HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Triệt Như TTVN58: CON ĐƯỜNG

05 Tháng Tám 20201:00 CH(Xem: 8368)
Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - Bài 58

CON ĐƯỜNG
58 Con Đường

Trong bài thực tập 3, chủ đề là: quan sát Tâm của mình. Trong sinh hoạt hàng ngày, lúc nào nhớ, thì mình quan sát Tâm của mình trong vài phút, rồi tiếp tục hoạt động bình thường. Mình ghi lại khoảng 5 lần thực tập như vậy. Để thử xem mình có nhớ thực tập hay không. Dường như các em hơi lơ là, không ghi lại. Không biết các em có thực tập hay không? Hay mình chỉ thích đọc các bài cho vui vui thôi để giải trí lúc nhàn rỗi.

Tuy cô yêu cầu quá dễ, chỉ quan sát tâm mình trong vài phút thôi, nhưng nếu mình làm nghiêm chỉnh thì kết quả cũng tốt. Lâu ngày sẽ trở thành nếp quen cho não bộ của mình. Mình sẽ thường xuyên nhìn thấy tâm của mình. Lúc đó cái Biết đã trở thành nhận thức rồi. Đơn giản quá phải không các em?

Các em ghi lại kết quả thực tập rất đúng. Tuy cô không có nói đến cái Biết không lời, khi cô cho chủ đề thực tập. Đó là chủ ý của cô.

Kết quả là các em nhận ra, trong sinh hoạt bình thường, mặc dù mình đang tiếp xúc với người khác, hay giữa đám đông,  khi mình quan sát tâm mình, tức khắc tâm yên lặng ngay. Tâm yên lặng bao lâu, là công phu của mỗi người. Cứ nhớ quay lại nhìn tâm mình thường xuyên, nó sẽ ngoan ngoãn đứng yên thôi. Không cần chủ đề, thêm rườm rà. Chủ đề chính là cái Biết. Vậy thôi.

Lúc nào mình quan sát Tâm, mình cũng thấy cái Biết rõ ràng mà yên lặng. Là nó đang trống rỗng, thênh thang, trong suốt. Lúc đó nhìn ra cảnh, thì cảnh cũng yên lặng, trong suốt. Thì cũng là thấy trong chánh niệm, cũng là thấy như thực, thấy cái đang là, cũng là thấy như vậy. Không diễn nói gì thêm.

Cách này, Thầy Thiền chủ gọi là sự Tự Nhận Biết (Self-Awareness). Nếu là sâu sắc và vững chắc hơn, Thầy gọi là sự Tự Nhận thức (Self- Cognition).

Từ cái Biết đi tới cái Nhận thức là một tiến trình dài, phải thực tập nhiều.

Từ cái Biết không lời đi tới cái Nhận thức không lời là một tiến trình thực tập Định lâu dài. (quan sát cảnh)

Từ cái Tự Nhận Biết (không lời) đi tới cái Tự Nhận Thức (không lời), cũng là một tiến trình thực tập Định lâu dài. (quan sát tâm)

Trong lúc đó tâm yên lặng, cảnh yên lặng, tâm bất động, cảnh bất động. Các em thấy thực hành Thiền đơn giản quá phải không? Cho nên cô thường nói Thiền dễ ợt thôi. Đừng cho nó khó, nếu mình nói nó khó thì nó sẽ thành khó, khó với mình thôi.

Tuy nhiên có em cho là cô chuyển chủ đề thực tập mau quá, chắc không kịp thực tập chủ đề trước, mà cô đã cho chủ đề mới rồi. Các em tùy ý muốn thực tập trở lại chủ đề nào cũng được, rồi cũng ghi lại kết quả của mình sau bài thực tập đó. Cô vẫn thường theo dõi lời chia sẻ của các em.

Hôm nay cô cho một chủ đề khác: “Con Đường”.

Các em có thể đi trên con đường, hay ngồi nhìn con đường, hay đứng nhìn con đường. Con đường nào cũng được. Con đường mình đang đi tới chợ, hay con đường tới sở, con đường trước ngõ, hay con đường thiền hành trong vườn v.v... Có thể suy gẫm, nghĩa là có lời nói thầm, có xét đoán suy tư.

Thực tập khoảng 15 phút cũng đủ. Mong rằng các em nhìn ngắm con đường, thấy cảnh ra sao, tâm ra sao?

Rồi chịu khó ghi lại ngắn gọn thôi. Viết ngắn gọn mà rõ ràng là tốt, không cần văn hoa bóng bảy. Cái giá trị của chia sẻ kinh nghiệm là ở chỗ diễn tả thật chỗ nhận ra của chính mình, không nói tới chữ nghĩa trong kinh điển.

