỌC TẬP buổi sinh hoạt đạo tràng 24/8/2024 gồm VIDEO, SLIDES và bài kinh TỔNG THUYẾT VÀ BIỆT THUYẾT
Monday, September 2, 202411:56 AM(View: 185)
Có ai biết được gữa khuya / Nữa đêm về sáng, bốn bìa đông tây / Cảm nhận sự im lặng này! / TĨNH LẶNG! CÔ TỊCH! Đông đầy TRỐNG KHÔNG!
Monday, September 2, 202411:10 AM(View: 168)
Vào cửa THIỀN, nếu còn DANH NHÃN / Thầy tôi dạy chiêu thức diệt ngay / Nếu DANH NHÃN, ló ra chỗ này / Đùng chiêu thức, diệt ngay tức khắc
Sunday, August 25, 202410:28 AM(View: 251)
Kính chia sẻ với quý anh chị CÁC TÀI LIỆU HỌC TẬP BÀI 12: ngày 19 tháng 8, 2024: Tuệ Huy trình bày chủ đề: Tổng Quan về LÝ DUYÊN KHỞI và PHÁP DUYÊN SANH - VIDEO / - SLIDES bài giảng / - và bài kinh liên quan đến bài học.
Sunday, August 25, 202410:08 AM(View: 205)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi (Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình được duy trì sự tồn tại của chính nó bởi các lực tương duyên và đối nghịch. Samsara nghĩa đen là vòng nước xoáy được sử dụng để nói đến tiến trình sanh tử luân hồi vô lượng kiếp của một chúng sanh.
Sunday, August 25, 20249:47 AM(View: 190)
Hổ nhớ rừng! còn ta nhớ nước! / Trong củi lồng, Hổ ngước nhìn cây / Chốn lao lung đã được bao ngày? / Mà Hổ thấy chồn chân, xót dạ?
Sunday, August 25, 20249:13 AM(View: 170)
Nhân sinh trong cõi thế gian / Tơ tằm bao kiếp dọc ngang nhả hoài / Lăn trôi nào phải riêng ai / Mà chung tất cả mọi loài, người ơi!
Wednesday, August 21, 202410:35 AM(View: 627)
Ngày Rằm tháng Bảy VU LAN/ Làm con hiếu thảo Đạo Vàng lo tu/ MỤC LIÊN cứu Mẹ ngục tù/ Thoát vòng Ngạ Quỷ, Liên Đài siêu thăng.
Sunday, August 18, 20243:12 PM(View: 387)
Tuần này đại lễ Vu lan, tôi lên chùa lạy Phật, cầu nguyện cho mẹ cha, nhận một bông hồng đỏ mà sao thương nhớ mẹ!. Vì má vẫn mãi trong con. Có mất đâu mà cài hoa màu trắng….
Sunday, August 18, 202412:21 PM(View: 227)
Dạ khúc, đây có phải tiếng dội / Tận nguồn tâm, một cõi không lời / Vang dội về từ khắp nơi nơi / Và cảm nhận, đây là Dạ Khúc ! /
Wednesday, August 14, 202410:53 AM(View: 282)
Tình yêu mình dành cho một người, cuối cùng thật ra chỉ là tình yêu mình dành cho chính mình. Sự thật này, rất khó chấp nhận, nhưng sẽ giúp mình giảm niềm đau, khi không được, hoặc đã mất, người yêu.
Tuesday, August 6, 20243:15 PM(View: 357)
Tu là một tiến trình từ đơn giản đến khó hơn, cái biết ban đầu chưa có vững chắc, lần lần trui rèn cho vững chắc và rõ ràng hơn.
Sunday, August 4, 20244:58 PM(View: 208)
Sẽ có lúc như trái cây chín Tỏa hương thơm khắp chốn, muôn phương Là: “HỮU XẠ TỰ NHIÊN HƯƠNG” Dù xa ngàn dặm, tứ phương cũng tìm
Sunday, August 4, 202410:26 AM(View: 240)
Thiền sinh cùng pháp hữu ơi! / Nhớ ăn chay TÂM, cho vơi nghiệp trần / Thời gian như cái quạt trần / Quay xuôi, chớ nó chưa từng ngược đâu! /
Sunday, August 4, 202410:26 AM(View: 286)
Cuội nói thêm: Xin thưa : tôi không phải người Chỉ là “ bóng” giống ! dưới Đời đặt tên Hạ Giới mơ mộng cõi Trên Thấy mây “giông giống”, đặt tên đủ hình !
