HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

DD0422: Trọng Tuyên: TÔI HỌC THIỀN - SỰ HẤP DẪN CỦA THIỀN

19 Tháng Chín 20229:13 CH(Xem: 1266)

Tôi Học Thiền : SỰ HẤP DẪN CỦA THIỀN


Vào năm 1962, khi tôi mới vào học Trung học, ba tôi đi học Thiền. Ông không bao giờ dắt tôi theo. Ông không muốn tôi đi theo vì với ông Thiền là chuyện của người lớn. Tôi muốn đi theo nhưng lại sợ ông Thiền sư phái Zen Nhật Bản đánh đòn. Ba tôi dọa nếu ngồi không đàng hoàng hay ngủ gục thì ông Thiền Sư mặc áo tràng đen nhè nhẹ tới sau lưng, thình lình dùng cây thiết bảng dài đập ba bảng mạnh vào vai.

Dù sợ tôi vẫn tò mò muốn thử. Lần đầu tôi thử ngồi Thiền là 55 năm trước. Theo tập san Ánh Đạo của Hội Thông Thiên Học (Theosophical Society, nơi ông học lớp Thiền của ba tôi mua dài hạn.  Đây là một tập san khô khan nói về nhiều đạo : Phật, Lão, Yoga Ấn giáo, Thiên Chúa... và các phương pháp thực hành để tiến trên con đường tu tập. Tại sao tôi lại đọc được loại báo này trong khi trẻ con cỡ tuổi tôi hồi đó chỉ biết đọc truyện bằng tranh?

Đó là vì tôi khao khát có sức khoẻ tốt để mẹ khỏi khổ vì lo lắng. Ngay từ hồi nhỏ, tôi hay bệnh vì yếu ớt thể chất. Mẹ tôi nghĩ là do bà có bệnh lúc cho tôi bú. Ý nghĩ này biến thành nỗi khổ khi bà biết bà bị lao và lây tôi. Cũng may, sau một thời gian điều trị mẹ và tôi hết bệnh. Nhưng bà vẫn mang cái dằn vặt đó và nơm nớp lo sợ tôi sẽ lại bị bệnh. Thật vậy ngay sau đó  tôi mắc bệnh viêm gan da vàng, liệt giường hai tuần, phải nghỉ học một tháng. Khi tôi khỏi, dù nhà không khá, mẹ cũng phải thuê một chị ở hàng ngày đưa tôi ra vườn ông Thượng cách nhà  tôi một tiếng đi bộ để tôi được khoẻ  cũng vì muốn có sức khoẻ tốt mà tôi mê tập võ và xem truyện kiếm hiệp như Thiếu Lâm Trường Hận, Cam Tử Long ...trước 1961, và vào những năm 60, các truyện chưởng của Kim Dung : Anh Hùng Xạ Điêu, Võ Lâm Ngủ Bá, Lục Mạch Thần Kiếm...Trong các truyện này, nhân vật chính (Chí Thiện sư, Cam Tử Long, Quách Tỉnh, Vương Trùng Dương) đều là những người có sức khoẻ hơn người và cứu- giúp /- độ được rất nhiều người, nhờ có võ công thâm hậu tức là phải luyện tĩnh tọa theo đạo Lão (như Trương Vô Kỵ và  Vương Trùng Dương) hay luyện Thiền như các nhà sư Thiếu Lâm. Thiền Phật giáo của các nhà sư quá khó với tôi, trong khi tĩnh tọa luyện công theo đạo Lão cũng giống ngồi Thiền nhưng tôi cho là dễ hơn. Bởi vì thuật ngữ luyện công đã quen thuộc với tôi qua truyện chưởng, với những huyệt Đan Điền, Mệnh Môn, những  Nhâm - Đốc Mạch. Cho nên tôi bắt chước ba tập ngồi thiền kiết già lưng thẳng, nhưng lại phình bụng thở vô Đan Điền rồi tưởng tượng dẫn khí đi theo vòng Tiểu Chu Thiên như trong Thiền đạo Lão. Lúc đó xương còn dẻo nên ngồi kiết già rất dễ, và các cách thở, nén cũng làm được, nhưng trong vài tháng võ công đâu không thấy tới... chỉ thấy bụng như bự ra và... tê chân. 

Rồi tôi xoay qua học yoga (để được như các nhà sư Thiên Trúc trong truyện) và Thiếu Lâm quyền, cũng qua tờ Ánh Đạo. Và cũng bỏ cuộc sau vài tháng tập thử vì không thấy kết quả như mong muốn... sau vài tuần Rồi tôi ngưng tìm hiểu về Thiền vì bận nhiều chuyện: thể thao, học hành thi cử và sau đó được đi du học nước ngoài. Vả lại lúc đó ba tôi cũng đã ngừng Thiền để đi chùa nghe Kinh lạy Phật cùng mẹ tôi.

1.    Tuổi thanh niên : thiền bớt hấp dẫn

Trong thập niên 70 – 80, dù bận bịu làm việc mưu sinh cho gia đình nhưng tôi cũng luôn dành một phần thời giờ cho thể thao để có sức... chạy đua với viêc làm. Cái khát khao sức khoẻ cũng còn trong tôi nhưng giảm so với trước vì đang ở tuổi dồi dào sinh lực. Thay vào đó là cái ý tranh đấu với đồng nghiệp để ngoi lên trong thang bậc xã hội.  Nên tôi chơi bóng chuyền, tập Karate... Những được thua trong các sinh hoạt đời gây vui buồn mà cũng tạo nên các thói tham danh, sân giận, si mê.

Sang thập niên 90, đến cùng với tuổi là bệnh tật cũng như nhiều cái khổ do thăng trầm cuộc đời ngoài ý muốn. Như các người làm việc bằng trí óc khác, các bệnh tôi có đa số đều là bệnh loại tâm thể (psycho-somatic disorders): mệt mỏi, mất ngủ do căng thẳng, viêm đường tiêu hóa... Tôi biết là cách trị bệnh tâm thể của Tây phương không trị được tận gốc. Theo chính các bác sĩ bên này, muốn trị tận gốc phải "trị" bằng cách của Đông phương dựa trên sự thư giãn, như Thái Cực Quyền hay Thiền.

Sẵn dịp có vợ anh bạn người Hoa dạy thể dục ở Thượng Hải sang, chúng tôi được học Thái Cực Quyền 24 thức với chị. Dù tên các thế giống như tên các thế võ Tàu như "Bạch hạc lượng xí ", "Thủ huy tỳ bà",  "Lãm tước vĩ "...,  đây không phải là môn võ Trương Tam Phong sáng tạo như Kim Dung mô tả, mà là một môn thể dục dưỡng sinh do nhà nước Trung Hoa tổng hợp thành phương pháp tăng cường sức khỏe thân và tâm. Nhờ 24 thế múa nhẹ nhàng trong thư giãn, chúng tôi cảm được một chút lợi ích của chúng: tâm thanh thản hơn, thân nghe như dẻo dai hơn. Nhưng khi người thầy dạy về nước thì tất cả đều ngưng có lẽ vì thiếu quyết tâmkiên nhẫn ?


2.   
Thiền hấp dẫn lại vào tuổi xế chiều

Nhu cầu về tâm linh gắn liền với loài người từ thời xa xưa, nhưng có lẽ vì cuộc sống che lấp, đến khi gặp khổ đau, có vấn đề khó giải quyết  trong cuộc sống người ta mới hướng về tâm linh. Khi gặp vấn đề trong đời sống, ký ức thời trẻViệt Nam đưa tôi quay về với Phật Giáo. Lúc đó phong trào theo phương pháp Thiền chánh niệm của Phật giáo nổi lên, song song với thiền Tây Tạng. Thiền sư Matthieu Ricard, một nhà nghiên cứu về sinh học Pháp đã bỏ nghề bỏ sự nghiệpdanh vọng qua Nepal, tu trên núi, rồi hạ san đem thiền Tây Tạng vào các nước phương Tây, cũng như đưa khoa học tân tiến vào việc nghiên cứu ảnh hưởng của thiền Tây Tạng lên não bộ.

