HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

ENG010 Bhikkhuni Triệt Như - Sharing From The Heart - No 84 Translated to English by Hoàng Liên, Edited by Linh Văn Lai WHAT IS THE MOST BEAUTIFUL THING IN THE WORLD?

11 Tháng Tư 20219:16 CH(Xem: 3468)

Triệt Như - Sharing From The Heart - No 84

Translated to English by Hoàng Liên

Edited by Linh Văn Lai

 

WHAT IS THE MOST BEAUTIFUL THING

IN THE WORLD?

84 What Is The Most Beautiful Thing

 

Once upon a time...  As I started writing these words, I smiled at myself. I feel like I am a fairy tale teller. But in truth, I am a "One Thousand and One Nights" tale teller whose stories seem to never end.

 

Once upon a time, when I was about nine or ten years old, I was still living at home. Later in high-school, I had to study away from home. Back in those times, there were not many games for children, especially for girls, apart from hopscotch, chopsticks games and jump rope. But one particularly engrossing game was bubbles blowing. My parents grew a papaya tree in their garden. I would pick a stalk from a yellow papaya leaf that was still on the tree. I discarded the leaf, cut back the other end of the stem and I was left with a stalk with the right length. If the stalk is too long, my breath will be too short to successfully blow the bubbles. My next task was acquiring the stone soap.

 

Back then, the perfumed soap from the shop was reserved only for washing hands and face. The stone soap which is scentless and cheaper is used for washing clothes and dishes etc...  I soaked the stone soap in a small bowl filled with a small amount of cold water. I stirred it up and knew that it is ready when there is a lot of foam. If it is not foamy enough, the bubbles will pop easily. Next, I dabbed one end of the papaya stem into the soapy water, took it out, held the stem at eye level and gently blew into it. The bubble would grow bigger and bigger. When I wanted it to come loose, I would gently shake the stem.

 

The bubble flew into space, floating and shimmering with an array of vivid colors: blue, red, yellow and purple- all sparkling like a magical and enchanted vision. It was so beautiful and yet, it was gone in a flash. I blew again. If I wanted to make many bubbles, I got more soapy water and blew more forcefully. As soon as a small bubble formed itself, I shook it off and continued to blow. At times, I managed to make a series of bubbles. Each bubble glistened with colors of blue, red, purple and yellow, and images that changed with the surrounding scenery... I opened my eyes wide to look closely at the magical scenery inside the bubble and saw a faint image of my shimmering face inside it. This bubble again disappeared which did not give me enough time to revel in its magic.

 

They are "the most beautiful things in the world" ... those soap bubbles that enchanted the little girl who grew up still cherishing them and holding a fond memory of them. Or is it rather the case that I cherish that innocent time of my life which was spent with my parents and siblings during the primary school years. I still reminisced about those treasured childhood years in my homeland, a time and space filled with magic, eerie dreams, poetry and music, glowing with the colors of blue, red, purple and yellow, that disappeared in a flash just like soap bubbles.

 

Now I still see soap bubbles as the most beautiful things in the world. The mind is just like soap bubbles. It also changes with its multitude of colors in accordance with the surroundings. In the blink of an eye, it has changed, shimmered and glistened. This moment, it feels this way and the next moment it feels that way. It cycles through happiness, laughter, sadness, anger, longing, regret, love, hatred, tranquility or storm. The mind's images appear and disappear according to changing causal conditions. It  is also a manifestation of impermanence, dependent origination, birth, death, emptiness, illusion, and dream state. The soap bubble is just such. The mind is just such.

 

The appearance and nature of soap bubbles are the same as the appearance and nature of the mind. Thus, I see that the mind is also the most beautiful thing in the world. The dry leaf on that branch, the white leisurely floating white cloud and the tiny blade of grass in the garden, all teach the truths of life on behalf of the Buddha. They are also the most beautiful things in the world. All around us are "messengers of the Tathāgata". They all manifest impermanence, unending dependent origination, arising and passing, emptiness, illusion and the perpetual cycle ... All of them, in their silence and yet constant aliveness, are reminding us of Dharma moment by moment. Why do we still need to look for Dharma somewhere else?

 

We ourselves are the most beautiful things on earth. When we are silent, we are truly one with Dharma. Once we use language, we have gone astray since language only touches the outside. The more elaborate and florid language we use, the further away we move from the truth. However, language itself manifests impermanence, dependent origination, arising and passing, emptiness, evanescence, illusion and suchness.

