HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

HT Thích Thông Triệt: Bài Đọc Thêm các khóa Chuyên Tu Định - khóa KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ ĐỊNH ngày thứ 7 - Tâm Như diễn đọc

16 Tháng Mười Hai 202010:28 SA(Xem: 4644)

BÀI ĐỌC THÊM

Ngày thứ bảy

                                                TITLE BDT_CTD08_khoa KhongTamKhongTuDinh ngày 7 KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ ĐỊNH

Đề tài mà chúng ta đang thảo luận là KTKT định qua đó chúng ta cần phải vào được tầng định này, thì xem như chúng ta đã vượt qua một chặng đường gian truân. Nếu vị nào không qua được tầng định đó thì xem như chúng ta sẽ mãi mãi ngồi đó mà không thể nào nắm bắt được nội dung ý nghĩa của KTKT định. Cho nên ở đây chúng ta cần phải nắm bắt cho được rốt ráo từ ngữ KTKT định là gì. Ở đây chúng ta thấy có 3 cụm từ: (1) Định (2)  Không Tầm (3)  Không Tứ.

Về từ Định, ý nghĩa rốt ráo của từ nầy là chỉ cho trạng thái tâm yên lặng, không giao động trước tất cả ngọn gió đời, thuật ngữ quen gọi là “bát phong suy bất động”. Đó là 8 thứ gió gồm lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc thổi đến mà ta không hề giao động. Đó là điều quá lý tưởng về ý nghĩa rốt ráo của từ định. Trên thực tế từ ngữ định chỉ cho một trạng thái của tâm người thực hành được hoàn toàn đứng yên một chỗ. Rồi tiếp theo sau đó có nhiều chủ đề được gắn liền với từ ngữ định để tạo ra một sắc thái tâm siêu thế gồm 3 lãnh vực: từ phàm tâm chuyển đổi thành tâm Bậc thánh, từ tâm Bậc thánh chuyển đổi thành tâm Phật. Do đó về từ ngữ định chúng ta sẽ nhận ra rằng trong đó bao hàm nhiều nội dung khác nhau. Mỗi nội dung đều mang lại một ý nghĩa riêng biệt cho tầng định đó. Thí dụ trong Phật giáo Nguyên thủy đức Phật thường đề cao 3 loại định là Không định, Vô tướng địnhVô nguyện định. Ngài gọi người nào muốn đi đến giải thoát đều có thể đi vào một trong 3 cửa đó. Còn trong kinh Phật tự thuyết Ngài mô tả: "Này các tỷ kheo, có xứ này (Ayatana), tại đấy không có đất, không có nước, không có lửa, không có gió; không có hư không vô biên xứ; không có thức vô biên xứ; không có vô sở hữu xứ; không có phi tưởng phi phi tưởng xứ, không có đời này; không có đời sau, không có cả hai mặt trăng mặt trời. Do vậy, này các tỷ kheo, Ta tuyên bố không có đến, không có đi, không có trú, không có diệt, không có sanh, không có an trú, không có chuyển vận, không có sở duyên. Đây là sự đoạn tận khổ đau." Nội dung chính yếu của bài pháp đó là Phật muốn mô tả một trạng thái tâm của hành giả phải thể nhập vào chỗ “không có gì để bàn luận nữa”. Ngược lại hành giả phải tự biết chỗ đó tên gọi là gì mới có khả năng vượt qua tất cả khổ đau và cuối cùng đạt được giải thoát. Đó là sau khi từ giã cõi đời. Còn trong khi còn sống thì thành tựu một trạng thái vô ngã. Như vậy dù cho bài pháp không có đề cập đến thể nhập vào Chân như hay Niết bàn mà chính đó là Phật muốn ám chỉ một cảnh giớihành giả cần phải thể nhập vào cảnh giới đó qua lời mô tả của Đức Phật.

Do đó ở đây chúng ta nhận ra định chỉ là cái khung trong đó ta muốn bỏ vào từ ngữ gì thì ta sẽ thực hành theo pháp đó. Cuối cùng ta sẽ đạt được kết quả theo lời mô tả của pháp đó. Nếu lúc ban đầu ta xác định từ ngữ định như thế nào thì ta sẽ thực hành theo pháp đó. Chính vì thế sự định nghĩa từ ngữ định rất là quan trọng. Nó sẽ là kim chỉ nam hay la bàn cho ta muốn đi đến đích thì ta phải áp dụng thuật ngữ định mà lúc ban đầu ta đã xử dụng. Ở đây lúc ban đầu chúng ta đã xử dụng niệm “biết không lời” để định nghĩa từ ngữ định.