Trong nhiều năm, tôi tìm nghe giảng pháp và cách Thiền của một số Thiền Sư Phật giáo danh tiếng ở trời Tây, và muốn học để tiến bộ, nhưng tiếc là không có duyên để gặp sớm một người Thầy dạy kỹ thuật thiền hợp với mình. Thời may tôi liên tiếp được học nhiều khóa về Phật pháp và thiền đạo tràng của dòng thiền Tánh Không ở vùng Stuttgart và Paris tổ chức vào những năm 2010 – 2011. Đây chính là cái duyên lớn của tôi, vì đâu phải mình tìm là được đâu! Mà được là được gì? Trước hết là hiểu tổng quát về cái khổ, nguyên nhân sinh ra và cách diệt nó theo Phật chứng quả, hiểu biết đủ các chân lý đó để có lòng tiný chí giữ giới và hành thiền. Thiền chỉphương tiện giúp mình thực hành chánh niệm vững chắc. Tự nó không phải mục đích tuy nó là một cột trụ trong ba cái "Giới- Định- Tuệ"  giúp ta giải thoát mọi phiền não khổ đau. Tôi cho là việc học và hành thiền Phật đã chứng nghiệm dưới cái nhìn khoa học hiện đại song song với Phật pháp trong đạo tràng Tánh Không là cái duyên lớn vì nếu học từng cái một thì không thấy mối quan hệ kết hợp với nhau nên sẽ quên nhanh chóng đi. Giáo trình soạn kỹ lưởng của Thầy Thiền Chủ cho thấy được mối quan hệ liên kết từ Tiến Trình Tu Chứng Của Đức Phật qua các từng Định để thành Đạo với các kỹ thuật thực hành thích hợp dễ sinh ra hạt giống “thiền" tốt. Phật pháp tuy khó lãnh hội trong một thời gian ngắn, nhưng môi trường yên tỉnh hài hoà của các đạo tràng Tánh Không là chất xúc tác cho hạt giống thiền nẩy mầm lớn mạnh trong khóa tu, đưa đến kinh nghiệm khích lệ, hổ trợ cho sự hành thiền với quan niệm mới.   

         Phân tách kinh nghiệm hành thiền Tánh Không - Trải nghiệm  trong tiến trình thực hành                    

Kết quả của sự hành thiền tùy thuộc rất nhiều vào cá nhân người thiền, do ảnh hưởng của quá khứ, quan niệm sống, thói quen. Nếu nhiều người có duyên cùng tu học và cùng tập thiền, kết quả có thể rất khác nhau. Nghề để sống của tôi là nghiên cứu và dạy học. Trong 42 năm, việc làm của tôi là thí nghiệm, rồi suy tìm liên hệ giữa các hiện tượng dựa theo kết quả thí nghiệm. Điểm tốt của nghề này là đào tạo con người ngay thẳng (không che dấu, sửa đổi, báo cáo láo kết quả...), và khi suy luận phải làm nghiêm chỉnh rốt ráo. Nhưng nó huân tập thói quen suy nghĩ, phân biệt, so sánh cái đang thấy với kết quả công bố từ lúc thế giới có khoa học, và sau khi tìm ra liên hệ giữa nhân và quả lại phải dự đoán tương lai từ đó. Tóm lại, ngày ngày người nghiên cứu soi móc, tìm hiểu vấn đề trong quá khứ, suy luận ráo riết trong hiện tại, để phóng về tương lai càng xa càng tốt. Chúng đã đem bệnh tâm thể đến tôi, cũng như khổ đau tinh thần, chẳng hạn như khi có nhà nghiên cứu khác chỉ ra mình sai, hay khi họ nhanh tay viết bài trình trước mình trên cùng vấn đề, những sự kiện khiến mình mất danh lẫn cơ hội thăng tiến.

 
          Những tai hại của việc đầu óc luôn suy nghĩ qua ý căn, ý thứctrí năng

Sau khi học khóa căn bản, tôi hiểu là việc dùng thường xuyên ý căn, ý thứctrí năng suy luận rất có hại vì nó vì dẫn đến các bệnh tật có gốc ở tâm (psychosomatic diseases) do sự mất thăng bằng trong hoạt động của não và hệ thần kinh tự quản. Những thói quen suy nghĩ này được công việc huân tập đã ngự trị trên óc não tôi mấy mươi năm nay nên rất khó thay đổi. Ngay khi đi chơi du lịch, đáng lẽ đầu óc tôi phải thảnh thơi nhưng nó lúc nào cũng hoạt động, cũng lo lắng, tìm hiểu sắp đăt, thậm chí chuẩn bị cho chuyến du lịch sau. Học khóa căn bản tôi mới biết đó là sự đối thoại thầm trong đầu khiến trí óc tôi căng thẳng, mệt mỏi, mặt mày cau có, hay giận dữ buồn phiền.

Việc dừng tâm lại để hành thiền là chuyện rất khó khăn với tôi. Chẳng hạn trước kia, khi học cách thở thường được dạy trong các lớp Thiền, như đếm hơi thở hay chú ý theo dõi hơi thở vào - ra: "Thở vào, tôi biết tôi thở vào; thở ra, tôi biết tôi thở ra". Đây là bước đầu của Phật dạy trong Ānāpānasati sutta (kinh Quán Niệm Hơi Thở) theo kinh nghiệm thiền định của Ngài trên con đường đưa Ngài đến Đại Giác Ngộ.

Sự hoàn toàn chú tâm vào hơi thở thường được coi là phương pháp dễ và nhanh nhất để hợp nhất thân và tâm. Nhưng tôi không tập được sự định tâm, tức là đưa tâm trở về với thân để nó không chạy lăng xăng. Khi tôi chú tâm vào hơi thở được vài phút thì sự chú tâm phai nhạt dần, là thói quen suy tư đưa tôi lạc vào rừng ý nghĩ. Đi lạc thường rất dễ, vì thở là một phản xạ tự động không cần nhớ và chú ý.

Tôi mất niềm tinphương pháp này: nếu định tâm dễ như vậy thì ai cũng đạt được mức thiền định của các nhà sư từng dụng công sáng chiều hàng chục năm! Và không tin rằng chỉ tập trung vào hơi thở là có chánh niệm, thật sự việc đó chỉ giúp tâm không tán loạn thôi.

Khi đã học vài khóa thiền và giáo lý với dòng Thiền Tánh Không, tôi nhận ra mình đã hiểu sai, thực hành sai và không đủ kiên trì. Và nhận thức của tôi cũng sai luôn. Trước hết, đức Phật đã đạt Đại Giác Ngộ nhờ thiền định, mà trước nhất là dùng Niệm hơi thở, nên nó là sự thật được chứng minh. Tôi cũng hiểu sai về từ "Chánh niệm". Chánh niệm không chỉ là đơn niệm, như chỉ biết mình đang thở, hay đang lái xe, đang rửa chén...., mà là niệm “không", không "ta", trống rỗng, là biết rõ mà tĩnh lặng, tức ở trong Tánh Giác, mà Lục Tổ Huệ Năng gọi nó là Vô Niệm.


          Tập Thiền Tánh Không : biết không lời trong não

Định khi Thiền là biết rõ ràng trong ngoài, mà không một lời nói thầm trong đầu. Cách giải thích nôm na dễ hiểu này giúp tôi thấy ngay thất bại trước đây của tôi là vì tưởng mình ngồi thiền mà thật ra chỉ là ngồi thừ ra thôi vì các ý tưởng nói thầm liên tục trong đầu. Ngồi mà không nhìn được trong tâm của mình, tức là không thấy được cảm xúc đang có và bị cảm xúc lôi cuốn đi. Trong óc suy luận của tôi, cảm xúc trong tâm mình chỉ biết được qua biểu hiện khóc cười giận ghét và hậu quả của nó, vì tâm khôngvị trí xác định trong cơ thể nên không nhìn được như nhìn một bắp thịt co thắt, một vùng da rát, ngứa! Không nhìn được đối tượng tâm của mình, tôi mất rất nhiều thời gian để "an" tâm.

