HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

ENG006 Bhikkhuni Triệt Như - Sharing From The Heart - No 86 NON-SENTIENT LIFE PREACHING DHARMA -Translated into English by Hoàng Liên

23 Tháng Ba 20219:32 SA(Xem: 4152)

 Bhikkhuni Triệt Như - Sharing From The Heart - No 86

Translated into English by Hoàng Liên

Edited by Linh Văn Lai

 

NON-SENTIENT LIFE PREACHING DHARMA 

86 VÔ TÌNH THUYẾT PHÁP v1

 

 

The following is an exchange between Zen student Dongshan and Zen Master Yunyan.

Dongshan Liangje (zh. dòngshān liángjiè 洞山良价, ja. tōzan ryōkai) is the founder of the Cao Dong school of Zen Buddhism, which is a major Zen school that still remains today. During his practice of meditation before his enlightenment, Liangjie once went to meditate with Zen master Yunyan Tansheng (zh. yúnyán tánshèng 雲巖曇晟, ja. ungan donjō). He asked Yunyan:

- Who can hear non-sentient life preaching dharma?

Master Yunyan said:

- Non-sentient life preaches dharma, non-sentient beings hear dharma.

Liangjie asked again:

- Venerable Master, did you hear it?

Master Yunyan said:

- If I had heard it, you wouldn't be able to hear me preach.

Liangjie further asked:

- So why didn't I hear it?

Master Yunyan immediately raised the duster, he said:

- Do you hear it now?

Dongshan replied:

- No, I don't hear it.

Yunyan said:

- I am preaching dharma now, and you can't hear it, let alone hearing dharma from non-sentient life.

Liangjie added:

- So what are the sutras taught by non-sentient life?

Master Yunyan said:

- Don't you see that the Amitabha sutra said that water, birds, trees, forests all recite the Buddha's name and the Buddha's dharma?

Upon hearing this, Liangjie immediately awakened and wrote a poem:

Very strange! Very strange!

Non-sentient life preaching dharma, not a thought arose in me.

If one opened the ears to listen, one could hardly fathom the truth.

One had to see the truth with one's eyes.

 

Let us analyze the meaning of these responses.

First of all, we clearly understand that "non-sentient life" refers to an inanimate life devoid of emotions, such as rivers, mountains, rocks, plants, etc.. In contrast, humans and other living creatures are considered to have emotions and thus, they are called sentient beings. Now the question is:  why can non-sentient life preach dharma when it is inanimate, devoid of brain, and mouth? If there is a sermon, who hears it and why don't we hear it?

This was Liangjie's skillfully phrased question when he consulted with Master Yunyan on the issue. He did not initially say that he did not hear it and did not believe that non-sentient life could preach dharma. Instead, he asked:

  - Who can hear non-sentient life preaching dharma?

Master Yunyan answered immediately:

- Non-sentient life preaches dharma, non-sentient beings hear dharma.

The answer was forceful, like thunder. If the listener was spiritually gifted, he would immediately experience a direct awakening.

We have to understand that the two words "non-sentient life" refers to two different meanings. The second concept of "non-sentient beings" implies a person who is blessed with a pure mind, devoid of worldly emotions and feelings and concurrently, who can hear dharma. The reason is that non-sentient life does not preach with spoken words. It just silently and quietly expresses objective truths such as impermanence, dependent origination, change, emptiness, illusion of existence, and still suchness. So we also have to be "non-sentient" which means being devoid of worldly emotions in order to grasp the meaning of these silent "sermons".

But Liangjie did not understand this concept since he believed that the sermon from non-sentient life was heard by the same non-sentient life. So he asked:

- Venerable Master did you hear it?

Master Yunyan replied:

- If I had heard it, you wouldn't be able to hear me preach. 

Here, "I" is the self. If I clung to the idea that I heard it, then I have not attained realization of the truth and therefore, I won't be able to preach dharma to you. This sentence could also be interpreted differently as: I heard it but there was no attachment to it and therefore, I was able to preach dharma to you.

Liangjie asked again:

- So why didn't I hear it?

At this point, we knew that Liangjie still didn't comprehend the meaning of "non-sentient life preaching dharma".

