HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

HT Thích Thông Triệt:Ý NGHĨA CỦA NHẬN THỨC TRÊN PHẠM VI TỤC ĐẾCHÂN ĐẾ

28 Tháng Giêng 202312:31 CH(Xem: 1360)

Ý NGHĨA CỦA NHẬN THỨC

TRÊN PHẠM VI TỤC ĐẾCHÂN ĐẾ

 

Trích đoạn trong Bài đọc thêm về chủ đề "NHẬN THỨC"

(P: parijānanā: cognition; P: parijānāti: to cognize)

do Hòa thượng Thích Thông Triệt biên soạn

  

HT-Thông-Triệt-KCB-2010-#23

 

 

      Trên phạm vi tục đế, nhận thức là nền tảng cơ bản của ý thức trong sạch. Thiếu chức năng nhận thức đúng đắn, ý thức dễ bị ảnh hưởng bởi những năng lực tập khí/lậu hoặc, tùy miên, và kiết sử. Đây là trạng thái ý thức bị nhiễm ô (defiled) hay bị tình cảm (affection) chi phối. Trong trường hợp ý thức bị nhiễm ô, cá nhân dễ phát sinh tâm hoạt động theo bản năng, theo tình cảm (affection), theo truyền thống thế tục (worldly traditions), và theo nhận định chủ quan của mình.

 

    Những bản năng xấu sẽ được dịp phát huy, như bản năng tình dục, bản năng tự vệ, bản năng sinh tồn theo khuynh hướng thỏa mãn giác quan, thỏa mãn tình cảm, và thỏa mãn sinh lý của cá nhân. Cá nhân bất chấp lời khuyên dạy của người đi trước, bất chấp luật pháp, bất chấp luân lý đạo đức, và bất chấp tình người.

 

    Thí dụ, khi mắt thấy đối tượng, cá nhân dễ bị sự hấp dẫn của đối tượng, đưa đến nổi lên tâm tham, tâm ganh đua, tâm dâm, tâm dính mắc. Đó là tâm muốn chiếm đoạt đối tượng, tâm muốn hơn người, tâm ngoan cố, bướng bỉnh, tâm nghi ngờ, hoặc tâm muốn cưỡng bức đối tượng.

 

    Phiền não, tham lam, sân hận, dính mắc (vanatha = attachment), chấp trước (pādiyati - cling, clinging), ác độc sẽ xuất hiện trong tâm, và biểu lộ ra hành động khi ý thức bị nhiễm ôChánh trí, chánh kiến, chánh niệm không thể có mặt trong nhận thức mới của cá nhân.

 

      Trên phạm vi chân đế, nhận thức là nền tảng của trí tuệ Bát Nhã (insight wisdom). Tạm mượn vỏ não để chứng minh vị trí của nó, ta có thể nói nó nằm ngay tại vùng nhận thức biết (the aware cognitive area) của ba tánh. Đây là vùng nhận thức biết không lời (wordless aware cognition area). Nơi đó, nó nhận thông tin từ các tánh để lập thành nhận thức biết về đối tượng liên quan đến các tánh.

 

    Nó là sự tự nhận biết (self-awareness). Nó hiểu rõ chính nó (apprehends itself).

 

    Nó không cần giác quan, không cần ngoại trần (external objects). Nó tự hiển lộ (It manifests itself).

 

    Tâm, ý, và thức không có trong nó.

 

    Trong nó không có chủ thể (subject), khách thể (object), không có tri kiến phân biệt (discriminative knowledge), không có thành kiến, định kiến, thiên kiến chủ quan, không có tập khí/lậu hoặc, tùy miên, kiết sử.

 

    Do đó, tự do, tự tại, giác ngộ, giải thoát bắt nguồn từ trong nó. Thông qua nó, cá nhân sẽ không trở thành nạn nhân của chính nghiệp của mình.

 

    Thiếu chức năng nhận thức biết không lời, trí tuệ Bát Nhã không được lập thành. Cá nhân sẽ dễ trở thành nạn nhân của chính nghiệp của mình do ý thức (consciouness) tạo ra các loại nghiệp xấu hay tốt của thân và lời nói đối với người khác, việc khác. Chánh kiến, chánh nghiệp, chánh trí, chánh niệm, chánh định không thể có mặt, do đó an lạc không thể xuất hiện, khi cá nhân không có kinh nghiệm về nhận thức biết không lời. Ở đây, an lạc mang ý nghĩa tâm an vui, thanh thản, và hài hòa cùng với môi trường chung quanh thường trực, chứ không phải an lạc trong thời gian ngắn.


Ý kiến bạn đọc
04 Tháng Hai 20236:55 SA
Khách
Kính thầy và Ni Sư.
Con trình bày về "cái thức "
Như mọi khi đi lễ trong nhà thờ, ngồi lắng nghe cha giảng bằng tiếng Mỹ, không hiểu gì hết, nghe Ni Sư giảng thì mình hiểu căn kẻ vấn đề. Rồi câu hỏi trong đầu nãy ra vì sao cha giảng mà mình không hiểu ,vì mình không biết hết tiếng anh? Câu hỏi trong tâm, rồi ngồi thiền trong nhà thờ, chợp nhận ra lúc mình biết, lúc mình không biết.
Rồi nhận ra cái thức luôn thay đổi (nên có lúc thế này, có lúc thế khác), bình thường thì thức luôn thay đổi.
Vậy thức không thay đổi thì như thế nào?
Tự hiểu rằng thức không thay đổi là lúc thức an trú trong trạng thái tỉnh lặng, trống rỗng(nơi này không giới hạn thời gian, không gian).

Như quỳnh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
69,256