Khoa học não bộ mới tìm ra gần đây vị trí của một vùng rất quan trọng. Đó là hậu hồi đai, một khối vuông có tên precuneus nằm phía sau và trên hồi đai ở thùy chẩm, mà Thầy Thiền chủ gọi  "vùng trước nêm (cuneus)".  Các tiến sĩ Erb và Sitaram đã  xác định vào năm 2010 bằng máy fMRI các vùng não hoàn toàn yên tịnh, khi nghiên cứu não của Thầy Thiền chủ lúc nhập tầng Định cao nhất , vùng ba tánh thấy, biết và xúc chạm của tâm- bậc- thánh và  vùng Precuneus (tánh nhận thức biết) nơi thể hiện ngộ đạo Phật, tức TÂM PHẬT. Vùng của cảm xúc tâm đời vọng động bao gồm phía trước hồi đai, đồi thị và dưới đồi, đã được khám phá trước đó. Hoạt động của não thường liên hệ phức tạp đến nhiều vùng qua các tín hiệu trong mạng tế bào não, với các nối kết có thể thay đổi nhờ tính mềm dẽo của não (ví dụ như khi có vùng não bị hư hại vì bệnh hay tai nạn) khiến não tự tạo ra cách thích ứng.

 

         DD0422 Trọng Tuyên TÔI HỌC THIỀN - SỰ HẤP DẪN CỦA THIỀN 2


H1 : Hình não bộ với các vùng và vai trò của chúng.

Các tín hiệu có lời do đồi thị tiếp nhận được giải mả sau đó qua phần ý tưởng ở tiền trán biến thành lời nói thầm hay phát ra tiếng, hay biến thành  cảm xúc ở dưới đồi rồi biểu hiện lên người. Các tín hiệu có lời  lên hậu hồi đai biến thành nhận thức không lời trong vùng precuneus.

Kỹ thuật thiền định của dòng Tánh Không dựa trên một số chiêu thức từ đó thiền sinh có thể rút ra cách hiệu quả cho mình khi hành thiền. Thực hành bước căn bản, lập đi lập lại trong đầu hai chữ "không nói", tôi ngưng ngay nói thầm trong óc trong thời gian giữa hai lần lập lại. Nhưng muốn ngưng nói lâu thật không dễ: buông "không nói" ra một lúc thì ý tưởng lại trở về ! Tôi thử một thời gian  các cách "không nói"  khác nhau mà Thiền TK đã dạy, như nghe chuông, nhìn chữ "không nói"...,  để xem cách nào giúp mình ngưng nói được lâu mà không cần tác (gợi) ý "không nói" thường vẫn trống vắng ý tưởng, để chỉ cần hơi nhá ý lên là có trạng thái yên lặng ngay. Nhưng cách nào có hiệu quả nhất tùy thuộc vào mỗi cá nhân, vì não mỗi người bị cuộc sống huân tập khác nhau nên có phản xạ khác nhau. Riêng tôi, không phải một cách mà một chuỗi nhiều cách, mỗi cách được gợi lên vào lúc thích ứng.

Mấu chốt có lẽ là phải làm sao để ký ức luôn "sẵn sàng", khi gợi là lên ngay, và trạng thái tâm không lời ấy kéo dài. Nhưng khi tập trung quá lại không hiệu quả.  Có một lúc, để loại vọng tưởng tôi chú ý thường trực vào tâm để khi thấy ý tưởng trồi lên là lập tức gợi lên trạng thái "không nói". Lúc đó thì thấy hiệu quả, nhưng nghe nặng đầu phía trán và còn đau râm ran suốt cả giờ đồng hồ sau. Tôi có cảm giác phần trán như co lại, giống như khi tập trung suy nghĩ cho công việc; người ta nói bóp trán suy nghĩ nhưng đúng ra là ngược lại, vì bóp trán mà đầu thảnh thơi thì đâu bị co lại! Đây là kinh nghiệm trực tiếp của tôi khi hành thiền sai kỹ thuật; rút kinh nghiệm này, tôi lấy cảm giác đau ran trán làm tín hiệu để biết mình sai khi đang thiền.

Theo bài giảng về não bộ của Thầy, vận dụng trí óc là kích thích vùng tiền trán của vỏ não, ảnh hưởng lên trạm tiếp vận viền não ngay bên dưới, tạo hồi đáp sinh học với vùng dưới đồi bên trong, kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm tiết ra mà các chất sinh hóa học gây mất cân bằng trong thân và tâm, dẫn đến bệnh tâm thể, tạng phủ... Để tránh kích thích não ở vùng trán khi ngồi thiền, tôi chỉ  quay vào trong, nghe thân thể: hễ chỗ nào đau, căng thẳng thì thư giãn, và nhìn vào cảm xúc, suy nghĩ: nghe và nhìn một cách bình thản, như khi ngồi chơi. Khi thấy mình đang có cảm xúc hay suy nghĩ thì nhẹ nhàng gợi lên trạng thái không nói thầm. Cách này giúp tôi giữ tâm yên tĩnh được lâu hơn nhờ gợi lên trạng thái "không nói" đúng lúc mà không cần tập trung trí vào việc rình vọng tưởng. Tuy nhiên tôi vẫn còn định cà giựt, có lẽ vì thân lẫn tâm vẫn chưa yên, khi thì thân đau nhức, khi thì tâm dính mắc làm mất cái biết không lời từng hồi. Dù vậy, tôi cũng đã học được cách nhìn tâm của mình: trong khoảnh khắc "không nói" thầm trong não (độc thoại hay tự đối thoại) tôi quan sát được vọng tâm, xúc cảm, vì chúng là bụi bậm che không cho mình tự thấy mình. Cũng như khi mình cuối mặt nhìn xuống mặt ao mà không thấy được bóng mình vì mặt ao dao động hay có đầy bụi dơ.

          Làm sao ở lâu trong cái biết không lời

Ai cũng mong cho thân an và tâm lạc nhưng  thường rất khó giữ trạng thái này lâu. Muốn vậy phải nhận biếtcảm giác mà không dính mắc: biết rõ thân đau chỗ nào, biết trong tâm có  dao động, biến chuyển, niệm, tưởng phát sinh hay diệt đi. Với thời gian và tập thường xuyên, người tập có kinh nghiệm thuần thục, có ký ức rõ hơn. Và kinh nghiệm và ký ức của tỉnh thức chỉ có khi thực hành đúng, tức là đã hiểu đúng và có kỹ thuật đúng. Về kỹ thuật, tôi nhìn thân dễ dàng nhờ có tập khí công, nhưng phải một thời gian lâu nhìn tâm mình nhờ  thực tập các chiêu thức của thiền TK .  


3.  Thân tâm đồng hành

Biết mà không dính mắc là điểm cực kỳ quan trọng, bởi vì sau khi biết trực tiếp qua năm giác quan của thân (tai, mắt, mũi, lưỡi và thân) người ta thường hay thêm cái nhìn chủ quan làm mất sự "không nói" trong đầu, nên người thiền không vào Định được. Đó là chưa kể đến hôn trầm, mệt mỏi hay thiếu ngủ trước khi ngồi thiền. Trong trạng thái nửa thức nửa ngủ này, đầu tôi gục, lưng khòm. Phải ngửng đầu, lưng và cổ vươn thẳng như có sợi dây kéo lên từ trên đỉnh, mắt hé mở, và gợi lại chủ đề "không nói" nhiều lần để tỉnh thức lại.