4- 8- 2020

TN

Ý kiến bạn đọc
13 Tháng Tám 20201:35 CH
Khách
Kính thưa Ni Sư,

Sáng nay dạy, con ngổi vừa nhâm nhi café, vừa ngắm con đường mình ở, tên “boul.Rosemont”, là một con dường chính, rất dài. Vì là giờ cao điểm, nên có rất nhiều xe chạy lên, chạy xuống, tấp nập. Có đủ cỡ lẫn đủ mầu, và cũng là con dường cho xe Bus chạy từ Dông sang Tây.
Xeo xéo bên kia đường là tiệm McDonald. Có nhiều xe tạp vào “drive-thru” dể mua café/bánh ăn điểm tâm. Bỗng nhiên, có xe Police hú thật to, nên mọi xe phải lánh sang một bên, và Họ cũng vượt cả đèn đỏ!
Vì trời tốt, nên trạm mướn xe đạp “Bixi” không còn một chiếc xe nào đậu bến. Đồng thời, trên viả hè có vài cậu học sinh, người di bộ mắt nhìn chầm chầm vào IPhone, người di Skateboard đến trường gần công viên, tọa lạc trước mặt Chung cư chúng con ở.
Là ngày trong tuần, nên không một bóng người ngồi trong công viên, dù có thảm cỏ xanh, bóng mát của những cây Phong.
Tâm con chỉ dể vào cái “Nhìn” mà không dấy dộng, nhưng sau dó, lại tự thấy sao an lạc hạnh phúc thế! Vì không phải di làm, mà ngồi nhà hưởng thụ sự an nhàn của một ngày mới.
Con tự thấy là mình dang thực hành cái thấy “như thật”, không thêm, không bớt, và cũng thực tập luôn cái “biết không lời”.

Nay Kính,
Diệu Thiện Dức
(Thu-Lương)
ĐT Montreal
13 Tháng Tám 20203:28 SA
Khách
Bài tập 4: CON ĐƯỜNG (tiếp theo)
Uyển Như - Sacramento
Kính Ni sư,
Nhân dịp chia sẻ về bài tập Con Đường, con đã có dịp trở về gần gũi với những kỷ niệm về Mẹ con. Con xin phép Ni sư … Thưa: Con đường công viên mỗi sáng con đi thể dục - thiền hành hôm nay, cũng chính là Con đường công viên con đi thiền hành mỗi sáng năm xưa với Mẹ (2003) … Con xin gởi lại nơi đây chút kỷ niệm về Mẹ con và … Cũng xin ghi nơi đây lời CẢM ƠN chị TRẦN HELÈNE - người đã chuyển bài thơ sang tiếng Pháp (Automne 2013 - Toulouse, FRANCE).
Xin cám ơn Ni sư.
Con Uyển Như
Sacramento, August 12, 2020

THIỀN HÀNH VỚI MẸ
Uyên Nguyên (Uyển Như)

Cùng đi vào công viên
Buổi sáng nắng chào nghiêng
Ánh mắt Mẹ thật hiền
Dõi theo vầng mây trắng

Mắt nhìn tâm rỗng lặng
Con đi dìu Mẹ bước
Gió nhẹ trời mát trong
Đường công viên im ắng
 
Mẹ ơi đời lộng giả
Đã mệt nhoài phong ba
Hãy quên đi quá khứ
Ước mơ chi bẽ bàng

Như trút nhẹ hành trang
Mẹ mĩm cười bình an
Hồi chuông tâm ngân vọng
Lòng con vui thênh thang

CÔNG VIÊN ElK GROVE, tháng 4 năm 2004


MARCHE MEDITATIVE AVEC MAMAN
Par Uyen Nhu

Entrer ensemble dans le jardin public
Un matin des rayons solaires inclinés, brillants
Le regard si doux de la Maman
Suit les nuages blancs

Les yeux éclairent l'esprit vide, silencieux
J'aide Maman à marcher
Le vent léger, le ciel fraiche, limpide
Les passages calmes du jardin public

Oh Maman! La vie pleine d'illusions
Lasser des mauvais moments contraignants
Oublier le passé
A quoi bon les souhaits décevants

Débarrasser, alléger les bagages
Le sourire paisible de Maman
Le son de la cloche, son écho chantant
Mon esprit complètement rayonnant!

JARDIN PUBLIC ELK GROVE, Avril 2004

Traduit par Madame Tran Hélène-Maryse-Jeannine
à la Mémoire de la Maman de Uyển Như
Automne 2013 – Toulouse, FRANCE
12 Tháng Tám 202010:40 SA
Khách
Kính trình Thực tập " Con đường"

1/ Thực tập lần 1:
Từ lầu 2, 4 giờ chiều, nhìn ra đường. Xe chạy tấp nập. Tiếng xe quá ồn ào lấn át, không tập trung tư tưởng về "Con đường " đang ở trước mặt, không thể nhận diện tâm được. Tâm bị xao lãng.