Zen master Yunyan immediately "changed tactics''. He raised the duster and said nothing. The duster resembled a feather stick that was used to brush dust off the furniture. In the old days, Zen masters often adopted many unexpected gestures, like Master Yunmen (zh. yúnmén wényǎn/ yünmen wenyen 雲門文偃, ja. ummon bun'en), who often held up a stick, while staying speechless. Master Huang Po (zh. huángbò xīyùn/Huang-po 黃蘖希運, ja. ōbaku kiun) would suddenly beat his student, Linji (zh. línjì yìxuán/ lin-chi i-hsüan 臨濟義玄, ja. rinzai gigen), three times with a stick while Linji knelt down and asked his Master a question. In those unexpected moments, if the stunned disciple stopped thinking, the mind fell into a state of complete silence and emptiness. This is called Realization which is an immediate reckoning that one's mind is empty and it has a clear awareness in seeing, hearing and touching. This is "seeing one's true nature" in the first level of awakening that is commonly found in Chinese and Japanese Zen history.

Liangjie asked again:

- Venerable Master, did you hear it?

When Yunyan silently raised the duster, he asked "Do you hear it now?"

Here, Liangjie was still confused and he replied: - "No, I don't hear it."

If he was asked: "Can you see it now?" Liangjie may have answered: - "Yes, I see it". But that would not be appropriate to the topic of "non-sentient life preaching dharma and non-sentient beings hearing dharma". What is interesting here is that there is a sermon without words, nor sound. But those who can stop the thinking mind can actually hear it. Therefore, it's not like listening to sounds from the outside world. It is listening to the understanding that comes from within. This corresponds to "self-awareness", the importance of which was emphasized by our Founding Zen Master in our practice of meditation.

At that point in the exchange, Master Yunyan skillfully made a "suggestion" to Liangjie, so the latter could understand what a non-sentient life's sermon was that parallels his gesture of silently raising the duster. The duster symbolizes non-sentient life and it manifests all the eternal truths in the universe such as impermanence, change, dependent origination, empty nature, illusory existence and suchness.

- I am preaching dharma now, and you can't hear it, let alone hearing dharma from non-sentient life.

In this story, it seemed that the Patriarchs talked about the three levels of study:

- The first level is to listen and hear with our ears as dharma is preached by the Masters (as in Listen - Think  - Practice).

- The next level is to hear the Master's dharma through insightful seeing (dharma that is taught through the Zen Patriarchs' sudden silent gestures).

- The final level is to listen to dharma that is preached by non-sentient life since worldly phenomena always reveal all truth, in silence and without words.

Even though Master Yunyan revealed nearly everything, Lyangjie had yet to recognize them. He was still wondering "What are the sutras taught by non-sentient life?" and "Why don't I know it?". So he made another attempt:

- So what are the sutras taught by non-sentient life?

Now Master Yunyan had to reveal everything clearly, instead of hinting subtly:

- Don't you see that the Abidharma said that water, birds, trees, forests all recite the Buddha's name and the Buddha's dharma?

At this point, Liangjie directly realized what non-sentient life is. But what about the preaching? The preaching did not use spoken words, so was there preaching or no preaching? There was no sound, so it couldn't be heard. Therefore it should be a "seeing". The word "seeing" here is also special as it is emphasized in quotation marks, "seeing". Specifically, it refers to "realization and awakening". The mind's eye has opened and clearly grasped the meaning of the sentence:

"Non-sentient life preaching the dharma, non-sentient beings hearing the dharma".

We should also ponder this story, as a "koan" for ourselves. When we could clearly "hear" "non-sentient life preaching dharma", we could say that we have "seen" Buddha Shakyamuni holding up a flower in front of the congregation, of which we are a member. We are all smiling rather than only Master Maha Kassapa. In turn, we no longer need to hear "sentient beings preaching the dharma". Why? Because the sound of the Dharma is now loud and reverberating everywhere.

 

Master Hall 5- 1- 2021

TN   

 

 

 Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - Bài 86


VÔ TÌNH THUYẾT PHÁP
86 VÔ TÌNH THUYẾT PHÁP v1

Chúng ta cùng đọc câu truyện đối đáp giữa ngài Động Sơn và ngài Vân Nham.

Ngài Động Sơn Lương Giới là vị Tổ của tông Tào Động, một tông lớn trong nhà thiền mà đến bây giờ cũng vẫn còn. Khi ngài còn chưa tỏ ngộ, đang tham thiềnmột lần Ngài đến tham thiền với Thiền sư Vân Nham Đàm Thạnh. Ngài hỏi Vân Nham:

Vô tình thuyết pháp thì người nào được nghe?