Còn Tầm và Tứ chỉ là nội dung mà ta bỏ vào khung định. Như vậy kết quả ta sẽ đạt được định Không Tầm Không Tứ.

Bây giờ chúng ta cần hiểu rõ 2 từ ngữ không tầm không tứ là gì. Chúng do chức năng nào đảm nhận? Vì sao chúng lại được Phật tuyên bốchướng ngại hàng đầu của người tu thiền?

Chúng ta thử tìm kiếm một định nghĩa về tầm tứ. Có tìm ra đúng định nghĩa chúng ta mới hy vọng vào tận hang ổ của chúng mới tiêu diệt được chúng. Vậy, Tầm là sự nói thầm trong não chúng ta còn Tứ là sự đối thoại thầm lặng, chúng phát khởi trong vùng ký ức của chúng ta.  Chính chúng đã gây phiền toái trong cuộc sống của chúng tachúng ta không hề hay biết.  Chúng ta lại còn bênh vực, méo mó, lại còn hăng say đưa ra những quan điểm đấu tranh, giành giựt tạo ra nhiều đau khổ cho người và cho mình. Cuối cùng chúng ta sẽ đi đến chết mà chúng ta vẫn cho rằng mình đúng còn người khác là sai lầm.  Do đó ở đây chúng ta phải biết cách dụng công để triệt tiêu mầm mống  của luân hồi sinh tử bằng cách dùng Tầm tắt Tứ.  Ở đây chính Tứ là niệm gây ra muôn ngàn sự đau khổ cho người và cho mình.  Từ những vụ giết người thảm khốc đến những vụ án giết người trả thù cũng do vai trò của Tứ đảm nhận.  Vậy bây giờ chúng ta phải tỉnh ngộ để áp dụng cách dùng Tầm để tắt Tứ.  Đó là chúng ta dùng niệm nói thầm Không Nói.  Bao lâu trong đầu chúng ta quen dần hai từ Không Nói thì xem như chúng ta đã thành công trong việc dùng Tầm để tắt Tứ.  Lý do là trong não chúng ta cứ quen nói thầm triền miên, bây giờ chúng ta tự mình xếp lại trong não bộ một trật tự mới để khi chúng ta tiếp xúc với đối tượng nào thì chúng ta vẫn cứ duy trì niệm biết mà không phê phán cũng không suy nghĩ gì về đối tượng mặc dù vẫn nhận biết rõ ràng về đối tượng: đó là cách chúng ta thành công trong bước đầu của tu Thiền Không Nói.

_____________________________________________________________
audio-icon_thumbnail
HT Thích Thông Triệt: 
Bài Đọc Thêm các khóa Chuyên Tu Định
khóa KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ ĐỊNH 
ngày thứ 6:  

Tâm Như diễn đọc
CLICH icon tam giác để nghe - CLICK icon 3 dấu chấm để download
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 4566)
Người dụng công tu thiền định đòi hỏi vị ấy trí năng phải tỉnh ngộ. Mức độ tỉnh ngộ càng sâu bao nhiêu thì đường dụng công tu tập của vị ấy càng sẽ mau đến đích.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 14252)
Thông Báo Nhập Thất Chuyên Tu Định Huệ 7 ngày từ 28 tháng 8 đến 4 tháng 9, 2015 tại Black Mountain Retreat Center (Bắc California) do Đạo Tràng TánhKhông SanJose tổ chức.
05 Tháng Tám 2011(Xem: 70954)
Danh sách của Thiền sinh đã ghi danh Nhập Thất Chuyên Tu Thiền Định và Hạnh Xuất Gia tại Thiền Viện Tánh Không 2011. Cập nhật ngày 5 tháng 8 năm 2011.
25 Tháng Bảy 2011(Xem: 70901)
Thông Báo 3: Nhập Thất Chuyên Tu Thiền Định và Hạnh Xuất Gia tại Thiền Viện Tánh Không 2011
07 Tháng Bảy 2011(Xem: 72862)
Thông Báo về Hạnh Xuất Gia tại Thiền Viện Tánh Không 2011
17 Tháng Sáu 2011(Xem: 71036)
Thông Báo 2: Nhập Thất Chuyên Tu Thiền Định và Hạnh Xuất Gia tại Thiền Viện Tánh Không 2011
18 Tháng Tư 2011(Xem: 58774)
Khóa Nhập Thất chuyên tu Thiền Định, tại Toronto - CANADA 10 ngày, từ 26 - 09 - 2011 đến 04 -10 - 2011. TẠI Blue Mountain Springs Resort, Blue Mountains, Ontario, Canada.
69,256