As the Vimalakīrti sutra said, language also has the appearance of liberation and all world phenomena has the appearance of liberation and equality.

 

Yesterday, I ended my article here. However, this morning I continued writing as it needs further elaboration.

When we truly see that everything is equal, we are no longer concerned about this person working hard while that person is lazy. We are no longer worried about this writing being appropriate while that other writing is lacking, etc.. We no longer wish that other people fully meet our expectations. No one is perfect in this world and nothing is perfect in this world. Perfection exists only in our subjective view.

Thus, the view that everything is temporary, empty, without a hard core, changing like events in a dream and twinkling like things in a magic trick, is the view from our essential nature. It helps us "float" on the sea of life, no longer drowned in the torrential flow of passion or illusions.

But when we relate with others, we must be mindful and adapt to the reality of life. We must do good deeds and avoid evil deeds. This is worldly morality. We don't say that both good deeds and evil deeds are empty, equal... and thus, we live recklessly, as if "there is no sin, no merits; sins and merits are equal". This is falling into the annihilationism theory, denying the law of cause and effect or the law of karma.

 

In conclusion, the spiritual path requires wisdom and behavior appropriate to many different situations in life. At times, we follow worldly truths. Other times, we follow the holy truth and the wisdom truth pertaining to our essential nature.

We already know Dharma. We no longer have the worldly view that clings to our subjective thoughts or beliefs in the reality of things, etc... which leads to dissatisfaction, frustration and suffering.

To alleviate suffering, we have to examine life events through the lens of our talismans of "impermanence, non-self, or absence of substantive nature, dependent origination and karma origination".
If we want to rise above the pressure of life, not be swayed by temptations, nor be shaken by life hardships or conflicts, we have to rely on more powerful talismans. We have to see the ultimate nature of life which is illusion and emptiness. As a result, our mind will come to a still point when it sees all things "as such" (ultimate truth). Now, like our Founding Zen master used to say, we will go through life:

 

"I go through life, but dust does not cling to me

I go through life, and both Still Mind and Wisdom do not part from me"

 

In the end, what are the most beautiful things in the world?

Buddha, the Buddhas, Enlightenment nature are the most beautiful things  in the world.

Dharma (the life truths taught by the Buddha) and the Dhammas (all worldly phenomena) all manifest Dharma. They too are the most beautiful things in the world.

The Sangha (Order), whose nature is Absolute Harmony, is also the most beautiful thing in the world.

Seeing and knowing all these things are also the most beautiful things in the world.

That's why the Dhammapada (verse 194) says:

 

"Blessed is the birth of the Buddhas!

Blessed is the teaching of the Dharma!

Blessed is the harmony in the Sangha!

Blessed is the spiritual pursuit of the united truth-seekers!"

 

 

Master's Hall, 24- 12- 2020                                                

TN    

 ________________________________________________________________

Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - Bài 84

CÁI GÌ ĐẸP NHẤT TRẦN ĐỜI?


84 CÁI GÌ ĐẸP NHẤT TRẦN ĐỜI
Ngày xưa, mỗi khi bắt đầu câu chuyện, cô thấy mình buồn cười cho mình. Giống kể chuyện cổ tích, thiệt ra cô thấy mình kể chuyện “một ngàn lẻ một đêm” thì đúng hơn. Kể hoài không bao giờ hết.

