HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

HT Thích Thông Triệt: BA CÁCH NHƯ THỰC

22 Tháng Chín 20227:14 CH(Xem: 1581)

BA CÁCH "NHƯ THỰC"

Trích đoạn trong Bài đọc thêm về chủ đề

"NHƯ THỰC TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY"

do Hòa thượng Thích Thông Triệt biên soạn

 
HT-Thông-Triệt--KCB-2010-#-43

Trong Nguyên Thủy Phật giáo có nhiều phương pháp tu Huệ. Thí dụ:

 

• Trong Tam Học có ba môn Giới, Định, Huệ. Đây là ba môn tu tập căn bản trong đạo Phật.

-     Giới là những cách giữ giới mà ta đã thọ để tránh nghiệp bất thiện của thân, lời, ý. Công năng của giới là đưa đến tâm định. Nó giúp cho tâm trở nên trong sạch, an tịnh.

-     Định là tâm không dính với cảnh hay tâm không theo cảnh. Tâm biết rõ ràng môi trường chung quanh mà không dao động.

-     Huệ là nhận rõ chân tánh hiện tượng để tâm không dính mắc với hiện tượng.

 

• Trong Tuệ Học có ba môn Văn Tuệ, Tư Tuệ, Tu Tuệ.

-     Văn tuệ: nghe lời giảng của Phật từ trong kinh hay lời Tổ từ trong luận.

-     Tư tuệ: suy nghĩ lời giảng của Phật hay của Tổ để lọc ra tinh túy từ trong kinh hay luận.

-     Tu tuệ:  rút gọn tinh túy từ trong kinh hay luận thành chủ đề để dụng công.

Khi dụng công phải thực hành từng bước và phù hợp với trình độ hiểu biết của mình về các chủ đề đó.

 

• Trong các pháp Quán, có pháp Tam Pháp Ấn, Tứ Pháp Ấn, Tứ Niệm xứ, v.v... Những phần Tuệ/Huệ đó được xếp dưới hai dạng: Tục Đế Bát NhãChân đế Bát Nhã.

Nói chung, khi giảng dạy về chân lý tối hậu, thông thường, Phật áp dụng cho những đệ tử đã theo Phật từ lâu năm, căn cơ đã phát triển sâu sắc. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt, Phật cũng áp dụng cho những trình độ căn cơ cao, có khả năng lãnh hội lời dạy của Phật.

 

Ba cách “như thực

Dưới đây là thí dụ ba cách dạy “Như Thực - Yathābhūta” theo khuynh hướng Chân đế Bát Nhã của Phật. Người tu nếu biết luyện tập một trong ba cách đó sẽ có khả năng đạt được thanh tịnh ý ngôn, tâm ngôn, đưa đến nội tâm thanh tịnh và phát huy được trí tuệ tâm linh.

-  Trong Kinh Tăng Chi tập 3, có những bài kinh như Kinh Migasala, trang 110, Phật đề cập đến thể nhập tri kiến; Kinh Các Căn, trang 133, Phật dạy như thực tri kiến; Kinh Tiếng Rống Con Sư Tử, trang 221, Phật dạy như thực tri.

-  Trong Tương Ưng Bộ tập 4, Kinh Phải Gọi Là Gì? trang 312-316, Phật dạy về các cách Biết như thực, Thấy như thực.

-  Trong Kinh Sợ Hãi và Khiếp Đảm, trang 52-53 và Kinh Niệm Xứ, trang 132-134 thuộc Kinh Trung Bộ tập 1, Phật cũng đề cập đến thấy như thực, biết như thực trong bốn oai nghi.

Ngoài ra, trong Kinh Pháp Cú, câu 203, Phật cũng dạy các đệ tử hiểu như thực về hai trạng thái phổ biến mà con ngưòi thường xuyên bị dính mắc, và hiểu như thực về niềm vui lớn nhất là Niết bàn.

 

Ba cách hiểu như thực này, chúng tôi giảng như sau:

-  Thứ nhất là bụng đói. Nó là chứng bệnh được Phật xem là không thể chữa trị. Thông thường, hằng ngày mọi người đều phải ăn. Tất cả mọi người trên thế gian không ai có thể nhịn ăn lâu đài. Người ta có thể nhịn ăn trong chừng mực thời gian nào đó, nếu nhịn ăn quá mức qui định, thân sẽ ngã quị. Trường hợp này Phật đã kinh nghiệm.

-  Thứ hai, các hoạt động của thân, của tâm và của lời gồm thân hành, tâm hànhngôn hành cũng là chứng bệnh trầm trọng. Vì nó tạo ra các loại nghiệp, gây phiền não và khổ đau cho mình, cho người. Người đệ tử phải hiểu như thực các vấn đề đó để tránh những trường hợp gặp đói hay tâm không dao dộng khi gặp đói, và biết cách dùng trí tuệ để gìn giữ các hành được an tịnh, trong sạch, không dính mắc với ngoại duyên.

-  Thứ ba, người đệ tử cũng phải hiểu như thực Niết bàn là niềm vui tối thượng mà chính người ấy phải tự mình có kinh nghiệm về Niết bàn. Kinh nói:

 

“Đói ăn, bệnh tối thượng,

Các hành, khổ tối thượng,

Hiểu như thực là vậy,

                             Niết bàn, lạc tối thượng.” (Pháp Cú, câu 203)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
69,256