Sunday, August 4, 202410:26 AM(View: 250)
Chỉ có Thiền, mới được thôi Vì Thiền dạy ta xa rời trụy lạc Nếu quyết tâm, ta sẽ đạt Thân già nua, mà nét mặt vui ca
Sunday, August 4, 202410:26 AM(View: 231)
Lặng nhìn những giọt tử sinh Từng giọt rơi, chảy vào mình bệnh nhân Đây là linh dược cõi trần Theo dòng huyết quàn trong thân ta-bà
Tuesday, July 30, 20243:55 PM(View: 247)
Mỗi giờ, mỗi tháng, mỗi ngày Cái già từng phút đến đây với mình Mãi lo “o bế” thân mình Đến khi nhìn thấy, giật mình ! Già ơi !
Sunday, July 28, 202410:36 AM(View: 329)
Khi nào con thấy đạn bay Giữ tâm tĩnh lặng, chở đầy “CÁI KHÔNG” Khi nào thấy đạn lữa hồng Nỡ một NỤ CƯỜI, lữa hồng thành băng
Monday, July 22, 20242:31 PM(View: 634)
Thực sự Trúc Lâm Yên Tử chỉ là một giáo đoàn Phật Giáo nhập thế, đoàn ngũ hóa tu sĩ và quần chúng, khuyến khích tu THẬP THIỆN, do Trần nhân Tông sáng lập, tồn tại được hơn 30 năm dưới sự điều khiển của 3 vị gọi là Trúc Lâm TAM TỔ.
Saturday, July 20, 20245:51 PM(View: 283)
Chủ nhân tờ giấy “Tuyệt Trần” Nay đẹp hơn gấp bao lần giai nhân HẰNG đêm khói Thiền quẩn quanh NHƯ đang “tôi luyện”, tâm sanh bồ đề
Saturday, July 20, 20244:58 PM(View: 249)
Tôi là thi sĩ ? Không đâu! Đọc kinh, thấy quá nhiệm mầu, tâm an! Nguồn thơ tự nhiên tuông tràn Theo ngòi viết mực, lên trang học trò
Wednesday, July 17, 20248:44 AM(View: 289)
Dường như chiếc lá cứ mặc tình vui chơi. Nó thả mình theo chiều gió. Lúc thấp lúc cao. Khi tạt qua bên phải, khi sang trái, khi lên khi xuống. Có lúc nó rà rà mặt đất. Có khi nó lượn lờ qua lại. Sao mà nó thảnh thơi đến thế?
Tuesday, July 16, 20247:02 AM(View: 579)
Biển Sông, Sông Biển thong dong Không chia bờ mé, mà lồng vào nhau Sóng là Sông, Biển khác nào ! Cho nên, Biển, Sông cùng Sóng dạt dào đùa nhau !
Sunday, July 7, 20243:14 PM(View: 986)
Hằng ngày trâu và tôi. Miên mật dùng Pháp Thở. Để tu dưởng thân tâm. Luôn sống trong Chánh Niệm. Gột rửa Tham, Sân, Si. Quay lại với chính mình. Thân và Tâm an trú. Bây giờ và Ở đây...
Friday, July 5, 20246:16 PM(View: 337)
Thưa quý thiền sinh xa gần Thật hiệu quả, thật nhiệm mầu, bạn ơi ! Thiệt đó! chớ không phải chơi ! Tôi xin trân trọng kính mời, uống đi !!!