 

          Thật rõ ràng :
Khi thiền, thân tâm ảnh hưởng nhau rất nhiều. Ngược lại, khi bị tê hay đau mỏi chỗ nào trong thân thể thì tâm dễ nói thầm (tôi đau quá, phải...). Vì vậy tôi bắt đầu thời thiền bằng cách làm sao cho tư thế ngồi thư giãn thoải mái, nhất là thả lỏng bắp thịt mặt và vai ra, giãn duỗi da trán, thì đầu óc khi đó yên tịnh theo. Trong suốt thời thiền, thỉnh thoảng tôi nhìn quét toàn thân mình và sửa đổi chút ít mới giữ được trạng thái yên tĩnh của thân và tâm

Làm chủ tâm rất khó khi thân thểvấn đề. Tôi có cột sống bị vẹo, về già bị thêm dây thần kinh tọa bị kẹp; chỉ cần ngồi lệch một chút ở một chỗ nào đó là mông và chân bên phải đau tới mức không chịu nổi. Có khi không ngồi thiền mà bị cái đau đó đánh thức giữa đêm khuya khiến tôi phải đổi sang thế nằm nghiêng co gối. Cắc cớ là càng đau khi càng thư giãn bắp thịt, như thể bắp thịt phồng ra kẹp thêm dây thần kinh. Khi thiền, ngồi bị đau, tôi phải đổi cách ngồi.

Ngồi thiền cần giữ thân bất động cho tâm tĩnh lặng, mới dễ vô định. Nhưng khi đau mà không sửa thân thì cái đau làm thân không yên, tâm dao động theo, vì thế nên sửa tư thế thân để có thể trở lại sự không động. Cũng như vài người khi thiền, tôi hay nghe cổ ngứa, muốn ho mà ráng ngăn vì sợ náo động phòng thiền. Mà càng ngăn thì cái ho sau đó bật ra thành tràng dài. Lúc đó tôi thấy nếu cứ để ho ra liền, đừng chú ý, thì sẽ ho ít hơn. Tôi nghĩ tốt hơn nên để thân và tâm tự nhiên đồng hành, nương nhau mà hướng thượng. Cái gì càng đè nén càng dễ bùng to; vọng tưởng cũng vậy, nếu tôi giơ "gươm -không nói- chém cái bụp", thì vọng khác lại mọc lên.

Hoạt hóa có thể cũng là một hình thức thân tâm đồng hành khi ngồi thiền. Tôi bị thân trên lắc lư theo hướng trước- sau nhẹ và đều. Tôi để ý khi ngồi thiền một chút, lúc thân thể vừa thư giãn đủ để nghe yên và thoải mái không ý tưởng nào, thân tự động hoạt hóa. Trong suốt lúc hoạt hóa, tâm được lúc với thân chuyển động mà không cần tác ý không nói  thêm. Hoạt hóa tự điều chỉnh nhịp độ và biên độ, cuối cùng nhẹ rồi ngưng, khi đó thân và tâm cùng yên tỉnh.  Thiền Tánh Không lý giải hiện tượng như sau: hệ thần kinh tự quản có khả năng sinh ra những tác dụng sinh học làm hài hòa thân tâm và điều hòa tốt cơ thể, đó là sự hoạt hóa. Việc tập khí công cũng ích lợi cho việc ngồi thiền, qua việc  cải thiện sự dẽo dai của chân và khả năng tỉnh thức nhờ năng lượng cơ thể tốt hơn.

DD0422 Trọng Tuyên TÔI HỌC THIỀN - SỰ HẤP DẪN CỦA THIỀN 1
H2 : Sơ đồ lộ trình tôi áp dụng để tiến tới định khi Thiền


          Tín hiệu hay ảo giác cảm nhận khi Định

Sau khi tập chiêu "không nói" đến một mức tương đối, tôi cảm thấy cần chuyển qua chiêu thở-hai-thì mới làm cái biết không lời thành vững chắc nhanh. Có lẽ thói quen làm việc trí năng quá lậm, khiến tôi ghi mã số "Không Nói" (thầm trong não) vào ký ức dài hạn khó khăn, trong khi với cách thở -hai- thì tôi cất giữ "Nhận Thức Không Lời" nhanh hơn. Trong chiêu thở-hai-thì, việc thở ra dài hơn thở vô làm không khí phải ra hết khỏi phổi, gây nhận biết rất rõ sự xúc chạm ở bắp thịt bụng tôi, trong khi đó vẫn không nói thầm. Tôi giữ được tánh xúc chạm này vào Ký Ức Thầm Lặng là nhờ Thầy Thiền Chủ cho tập nhiều chiêu thở -hai- thì trong khoá chuyên tu Thiền ở Stuttgart tháng năm 2010.  Khi gợi lên ký ức này, tánh xúc chạm đưa tôi ngay vào trạng thái Định : cái biết không lời trở nên rất rõ ràng mỗi khi có tín hiệu đến từ ngoài hay trong não : tín hiệu âm thanh nghe rất rõ như rót vào tai, mùi mạnh vào thẳng trong mũi, thân cảm nhận xúc chạm vi tế trên da trên các mô của đường hô hấp hay cái đau, ngứa của thân, ngay cả mắt nhắm mà vẫn biết ánh sáng qua mi mắt... Đặc biệt là cái đau, ngứa ... nghe đó mà không làm mình khó chịu như trước. Sau vài phút trong trạng thái biết không lời rõ ràng, không cần chú tâm hay cố gắng, hơi thở tôi trở nên đều đặn,  rồi càng ngày càng nhẹ nhàng, nhịp đập tim cũng giảm.  Đến một lúc, hơi thở nhẹ đến nỗi gần như không có không khí thở vào nữa, tôi bị ngộp hơi. Sau vài lần sợ quá hít mạnh vô ... rồi mất trạng thái định! Sau, tôi bình thản để nó tự nhiên, không quan tâm mà chỉ nghe biết. Rồi cơ thể cũng tự động giải quyết : tôi nghe hoành cách mô co thắt mạnh một vài cái làm co giựt thân người, bụng thót lại rồi nhẹ nhàng giãn ra cho không khí hút vào, trạng thái định  lâng lâng vẫn còn đó.

Nếu không vướng vào một chướng ngại tâm trong thiền định (mong muốn, giận, mê mờ, dao động, thiếu niềm tin vững chắc) mà chỉ thuần nhận biết rõ ràng hơi thở mà không dính mắc, thì trạng thái định vững chắc ngay trước mặt. Chướng ngại tôi hay vướng là một chút mong cầu có được định vững chắc nên...không có được. Khi không có chướng ngại, chỉ cần buông bỏ hết, không cố gắng, không tác ý  hay theo dõi gì hết, bình thản, tỉnh thức liên tục độ chừng 15 phút, ("ngồi thiền như ngồi chơi") thì đạt sự vững chắc. Khi đó chân có tê đau hay lưng vẫn mỏi mà không làm rối loạn sự tỉnh lặng, và mình cảm nhận được sự an lạc trong thân và tâm. Trạng thái an lạc, cũng như sự hết khó chịu trong thân thể, việc nghe thân mình nhẹ bồng bềnh và không có vật chất gì bên trong, tâm rỗng rang là những tín hiệu khó mô tả chính xác của sự định tỉnh lặng. Cái tịch lặng này không mất khi những dao động bên ngoài cũng như từ trong tâm, dù có đến cũng nhẹ nhàng tự diệt mà không cần tác ý "Không Nói". Giống như ai muốn xô, đẩy ngã đi cái bầu ánh sáng trống rỗng quanh mình cũng không được, dù trong đó trống, không có gì ngoài cái biết; vọng tưởng ít, nếu có nó đến nhẹ nhàng dưới dạng hình ảnh rồi cũng biến đi nhẹ nhàng. Có lẽ khi đó vùng cơ cấu mạng lưới của tôi đóng cửa làm tắt vọng niệm, nên tôi yên được vùng Precuneus và có định vững vàng.