Ngày xưa, lúc cô khoảng chín, mười tuổi gì đó. Khi lên học trung học là xa nhà rồi. Tuổi thơ lúc đó không có trò chơi nào, nhất là con gái, chỉ là nhảy cò cò, chơi đánh đũa, nhảy dây, và còn một trò chơi thích thú lắm, là thổi bong bóng. Nhà ba má cô có trồng một cây đu đủ. Lấy một cọng lá đu đủ đã vàng nhưng còn trên cây, cắt bỏ lá đi, và cắt bớt đầu bên kia, còn lại một khúc vừa xài. Nếu cọng dài quá thì hơi mình ngắn thổi không tới. Rồi lấy cục xà bông đá. Lúc đó, xà bông thơm chỉ để rửa tay, rửa mặt. Xà bông đá không thơm, rẻ tiền hơn, để giặt giũ, rửa chén v.v... Lấy cục xà bông đá ngâm trong một cái chén có chút nước lạnh. Khi quậy lên có bọt nổi nhiều là được. Nếu ít xà bông thì bong bóng sẽ bể mau lắm. Rồi mình chấm một đầu cọng đu đủ vào chén nước xà bông, lấy ra, giơ cọng đu đủ ngang tầm mắt, từ từ thổi nhẹ nhẹ. Cái bong bóng sẽ lớn dần lên, muốn nó rời ra, mình lắc nhẹ cọng đu đủ. Bong bóng bay ra không gian, lơ lửng,  lung linh, nhiều màu sắc, xanh, đỏ, vàng, tím, huyễn ảo, tươi thắm, lấp lánh. Thiệt là đẹp. Rồi thoáng cái, nó biến mất. Lại thổi nữa. Muốn có nhiều bong bóng cùng lúc, mình chấm nước xà bông nhiều hơn, rồi thổi mạnh hơn, vừa nhú ra một cái nho nhỏ thì mình gạt nó ra, tiếp tục thổi nữa, có khi tuôn ra mấy cái một lượt. Mỗi cái bong bóng lấp la lấp lánh màu sắc ảnh hiện, thay đổi theo cảnh chung quanh, xanh đỏ, tím vàng... Mở tròn mắt tới gần hơn, nhìn cho kỹ cảnh thần tiên trong đó, thì thấy có gương mặt mình lung linh, mờ ảo. Rồi cũng biến mất, chưa kịp nhìn thỏa thuê.

Đó là “cái đẹp nhất trần đời”, những cái bong bóng nước, tuổi thơ say mê nó, mà cho tới khi trưởng thành, một thời gian dài, cô cũng còn nhớ, còn thương cái bong bóng nước. Thương cái bong bóng nước, hay thương quãng đời ngây thơ bên cha mẹ anh em, hay thương cái quãng thời gian còn ngày ngày ôm cặp sách tới trường. Thấy cái phương trời yêu dấu đó nó cũng lung linh huyễn ảo, mộng và mơ, thơ và nhạc, trong một thoáng, xanh đỏ tím vàng đó, nó cũng vụt biến mất, như cái bong bóng nước, là cái tuổi thơ của mình.

Bây giờ cô cũng thấy cái bong bóng nước là cái đẹp nhất trần đời. Cái Tâm cũng y hệt cái bong bóng nước. Tâm cũng biến hóa đủ màu sắc, theo cảnh chung quanh, trong chớp mắt nó đã thay đổi, cũng lung linh, lấp lánh, lúc thế này, khi thế khác, vui, cười, buồn, giận, nhớ, tiếc, khi thương, khi ghét, lúc lặng yên, khi nổi sóng... do biết bao nhân duyênảnh hiện ra rồi biến mất, rồi lại ảnh hiện ra, cũng biểu hiện cái vô thường, cái duyên sinh, cái sanh, cái diệt, cái trống không, cái như huyễn như mộng. Cái bong bóng nước chỉ là như vậy. Cái tâm cũng chỉ là như vậy thôi.

Cái tướng và cái tánh của bong bong nước cũng là cái tướng và cái tánh của tâm. Cho nên cô thấy tâm cũng là cái đẹp nhất trần đời.

Chiếc lá khô trên cành kia, khóm mây trắng lững lờ, cọng cỏ nhỏ xíu trong vườn, cũng thay thế Đức Phật mà giảng những chân lý của cuộc đời, thì cũng là cái đẹp nhất trần đời. Tất cả chung quanh mình đều là “sứ giả Như Lai”, đều hiển hiện cái vô thường, cái duyên khởi trùng trùng, cái sanh diệt, cái trống rỗng, hư huyễn, cái tuần hoàn... Tất cả, trong thầm lặng, đang sống động từng phút giây, đang nhắc nhở Chánh Pháp cho mình. Sao mình còn đi tìm Chánh Pháp nơi nào khác nữa.

Chính mình cũng là cái đẹp nhất trần đời, khi mình thầm lặng, mới thực sự là thể nhập Chánh Pháp. Còn dùng ngôn ngữ thì đã đi xa rồi. Ngôn ngữ chỉ chạm đến bên ngoài, càng dùng văn chương hoa mỹ lại càng đi xa hơn.