2/ Thực tập lần 2:
8 giờ sáng Đi sâu vào công viên (cố ý tránh tiếng xe chạy), có con đường chạy dài , xuyên qua công viên - Nhận diện Tâm theo "con đường" .
Thình lình , có chiếc máy bay, bay trên đầu, có nghe tiếng máy bay. Khi máy bay đi xa, không còn nghe tiếng. Nhận diên Tâm trở lại , chú tâm quan sát "Con đường" khoảng 5 phút. Rồi lại có 2 người đi ngang qua, nói lớn tiếng, tâm lại bị xao lãng.

Kính !

NguyễnThanh Bạch (ĐT Montreal)
12 Tháng Tám 20206:57 SA
Khách
Ni Sư kính mến,
Nhiều ngày tiếp theo…con xin viết thêm vài chi tiết cho rõ thêm một tí
Trong giây phút tâm con tràng đầy với chủ đề KN tâm tỉnh thức,thư giản con khởi ý thầm nhận biết KN,được một lúc khá lâu thân tâm con cùng với ngoại cảnh bổng dừng lặng,im bặt chúng mất hút trong khoảng không gian vô tận…và con đã trực nhận tánh khách quan rỗng lặng vô tận.Tiếp sau đó cũng trong thế ngồi,con mở các tánh trước cảnh duyên,con cảm nhận một sự nhẹ nhàn vắng lặng ngay trong một không gian chứa đựng tất cả người vật như sự vật đang là,khác với sự đứng hình nơi kết quả lúc vừa dừng niệm đề cập ở trên.Toàn diện không còn bất động như bức tranh hay một tấm hình chụp nữa ,mà nó đang sinh hoạt trôi chảy như nó đang là, được thâu và chiếu ra nơi một camera . Có sự tương đồng là cái bất động giữa không gian bên ngoài chứa vật, (tứ đại) chứa đối tượng đang chuyễn động và cái bất động của không gian nơi hiện hửu thân tứ đại của con cũng đang sinh hoạt.Đến đây con chợt nhận ra thật nghĩa câu nói hết sức xúc tích trước đây con đọc mà không hiểu thật ra là nó như thế nào !
“Sống là động nhưng lòng ta không động”.
Thành kính .con KH
12 Tháng Tám 20204:52 SA
Khách
CON ĐƯỜNG
Uyển Như - Sacramento
Kính Ni sư,
Lúc này con đang nghỉ break, ít có dịp đi ra ngoài, cho nên chỉ có con đường công viên là con tiếp xúc mỗi buổi sáng vào giờ đi thể dục. Công viên thường vắng vào khoảng 10:30 am cho đến xế trưa. Con đường uốn lượn cong cong, sạch đẹp, tinh tươm chạy dài dưới bóng những tàng cây thông xanh mát và xuyên giữa những khoảng trống tràn ngập ánh nắng ban mai. Đi thể dục cũng là thiền hành, đi chỉ biết đi. Đi và biết mình đang đi là thiền. Con đường chỉ là con đường. Con không nghĩ ngợi. Thế nhưng, thỉnh thoảng hình ảnh Mẹ con lại trở về trước mặt, bà lão cao cao, tóc bạc trắng, bộ áo quần trắng, tay cầm gậy đi thong thả trên con đường này. Giữa năm 2003 đến giữa năm 2004, Mẹ đến Mỹ, đã ở lại với gia đình con và cũng mỗi sáng, con đưa Mẹ đi thiền hành trên con đường công viên này. Tâm quá khứ nó tự nhiên trở lại, con không hề truy tìm. Con không phiền não, không phải nhớ, nhưng nước mắt cứ chảy, ngay cả khi con viết những dòng chữ này. Bởi vì Mẹ con đã đi xa từ tháng 5 năm 2011. Trạng thái tâm này của con thỉnh thoảng lại xảy ra một cách tự nhiên trên con đường này. Con đường công viên giúp cho nhiều người đi bộ thể dục để duy trì sức khoẻ. Con đường công viên với con là phương tiện để luyện tập cho thân và tâm con. Không ai sống mà không có một con đường để nhớ trong đời. Con đường công viên này dường như đang hoà nhập vào con đường tâm linh của con.
Con Uyển Như
Sacramento, August 11, 2020
11 Tháng Tám 202010:50 SA
Khách
Khi ánh mặt trời đã dịu bớt nắng và làm bớt nóng, con lấy cái nón và 1 chai nước lọcnhỏ rồi từ từ con rời khỏi nhà để đi ra cái piste cycable tức là con đường cho người đibộ và cho xe đạp sau nhà.