 Trong khi định như vậy, tôi có thử tánh vững chắc của nó bằng cách đổi tư thế thân, thế mà cái bầu ánh sáng trống rỗng vẫn còn ở đó, cùng hiện hữu với cái biết (cho đến khi tôi quyết định xả thiền, tức là vẫn làm chủ được việc ở trong định hay đi ra).

Các cảm nhận loại này chỉ có với trải nghiệm định của từng thiền giả, ngôn từ nghe hay đọc không thể đem đến cảm nhận thực đến người chưa trải nghiệm, vì sự diễn tả bằng lời dùng khái niệm mà mỗi người cảm nhận khác nhau qua cái ta. Tuy chúng là ảo giác, nhưng là các ảo giác có thể cảm nhận bởi nhiều thiền giả khác nhau, có thể lập lại, và có hình thức khác nhau ở mỗi người. Chẳng hạn có lúc tôi thấy bầu ánh sáng trống rỗng tôi mở rộng ra chung quanh đến vô tận, và đầu óc nhẹ thênh mở ra, trái ngược với cảm giác đầu nằng nặng co cụm như khi suy nghĩ; tuy nhiên tôi chỉ có an lạc nhẹ nhàng mà, chưa bao giờ có hỉ lạc cực kỳ như một số thiền giả kể lại. Có thể đây là cái may cho tôi, khiến tôi không bị cái ham muốn sự cực hỉ làm mình kẹt lại ở đó. Các ảo giác vững bền của định tỉnh thức này tôi có nghe vài thiền giả TK kể qua trước đó, nhưng tôi không tưởng tượng được nó ra sao, thậm chí từng nghĩ là nó không có thật, vì mình vất vả tập thiền mới với tới cái định vừa phải! Kinh nghiệm định tỉnh thức vững, dù chỉ có một lần, vẫn là kim cương đối với tôi (nhưng chắc chắn tôi chưa đạt kim cang định), vì có nó, tôi tin chắc vào sự đúng đắn của pháp thiền mình đã và đang học với dòng Thiền TK.

***

Kính bạch Thầy, kính bạch Ni Sư, con xin trình Thầy và Ni Sư các kinh nghiệm vất vả của con trên con đường tìm đến thiền. Nhờ có duyên gặp gỡ, nhờ công ơn Thầy Cô và các đồng đạo chỉ dạy, gần đây con mới chớm bước được qua ngưỡng cửa thiền. Dù kết quả rất nhỏ, chưa thể so sánh với nhiều đồng đạo cùng học, nhưng nó khuyến khích con tiếp tục tiến trên con đường đạo và thiền định, để có nhận thức ngày càng đúng với Như lai pháp, tuệ trí ngày càng mở, chánh đạo ngày càng rõ. Con tin chắc là cái định thực hành trong-khi và ngoài-lúc ngồi thiền sẽ làm cái nhìn con ngày càng ít bị bóp méo bởi lậu hoặcthói quen thẩm định bằng suy luận.

Trong lãnh vực thiền định, con cũng còn phải học và tu tập nhiều cho trạng thái định vững chắc lâu, cho các chủ đề quan trọng trong đạo Phật như vô thường, vô ngã, duyên sinh, chân như, không, huyễn được kiến giải thẳng trong nhận thức không lời. Con chưa biết thấu đáo chiêu thức thực hành, nên con chỉ đơn giãn gợi chủ đề. Bước đầu, không có được kiến giải nào (trống rỗng vẫn còn trống). Một lần gợi chủ đề vô ngã, khoảng trống rỗng trong tâm con bỗng bung mạnh ra, và có một đốm sáng thu nhỏ lại và biến mất. Con cũng không biết có phải đó là một biểu hiện sự kiến giải hay không? Dù sao đi nữa, con thấy cần phải vun đắp thêm cho tuệ giác được vững chắc qua sự hành thiền để có nhận thức đúng hơn, trước khi có thể giúp cho người khác hiểu con đường đúng.