Tuy nhiên, ngôn ngữ chính nó cũng biểu hiện vô thường, cũng duyên sinh, cũng sanh diệt, cũng trống không giả tạm, cũng như huyễn, cũng như vậy. Ngôn ngữ cũng là tướng giải thoát, trong kinh Duy Ma Cật nói, cũng như tất cả hiện tượng thế gian đều là tướng giải thoát, bình đẳng.

Khi mình thấy rõ ràng những cái đẹp nhất trần đời rồi, thì trước mắt mình là cảnh giới nào. Chúng ta suy gẫm thì biết mình là ai?

Hôm qua cô viết tới đây là chấm hết bài. Tuy nhiên thấy chưa đủ ý, sáng nay lại viết tiếp.

Khi mình thực sự nhìn tất cả là bình đẳng, mình sẽ không còn băn khoăn người này siêng làm, người kia lười hơn, bài văn này thích hợp, bài kia chưa chỉnh v.v... mình sẽ không còn cầu mong người ta phải hoàn toàn tốt theo ý mình. Trên cõi đời làm sao có ai hoàn hảo, làm sao có cái gi tuyệt đối tốt. Đây là ý chủ quan của mình thôi.

Vì thế, cái thấy tất cả đều giả tạm, trống rỗng, không có lõi cứng, biến hóa như chiêm bao, lung linh như trò ảo thuật, đó là cái thấy của bản thể, bản chất, hay bản tánh. Nó giúp mình “thả nổi” trên biển đời, không còn chìm đắm trong dòng bộc lưu của đắm say  hay cố chấp nữa.

Nhưng khi tiếp cận với người khác, mình phải tỉnh thức sống trong thực tế, phải làm các việc lành, tránh các việc ác, đây là đạo lý của thế gian. Chứ không phải: việc lành, việc ác là trống không, là bình đẳng... rồi mình sống bừa bãi, “không có tội hay phước, tội hay phước là bình đẳng”, đây là rơi vào đoạn kiến, phủ nhận qui luật tương quan nhân quả, hay nghiệp báo.

Kết lại, con đường tu cần phảitrí tuệ, biết ứng xử thích hợp trong nhiều hoàn cảnh khác nhau trong cuộc đời. Khi thì theo chân lý của đời, của hiện tượng, mình quen gọi tục đế bát nhã khi thì theo chân lý của bậc thánh, của bản thể, mình gọi là chân đế bát nhã.

Mình đã biết Phật pháp rồi, mình không có cái nhìn theo thế gian nữa (tục đế) cố chấp vào quan điểm chủ quan của mình, cái gì cũng là thực sự xảy ra v.v... đưa tới buồn phiền, bực bội, khổ đau.

Muốn bớt khổ, chúng ta phải đem bửu bối “vô thường, vô ngã, hay không thực chất tánh, do duyên sinh, do nhân quả nghiệp báo” ra mà soi xét việc đời (tục đế bát nhã) thì nhẹ bớt khổ đau.

Nếu muốn vượt lên khỏi ảnh hưởng của đời, không bị lay chuyển vì các cuốn hút cám dỗ, các hoàn cảnh ngang trái, xung đột trong đời, mình phải tung bửu bối sắc bén hơn, phải thấy bản thể cuối cùng của cuộc đời là huyễn mộng, trống rỗng, tâm sẽ dừng lại, thấy biết “như vậy là như vậy” (chân đế bát nhã). Bây giờ là mình đi trên cuộc đời, như Thầy mình đã từng nói:

“Ta trong đời, mà bụi đời ta chẳng dính,

Ta trong đời, mà Định- Huệ chẳng rời ta”

Cuối cùng, cái gì đẹp nhất trần đời?

Phật, chư Phật, tánh Giác Ngộ đep nhất trần đời.

Chánh pháp (những chân lý của cuộc đời mà Phật dạy), chư Pháp (tất cả hiện tượng thế gian) đều thể hiện chánh pháp, nên đều là đẹp nhất trần đời.

Tăng, Bản thể Hài hòa tuyệt đối, đẹp nhất trần đời.

Và cái Thấy Biết những điều này, cũng đẹp nhất trần đời.

Bởi vậy kinh Pháp cú ( câu 194) mới nói:

 "Vui thay, Phật ra đời!

Vui thay, Pháp được giảng!

Vui thay, Tăng hòa hợp!

Hòa hợp tu, vui thay!"

 

Tổ Đình, 24- 12- 2020

TN     

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
69,256