HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

HT Thích Thông Triệt: THẦY THUỐC TÂM LINH

18 Tháng Mười Một 20225:43 CH(Xem: 1422)

THẦY THUỐC TÂM LINH

 

Trích đoạn trong Bài đọc thêm về chủ đề "TỨ DIỆU ĐẾ"

do Hòa thượng Thích Thông Triệt biên soạn

 
HT-Thông-Triệt--KCB-2010-#-43

 

Trong lịch sử loài người, Tứ Đế là Bốn chân lý chưa từng được ai khám phá. Do đó, ta có thể xem Tứ Đế là pháp do đức Phật Thích Ca khám pháthiết lập thành hệ thống. Tuy nhiên, trong Kinh Tương Ưng bộ II (S.II. 5), tr. 15-22, Phật có đề cập đến vị cổ Phật Tỳ Bà Thi đã có chứng nghiệm về Tứ Đế. Nhưng xét về lịch sử, không có tư liệu nào ghi lại rõ ràng về vị cổ Phật này như lịch sử của đức Phật Thích Ca. Phật đã tự mình chứng ngộ Tứ Đế, rồi nói lại điều đó. Ngoài ra, khi chỉ dạy cách thực hành để tiến đến an lạc, thanh tịnh, giác ngộgiải thoát, Phật đóng vai trò vị lương y tài giỏi, biết cách cho thuốc để chữa trị tâm bệnh chúng sinh. Trên cơ sở này, pháp Tứ Đế được xem như là “phương thuốc” có rất nhiều công hiệu để chữa trị bệnh Khổ triền miên của chúng sinh.

 

  • Tác nhân gây ra bệnh Khổ triền miên của con người gồm một trong ba thứ: thứ nhất là Khát ái (tanhā: craving), thứ hai là Ích Kỷ (egoism), và thứ ba là Ngã-thức (the “I-consciousness”). Nếu dẹp được một trong ba thứ nói trên, khổ sẽ chấm dứt.

 

  • Trong phương thuốc của Tứ Đế có hai vị thuốc quan trọng bậc nhất trong tám phương thuốc nằm trong Bát Chánh ĐạoChánh KiếnChánh Niệm. Nếu thân và tâm được thấm nhuần một trong hai loại thuốc này, tác dụng của chúng có công năng làm chấm dứt toàn bộ ba loại bệnh nói trên.

 

  • Từ trong Chánh Kiến, ba thứ điên đảo sẽ bị đào thải. Đó là trong vô thường biết rõ vô thường; trong khổ đau, biết rõ khổ đau; trong vô ngã, biết rõ vô ngã. Và đặc biệt, Chánh Kiến có khả năng dẹp tan bệnh ngã chấp. Khi ngã chấp bị dẹp, khát ái, ngã-ý thức và ích kỷ hay cá nhân chủ nghĩa liền bị xua tan. Cái “Tôi” vắng mặt. Do đó cái “của tôi” cũng không còn xuất hiện.

 

  • Từ trong Chánh Niệm, lúc nào ta cũng biết rõ ràng hay “tỉnh thức biết” đối tượng của các căn. Do đó, vọng tâm không thể nào có mặt để tác động ta phải nói hay làm những điều đưa đến khổ cho mình và cho người. Trên cơ sở này, trí huệ Bát nhã sẽ dần dần được triển khai. Lý dotrí năng suy luận không có mặt trong tiến trình chánh niệm. Tập khí hay lậu hoặc không tác động được tâm. Chân trời mới của trí tuệ tâm linh sẽ thường xuyên có mặt. Thế gian sự với những dính mắc, chấp trước không còn là chủ đề vây hãm cái “Ta” trong vòng kiềm tỏa của chúng.

