HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

GER006 Bhikkhuni Triệt Như - Worte aus dem Herzen – Post 82: DIE HOLZTROMMEL - Übersetzt ins Deutsche von Quang Định

16 Tháng Năm 20218:47 SA(Xem: 3006)

GER006 Bhikkhuni Triệt Như - Worte aus dem Herzen – Post 82
Übersetzt ins Deutsche von
 Quang Định:

DIE HOLZTROMMEL
( SAMYUTTA SN 20.7)
Triệt Như TTVN82 CÁI CHỐT TRỐNG

In Sāvatthī.

Liebe Bhikkhus, damals hatte die Bevölkerung in Dasàrahà eine Holztrommel, die Anaka. Jedes Mal, wenn Anaka gespaltet wurde, setzen die Dasarahas einen weiteren Zapfen ein, bis der Zeitpunkt kam, an dem der ursprüngliche Holzkörper von Anaka verschunden war und nur noch ein Sammelsurium/Ansammlung von Zapfen übrigblieb.

Auf die gleiche Weise wird es in Zukunft Bhikkhus geben, die nicht mehr meinen tiefen, transzendenten Erkenntnissen, verbunden mit der Leerheit zuhören wollen. Die werden keine Aufmerksamkeit mehr auf die originalen Lehrreden schenken und werden diese Lehrreden nicht als wertvoll erachten, um sie auswendig zu lernen oder zu meistern.

Jedoch werden die von den Dichtern geschriebenen Lehren, die poetisch und literarisch elegant sind, und von Außenstehenden oder von Laien vorgetragen werden, von Menschen mit Begeisterung gehört, auswendig gelernt und gemeistert werden.

Deshalb, liebe Bhikkhus, die Lehrreden, von mir (Tathàgata), tief in ihrer Bedeutung, transzendent und mit der Leerheit verbunden, werden dann verloren gehen.

Daher, liebe Bhikkhus, so sollen Sie üben: “ Wenn meine tiefe, transzendente, im Zusammenhang mit der Leerheit befasste originale Lehrreden vorgetragen werden, sollen Sie aufmerksam zuhören, auswendig lernen und studieren, bis Sie die richtig verstanden haben und tiefe Erkenntnisse davon haben. So sollen Sie praktizieren…

Nachdem wir dieses kurze Sutra von Buddha gelesen haben, wie können wir es verstehen?

Buddha hat uns gewarnt, dass wir nur die eigenen Lehrreden Buddhas studieren sollen. Diese Lehrreden sind tiefgründig und lehrte uns über die ultimative Wahrheit aller Phänomene der Welt – Die Leere.

Dadurch können wir unsere Gier und Anhaftung an die Welt loslassen, da wir dann erkennen, dass diese Welt vergänglich und abhängig von Ursachen und Wirkung ist.

Wenn wir erkennen, dass alle Phänomene von Natur aus gleich sind, ist unser Geist ausgeglichen und ist nicht mehr in der Liebe oder in dem Hass gefangen.

Unser Geist wird dann reiner und wir haben eine objektive Sicht auf die Dinge. Dies ist das Ende eines weltlichen Geistes und der Anfang eines spirituellen, nonverbalen Geistes, der in den heiligen Schriften als die Sichtweise eine Arahaten definiert wurde.

Buddha wusste, dass die Menschen schöne Gedichte und feine Aufsätze liebten. Um die Menschen zu begeistern, müssen Schriftsteller und Dichter neue Wörter ausdenken, die gut und schön klingeln. Diese Schriften entsprechen dann nicht mehr der Wahrheit und der Genauigkeit der ursprünglichen Lehrreden. Dadurch werden allmählich die ultimativen, tiefgreifenden Lehren des Buddha ersetzt, vergessen und vollständig zerstört.

Zusammenfassend sollen wir uns nur die ursprünglichen Lehrreden des Buddhas studieren, die damals aufgeschrieben wurden. Der älteste Schatz des Buddhismus ist die Suttren Nikàya (Sammlung der Lehrreden Buddhas). Wir sollen die wahren Absichten Buddhas in diesem Schatz erkennen und sie entsprechend in Praxis umsetzen, um unseren eigenen Schatz zu kultivieren.