Friday, July 5, 20245:13 PM(View: 316)
Ba trăm sáu mươi lăm ngày đủ Thức dậy, thì đã đúng một năm Ngày về cố quốc, không xa nữa Mà đã gần lắm, thật quá gần
Saturday, June 29, 202411:23 AM(View: 332)
Lão quỳ xuống bạch: Thầy ơi! TRE nay đã lớn khôn rồi, thành thân! TRE mang Pháp THẦY khắp trần Đại chúng cùng nhau rần rần đến nghe!!!
Friday, June 28, 20245:11 PM(View: 405)
Quảy gánh Thiền Pháp Tánh Không - Đường mây khắp chốn, tây đông truyền thừa - Bát Thập hơn! sức vẫn thừa - Không gậy! nhẹ gót nhặt thưa bước đều!
Wednesday, June 26, 20249:34 AM(View: 416)
Thoảng như giọt nước mưa sa. Lang thang một cõi đời ta vô thường. Tim ta chất chứa ngàn thương. Chia tay trong nỗi vấn vương ngọt ngào ...
Monday, June 24, 202410:14 AM(View: 395)
Cái Già nay đến thật gần Nó đang đột nhập vào thân ta rồi Ta hỏi Ta : có bồi hồi ? Ta trả lời : Tuyệt vời lắm thay ! Nếu sợ, già có hết ngay? Nếu không, thì cứ ngó ngay”Cái Già “
Monday, June 24, 20249:09 AM(View: 582)
Không biết mình đang cẩn thận trong việc đi đứng, ăn uống, nghĩ suy là VÔ MINH. Biết rõ mình đang cẩn thận trong việc đi đứng, ăn uống, nghĩ suy là TỈNH THỨC. Tôi nghĩ Phật đã dạy chúng ta những điều đơn giản đó trong bài kinh Tứ Niệm Xứ. Và như vậy là ta Tu theo Phật.
Saturday, June 15, 20249:15 PM(View: 822)
Phần trình bày hôm nay, cô tạm xếp loại cho gọn những ý nghĩa khác nhau của từ Dhamma. Phần này là cô xếp loại chứ không có trong kinh sách nào hết, thành ra quý vị cứ nghe rồi suy gẫm lại. Qua bài giảng này, cô muốn giới thiệu thêm với quý vị là ở trong đời sống hàng ngày của mình, mình có thể nhận ra tất cả những sự thật trong cuộc đời bằng cách là quan sát vào mỗi hiện tượng thế gian mà mình tiếp xúc để nhận ra những lời nhắc nhở của Đức Phật.
Saturday, June 15, 202411:36 AM(View: 418)
Tôi quỳ xuống, xá Ông Tàng Thức Đã hiễn linh, dẫn đến mức này Dầu rằng, không tỏ rõ bóng này Nhưng tự Tâm, đã THẦM NHẬN BIẾT !!!
Saturday, June 15, 202411:21 AM(View: 348)
“Giữa khuya trống rỗng, trống trơn Chung quanh tĩnh lặng như đờn đứt dây Công phu xong, Lão ngồi đây Bỗng nhiên Lão thấy nhớ THẦY của mình !!!”
Tuesday, June 11, 20245:34 PM(View: 378)
CÂY CHỔI TÂM - Trong ta có cây CHỔI TÂM. Sao không chịu quét, để nằm êm rơ? Thật ra, có người không ngờ. Cũng có người biết, làm lơ, sợ phiền!
Thursday, June 6, 202411:21 AM(View: 930)
Ngày xưa vượt biển khổ đủ điều Hãi hùng biển cả, đời như tiêu Hôm nay đủ duyên du thuyền hưởng Nhờ bởi có tu phước lộc nhiều.
Wednesday, June 5, 202412:28 PM(View: 518)
Nhìn Ni Sư đi đường quá xa chỉ để dạy đệ tử … không chịu đi tìm thầy học đạo, tôi tự nghĩ sao chúng ta không qua Tổ đình học để Ni Sư khỏi lặn lội gian nan?