Ngài Vân Nham bảo:

Vô tình thuyết pháp thì vô tình được nghe.

Lương Giới hỏi lại:

Hòa thượng có nghe chăng?

Ngài Vân Nham nói:

- Ta nếu nghe thì ngươi đâu được nghe ta thuyết pháp.

Ngài hỏi thêm:

- Như vậy vì sao con chẳng nghe?

Ngài Vân Nham liền dựng cây phất tử lên, Ngài bảo:

-       Ông lại nghe chăng?

Ngài thưa:

- Chẳng nghe.

Vân Nham bảo:

- Ta thuyết pháp mà ông còn chẳng nghe huống nữa là vô tình thuyết pháp.

Lương Giới thưa thêm:

- Như vậy vô tình thuyết pháp gồm những kinh điển gì?

Ngài Vân Nham bảo:

- Ông đâu không thấy trong kinh di-đà nói: nước, chim, cây, rừng thảy đều niệm Phật niệm pháp?

Ngay câu đó ngài Lương Giới liền đại ngộ và làm bài kệ:

Cũng rất kỳ! cũng rất kỳ!

Vô tình thuyết pháp chẳng nghĩ nghì.

Nếu lấy tai nghe trọn khó hội,

Phải đem mắt thấy mới liễu tri.

Chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa những lời đối đáp này.

Trước hết mình đã hiểu rõ “vô tình” là ý muốn nói đến những vật không có tình cảm, như sông núi, đất đá, cỏ cây v…v... trong khi con người và loài sinh vật được xem như là có tình cảm, là hữu tình. Vậy vấn đề là tại sao loài vô tình, tức là vô tri giác, không có não bộ, không có miệng, làm sao thuyết pháp? Mà nếu có thuyết pháp thì ai nghe, sao mình lại không nghe?

Đó là thắc mắc của ngài Lương Giới, nên đi tham vấn ngài Vân Nham để hỏi vấn đề này. Câu hỏi thật khéo, không nói ngay ra là mình không nghe, không tin loài vô tình mà có thể thuyết pháp. Ngài lại hỏi:

 - Ai được nghe vô tình thuyết pháp?

Ngài Vân Nham trả lời ngay:

-       Vô tình thuyết pháp, vô tình nghe.

Câu trả lời chắc nịch, như sấm sét. Nếu là căn cơ nhạy bén, ngay đây ngộ rồi.

Mình nên hiểu hai từ “vô tình” ý nghĩa khác nhau. Chữ “vô tình” thứ hai muốn nói là người với tâm trong sáng, không có tình cảm, xúc cảm của người đời, thì mới nghe được. Vì loài vô tình không thuyết pháp bằng lời nói có âm thanh. Nó chỉ âm thầm, lặng lẽ biểu hiện những chân lý khách quan như: vô thườngduyên sinhbiến dịch, trống không, huyễn có, như như bất động. Vậy mình cũng phải “vô tình” mới nhận ra được những “lời thuyết pháp “ thầm lặng này.

Nhưng ngài Lương Giới chưa hiểu điều đó. Ngài lại tưởng rằng loài vô tình thuyết pháp thì cũng chính loài vô tình đó nghe mà thôi. Nên ngài mới thắc mắc:

-       Vậy Hòa thượng có nghe chăng?

Ngài Vân Nham trả lời:

-       Ta nếu nghe thì ngươi đâu được nghe ta thuyết pháp.

“Ta” ở đây là cái ngã. Nếu chấp là có nghe thì ta chưa sáng đạo, vậy ta không thể thuyết pháp cho ông. Câu này cũng có thể hiểu có nghe nhưng không chấp vào đó, nên ta mới thuyết pháp cho ông.

Ngài Lương Giới lại hỏi:

-       Như vậy vì sao con chẳng nghe?

Tới đây, mình biết ngài Lương Giới vẫn chưa hiểu “vô tình thuyết pháp” là gì?