Con bắt đầu đi bộ với tâm thanh thản và yên lặng củamình.Con tiến vào con đường này, con nhìn trước mặt thì thấy có cây cối to rậm rạp xanh rì,có vài cây có hoa màu trắng làm mát con đường tráng nhựa. Con nhìn lên trời thì thấy có nhiều đám mây xanh và trắng, còn nhìn xuống đất thì thấy con đường được vẽ rõràng 2 bên, mũi tên đi lên và đi xuống, mỗi bên vẽ hình cái xe đạp và cái hình người đibộ.

Cảnh vật đẹp mộc mạc và tĩnh lặng này đối với con như là 1 người bạn đang đón chờ con và những bước chân của con để cùng nhau dạo chơi trên con đường đi bộ này. Ôihạnh phúc làm sao … khi tâm con trống rỗng, không nghĩ gì cả (không bị phiền não,không bị lo âu trong giây phút đi bộ này).

Con đi theo kiểu đi thiền hành tức là cái chân trái đặt xuống rồi mới bước chân phài lên, có lúc biết và cảm nhận có 1 làn gió mát thổi qua, có lúc nghe tiếng chó sủa, hoặc nghe có tiếng trẻ em cười vui đùa. Con gặp nhiều người đi bộ và đi xe đạp lắm: đàn bà, đàn ông, già, trẻ, con nít, họ mặcquần áo đủ màu đủ sắc, họ đi ngược xuống, hoặc đi trước mặt con, có vài người mỉmcười hoặc nói bonjour thì con cũng đáp lại …rồi con lại tiếp tục đi bộ với cái tâm vô tư,không phán xét , không dán nhãn.

Bất chợt, có tiếng bip bip còi của 1 xe đạp ở sau lưng làm con giật mình và phản ứngtự nhiên …con bước nhanh lên 1 chút và đồng thời xích vào phía bên trong 1m đểtránh cái xe đạp này. Thế là tâm con bị động và vọng niệm nó chen vào ngay lậptức và nói thầm: ‘‘May quá, mình cẩn thận né vào bên trong, chứ không thôi là sẽ bị xeđạp húc rồi’’ và sau đó con lại vui vẻ tiếp tục đi bộ.

Được 20 phút thì con đứng giữa ngã ba đường có 3 sự lựa chọn: 1) là đi thẳng, 2) là rẽtay phải và 3) là rẽ tay trái. Con thoáng nhìn cả ba phía, rồi bình thản con rẽ về tay phảivì con nhìn vế phía đó thì con thấy con đường có nhiều bóng mát.

Kết Luận: Con đường ‘Đi thẳng’, ‘Rẽ trái’ và ‘Rẽ phải’ …con đường nào rồi cũng sẽđưa con trở về nhà …tuy nhiên lựa con đường nào nhanh nhất và ít chông gai cản trởnhất là tùy vào sự lựa chọn cái hướng mình muốn đi …nhưng mình phải biết là mìnhmuốn đi đâu và để làm gì.

Con đường ‘Đời’ của con nó y hệt như là con đường con đi bộ ngày hôm nay.Con phải định hướng rõ ràng để không bị lạc lối , nhầm đường …

Diệu Tâm
(Đạo tràng Montreal)
10 Tháng Tám 20205:27 CH
Khách
Kinh thưa Ni Sư
Mở bài của Ni Sư hình ảnh đầu tiên đập vào mắt con là con đường thiền hành ở Tổ Đình
Cnn đã đi trên con đường này không biết bao nhiêu lần ,lúc thì thiền hành dưới sự hướng dẫn của Thầy Tuệ Chân cùng cac thiền sinh khác ,lúc thì lang thang một mình nhìn ngắm hoa đào chỗ tượng Phật Quan Âm,những cây bưởi ,cà chua ...
Một cuốn phim dài diễn ra:
Khoá căn bản khí công
Khoá Tâm lý học Phật Giáo dưới cái tente lớn ngoài vườn
Những ngày truyền thống mỗi mùa xuân với tất cả cac Thiền sinh từ cac đạo tràng xa gần về tụ họp thành một đại gia đình cùng chung một lý tưởng
Ngày kỷ niệm 25 năm hoàng pháp của Thầy Thiền Chủ ,ngày truyền y bát cho Ni Sư
Những kỳ thi Giáo Thọ ,lo xanh mặt tuy Thầy bảo là một trò chơi,những vui nhộn ngoài lề...
Thế rồi không tránh được qui luật biến dịch ,Vô Thường ập tới :
Thầy Không Như ra đi với những kỷ niệm vui các buổi thực tập khí công
Thầy Thiền Chủ bỏ lại gánh nặng dòng thiền Tánh Không lên hai vai Ni Sư....
Con ngồi xem cuốn phim đó tuy nhiều kỷ niệm thân thương một cách rất khách quan
Con đường Thiền hành sờ sờ ngay trước mắt nhắc nhở ,khích lệ con trong việc tu tập
Con đã chọn con đường tâm linh đó ,đã đi ,đang đi và sẽ tiếp tục đi mãi mãi trau dồi Cái Biết Không Lời cho vững chắc ,luôn luôn nhìn lại Tâm mình xem nó tiến bộ ra sao
Với Trí năng tỉnh ngộ mình đã tìm ra được Con Đường ,cái quan trọng là phải Đi,bắt đầu đi tuy có khó nhựng với sự kiên trì công phu thực tập ,từ từ mình sẽ dừng lại ít nhiều cái tâm ba thời lăng xăng vọng động ,biết đâu một ngày nào có thể "Đứng lại "
Nếu không bao giờ Đi thì làm sao biết được khó dễ ,xa gần : Đường đi khó ,không khó vì xa sông cách núi
Mà vì lòng người ngại núi ,e sông