Tuesday, June 4, 20243:14 PM(View: 414)
Khi vui, vui cả bầu trời- Buồn? thì không có, nên đời Lạc Không- Đó là nghĩa, tên của Ông- Mang pháp danh là: họ Không tên Lạc
Tuesday, June 4, 202411:21 AM(View: 503)
một email đã gửi về cho ban biên tập, nhận thấy rất hữu ích, nên xin chia sẻ ở dây: Bài rất hay dành cho người có tuổi BIẾT ƠN MÌNH BS. Đỗ Hồng Ngọc
Tuesday, May 28, 20245:51 PM(View: 443)
Muốn đào được TỐI LINH Tâm phải luôn TỐI TỊNH Từng bước TỐI TỈNH THỨC Đôi cước phải TỐI LẶNG
Sunday, May 26, 20246:09 PM(View: 568)
Hiểu rồi! thì thật nhiệm mầu Bao nhiêu huyền bí trong sâu, não mình Đê đầu vọng bái Thầy mình Thương tình, Thầy đã chỉ mình, Tối Linh!!!
Saturday, May 25, 20246:44 PM(View: 515)
Nhờ TỈNH THỨC nên không dính mắc vào bất cứ điều gì xảy ra trong tâm và quanh ta, Tâm Thức tự yên lặng, thuần nhất với vũ trụ Tâm, không do tạo tác mà có, nên vô ngã, đó là Chánh Định của Đạo Phật; định bất xuất bất nhập mà Lục Tổ Huệ Năng xiển dương. Đạo Phật là tỉnh thức và vô ngã.
Monday, May 20, 20247:35 AM(View: 404)
Vị tu, khi đã ĐÁO BĨ NGẠN Liền tức khắc, cạn hết cả nguồn Tất cả phương tiện, bè, ghe, xuồng Bỏ lại bến, buớc luôn lên bờ!!!
Monday, May 20, 20247:20 AM(View: 812)
Thở là nguồn sống của sanh linh Hơi thơ là thọ mạng của mình Hơi thở đăng trình vô, ta biết! Hơi thở ra, triệt để lặng thinh!
Tuesday, May 14, 20243:46 PM(View: 908)
PHẢI CHĂNG LÀ ĐỊNH MỆNH? PHẢI CHĂNG SỐ MẠNG ĐÃ AN BÀI? ĐỊNH MỆNH, CÓ HAY KHÔNG? ĐỊNH LUẬT NHÂN QUẢ - NHÂN QUẢ, CÓ THAY ĐỔI ĐƯỢC KHÔNG?
Tuesday, May 14, 20243:43 PM(View: 460)
Ngày rằm trăng sáng lung linh Cỏ cây hoa lá, trông xinh đẹp nào! Lòng em sao thấy nao nao, Phật Đản lại đến, dâng trào niềm vui .
Tuesday, May 14, 20243:39 PM(View: 440)
Mừng Phật đản quay trở về tĩnh lặng Nhớ ơn Ngài gieo hạt giống từ bi Trong nước biển chỉ toàn là vị mặn Pháp của Ngài , vị Giải Thoát tử sinh !
Wednesday, May 8, 20243:52 PM(View: 593)
Gốc rễ của khổ đau nằm ở việc tìm kiếm sự thỏa mãn lâu dài từ những thứ không thể cung cấp sự thỏa mãn lâu dài. Sự thấu hiểu này không chỉ là bước đầu tiên trong hành trình thoát khổ mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa giải thoát, dẫn lối đến sự bình an và giác ngộ.
Wednesday, May 8, 20247:37 AM(View: 516)
Một sáng trời xanh mây trắng bay. Cả đời lo nắm nước trong tay. Sẽ mang được gì về bên ấy. Một cõi đi về, ai có hay!
Saturday, May 4, 20248:42 AM(View: 476)
Bài thơ viết, về TÌNH CỦA MẸ Dù tu Thiền, Tâm nhẹ từ lâu Nhưng hôm nay, bỗng thấy trong đầu Sức nặng nào, có thể so được!!!