Thiền sư Vân Nham liền “đổi chiến thuật”, giơ cây phất tử lên, không nói gì. Cây phất tử giống cây chổi lông dùng phủi bụi trên bàn ghế. Ngày xưa, các vị Tổ sư Thiền thường có nhiều cử chỉ bất ngờ, như ngài Vân Môn thường giơ cây gậy lên, không nói. Ngài Hoàng Bá thì trong lúc ngài Lâm Tế quỳ thưa hỏi, bất ngờ đập cho 3 gậy. Trong những giây phút bất ngờ đó, nếu người đệ tử sững sờ, bặt suy nghĩ, tâm rơi vào trạng thái hoàn toàn tĩnh lặng trống rỗng. Gọi là Ngộ, nhận ra tức khắc cái Tâm đang trống rỗng, có cái Biết rõ ràng qua thấy, nghe hay xúc chạm. Tức là “thấy tánh” trong mức độ đầu tiên phổ thông trong Thiền sử Trung Hoa, Nhật bản.

Ngài Vân Nham lại hỏi:- Ông có nghe chăng?

Khi giơ cây phất tử lên, không nói. Mà ngài Vân Nham lại hỏi “- Ông có nghe chăng?”

Ở đây, ngài Lương Giới vẫn còn mù mờ nên đáp: -“Chẳng nghe.”

Nếu được hỏi: “Có thấy chăng?” Ngài Lương Giới có thể sẽ trả lời: -“Có thấy”.

Nhưng như vậy sẽ không thích hợp với chủ đề “vô tình thuyết pháp, vô tình nghe”. Cái thú vị là có thuyết pháp mà không có lời nào, không có âm thanh. Nhưng người nghe được, khi tâm dừng bặt suy tư. Vậy đâu phải nghe âm thanh từ cảnh bên ngoài. Mà là nghe sự hiểu biết từ trong nội tâm. Chỗ này tương ưng với sự “tự nhận biết”/ self -awareness, mà Thầy Thiền chủ thường nhấn mạnh vai trò quan trọng của nó khi dụng công.

Ngài Vân Nham bấy giờ “gợi ý” khéo, để cho ngài Lương Giới nhận ra “vô tình thuyết pháp” là sao, tức tương tự như cử chỉ giơ cây phất trần lên mà không có lời. Cây phất trần là loài vô tình, chính nó cũng biểu hiện tất cả những chân lý thường hằng trong vũ trụvô thườngbiến dịchduyên sinhbản thể trống không, huyễn có, như như.  

-       Ta thuyết pháp mà ông còn chẳng nghe huống nữa là vô tình thuyết pháp.

Qua đây, dường như chư Tổ tạm nói có 3 mức độ tu học:

-       Đầu tiên là nghe Thầy thuyết pháp, nghe bằng tai (như trong Văn-Tư-Tu).

-       Kế đến là nghe pháp của Thầy qua thấy (những cử chỉ bất chợt trong thầm lặng của chư Tổ Thiền tông).

-       Sau nữa là nghe pháp từ Vô tình thuyết (hiện tượng thế gian lúc nào cũng hiển lộ tất cả chân lý, trong thầm lặng, không lời).

Tuy nói ra gần hết ý rồi mà ngài Lương Giới vẫn chưa thấy. Còn thắc mắc “vô tình thuyết những kinh nào?”, sao mình không biết, nên ráng hỏi nữa:

- Như vậy vô tình thuyết pháp gồm những kinh điển gì?

Bây giờ ngài Vân Nham phải nói rõ ràng, không “úp mở” nữa:

-       Ông đâu không thấy trong kinh di-đà nói: nước, chim, cây, rừng thảy đều niệm Phật niệm pháp?

Tới đây, ngài Lương Giới mới trực nhận ra vô tình là ai? Mà thuyết pháp. Thuyết mà không nói, vậy có thuyết hay không có thuyết? Không có âm thanh phát ra, nên nói nghe thì không được. Phải là “thấy”. Chữ thấy ở đây cũng đặc biệt, là viết nghiêng “thấy”. Là “ngộ”. Con mắt tâm đã mở ra, nhận hiểu rõ ràng ý nghĩa của câu:

“Vô tình thuyết pháp, vô tình nghe”.

Chúng ta cũng nên suy gẫm truyện này, xem như một câu “công án” cho mình. Khi nào mình “nghe” được rõ ràng “vô tình thuyết pháp”, xem như khi đó mình đã “thấy” Đức Phật Thích Ca đang cầm cành hoa giơ lên trước hội chúng, trong đó có mình. Tất cả đang mĩm cười, không phải chỉ có một mình ngài Đại Ca Diếp. Và bấy giờ chắc mình không cần nghe “hữu tình thuyết pháp “ nữa. Vì sao? Vì đâu đâu cũng vang rền pháp âm rồi.

Tổ Đình 5- 1- 2021

TN


 

 


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
69,256