Sunyata Buddhistisches Zentrum, den 19- 11- 2020

TN     

 




_____________________________________________________________

Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - Bài 82

CÁI CHỐT TRỐNG
(
 trích trong TƯƠNG ƯNG BỘ)

Triệt Như TTVN82 CÁI CHỐT TRỐNG

Trú ở Sàvatthi.

-- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, dân chúng Dasàrahà có một cái trống tên là Anaka. Khi cái trống Anaka bắt đầu nứt ra, dân chúng Dasàrahà đóng vào một cái chốt khác. Cho đến một thời gian, này các Tỷ-kheo, cả cái thùng ván của trống Anaka biến mất và chỉ còn lại những cái chốt tụ tập lại.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo sẽ thành trong tương lai. Những bài kinh nào do Như Lai thuyết, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến tánh Không, họ sẽ không nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; họ sẽ không lóng tai; họ sẽ không an trú chánh tri tâm, và họ sẽ không nghĩ rằng các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải thấu đáo.

Còn những bài kinh nào do các thi sĩ làm, những bài thơ với những danh từ hoa mỹ, với những câu văn hoa mỹ, thuộc ngoại điển, do các đệ tử thuyết giảng, họ sẽ nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; họ sẽ lóng tai; họ sẽ an trú chánh tri tâm và họ sẽ nghĩ rằng, các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải học thấu đáo.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, các kinh do Như Lai thuyết, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến tánh Không, sẽ đi đến tiêu diệt.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: "Những bài kinh nào do Như Lai thuyết giảng, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến tánh Không, chúng tôi sẽ nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; chúng tôi sẽ lóng tai; chúng tôi sẽ an trú chánh tri tâm. Và chúng tôi sẽ nghĩ rằng, các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải học thấu đáo".

Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

Đọc xong bài kinh ngắn này, do Đức Phật thuyết giảng, chúng ta hiểu ra sao?

Điều quan trọng là Đức Phật cảnh giác chúng ta phải quay về học tập chính những lời giảng của Đức Phật mà thôi. Những lời giảng này nghĩa lý thâm sâu, rốt ráo, giải thích tới bản thể Không của vạn pháp. Tức là hướng dẫn chúng ta đi tới trải nghiệm thực tại cuối cùng- tánh Không, từ đó, mình mới xa rời lòng tham đắm, dính mắc vào thế gian, vì biết thế gian này là tạm bợ, giả dối, do duyên hợp mà có.

Cũng từ đây mình nhận ra tánh bình đẳng của tất cả pháp, thì tâm mình cân bằng lại, không thương, không ghét. Khi tâm mình trở nên từ từ trong sạch, cái thấy biết trở nên khách quan. Đó là diệt trí, hay vô phân biệt trí, cái thấy biết của bậc thánh, kinh thường nói là của bậc A la hán.

Đức Phật biết tâm người đời ưa thích những bài thơ hoa mỹ, những bài văn hoa mỹ. Khi muốn thu hút người thế gian, các nhà văn, nhà thơ phải dùng những từ ngữ mới lạ, chải chuốt, nên ý nghĩa đã không còn chân thật, không còn chính xác. Dần dần những lời giảng thâm diệu, rốt ráo của Đức Phật sẽ bị thay thế, sẽ bị lãng quên và đi tới bị tiêu diệt hoàn toàn.

Kết luận, chúng ta luôn luôn quay về học tập chính những bài kinh do Đức Phật giảng còn ghi lại. Xưa nhất, kho tàng Phật giáo là kinh Nikàya, chúng ta phải nhận ra chân ý của Đức Phật gởi gắm trong kho tàng này, rồi mình thực hành theo để có thể khai mở từ từ kho tàng của chính mình.

Tổ Đình 19- 11- 2020

TN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
69,256