Saturday, May 4, 20248:26 AM(View: 510)
Đã sống trong cõi tần ai Mấy ai tránh khỏi mượn vay, nghiệp trần Lũy kiếp, ta đã ngu đần Hôm nay Sám Hối, trả lần nghiệp vay
Wednesday, May 1, 202411:16 AM(View: 500)
Hôm nay 30 tháng 4 , 2024 kỷ niệm 3 năm ngày Thiền Đường Tánh Không bị cháy, đọc lại bài KINH LỬA CHÁY
Sunday, April 28, 202410:08 AM(View: 837)
Tôi già! thấy ai cũng già! Cho nên Lão xin thiết tha gọi mời Thương thân cát bụi cõi đời Ăn uống cẫn thận, thân đời khỏe nghe!
Sunday, April 28, 20249:12 AM(View: 547)
Ai Chê cũng chẳng giận, Ai khen cũng chẳng ưa, Mỗi ngày chẳng nắng mưa Hỏi : Hỏi đã THƯỜNG chưa ?
Wednesday, April 24, 202410:37 AM(View: 520)
Nếu như ta tâm niệm 5 điều này mỗi ngày, chắc chắn ta sẽ luôn là một công dân tốt, một phật tử thuần thành. Tâm niệm 5 điều này mỗi ngày chắc chắn sẽ giúp ta "thành công" trên con đường tu tập. Hóa ra "bí quyết" của Đức Thế tôn không quá khó, có phải không? Các bạn thử xem nhé!
Monday, April 22, 20249:03 AM(View: 594)
Vô tướng vô tâm thị Bát Nhã Chân Kinh vô tự ngộ Chân Như Trăng rằm vằng vặc soi đầu núi Hiển lộ toàn chân tỏa Diệu Như…
Monday, April 22, 20248:29 AM(View: 474)
TÂM , là một Cõi Đi - Về __ TÂM sanh vạn pháp, tứ bề đông tây...__ Vạn pháp rồi cũng về đây __ Cuối cùng cũng từ TÂM này, mà thôi
Monday, April 22, 20247:52 AM(View: 419)
Mắt là cửa sổ tâm hồn Măt mang rác rến đem dồn vào Tâm Mắt nhìn thì căng cái Tâm Tâm căng, tức là cái Tâm bị đì
Monday, April 15, 20244:58 PM(View: 1049)
Trong tất cả mọi sắc thái mọi hoàn cảnh, mọi môi trường của đời sống qua thân, thọ, tâm, pháp đều có một cách thực hành giống nhau: thứ nhất tuệ tri như thật, thứ hai quán sát, khai triển cái tâm mình rộng ra là mình như vậy, người khác cũng như vậy và tất cả cái đang là đó đều sanh diệt, sanh diệt để không dính mắc với cái đang là và thứ ba là an trú chánh niệm như vậy, biết rõ như vậy là như vậy thì tâm mình dừng. Cho nên toàn thể ba bước đều sử dụng quán, định, tuệ hay là giới, định, tuệ cũng nằm trong con đường tu theo Kinh niệm xứ...
Sunday, April 14, 20249:09 PM(View: 547)
Đời người, như một dòng sông Thân như chiếc Lá, trên dòng nổi trôi Lá trôi mà chẳng tới nơi Như dòng định mênh cuốn lôi kiếp người ...
Sunday, April 14, 20248:51 PM(View: 597)
Đêm Hoa Đăng lung linh ánh nến Rực rỡ như vạn ánh Tinh Cầu Thiền Đường tợ không gian tròn bầu Chẳng khác nào đây là CUNG QUÃNG! ...
Monday, April 8, 202411:22 AM(View: 535)
TÂM XUẤT GIA Tâm ta nay đã xuất gia Dù rằng thân xác ở nhà quanh năm Xuất gia ở tại cõi Tâm Chùa là phương tiện, diệt mầm đa ngôn ...
Thursday, April 4, 20248:45 AM(View: 628)
Mỗi năm, chỉ một ngày Cùng nhau hẹn về đây Là một ngày trọng đại Tự tại bước chân về
Wednesday, April 3, 20248:12 PM(View: 631)
LUYỆN TÂM THANH BÌNH Tu hành thường lên núi cao Tránh cảnh phồn hoa rộn rịp Sợ rằng sẽ tạo nên dịp Tâm bị dính mắc cảnh trần ...