Cám ơn Ni Sư đã cho con xem lại hình ảnh con đường thiền quí báu đó ,cũng là lời nhắc nhủ cho việc tu tập

Nay kính
Paris 10aout 2020
Con Minh Y
10 Tháng Tám 20202:39 CH
Khách
CON ĐƯỜNG KN TỈNH LẶNG
Ni Sư kính mén,
Có một hôm ,nữa đêm thức giấc,ngồi yên lặng nhìn tâm mình vừa thoáng thấy một cách mơ hồ có gợn ý gì chưa rõ thì đã có ý KN xuất hiện trong đầu.Thế là tâm lại trống rỗng.Đưa mắt nhìn qua chỗ có anh sáng một lượt và xem thử trong đầu có nói gì không.Chỉ nhận ra trong tâm dường như luôn có đâu đó lực lượng KN mai phục sẵn….Chợt có ý nghĩ sao trạng thái KN tự động còn chưa đứng ra giữ vai trò thanh tẫy thay cho KN ? Bổng trong đầu kiến giải:Cần đem tâm trống rỗng áp dụng trong bốn oai nghi nhiều thêm cho kinh nghiệm nhân thức biết trạng thái trống rỗng trở thành nhận thức cô đọng nội tại trong tâm(thuộc nằm lòng).Ý nầy xuất hiện như một một lời nhắc nhở thực hành bổ khuyết thêm cho chuyên khâu nầy.
Thành kính .Con KH.
10 Tháng Tám 20201:51 SA
Khách
Kính trình Ni Sư,
Con xin chia sẻ kinh nghiệm:
1. Lái xe trên collector lane của highway 401, highway chính nối các tiểu bang của Canada đi qua Toronto, một trong những highway đông xe nhất của Bắc Mỹ, đoạn gần phi tường Pearson có 18 lanes. Cả ngàn chiếc xe đủ loại cùng chạy với tốc độ hơn 100km/h. Nhìn đồng hồ, chỉ còn 20 phút, xin sang trái, nhấn ga vượt lên và vào bên trái rồi thì tự nhiên trong đầu bật lên: 'thói vội vã này chính là do tham vi tế khiến, quĩ thời gian chỉ có 20 phút mà đòi thực hiện một việc cần hơn 30 phút, may chưa có yếu tố đưa đến sân rồi si! Whoa! nếu có thì rắc rối dữ!', thở ra và chánh niệm thư thái.
Dòng xe trôi trên mặt đường vun vút, thỉnh thoảng có xe bên phải chạy sang bên trái, xe bên trái chạy sang bên phải, có xe tách ra để vào exit những đường nhỏ, có xe tách ra nhập vào express lane đi những chặng đường xa hơn. Trong cả ngàn chiếc xe mang theo bao nhiêu kế hoạch với tâm trạng khác nhau, có điểm xuất phát và đến khác nhau, chỉ đi chung một đoạn đường.
Con đường chỉ là phương tiện. Phương tiện không của riêng ai. Muốn sử dụng phương tiện có kết quả thì cần học và hành thường xuyên.

2. Trên con đường đi làm về nhà, đêm khuya vắng tanh, chiếc xe một mình thênh thang giữa đại lộ, bên trái con đường tối đen của rừng cây công viên, bên phải những dãy nhà còn sót ánh đèn, đèn xe chiếu sáng trên mặt đường, rọi vào những bảng báo hiệu giao thông bên lề. Xe lăn bánh đều đến cửa nhà, nhấn remote control vào garage. Ồ! đã về đến nhà à! không nhớ mình đã lái xe như thế nào suốt con đường đi, như xe tự chạy đưa mình về chứ không phải mình lái xe! Con đường quen thuộc đã đi 20 năm ? Thầm tạ ơn một ngày làm việc yên vui, mừng đi đến nơi về đến chốn.
Biết nơi cần đi đến, đến đúng chỗ. Biết chốn về, về được trọn vẹn.

