HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

HT Thích Thông Triệt: BÀN VỀ CHÂN NHƯ CỦA KINH TỐI THẮNG THIÊN VƯƠNG BÁT NHÃ

15 Tháng Mười Một 20225:46 CH(Xem: 1353)

BÀN VỀ CHÂN NHƯ
CỦA KINH TỐI THẮNG

THIÊN VƯƠNG BÁT NHÃ

 

 

Trích đoạn trong Bài đọc thêm về chủ đề "CHÂN NHƯ TRONG PHẬT GIÁO PHÁT TRIỂN VÀ THIỀN TÔNG"

do Hòa thượng Thích Thông Triệt biên soạn

HT-Thông-Triệt-KCB2010-#31

 

 

 

GHI CHÚ MỘT ĐOẠN VĂN TRONG ĐẠI PHẨM BÁT NHÃ

 

Phần thứ 5 trong Đại Phẩm Bát Nhã, từ quyển 556 đến 574, bàn về Chân Như của kinh Tối Thắng Thiên Vương Bát Nhã, trong đó có ghi một đoạn như sau:

 

“... Lúc đó, Tối Thắng lại bạch Phật rằng:

-  Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là pháp giới[1]?

 

Phật trả lời:

-  Này Tối Thắng Thiên Vương! Pháp giới là tính không hư vọng (avitathatā).


-  Bạch Thế Tôn, thế nào là tính không hư vọng?

- Tính không hư vọng tính không khác như thật (ananntathatā).

 

-  Thế nào là tính không khác như thật?

-  Tức là chân như tính (tathatā) của vạn pháp (all phenomena).

-  Bạch Thế Tôn, chân như tính của vạn pháp là gì?

-  Ông nên biết chân như tính rất thâm diệu, chỉ có thể dùng như thật quán tri[2] mà trực nhận chứ không phải dùng lời nóidiễn tả được.

Tại sao? Vì chân như của vạn pháp vượt ra ngoài văn tự, xa lìa vòng ngôn ngữ, tất cả lời nói không thể nào mô tả được; ngoài mọi sự hí luận[3], tuyệt hết mọi sự phân biệt; không có bỉ[4], không có thử, xa lìa mọi hình tướng (appearance), tìm xét cũng không được, không còn trong vòng đối đãi, vượt ra ngoài lý luận (atakkāvacara: beyond logic), xa lìa các chướng hoặc (free and without obstruction), không thể dùng thức (consciousness) mà biết được. Nó trụ ở chỗ vô sở trụ, vắng lặng, trong sáng; không có ngã; tìm không thể được, không lấy, không bỏ, không nhiễm, không trước, trong sạch không bợn, tối thắng đệ nhất, tính thường bất biến, dù có Phật ra đời hay không, cái tính đó vẫn thế. Này ông Thiên vương, đó là pháp giới (dharmadhātu) vậy.

 

Tối Thắng Thiên vương lại bạch Phật:

-  Bạch Thế Tôn, làm thế nào để chứng được (sacchikaranīya: be realized) pháp giới đó?

-  Chỉ khi nào được cái trí Bát Nhã xuất thế, và cái trí không còn phân biệt, mới có thể chứng (abhisameti) được pháp giới ấy.

 

-  Bạch Thế Tôn, giữa nghĩa chứng (sacchikiriyā: realization) và được (P: patilãbha; gaining, obtaining, attainment, acquisition), có gì sai khác?

-  Trí Bát Nhã siêu thế có thể thấy một cách đúng đắn như thật (yathābhūtam pasyati) thì gọi là chứng.

Còn trí không phân biệt thì có thể thông đạt (Skt: samvidate: know thoroughly), cho nên gọi là được (Kinh Bát Nhã 567).

 



[1] Pháp giới: Yếu tố/ lãnh vực hiện tượng hay sự vật: Dharmadhãtu: Realm/element of phenomena.

[2]Như thật quán tri: Biết đúng như thật: yathãbhũtam pajãnãti: knowing things as they really are.

[3] Hí luận: vain talk, futile word, hollow word: lời nói phù phiếm, lời nói rỗng tuếch.

[4] không có bỉ = không có kia (that), không có đây (this), tức là không có người, không có ta hay không nhị nguyên hoặc không có ngã không có pháp, không có đối đãi.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
69,256