Wednesday, April 3, 202412:24 PM(View: 611)
Tuệ Huy trình bày chủ đề: Về ý nghĩa của Yoniso manasikāra - NHƯ LÝ TÁC Ý ngày 24 tháng 2, 2024 tại Thiền Đường Tánh Không nam Cali
Wednesday, April 3, 202412:11 PM(View: 581)
Tu không phải để "ĐƯỢC" mà là giúp ta "MẤT"..... Có chăng, cái "ĐƯỢC" duy nhất mà việc tu tập mang lại cho ta, đó là có được cái Tâm An - viên ngọc quý mà không bạc tiền nào có thể mua được.
Wednesday, March 27, 202411:42 AM(View: 614)
Giơ tay bắt ngọn gió đùa. Gió đâu! Chỉ thấy ngón thưa tay trần. Rõ ràng gió thổi rần rần. Gió chẵng bắt được, tay trần vẫn không...
Wednesday, March 27, 20247:38 AM(View: 788)
Lòng vui sướng vô cùng, sao lạ!. Tâm nhẹ như nắng Hạ pha Xuân. Tinh thần ta phấn chấn vô cùng. Có phải do những lời thăm hỏi?
Tuesday, March 26, 20245:01 PM(View: 676)
Nhà tôi, với những góc vườn. Lặng im, nho nhỏ, dễ thương lạ thường. Góc đây, là góc NỤ THƯƠNG. Hoa đua nhau nở, như đương mĩm cười...
Tuesday, March 26, 20242:55 PM(View: 655)
Muốn vượt qua được chướng ngại. Trước hết phải tập nhảy dài, nhảy cao! Đầu tiên tập nhảy qua hào, Qua mương, rảnh, không dùng sào chống, nghe!
Tuesday, March 19, 202411:52 AM(View: 991)
Chuyển đổi tâm, đó là trí tuệ và đó là con đường của Thiền Quán. Tuy tạm nói là Thiền Quán nó cũng là Thiền Tuệ mà cũng là Định và cũng là Giới nữa, khi mình biết sai mình chuyển đổi tốt hơn thì đó là Giới rồi. Khi mình thiên vị, mình ghét ai thì tâm mình không có khách quan, mình chuyển đổi lại cái thấy khách quan thôi thì đó là Vipassana là thiền Tuệ. Khi mình khởi ra cái ý muốn nói hay muốn làm một việc gì không đúng, mình dừng lại liền thì cái đó là Định rồi...
Tuesday, March 19, 202411:47 AM(View: 662)
Nhìn lên trống rỗng bầu trời. Cao xanh lồng lộng, không lời lặng thinh. Như qua biên giới tử sinh. Như đang thể nhập tâm linh tròn đầy.
Tuesday, March 19, 20248:50 AM(View: 873)
Tuệ Huy trình bày chủ đề: NỘI DUNG chính của TỨ THÁNH ĐẾ: 3 CHUYỂN - 12 HÀNH TƯỚNG Powerpoint/SLIDES bài giảng - VIDEO - và bài kinh liên quan đến bài học
Wednesday, March 13, 20241:10 PM(View: 974)
Wednesday, March 13, 20241:02 PM(View: 907)
Đời người như chiếc lá. Theo phong ba lìa cành. Rơi vào lòng đất lạnh. Xong rồi, cuộc tử sinh...
Wednesday, March 6, 20249:44 AM(View: 1324)
Làm việc tốt và chỉ nhắm đến bào mòn cái Ta và đoạn trừ cái Tham. Và sau cùng, tu Phước mà thiếu tu Huệ, thiếu thực tập thiền định theo thánh giáo Như Lai, thì mãi mãi chìm đắm trong sanh tử.
Tuesday, March 5, 20247:23 PM(View: 692)
Kiến thức này có ích lợi khi đọc vào tạng kinh Nikaya vì Đức Phật là bậc thầy về việc sử dụng các ẩn dụ để dạy cho chúng ta hiểu các khái niệm rất khó nắm bắt ví dụ như Samsara và Nibbana.
69,256