Trọng Tuyên

Ý kiến bạn đọc
11 Tháng Mười 20221:55 CH
Khách
Tôi cũng có những kinh nghiệm tương tự. Hy vọng trao đổi kinh nghiệm với đạo hữu
Đồng Huân-Montreal
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Chín 202311:22 SA(Xem: 739)
Làm sao biết đuợc ta tu đúng. Để tiếp tục những bước ung dung. Để quyết tâm, đi cho đến cùng. Trên con đường tâm linh đã chọn?
04 Tháng Chín 20239:53 SA(Xem: 672)
Hơi thở là mạng sống, là Pháp môn, là nền tảng trí tuệ, là niềm yêu thích khi nhớ về.
03 Tháng Chín 202312:35 CH(Xem: 634)
Kỳ diệu thay, đèn đêm không thắp. Mà rực rỡ như ánh trăng rằm. Khắp Cỗ Thành, yên tịnh, lặng câm. Sự tĩnh lặng, làm sao tả được!
30 Tháng Tám 20239:50 SA(Xem: 870)
Còn hơi thở thì còn tu tập; Còn tu tập, thì khả năng phát huy trí tuệ, và cơ hội giải thoát còn. Hãy thở và biết mình đang thở.
26 Tháng Tám 20232:28 CH(Xem: 773)
Tôi ơi! sao không hạ thủ công phu. Để sau sát na, sẽ được huy hoàng. Mà cứ tà tà, để le lói mãi. Rồi sẽ tiếc rẽ cho một đời tu!
26 Tháng Tám 20232:23 CH(Xem: 598)
Chất xúc tác, như là diêm quẹt. Đến duyên rồi, lửa xẹt bừng tâm. Tận đáy, biển, sông, hố, hố, đầm... Cũng thấy rõ, đâu là viên ngọc!
23 Tháng Tám 20239:27 SA(Xem: 983)
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã một lần tự hỏi "Có con đường nào dẫn ta đến bình an, hạnh phúc?", cũng đã từng loay hoay tìm cho mình một con đường tâm linh. Ở tuổi chiều tà bóng xế, khi cơm ăn áo mặc không còn là nỗi lo lớn lao nữa, thì con người ta có khuynh hướng tìm cho mình một con đường "hướng thượng".
21 Tháng Tám 20237:32 CH(Xem: 1013)
Rất nhiều nghiên cứu khoa học bệnh lý đã nói rõ nếu trong thức ăn có nhiều rau, trái cây thì sẽ làm giảm được những bệnh kinh niên kể cả những bệnh tim mạch và ung thư.
21 Tháng Tám 20238:50 SA(Xem: 651)
Hoa Bông Giấy nở đầy trắng đỏ. Nhụy vàng tươi liếc ngó trời xanh. Lung linh giọt sương long lanh. Đêm qua còn đọng trên cành, lá, hoa...
21 Tháng Tám 20238:18 SA(Xem: 582)
Trước khi Phật nhập diệt Vì thương xót chúng sinh Dạy những lời tuệ giác Khuyên bảo thật chân tình.
20 Tháng Tám 20238:40 CH(Xem: 749)
Cửu Tự Linh, vô cùng linh hiển. Gặp chướng duyên, hãy niệm trong đầu. Tức thì! Tức khắc! không lâu!. Bao nhiêu phiền não như hầu tiêu tan...
16 Tháng Tám 20238:46 CH(Xem: 1335)
Tôi thực sự tin rằng VÔ THƯỜNG hiển hiện mọi nơi, trong mỗi góc cạnh của đời sống quanh ta, đâu ai ngờ rằng chỉ ngày hôm trước chúng tôi còn họp mặt vui vẻ thì hôm sau chúng tôi lại phải cùng nhau chia sẻ một nỗi lo sợ kinh hoàng như thế nào. Thế mới thấy tất cả những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc hay khổ đau nhất nhất đều mong manh như bọt nước…
14 Tháng Tám 20231:12 CH(Xem: 856)
Có nhiều lý thuyết về sự phát triển của bộ óc. Nhưng lý thuyết Ba Bộ Óc của ông Paul MacLean (1990) giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về sự tiến hóa của bộ óc. Ông MacLean là một bác sĩ tâm thần. Ông quan tâm tới khoa học não bộ vì ông hiểu ra rằng muốn giúp được bệnh nhân của mình, ông cần phải hiểu bộ óc của họ làm việc như thế nào, tại sao nó không làm việc tốt, chứ không phải là vấn đề giản dị cho đúng liều lượng thuốc mà thôi.
14 Tháng Tám 202311:08 SA(Xem: 669)
Tôi không biết vẽ bằng tay. Dùng thơ thiền họa, bức này CHÂN DUNG. Kính tặng pháp hữu khắp cùng. Cùng tôi chiêm ngưởng CHÂN DUNG họa thiền.
14 Tháng Tám 202311:04 SA(Xem: 651)
Rồi đây, ai cũng phải đi. Rời khỏi thế giới thị phi ta bà. Vì đây là cõi tạm mà. Cũng là quán trọ, mà ta ngụ cùng.
07 Tháng Tám 20233:33 CH(Xem: 572)
Nụ Cười Thiền, không riêng ai cả. Mà chung tất cả, người tu thiền. Ai hiểu được, điểm nụ cười liền. Đó là lúc, Thiền Đăng bừng tỏa!
07 Tháng Tám 20233:29 CH(Xem: 549)
Sơn nhân trầm cảnh tịnh. Giữa bốn bề mông minh. Bao la và bát ngát. Vô biên với vô bờ...
31 Tháng Bảy 202311:08 SA(Xem: 739)
Tu mà hiển lộ Từ Bi. Tự nhiên ta biết ta đi đúng đường. Tình yêu trong cõi vô thường. Là tình ích kỷ ta đương chất đầy.
31 Tháng Bảy 202311:03 SA(Xem: 739)
Xin đừng mở lửa Hỏa Lò. Mỗi khi nghe tiếng nhỏ to rầy rà. Cái TA thích mở lắm nha. Hãy kềm chế nó, nói là: đừng nên!
26 Tháng Bảy 202310:10 SA(Xem: 747)
Dinh dưỡng tự nhiên là sử dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên không qua nấu, nướng, xào… Do vậy con người nên ăn đúng với thức ăn của con người tức là rau củ hạt và trái cây tươi sống.
24 Tháng Bảy 20234:14 CH(Xem: 857)
Ai dám nói chơi với thiền. Chợt vui cầm bút vẽ thiền chơi. “Bút chạm vườn như, hoa lá thắm. Thơ gieo tâm lặng, ý trong veo”.
24 Tháng Bảy 20234:07 CH(Xem: 938)
Ngồi chơi phải thật ngồi chơi. Ngồi mà không có một lời nói năng. Miệng khép lại hai hàm răng. Lưỡi thì thư giản để tăng không lời.
20 Tháng Bảy 202310:18 SA(Xem: 1419)
Chúc Mừng khóa BN4-2023. Chúc mừng tất cả thiền sinh Năm khóa tu học giáo trình Tánh Không Ni Sư (Triệt Như) cố gắng gieo trồng Từ bi trí tuệ Phật tông độ đời.
17 Tháng Bảy 20232:12 CH(Xem: 664)
Tọa Thiền đừng mong lâu nhiều. Tới đâu hay đó, sẽ nhiều lắm thay! Mỗi ngày một chút, tích đầy. Nhiều ngày tích tụ sẽ đầy “ba lô”.
09 Tháng Bảy 20233:53 CH(Xem: 933)
Cứ giữ Tâm “vô thưởng vô phạt”. Thấy Như Thật mọi vật chung quanh. Dù ồn ào Tâm vẫn vắng tanh. Có rộn rịp, Tâm như bàn thạch.
05 Tháng Bảy 20238:05 SA(Xem: 705)
“ Đây là cách luyện Tế Bào Não Chùm” Nơ Ron “ cùng bảo nhau rằng Ổng muốn im, mình tĩnh lặng nghe Vậy ta hãy tạo vùng tĩnh tịch ! “
25 Tháng Sáu 202310:36 SA(Xem: 911)
Không khởi niệm nói thầm trong não. Không van xin cho riêng mình nụ cười. Không cầu xin cho riêng mình hạnh phúc. Thầm biết ngay sát-na đang là. Sống rỗng lặng tự tại an nhiên. Gieo không lời trổ quả vô sanh.
25 Tháng Sáu 202310:18 SA(Xem: 661)
Nguyện lòng sẽ không sát sanh nữa. Hướng tâm về ngưỡng cửa Thiền môn. Kiếp tới không làm loài cá luôn. Để con người không bị mang nghiệp.
19 Tháng Sáu 20233:20 CH(Xem: 986)
Tinh tấn siêng năng học đạo mầu. Cho lòng thông suốt lý cao sâu. Cho thân thoát khỏi vòng tục lụy. Cho trí sáng ngời - bớt khổ đau.
