HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

HT Thích Thông Triệt: Bài Đọc Thêm các khóa Chuyên Tu Định - khóa KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ ĐỊNH ngày thứ 3 - Tâm Như diễn đọc

16 Tháng Mười Một 20203:27 CH(Xem: 4787)

BÀI ĐỌC THÊM

Ngày thứ ba

TITLE BDT_CTD04_khoa KhongTamKhongTuDinh ngày 3

Hôm qua chúng tôi đã trưng dẫn hình não bộ của chúng tôi bằng cách dụng công có kỹ thuật từ thiền chỉ đi đến thiền định, đạt được ba trạng thái không động của tâm ngôn bằng cách nói thầm không-nói. Như vậy mấu chốt của phương thức để đi vào thiền định là cách trong não chúng ta chỉ gợi lên năm từ “không gọi tên đối tượng”. Ngược lại trong lúc đó trong não chúng ta chỉ hiện lên sự nhận biết về môi trường chung quanh của mình (mà trong đó không có lời nói thầm nào hết). Đó là cách chúng ta dùng trí năng tỉnh ngộ để dụng công. Nghĩa là chúng ta biết rằng với hai phương tiện ý thứcý căn thì khi muốn vào định, chúng ta sẽ mất một thời gian dài để dụng công. Trong lúc đó khóa chuyên tu định chỉ có 10 ngày thôi; chính vì thế, chúng ta phải xử dụng trí năng tỉnh ngộ để làm bước tiến đi vào nơi tu định bằng phương pháp tu chỉ. Đó là sự dừng lại của tâm ngôn. Vì chúng ta biết rằng đầu mối của sự loạn động trong tâm chúng ta chính là ngôn hành. Bây giờ muốn ngôn hành không động thì chúng ta phải xử dụng chức năng tỉnh ngộ của trí năng. Một khi trí năng tỉnh ngộ rồi thì đó là phương tiện duy nhất để chúng ta đóng tất cả cửa xen vào ngôi nhà tâm linh của ta. Do đó, ở đây chúng ta giả lập chức năng tỉnh ngộ của trí năng, thật sự lúc đó là do ta đảm nhận vai trò đó. Vì ngoài cái ta này, lấy đâu có ai phụ trách chức năng tỉnh ngộ đó. Nhưng đứng về mặt thần kinh não bộ thì chúng ta nhận thấy vùng trí năng hoạt động, được các nhà não học phân chia là vùng BA 11, thuộc vùng tiền trán bán cầu não trái. Như vậy, trên thực tế trong não bộ con người có vùng trí năng hoạt động: nếu nó mà không tỉnh ngộ thì trong đầu của chúng ta cứ khởi lên niệm nói thầm triền miên trong não bộ. Sự loạn động của tâm con người chính là do nó đóng vai trò chủ yếu. Bây giờ chúng ta cần phải cho nó tỉnh ngộ, tức là chính chúng ta tỉnh ngộ bằng cách chính chúng ta không nói thầm như trước kia nữa. Tác dụng của sự không nói thầm nầy đưa đến chúng ta tạo ra được một trạng thái yên lặng của nội tâm. Đồng thời ngay lúc đó ta sẽ có kinh nghiệm nhận biết rõ ràng về môi trường chung quanh chúng ta. Niệm nhận biết đó hoàn toàn không lời. Chính chức năng nhận biết không lời đó là do: nếu chúng ta dùng ngôn từ của đức Phật thì do tâm bậc Thánh đảm nhận; còn nếu dùng ngôn từ của chư tổ Thiền tông thì vùng đó do tánh giác đảm nhận. Ngoài ra, có một điểm sâu sắc nữa ít ai nhận thấy đó là mấu chốt đưa đến sự ngộ đạo trong thiền. Đó là do vùng trí năng bế tắc không kiến giải được gì thêm nữa, đồng thời ngay lúc đó một ngoại duyên bất thình lình tác động vào tai, mắt hay thân thì tức khắc sự ngộ đạo sẽ được bật ra. Thí dụ như ngài Hương Nghiêm Trí Nhàn ngộ đạo qua hòn sỏi chạm vào bụi tre tức thì trong đầu của ngài có sự kiến giải về câu hỏi đố của ngài Quy Sơn Linh Hựu rằng “trước khi cha mẹ chưa sanh, cái gì là bản lai diện mục của ông?” Qua câu hỏi đó ngài Hương Nghiêm Trí Nhàn đã bị bế tắc trong nhiều năm qua. Đến độ ngài phải từ giã ngài Quy Sơn Linh Hựu để đi về làm một vị tăng bình thường, nguyện suốt đời giữ ngôi mộ của quốc sư Huệ Trung. Rồi một hôm trong lúc quét dọn nhà mồ ngài thấy có hòn sỏi ngài liền nhặt hòn sỏi đó lên rồi thuận tay ném hòn sỏi vào bụi tre nghe tiếng kêu một cái cốc. Ngay lúc đó ngài liền ngộ đạo phá lên cười. Lúc bấy giờ ngài vội vàng đi về liêu của mình tắm gội sạch sẽ rồi lên bàn đốt 3 nén hương quỳ lạy hướng về núi Quy Sơn ngài đảnh lễ miệng thốt ra lời: Thầy ơi nếu trước kia thầy giải thích cho con câu hỏi: “trước khi cha mẹ chưa sanh, cái gì là bản lai diện mục của ông?” thì đâu có ngày hôm nay. Qua sự ngộ đạo đó ngài liền mở khóa dạy thiền. Có một câu nói của ngài mà trong thiền sử Trung Hoa đã ghi lại thành một câu công án như sau: “Một người đương ở trên cây miệng ngậm cành cây. Dưới đất có người hỏi: “nhờ thầy giải đáp giùm con: đại ý Phật pháp là gì?” Người ấy phải trả lời như thế nào? (Về phía dưới chân gốc cây là một hố thẳm). Tất nhiên người ngậm cành cây không thể nào trả lời được. Qua đó cho ta thấy sự ngộ đạo của ngài là ở chỗ ngay lúc đó trí năng phải bế tắc, giác quan của ta tuy còn đủ nhưng không nói ra một lời nào. Đó là cách kiến giải của ngài Hương Nghiêm. Vì rằng trong lúc đó tuy chúng ta không nói được lời gì những vẫn còn có niệm biết về môi trường chung quanh. Từ trên cơ sở nầy giúp chúng ta nhận ra mấu chốt của tất cả sự ngộ đạo trong thiền vốn được đặt trên cơ sở trí năng bế tắc. Nhưng chúng ta phải mượn thêm ngay lúc đó phải có ngoại duyên tác động vào một trong ba tánh thì sự ngộ đạo sẽ bừng sáng lên. Chúng ta sẽ tự mình cảm nhận như sờ sờ trước mắt. Qua lần ngộ đạo đầu tiên nầy, chúng ta sẽ tự mình giải đáp được những câu hỏi mà từ trước kia chúng ta đã bế tắc.