 

        • Chân lý thứ nhất được xem là “bệnh” của thế gian, gọi là Khổ Đếcon người phải đành bó tay chịu đựng. Lý do là không ai có thể thoát ra khỏi “bệnh” Khổ, dù đã hơn một lần kinh nghiệm Khổ trong cuộc đời của mình, nhưng Khổ vẫn còn trở lại hoặc ray rứt dây dưa hay thoáng qua trong cuộc sống của từng cá nhân. Tất cả mọi người, dù nhiều hay ít ai cũng trải qua kinh nghiệm Khổ. Đầu mối của những thứ khổ này vốn xuất phát từ sự bất toại nguyện của ý chí, sự không hài hòa của thân và tâm với môi trường sống và với những mối quan hệ với thế giới bên ngoài. 
  • Chân lý thứ hai nói về nguyên nhân đưa đến bệnh KhổKhát ái hay lòng ích kỷ. Khát ái được xem nhưđiều kiện cơ bản tạo ra những tiến trình xung đột trong tâm con người. Thèm khát, ham muốn, yêu thích, say mê, bám chặt, mong cầu, cố gắng phấn đấu là tác nhân cơ bản thúc đẩy con người phải đi theo những hướng nhắm của ý căn.
 
Trên phạm vi khách quan, cả hai chân lý này được mô tả như phần thuyết minh về những nguyên lý nhân quả tương quan trong thế giới hiện thực. Con người có sinh, có tử, có bất hài hòa, có mê lầm, mê chấp, có xung đột nội tâm thường trực và khởi lên Khổ. Đầu mối của Khổ là do Khát ái.
 
  • Chân lý thứ ba là xác định bệnh này cần phải chữa. Nếu không chữa, Khổ sẽ còn tiếp diễn mãi mãi. Muốn chữa, phải chấm dứt Khát ái hay chấm dứt lòng ích kỷ.
 
  • Chân lý thứ tư: Nhưng chấm dứt hay chữa bệnh như thế nào? Bài toán được giải ra thông qua chân lý thứ tư. Đây là chân lý trình bày cách chữa dứt tuyệt bệnh Khổ; mãi mãi bệnh không còn tái phát. Đó là Bát Chánh Đạo hay Trung Đạo. Đây là phần lý tưởng.
 

Tóm lại, đức Phật được xem như vị thầy thuốc tâm linh lỗi lạc. Ngài đã tự chữa dứt bệnh Khổ cho mình trước, sau đó Ngài phát tâm hướng dẫn người khác; giúp họ tự chữa dứt khỏi bệnh Khổ của họ. Kinh nghiệm của Ngài, dù trải qua trên 2500 năm, đến nay vẫn là những kinh nghiệm vô giá. Trên thế gian này, chưa có vị thầy thuốc tâm linh nào chữa dứt khỏi căn bệnh Khổ trầm kha của con người. Trong kiếp sống tạm bợ, con người vẫn mang những mối Khổ triền miên, chỉ vì con người lơ là tự chữa bệnh khổ của chính mình. Những quyến rũ (temptations) của đối tượng vẫn thường xuyên tác động cảm thọ của giác quan con người, từ đó con người như những con thiêu thân bay vào bẫy mồi dục lạc. Ham muốn càng nhiều, tâm càng bị ngoại cảnh chi phối. Tâm thuần nhất của tánh giác không làm sao có mặt. Tất nhiên, phiền não cũng gắn liền theo đó.

 

Đi trên con đường Thiền, ta cần nắm vững toàn bộ các mặt trong mỗi tiến trình của Tứ Đế để dễ nhận ra phương thức thực hành tiến đến chữa dứt khỏi Khổ cho chính mình.


Ý kiến bạn đọc
07 Tháng Năm 20231:43 CH
Khách
Trong phương thuốc của Tứ Đế có hai vị thuốc quan trọng bậc nhất trong tám phương thuốc nằm trong Bát Chánh Đạo là Chánh Kiến và Chánh Niệm. Nếu thân và tâm được thấm nhuần một trong hai loại thuốc này, tác dụng của chúng có công năng làm chấm dứt toàn bộ ba loại bệnh nói trên.
(Tác nhân gây ra bệnh Khổ triền miên của con người gồm một trong ba thứ: thứ nhất là Khát ái (tanhā: craving), thứ hai là Ích Kỷ (egoism), và thứ ba là Ngã-thức (the “I-consciousness”). Nếu dẹp được một trong ba thứ nói trên, khổ sẽ chấm dứt. ). Để thực hành chánh niệm đọc phần tiếp theo
https://www.tanhkhong.org/a3446/chanh-niem-va-cach-thuc-hanh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
69,256