19 Tháng Sáu 20233:06 CH(Xem: 780)
Hôm nay là Ngày Của Cha. Nhớ Cha, thì Cha đã ra khỏi đời! Lòng con bỗng thấy “vời vời”. Thương Cha, nhớ Mẹ biết đời nào quên!!!
14 Tháng Sáu 20239:08 SA(Xem: 813)
Mỗi chúng ta đều có khả năng tạo hạnh phúc cho chính bản thân. Hãy cố gắng lìa xa ái dục và tự tìm cho mình niềm vui giải thoát.
11 Tháng Sáu 20235:08 CH(Xem: 773)
Khi nhân duyên lần lần hội đủ. Tức khắc liền, Thấy đủ suốt thông. Nếu mong, thì biền biệt xa xăm. Không mong, sẽ trong tầm mắt Thấy!
06 Tháng Sáu 202310:57 SA(Xem: 708)
Diệt sinh trong từng bước. Tâm vô trụ nơi thân. Tứ đại giờ bỗng huyễn. Vô sanh mỉm nụ cười.
05 Tháng Sáu 20237:24 CH(Xem: 744)
Thân cát bụi chỉ là phương tiện. Chẳng khác nào thuyền bơi qua sông. Cũng có lúc thuyền bơi lòng vòng. Theo dòng nước uốn cong qua bến.
29 Tháng Năm 20233:30 CH(Xem: 790)
Muốn Tâm minh trong việc tu hành. Nhất định phải “Tham Thiền Nhập Định “. Muốn vậy phải điều Tâm thật tịnh. TỨC, phải điều cho thật mịn màng.
23 Tháng Năm 20232:09 CH(Xem: 1201)
Kỹ thuật Không Nói trở thành một công thức thực nghiệm vì dựa vào kết quả tự chứng của Thầy Thiền chủ, của Tăng Ni và các Thiền sinh. Tác dụng tối hậu của Ba-la-mật là “phương tiện chuyên chở người qua biển sinh tử đến Niết bàn, đạt được giải thoát tối hậu”. Như vậy, nếu khéo léo thực hành các Ba-la-mật qua Kỹ thuật Không Nói, người tu có khả năng đến bờ bên kia ngay trong một kiếp hay nhiều kiếp.
23 Tháng Năm 20239:30 SA(Xem: 1283)
Cám ơn những bó hoa xinh đẹp đã trao tặng đến các em như là một món quà tinh thần. Nhờ có Vô Thường mà các bông hoa có thể hồi sinh, đem lại những đoá hoa đầy hương thơm đầy màu sắc ấy ngõ hầu làm đẹp cho đời cho dù trước đó nó đã phải chịu đựng những tháng ngày lạnh lẽo của mùa đông.
21 Tháng Năm 20238:57 CH(Xem: 669)
Không đâu linh hiển bằng đây: Bên trong não bộ, thân này của ta. Đó là tấm thân ta-bà. Cũng là cát bụi, cũng là thịt xương!
16 Tháng Năm 20234:30 CH(Xem: 676)
Hãy nhìn thẳng vào bức tranh tôi, Chân ngã! Tự thấy chân dung... đó mới chính là Chân. Thực hành mà không có tôi hành... mới là hành Thực. Cái nhìn thấy người vẽ tranh là Thực. Chân ngã vốn Thực và Chân, chẵng cần tin.
15 Tháng Năm 20238:43 SA(Xem: 755)
Thân cát bụi trở về cát bụi. Hết duyên rồi, tàn rụi còn chi. Nội Tạng ! xin hãy hiến đi! Cứu người sống lại, còn chi thân mình!
11 Tháng Năm 202312:09 SA(Xem: 1066)
Cầu cho tất cả chúng sanh. Sống đời an lạc, bạn lành đồng tu. Thân tâm thoát khỏi ngục tù. Chánh pháp Phật dạy ngàn thu vững bền.
06 Tháng Năm 20237:19 CH(Xem: 789)
Diệu kỳ cái thú Độc Cư. Trầm trong cõi tịnh, như như, bình bình. Một mình, một cõi, nín thinh. Nín thinh đến lúc lộ hình Tâm Đăng...
03 Tháng Năm 202310:43 SA(Xem: 824)
Khởi tâm thiện bố thí một phần cơ thể trong khi mình đang còn sống và nhắc lại tâm thiện lành này trong lúc lâm chung là cận tử nghiệp thiện, thúc đẩy việc tái sinh vào các cỏi phước báu ở đời sau.
01 Tháng Năm 20238:11 SA(Xem: 753)
Bơ vơ như những nhánh cây. Mùa thu lá chết, rơi ngay, lìa cành. Nhánh cây trơ trọi một mình. Vẽ nên cảnh một bức hình bơ vơ !
30 Tháng Tư 20239:34 CH(Xem: 929)
Già ơi! Già hởi già ơi! Sống vui cho trọn tuổi đời đáng yêu. Già ơi! Xin chào mi! Già ơi! Xin chào mi! Già ơi! Xin chào mi!
24 Tháng Tư 20236:24 CH(Xem: 789)
Dẫu rằng vọng tưởng thấp cao Chân tâm tĩnh lặng trước sau "như là" Thấy đời trọn vẹn "như là" Không thêm, không bớt mới là tu tâm
18 Tháng Tư 202311:29 SA(Xem: 976)
VÔ THƯỜNG chợt đến ai biết được. Hôm qua cười nói nay liệt tê. Duyên nghiệp đeo mang giàu nghèo KHỔ. Chấp NGÃ muôn đời vẫn cứ mê.
16 Tháng Tư 20231:29 CH(Xem: 710)
Tôi đang hưởng thú cô đơn. Giữa phố thị, mà như sơn cước miền. Đó là cô đơn Tâm Thiền. Chính tôi tự tạo một miền cô đơn!
16 Tháng Tư 20231:24 CH(Xem: 648)
Trường Sơn là dảy núi thiêng. Quanh năm, suốt tháng mây viền đầu non. Suối tuông róc rách reo dòn. Ào ào thác đổ, soi mòn rêu xanh.
16 Tháng Tư 202312:08 CH(Xem: 753)
Đừng tìm hạnh phúc trong vật chất. Đừng tìm hạnh phúc nơi người thương. Vì mình sẽ mất trong một thoáng. Ta quay về nương tựa trong Ta.
09 Tháng Tư 20235:05 CH(Xem: 1104)
Cuộc đời tựa áng mây trôi. Buồn thương chi lắm man man ưu sầu. Thôi thì đất rộng trời cao. Thong dong tự tại an vui tháng ngày!
09 Tháng Tư 20232:42 CH(Xem: 814)
Tích rằng : Mua lại bao nhiêu ? Kỳ Đà Thái Tử nói điều giỡn chơi ! Đem vàng trải hết khắp nơi Ta sẽ bán lại tức thời một khi Ngài Cấp Cô Độc tức thì Đem vàng trải khắp, một ly không chừa.
02 Tháng Tư 20237:31 SA(Xem: 836)
Đố ai thấy được thằng TÔI. Trong Tâm ta đó, nó ngồi ở đâu? Thằng TÔI có không: sắc, màu? Có hình, có dáng, có cao, có lùn?
29 Tháng Ba 20239:36 SA(Xem: 996)
Một lần đã đứng vững trước cái chết, tôi cám ơn Thiền Tánh Không đã giúp cho tôi vượt qua cái tâm sợ hãi, xin tri ân Thầy Thiền chủ đã tìm ra phương pháp tu tập thực hành rất cụ thể, tri ân Ni sư Triệt Như đã mang pháp đến cho chúng con, cũng cám ơn cô Như Chiếu rất nhiệt tình với cả nhóm và cám ơn các anh chị trong đạo tràng luôn gắn bó với tôi. Điều cuối cùng tôi xin nói là "Mỗi người chúng ta cần phải cố gắng tu tập ngay, trước khi quá muộn".
26 Tháng Ba 20237:17 CH(Xem: 847)
Dù có đi đâu Thầy vẫn bên con. Lúc đang ngồi Thiền con ở bên Thầy. Tỉnh Thức con đem vào cuộc sống. Thực hành theo mỗi bước chân đi.
26 Tháng Ba 20237:04 CH(Xem: 881)
Quán mở cửa sớm tinh sương. Nhà sư hành cước lỡ đường vào ăn. Bà già chủ quán hỏi rằng: Ba thời tâm điểm, Thầy ăn thời nào?
22 Tháng Ba 20233:22 CH(Xem: 1086)
Đây Kỳ Viên tịnh xá. Là Vườn ngài cấp cô độc. Nắng trời cao đẹp quá. Cúng dường chư Phật và chư tăng.
19 Tháng Ba 202312:41 CH(Xem: 891)
Lão mang “TÁM TÁM” trên lưng. Xin cho Lão được “tự mừng tuổi “ nghe. Lão hứa, Lão sẽ nín khe. Chỉ đọc nho nhỏ cho nghe bài này.
12 Tháng Ba 202311:52 SA(Xem: 954)
Sớm nào tôi cũng Điểm Tâm. Một viên Tĩnh Tọa, ướp sâm Không lời. Thêm sâm Không Ý, tuyệt vời. Giúp cho Não Bộ một trời tịnh yên.
11 Tháng Ba 20238:15 CH(Xem: 860)
