HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

HT Thích Thông Triệt: BỐ THÍ TRONG LỤC ĐỘ BA LA MẬT

12 Tháng Chín 20226:00 CH(Xem: 1625)

BỐ THÍ TRONG LỤC ĐỘ BA LA MẬT

 

Trích đoạn trong Bài đọc thêm về chủ đề "BA LA MẬT"

  (Pāli & Skt: Pāramitā: Tới bờ bên kia:

Gone to the Other Shore; Gone to the Opposite Shore)

do Hòa thượng Thích Thông Triệt biên soạn

HT-Thông-Triệt-KCB-2010-#23

 

 

Trong Phật giáo, bố thí là một hành động đạo đức ý nghĩa nhất.

 

Pháp bố thí này căn bản vốn xuất phát từ trong hệ Nguyên Thủy, được các nhà Phật giáo Phát Triển khai thác thành một trong sáu pháp hay mười pháp Ba La Mật của Bồ Tát Đạo. Trước hết, bố thí là một công đức rất to lớn trong sáu hay mười Ba La Mật. Vì khi một người thực hiện được hạnh bố thí, người đó phải tự hy sinh một phần tài vật hay công sức của mình để chia xẻ với người khác mà không cầu mong báo đáp hay được phước báu.

 

Nội dung bố thí gồm hai phần: bố thí tiền hay sản vật, và bố thí pháp, cũng gọi là pháp thí. P: dhammadāna: the gift of dharma, giving of advice and spiritual guidance.

 

Phần lớn, bố thí tiền của dành riêng cho cư sĩ, còn bố thí pháp dành riêng cho chư tăng, chư ni và những cư sĩ có vốn liếng pháp học căn bản.

 

Có bốn loại đối tượng bố thí:

 

  1. Thú vật và mạng người. Đây là cách phóng sanh thú vật, đại xá tù nhân, tha chết mạng người.

 

  1. Người nghèo khổ. Đây là cách bố thí cho những người đói rét, thiếu ăn, thiếu mặc, bệnh tật thiếu thuốc men, thiếu tiền bạc cho nhu cầu cần thiết nhất và quan trọng nhất.

 

  1. Báo ân. Đây là cách giúp đỡ bậc cha, mẹ, thầy dạy và những người mà mình đã thọ ân, hoặc giúp đỡ tiền bạc hay sức lực của mình khi người khác cần giúp mà mình có khả năng giúp.

 

  1. Bố thí công đức: P: danapunna: the religious merit of almsgiving or liberality. Đây là bố thí tài sản, tiền của cho những người nghiêm trì giới luật, chân tu hay thiết lập chùa, tháp, cúng dường chư tăng, và giảng pháp cho người khác nghe để phá mê, khai ngộ cho họ.

 

Bố thí cũng được thực hành bằng lời nói vui tươi và tâm rộng lượng: một nụ cười thân mật, lời nói với thiện ý (a good will), tính khoan dung (a generous nature) và đầy tâm từ (full of loving-kindness).

 

Khi một người bố thí để được tái sinh vào cõi trời hay vì danh tiếng, hoặc phước báo (blessful reward) hay vì sợ hãi, sự bố thí như thế không thể đạt được hiệu quả trong sạch.

 

Viết sách, dạy trẻ con, nói pháp, sửa soạn bữa ăn, rửa chén, giúp đỡ kẻ khác, đều là bố thí, vì những điều này là việc thiện cho tất cả mọi người.

 

Bố thí không những diễn đạt tính hào phóng, mà còn là lòng tốtthông cảm những vui buồn của người khác. Nó cũng bao gồm thiện ý cống hiến những công đức dành được vì sự cứu nguy người khác.

 

Nếu bố thí được thực hành trong lúc tâm dính mắc vào tướng, hành động này là hữu vi.

 

  • Lời của đức Phật dạy ngài Cấp Cô Độc về bố thí

 

Khi ngài Cấp Cô Độc từ Xá Vệ, xứ Kosala, đến Vương Xá (Ma Kiệt Đà), ông hay tin đức Phật đang ngự trong rừng Sītavana. Giữa đêm khuya, ông đến khu rừng này và gặp đức Phật đang đi kinh hành. Đức Phật hỏi Cấp Cô Độc:

 

-         Vì sao ông đến sớm như thế này khi hầu hết mọi sinh hoạt của những người khác hãy còn yên ngủ?

 

Cấp Cô Độc đáp:

-      Giải thoát ! Suốt đời con, con đã bố thí cho người khác. Giờ đây con yêu cầu bố thí cho chính con. Con cầu sự bố thí Niết Bàn, sự bình an vĩ đại.