3. Buổi tối chuẩn bị đi ngủ, con đường từ phòng khách dẫn đến phòng ngủ là một hành lang nhỏ, nền nhà bóng phản chiếu ánh đèn dịu, chân bước chậm, cảm nhận bước đi, tâm chìm xuống, lặng lẽ mênh mông.
Chiều sâu của tâm thức không nhất thiết tùy thuộc chiều dài của con đường.

Kính,
Như Anh
09 Tháng Tám 20202:08 CH
Khách
Con đường tới sở : từ nhà , con đường bị thu hẹp bởi những chiếc xe đậu dọc hai bên , ra đến xa lộ thoáng hơn , xe nào cũng chạy với tốc độ nhanh , để tránh ồn ào cửa kính đểu đóng lại , Trong khoảng thời gian này đỡ kẹt xe nên không sốt ruột , sợ tới chỗ làm quá trễ vì nếu có tai nạn giao thông tự mình đặt nhiều câu hỏi tại sao mình lại chọn đi đường này để bị kẹt xe , không biết bao lâu cảnh sát mới tới , khi cần thì không thấy , khi không cần thì thấy ! Thở dải , nhìn đông hồ .. Đó lả trạng thái tâm của những ngày chưa thực tập thiển , rối ren , phiển não , quên chìa khoá ... , thậm chí quên cả đường đi quen thuộc đã bao nhiêu năm! Bây giờ cũng trên con đường này , kẹt xe hay không cũng không còn áp lực , trên đường đến đi an toàn là được , thỉnh thoãng cũng còn quên mang khẫu trang vậy thôi !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Tư 20214:46 CH(Xem: 4781)
Bài này xem như tóm kết lại 4 bài trước có câu hỏi về sợi chỉ đỏ xuyên suốt xâu chuỗi bồ đề của Đức Phật, xâu chuỗi bồ đề của chư Tỷ kheo bậc thánh đệ tử của Đức Phật, xâu chuỗi bồ đề của Bồ tát và xâu chuỗi bồ đề của chúng ta.
31 Tháng Ba 20214:45 CH(Xem: 4590)
Trên đây, chúng ta cũng chỉ góp nhặt lại những giai đoạn thông thường của một đời người, tương tự đời bình thường của mình, có thể tạm chia ra ba khúc sông tâm: tâm đời (worldly mind), tâm đạo (religious mind) và tâm linh (spiritual mind).
24 Tháng Ba 20217:12 CH(Xem: 4193)
Vậy, chúng ta đã học và biết niết bàn là do tâm, địa ngục cũng do tâm. Sao không lo chuyển hóa cái tâm của mình. Mang cái tâm vô minh mà đi trong đời. Đi đâu cũng sẽ là địa ngục. Khi có trí tuệ, cảnh nào cũng là niết bàn.
17 Tháng Ba 20214:58 CH(Xem: 4478)
Cuối cùng gút lại, Định hỗ trợ Huệ, Huệ hỗ trợ Định.... Định mà không có Huệ là si định hay tà định. Huệ mà không có Định làm sao phát huy Huệ bát nhã siêu vượt
10 Tháng Ba 20217:46 CH(Xem: 5011)
Trên đây chúng ta tạm vẽ lại sơ lược con đường tu tập của mình, Câu hỏi của cô là: cái gì là điều kiện quan trọng nhất trên con đường tu của mình? Hay sợi chỉ đỏ xuyên suốt xâu chuỗi bồ đề của mình là gì?
04 Tháng Ba 20218:50 SA(Xem: 4496)
Câu hỏi của cô đặt ra cho chúng ta là: Cái gì xuyên suốt 10 giai đoạn tu tập này của bồ tát? Hay nói cách khác: Sợi chỉ đỏ xuyên suốt xâu chuỗi bồ đề của bồ tát là gì vậy?
24 Tháng Hai 20214:41 CH(Xem: 4527)
Xâu chuỗi bồ đề A la hán đạo có 16 hột bồ đề. Còn cái sợi chỉ màu đỏ xuyên suốt con đường đi, mình có thể xem như là cái gì? Chúng ta thử đối chiếu lại với xâu chuỗi bồ đề của Đức Phật, có điểm nào giống và điểm nào khác?
17 Tháng Hai 20217:03 CH(Xem: 5451)
... những giai đoạn lần lượt tiến tới giác ngộ tối thượng của Đức Phật Thích Ca mà kinh điển còn ghi lại. Cô đã tạm kết nối lại thành một xâu chuỗi, đặt tên là xâu chuỗi Bồ Đề Có một câu hỏi đặt ra cho mình: Còn sợi chỉ đỏ, xuyên suốt 15 hột bồ đề là cái gì?