Dã tràng em ơi, mơ gì trên biển? Trong cát vàng xây hạnh phúc bình yên. Em đâu biết sóng rì rào, êm dịu. Vẫn cuốn trôi đi hạnh phúc tròn đầy.
08 Tháng Ba 20239:21 CH(Xem: 993)
Thì ra là vậy, nếu tôi không cười, cái tiếng cười quen thuộc của đứa con gái vốn đã “ghi vào” vùng nhận thức từ bao năm qua, chưa hẳn mẹ đã nhận ra tôi... Chính tiếng cười quen thuộc đó đã gợi lên hình ảnh đứa con thân yêu.
08 Tháng Ba 202310:09 SA(Xem: 1171)
Phật ở trong tâm của mọi người. Vẫn luôn chiếu sáng, vẫn rạng ngời. Vô minh che khuất, nên ô nhiễm. Phật đành mai một. Mãi luân hồi !
05 Tháng Ba 20239:04 CH(Xem: 1035)
Thân cát bụi trả về cát bụi. Thần thức đi theo nghiệp trả vay. Hãy tu mau cho nghiệp bớt dầy. Ngày ra đi, lòng đầy thanh thản!
02 Tháng Ba 20231:18 CH(Xem: 1194)
Chị Diệu Lai đã đi về cõi không có đến, không có đi, không có sanh, không có diệt, chỉ còn để lại trong tôi lòng ngưỡng mộ một người đã âm thầm đóng góp rất nhiều cho Đạo tràng và ra đi thanh thản, an lạc của một người tu Thiền.
01 Tháng Ba 20238:13 SA(Xem: 804)
Nguyện cầu chiến tranh chấm dứt, trả lại thái bình ấm no, lòng người bớt tham lam, sân hận, si mê và biết sống đoàn kết, hài hòa, tương trợ, thương yêu nhau.
26 Tháng Hai 20233:46 CH(Xem: 951)
Men này, có chất Không Lời. Khi men đã thấm, cái “Tôi” cũng tàn. Men này là của Phật ban. Đến nay đã hơn hai ngàn rưởi năm.
25 Tháng Hai 20233:26 CH(Xem: 844)
Anh sẽ đưa em về xứ lạ. Em bàng hoàng chẳng biết nơi đâu. Vì nơi đây chẳng mang tên tuổi. Nhưng quả thật còn quá nhiệm mầu.
22 Tháng Hai 202311:15 SA(Xem: 1038)
Cho và Nhận là vòng tròn Nhân Quả. Thế gian này đâu chỉ riêng ta. Lẽ nào vay mà không có trả. Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
20 Tháng Hai 20237:50 CH(Xem: 731)
14 Tháng Hai 20232:41 CH(Xem: 1117)
Vô Thường luôn ở bên ta, Vô Thường thắm thiết như là bạn thân. Vô Thường nhắc nhở ân cần, Sát na sinh diệt xin đừng lãng quên !
11 Tháng Hai 20233:31 CH(Xem: 889)
Ta thiền cùng trăng về. Bây giờ và ở đây. An trụ trong không lời, Tuyệt vời từng phút giây.
08 Tháng Hai 202311:06 SA(Xem: 1051)
Nay mượn lời thô thiển để diễn bày,- Như dùng que củi khô để vẽ lại cánh rừng xanh.- Chỉ là chủ quan của góc nhìn cá nhân.- Xin một lần nữa, chia sẻ cùng bạn đồng hành.
06 Tháng Hai 20238:12 CH(Xem: 877)
Ý biết pháp trần là có chân tâm Quán tiền trán, cái biết không lời Niệm đến rồi đi, không phê bình Biết như vậy là có chân tâm
05 Tháng Hai 20236:18 CH(Xem: 705)
Tôi đã lầm, gieo mầm Vọng Tưởng Còn cho rằng, vui sướng Tâm này Tôi đã lầm, gieo mầm Nói Thầm Còn cho rằng, Tâm đầy phúc lạc
01 Tháng Hai 20237:38 SA(Xem: 882)
Bài Kinh "Một sự dính mắc may mắn" đã giúp con biết sống trong hiện tại và nhờ đó bớt đau khổ phiền não. Con đến với lớp Căn bản này là một "May mắn hiếm có" vì đây là một cột mốc quan trọng đã giúp thay đổi cuộc đời con.
31 Tháng Giêng 20237:50 CH(Xem: 844)
Tôi may mắn có được 1 cuộc đời ổn định về vật chất, gia đạo hài hoà, không ba chìm bảy nổi so với những người bạn của mình, nhưng ngay từ lúc còn bé tôi đã có một cảm nhận rất mơ hồ về sự phù du cuả cuộc đời khi thấy những đám ma đi qua nhà mình, hay chứng kiến sự vui buồn, sướng khổ cuả những người chung quanh mình thay đổi nhanh như gió....
31 Tháng Giêng 20239:41 SA(Xem: 860)
Con xin thành kính Tạ Ơn Thầy Thiền Chủ Thích Thông Triệt đã đem hai từ “Không Nói” đến cho các thiền sinh, trong đó có con. Con xin ghi ơn Ni sư Triệt Như đã dắt tay đưa con vào mảnh đất thiền xanh mướt
30 Tháng Giêng 20236:55 CH(Xem: 1318)
PRECUNEUS và KÝ ỨC: Một nén hương kính Thầy - Minh Tuyền
29 Tháng Giêng 20235:42 CH(Xem: 838)
Người ơi, hãy vổ tay ca Bài ca không Nhớ, bài ca Quên đời Bài ca sắc diện sáng ngời Thong dong, tự tại một trời thênh tha
29 Tháng Giêng 20231:49 CH(Xem: 1274)
Nhạc Thiền: CHI RỒI CŨNG QUA - Nhạc: Võ Tá Hân Thơ- Thích Nhất Hạnh & Thích Tánh Tuệ -Trình bày: Như Hà- Tâm Chiếu
25 Tháng Giêng 20234:50 CH(Xem: 779)
NHỚ là chất “Dính” vô cùng, Muốn tẩy cho hết, phải dùng thuốc QUÊN, NHỚ là loại thích lênh đênh, Lềnh đềnh trong Não, thang thênh trong đầu.,
24 Tháng Giêng 20234:37 CH(Xem: 1210)
Và rồi, sẽ thấy tánh không Chân như ở chỗ tánh không đây mà ... Biết cái hiện tại, đang là ... Cố công tìm kiếm không ra được gì,
24 Tháng Giêng 20232:27 CH(Xem: 1036)
Tâm đời thường lang thang Quá khứ như mây ngàn Giăng ngang trên đầu núi Hết hợp rồi đến tan.
17 Tháng Giêng 20235:21 CH(Xem: 760)
Mười sáu năm trọn vẹn theo Thầy, theo Ni sư, tôi bắt đầu vào giai đoạn mới thực tập phần tiếp theo trên con đường tâm linh và cũng sẽ bắt đầu bằng cái Biết vào đầu xuân năm nay - Năm 2023, năm Con Mèo Quý. Thầy ơi! Xuân Biết!
17 Tháng Giêng 20238:13 SA(Xem: 814)
Đầu năm viết ĐÓA MAI VÀNG Như lời chúc TẾT ĐẠO TRÀNG khắp nơi Chúc hết thiền sinh, khắp trời Tròn năm tin tấn, mặt ngời sáng trong !!! Dù pháo Xuân nổ đùng đùng Mà Tâm vẫn tĩnh, ung dung tọa Thiền
15 Tháng Giêng 20233:34 CH(Xem: 868)
Giữa Hư Không con người ta không có gì để nắm bắt, cũng không có gì để bám víu hay để trụ vào. Hư Không. Nó là Nó. Tự nó là vậy. Và muốn biết cuộc sống giữa Hư Không như thế nào, mỗi chúng ta phải tự trải nghiệm thì mới thật sự hiểu được.
11 Tháng Giêng 20231:42 CH(Xem: 959)
Xin cầu chúc nụ cười tươi nở Năm mới về phước cỡ đủ vừa Dư ăn dư mặc còn thừa Từ tâm bố thí người chưa đủ đầy.
10 Tháng Giêng 202312:42 CH(Xem: 760)
Năm cũ có thiên tai, ngheò khổ đến thế nào, con người vẫn hy vọng năm mới sẽ hạnh phúc no ấm hơn. Bởi thế mùa Xuân đồng nghĩa với Hy vọng, Tình yêu và Hạnh phúc. Tôi yêu mùa Xuân vì mùa Xuân mang lại cho tôi tất cả những thứ ấy, mà bạc tiền hay danh vọng không bán được cho tôi.
10 Tháng Giêng 20239:14 SA(Xem: 805)
Phật pháp rộng lớn sâu thâm Thấy ra khuyết điểm cái Tâm của mình Bấy giờ, nào biết phân minh Trải qua nghịch nạn thất kinh cả đời
03 Tháng Giêng 20233:18 CH(Xem: 1007)
Đối với người Phật Tử hết lòng tu giải thoát, điều thiết yếu căn bản là cần thiết lập một nhận định rõ ràng về mục đích, phương pháp, và thước đo của người tu theo Đạo Phật.
69,256