 

-      Ông không hài lòng rằng những việc thiện của ông sẽ dành cho ông cõi Cực Lạc Thiên sao?

 

-      Có thể như vậy, Thế Tôn, con không biết, cần học điều này nên con đến với Thế Tôn.

 

Đức Phật bảo:

-      Này Sudatta, những hoài nghi của ông đều đúng. Tất cả cách sống có thể là phương tiện giải thoátbình an vĩ đại. Nhưng chỉ với một điều kiện.

 

-      Điều kiện gì, thưa Thế Tôn?

 

-      Đó là không bị nhiễm bởi bất cứ ý nghĩ gì của ngã. Bố thí của cải không đủ, chừng nào mà ý nghĩ nhỏ nhất của ngã còn lại trong việc bố thí, nó sẽ hủy hoại hết việc thiện của ông. Những ý nghĩ của ngã che lấp ngay cả mục tiêu cao thượng, như tro che dấu lửa, nếu dẫm chân lên đó, bàn chân sẽ bị bỏng.

 

Sau khi nghe những lời dạy của đức Phật, Cấp Cô Độc đã hiểu rõ được ý nghĩa của sự bố thí. Niềm vui sướng lớn nhất của ông là bố thí không giới hạn, bố thí mà không có ý nghĩ của sự khen ngợi hay sự cám ơn của người khác, và không mong đợi phước báo trong bất cứ kiếp nào. Sau đó, ông quy y Phật, và tỏ ý muốn xây cất tịnh xá ở miền Bắc cho đức Phật. (Trích một đoạn trong Tự Điển Phật Học và Thiền, phần tiểu sử ông Cấp Cô Độc)

 

  • Trong kinh Kim Cang, Đức Phật giải thích cho Tôn Giả Tu Bồ Đề về bố thí:

 

“Lại nữa Tu Bồ Đề, tâm Bồ Tát không nên trụ vào đâu khi bố thí, nghĩa là Bồ Tát bố thítâm không trụ vào sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Tu Bồ Đề, như thế Bồ Tát bố thítâm không trụ vào ý niệm sai lầm của tướng”.

 

 