10 Tháng Hai 20216:59 CH(Xem: 4442)
Con đường tu của mình chỉ là làm sao giữ được tâm bất động trong thế gian luôn luôn biến động này. Thì mùa xuân mới trọn vẹn là mùa xuân. Thì mùa nào cũng là mùa xuân. Thì mỗi người mới có một đóa hoa tâm cúng dường lên Tam Bảo.
27 Tháng Giêng 20215:39 CH(Xem: 4888)
Thiền sư Bankei (người Nhật) với tâm từ bi và trí tuệ, đã chuyển hóa được tâm của người đệ tử. Như vậy, khi mình chưa chuyển hóa được chính mình, là vì mình chưa đủ trí tuệ, vì thế mình chưa chuyển hóa được người khác, cũng vì mình chưa đủ trí tuệ và từ bi.
20 Tháng Giêng 20217:24 CH(Xem: 5238)
Chúng ta cũng nên suy gẫm truyện này, xem như một câu “công án” cho mình. Khi nào mình “nghe” được rõ ràng “vô tình thuyết pháp”, xem như khi đó mình đã “thấy” Đức Phật Thích Ca đang cầm cành hoa giơ lên trước hội chúng, trong đó có mình.
13 Tháng Giêng 20211:24 CH(Xem: 7754)
Khi qua tới bờ kia rồi, cũng phải buông chiếc thuyền Bát nhã, mới bước vô nhà - ngôi nhà xưa của mình. Khi xưa Thầy dạy: vào nhà rồi, phải mở toang các cửa, phải bước ra ngoài trời, thấy người khác còn loay hoay tìm bè, mình phải chèo thuyền trở qua rước người hữu duyên vượt biển.
27 Tháng Mười Hai 20207:07 CH(Xem: 4866)
Cuối cùng, cái gì đẹp nhất trần đời? Phật, chư Phật, tánh Giác Ngộ đep nhất trần đời. Chánh pháp (những chân lý của cuộc đời mà Phật dạy), chư Pháp (tất cả hiện tượng thế gian) đều thể hiện chánh pháp, nên đều là đẹp nhất trần đời. Tăng, Bản thể Hài hòa tuyệt đối, đẹp nhất trần đời. Và cái Thấy Biết những điều này, cũng đẹp nhất trần đời.
24 Tháng Mười Hai 20207:14 SA(Xem: 4406)
Hôm nay, nhắc lại kho tàng trí tuệ của Thầy đã ân cần trao truyền cho chúng ta suốt 25 năm làm việc không ngừng nghỉ của Thầy, để nói lên một câu cuối cùng với Thầy: “Công ơn của Thầy đối với chúng con thật bao la như trời biển”.
23 Tháng Mười Hai 202012:37 CH(Xem: 4563)
Kết luận, chúng ta luôn luôn quay về học tập chính những bài kinh do Đức Phật giảng còn ghi lại. Xưa nhất, kho tàng Phật giáo là kinh Nikàya, chúng ta phải nhận ra chân ý của Đức Phật gởi gắm trong kho tàng này, rồi mình thực hành theo để có thể khai mở từ từ kho tàng của chính mình.
16 Tháng Mười Hai 202012:49 CH(Xem: 6710)
Khi thấy tâm đang trống rỗng, trong sáng, có nghĩa là cái nhận thức sắc bén đang soi chiếu tâm, quay ra cảnh thì cũng là thấy cảnh “đang là như vậy”. Chính trong giây phút đó, là giải thoát.
09 Tháng Mười Hai 202010:31 SA(Xem: 4775)
... thế gian này xuất hiện trước mắt chúng ta ra sao tùy theo cái “thấy” của mỗi người. Còn vị Thiền sư nói sao cũng đúng vì đã thông suốt mọi khía cạnh của pháp.
01 Tháng Mười Hai 20201:33 CH(Xem: 5733)
Hôm nay cô nhắc lại hai kinh nghiệm nhỏ chia sẻ với các em, như là một món quà nhỏ trên bước đường tu học của mình. “Kho báu” của cô cũng chỉ có những bông hoa dại, hoa rừng, nhỏ xíu, không hương không sắc, không tên tuổi, như vậy thôi.
25 Tháng Mười Một 20207:40 SA(Xem: 5755)
Làm sao tới bờ? Đó là “bí kiếp” của cô: “thả nổi” trên biển đời.
24 Tháng Mười Một 202012:30 CH(Xem: 5017)
Mong sao, dù cho "Trường An náo loạn", mình còn xuôi ngược trong dòng náo loạn hoài, nhưng Đức Phật đã cho mấy cái mái chèo “Giới- Quán- Định- Huệ”, mình sẽ có ngày bơi về tới "Nước con an ổn".