Bây giờ xin trở lại vấn đề. Qua kỹ thuật của máy fMRI chúng ta nhận thấy trong não bộ của con người có 3 vùng liên hệ đến lời Phật dạy trong kinh. Thứ nhất là vùng của tâm phàm phu gồm ý thức ở vùng tiền trán bán cầu não phải. Thứ hai, vùng ý căn thuộc vùng tiền trán bán cầu não trái được nhà não học Brodmann phân chia là vùng số 10. Thứ ba là vùng trí năng cũng ở vùng tiền trán được nhà não học Brodmann chia thành vùng số 11. Chức năng của nó suy luận tính toán, lập nên những quyết định. Do đó đưa đến chúng ta những nghiệp ác hay bất thiện nếu chúng ta sân si, nghĩ xấu về đối tượng. Còn nếu chúng ta thường xuyên nghĩ tốt về đối tượng thì những việc làm của chúng ta sẽ đưa đến nghiệp tốt. Vì thế cả hai nghiệp thiện và bất thiện đều đưa đến chúng ta sẽ phải lãnh hậu quả tốt hay xấu do chính vai trò của nó đảm nhận. Đó là kết quả của tâm phàm phu. Bây giờ chúng ta cần tiến lên một bước nữa, đó là làm cho nó dừng lại bằng cách chúng ta xử dụng phương pháp tu chỉ. Một khi nó đã thật sự dừng lại, thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ nhận ra tánh giác của mình hiển lộ. Chính vì thế, chúng ta sẽ nhận ra sự quan trọng trong việc đầu tiên mà đức Phật đã đưa ra phương pháp tịnh chỉ ngôn hành. Một khi ngôn hành của chúng ta dừng lại được thì liền lúc đó tâm bậc thánh xuất hiện. Như vậy giữa tâm bậc thánh và tâm phàm phu chỉ cách nhau có một đường tơ kẽ tóc đó là sự không nói thầm trong não. Cho nên ở chỗ nầy chúng ta phải biết cách dụng công để làm cho ngôn hành trở nên yên lặng. Lúc bấy giờ chúng ta sẽ kinh nghiệm ba tánh đồng hiển lộ.

Dưới đây chúng tôi xin trưng dẫn hình não bộ của chúng tôi khi dụng công bằng pháp tịnh chỉ ngôn hành:

KTKT Dinh ngay 3
Hình chụp não bộ Thầy


Ngày xưa chúng ta học thiền tới chỗ nầy, chúng ta hoài nghi không biết có thật sự khi tâm ngôn dừng lại có phải tâm bậc thánh hiển lộ hay không. Ngày nay chúng ta học thiền, nhờ sự áp dụng của khoa học não bộ để chứng minh kỹ thuật không nói thầm trong não là tức khắc trong đầu chúng ta sẽ hiện lên một màn hình ghi nhận 4 tánh. Trong đó gồm tánh thấy, tánh nghe và tánh xúc chạm. Đó là 3 tánh của tánh giác. Còn tánh thứ tư là tánh nhận thức biết. Tánh nầy là tánh quan trọng nhất trong thiền. Về phần nầy chúng tôi sẽ đề cập đến ở phần thiền định thứ tư. Còn bây giờ xin miễn bàn. Nhưng vì khi chụp hình não bộ qua phương pháp không nói thầm trong não thì máy ghi hình liền chụp được 4 tánh đồng hiện lên một lúc. Ngày xưa, chúng tôi đã mô tả về trạng thái nầy như sau: Các nhà khoa học nói được, chỉ được mà làm không được. Còn chúng ta nói được, làm được mà chỉ cũng được luôn. Đó là nhờ công trình của các nhà não học đã phát minh ra máy chụp hình não bộ. Như vậy, việc học thiền của chúng ta ngày nay đòi hỏi cần phải có sự minh chứng của khoa học não bộ. Để chúng ta dựa vào đó biết rằng mình đã thực hành thiền đúng hay sai. Đến đây xin kết thúc bài nầy.

 
_____________________________________________________________
audio-icon_thumbnail
HT Thích Thông Triệt: 
Bài Đọc Thêm các khóa Chuyên Tu Định
khóa KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ ĐỊNH 
ngày thứ 3: 
 

Tâm Như diễn đọc
CLICH icon tam giác để nghe - CLICK icon 3 dấu chấm  để download
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
69,256