Hòa Thượng Thích Thông Triệt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 2022(Xem: 1815)
Lý do chủ yếu của những nỗi thống khổ đó là do ta có cái nhìn lầm lạc (a perverted vision) về cuộc đời, về thế gian và hiện tượng thế gian; đặc biệt nhất là ta lầm lạc đối với chính ta.
12 Tháng Chín 2022(Xem: 1984)
Thiền giúp cho cuộc sống con người được hài hòa cùng với môi trường chung quanh. Đó là những sự hài hòa giữa thân và tâm của cá nhân, hài hòa giữa cá nhân này với cá nhân kia, và hài hòa giữa cơ thể của cá nhân với thời tiết trong thiên nhiên.
18 Tháng Tư 2022(Xem: 2272)
Thế nào là chơi trò chơi cút-bắt với vọng? - Ai khởi vọng ?- Vọng khởi ra như thế nào ?- Động cơ nào thúc đẩy vọng khởi ? - Tại sao chư Tổ nói vọng tưởng là "giả, không thật," còn chúng ta cho rằng vọng là "thật ?"- Tại sao tu thiền phải kiểm soát vọng tưởng ?- Làm thế nào để không theo vọng tưởng ?
17 Tháng Hai 2021(Xem: 3782)
Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc, không quán thọ ... không quán tưởng ... không quán hành ... không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Tỳ kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
18 Tháng Sáu 2020(Xem: 3648)
Từ năm 1995, hướng dẫn tu học ở các Khóa Thiền Trung Cấp Bát Nhã, chúng tôi đều có soạn Bài Đọc Thêm kèm theo bài giảng. Chủ đích của việc soạn Bài Đọc Thêm này là chúng tôi nhắm hệ thống hóa bài giảng có thứ lớp và làm sáng tỏ thêm bài giảng. Thiền sinh sẽ có đủ tư liệu liên hệ đến bài giảng, giúp cho việc thực hành lời dạy của Phật và Tổ được tốt hơn: không lo ngại ghi chú thiếu, hoặc hiểu sai bài học. Nay nhận thấy những Bài Đọc Thêm này có nhiều tác dụng hữu ích đối với quí vị mới bắt đầu đi vào Thiền, chúng tôi cho in kèm theo bài giảng. Nếu thấy cần có thêm kiến thức Thiền học, Phật học, và Khoa học, hay cần nhớ lại bài đã học, quí vị có thể xem Bài Đọc Thêm.
08 Tháng Năm 2020(Xem: 3311)
Từ năm 1995, hướng dẫn tu học ở các Khóa Thiền Trung Cấp Bát Nhã, chúng tôi đều có soạn Bài Đọc Thêm kèm theo bài giảng. Chủ đích của việc soạn Bài Đọc Thêm này là chúng tôi nhắm hệ thống hóa bài giảng có thứ lớp và làm sáng tỏ thêm bài giảng. Thiền sinh sẽ có đủ tư liệu liên hệ đến bài giảng, giúp cho việc thực hành lời dạy của Phật và Tổ được tốt hơn: không lo ngại ghi chú thiếu, hoặc hiểu sai bài học. Nay nhận thấy những Bài Đọc Thêm này có nhiều tác dụng hữu ích đối với quí vị mới bắt đầu đi vào Thiền, chúng tôi cho in kèm theo bài giảng. Nếu thấy cần có thêm kiến thức Thiền học, Phật học, và Khoa học, hay cần nhớ lại bài đã học, quí vị có thể xem Bài Đọc Thêm.
06 Tháng Năm 2020(Xem: 3820)
Từ năm 1995, hướng dẫn tu học ở các Khóa Thiền Trung Cấp Bát Nhã, chúng tôi đều có soạn Bài Đọc Thêm kèm theo bài giảng. Chủ đích của việc soạn Bài Đọc Thêm này là chúng tôi nhắm hệ thống hóa bài giảng có thứ lớp và làm sáng tỏ thêm bài giảng. Thiền sinh sẽ có đủ tư liệu liên hệ đến bài giảng, giúp cho việc thực hành lời dạy của Phật và Tổ được tốt hơn: không lo ngại ghi chú thiếu, hoặc hiểu sai bài học. Nay nhận thấy những Bài Đọc Thêm này có nhiều tác dụng hữu ích đối với quí vị mới bắt đầu đi vào Thiền, chúng tôi cho in kèm theo bài giảng. Nếu thấy cần có thêm kiến thức Thiền học, Phật học, và Khoa học, hay cần nhớ lại bài đã học, quí vị có thể xem Bài Đọc Thêm.
16 Tháng Hai 2012(Xem: 32206)
Các Bài Đọc Thêm Năm 2011: Hệ Thần Kinh Tự Quản và Hồi Đáp Sinh Học Trong Thiền.
16 Tháng Bảy 2010(Xem: 18744)
Mục tiêu dạy Thiền của Tổ Bồ Đề Đạt Ma là hướng dẫn người tu đạt được tâm Phật, tức tâm tathà qua phương thức KHÔNG LỜI. Muốn hiển thị (unfold) đạo không lời, Tổ đưa ra thí dụ về mẫu chuyện hỏi đáp giữa hai thầy trò, với mục đích nhắm giúp người tu nhận ra tác dụng thâm sâu của Nhận Thức Biết Không Lời qua phương thức chỉ bày tác dụng của Vô tâm.
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 34764)
Dù tất cả chúng sinh đều có tánh giác và Phật tánh, tánh giác và Phật tánh đó vẫn chưa trở thành hiện thực trong thân và tâm ta. Bởi vì Phật tánh là tiềm năng giác ngộ vốn tiềm tàng bên trong chúng sinh. Tiềm năng này đòi hỏi phải có sự tác động từ bên ngoài hay bên trong tâm mới đủ điều kiện bật ra. Chính vì thế, loài người dù có Phật tánh, Phật tánh cũng nằm im đâu đó trong tâm chúng ta. Loài thú dù cũng có Phật tánh, Phật tánh cũng đành mai một trong chúng. Bởi vì cả hai đều thiếu điều kiện từ bên ngoài hay bên trong tác động, nên Phật tánh không thể bật ra được.
22 Tháng Tư 2010(Xem: 23647)
Lời mở đầu Từ năm 1995, hướng dẫn tu học ở các lớp Thiền Căn Bản, chúng tôi luôn luôn có soạn Bài Đọc Thêm kèm theo bài giảng. Chủ đích của Bài Đọc Thêm là chúng tôi nhắm giúp thiền sinh có thêm kiến thức về bài giảng. Nay nhận thấy những bài này có nhiều tác dụng hữu ích đối với quí vị mới bắt đầu đi vào Thiền, chúng tôi cho in kèm theo bài giảng. Nếu thấy cần có thêm kiến thức Thiền học, Phật học, và Khoa học, hay cần nhớ lại bài học, quí vị có thể xem Bài Đọc Thêm, còn nếu thấy đủ thì không cần xem thêm. Thầy Thích Thông Triệt
69,256