18 Tháng Mười Một 20203:59 CH(Xem: 5114)
Năm nay, cô sẽ trồng hoa, thật nhiều loại hoa trong vườn Tổ Đình của mình. Mùa xuân sẽ có hoa xuân, đào trắng, đào hồng, mùa hạ sẽ có hoa phượng vỹ, trúc đào, có trái ngọt, mùa thu sẽ có lá vàng, trời xanh, mây trắng, ...
11 Tháng Mười Một 20201:31 CH(Xem: 5427)
Bài nầy cô muốn nhắc nhở chúng ta, phải thấy vấn đề sinh tử của mình như “lửa cháy ngang mày”, mau mau tinh tấn hơn nữa. Đừng có chọn con đường: “còn sống mà như đã chết”.
11 Tháng Mười Một 20201:30 CH(Xem: 5168)
“Trong mơ xin mớ vài câu,- Dế kêu chí cách rồng gầm sợi tơ....- Dế kêu mà tưởng rồng gầm? - Người nghe biết dế, không nghe biết rồng.
04 Tháng Mười Một 20202:58 CH(Xem: 5206)
Cuộc đời kỳ diệu như vậy, thiên nhiên tươi đẹp như vậy, muôn trùng màu sắc, biến hóa huyễn ảo. Vậy mà cả đời rồi không nhận ra. Sống giữa ban ngày, mà không nhìn thấy gì. Bây giờ cuối đời mới biết mình đã sống “một đời mộng du”.
27 Tháng Mười 20203:28 CH(Xem: 5632)
Trên đây cô mới nhìn lại quãng đường chúng ta đã đi trong năm nay. Tất cả các đạo tràng đều hoạt động tốt. Theo nề nếp xưa nay. Cô biết các đạo tràng đều tiếp tục sinh hoạt đều đặn, “online”, hay qua điện thoại thăm hỏi lẫn nhau. tới lúc này có lẽ các em cũng quen với cuộc sống mới phải thích ứng với hoàn cảnh hiện tại.
21 Tháng Mười 20208:41 SA(Xem: 6321)
Tất cả những giọt mồ hôi âm thầm đó như một nguồn năng lượng thúc giục mình phải bước tới, đem khả năng của mình ra góp vào dòng sống chung của cuộc đời.
07 Tháng Mười 20205:16 CH(Xem: 5831)
Thử xem mình có nghe được tiếng con rồng gầm trong khúc gỗ khô, hay chỉ là tiếng con dế kêu rỉ rả?
29 Tháng Chín 20204:42 CH(Xem: 7116)
Nghi thức tụng niệm có ích khi mình nhận ra trạng thái tâm của mình lúc đó đang “ly dục, ly pháp bất thiện”. Tâm đang trong sạch. Nhưng chưa thực sự trống không, vì tâm có một chỗ để duyên theo, là kinh sách, là kệ tụng v.v... cho nên phương thức này là bước đầu hỗ trợ mình, có thêm tuệ trí, hiểu biết kinh điển thêm.- Tâm thực sự trống không khi mình đi vào cái Biết không lời vững chắc, nghĩa là ngay cả không còn chủ đề dụng công.
23 Tháng Chín 202010:56 SA(Xem: 5787)
Nếu nói có Định mà Giới và Tuệ chưa có thì là tà định. Tuệ ở đây là phát huy sáng tạo, là có biện tài, giảng pháp chính xác, lưu loát. Chứ không phải không cần giáo lý, xem thường tuệ, cho là lý thuyết. Một khi con đường đi lệch lạc, thì dẫn tới ý nghĩ và lời nói ra cũng lệch lạc, chỉ vì mình chưa có trí tuệ thực sự. Tóm lại, từ bước đầu tu học, phải có trí tuệ, và bước cuối cũng là phát huy trí tuệ mà thôi.
17 Tháng Chín 20208:57 SA(Xem: 6850)
Hôm nay cô đặt câu hỏi, chúng ta tùy ý trả lời. Xem như một “trò chơi mới” thôi... Sau khi hiểu ý nghĩa của mười câu xướng đó rồi, mình có thấy được bài học nào cho mình không? - Tại sao chư Tổ đặt ra phương thức hằng ngày mình phải lễ lạy Phật và Tổ? - Mình phải lễ lạy ra sao mới có giá trị? - Tâm mình phải như thế nào? Cô ước mong chúng ta hưởng ứng “trò chơi” này. Ghi lại vài dòng, vài ý nho nhỏ, cũng là có hồi đáp,...
16 Tháng Chín 20202:04 CH(Xem: 7452)
Cửa thiên đàng hay cửa địa ngục là do ai? Do mình chọn thôi. Mình làm chủ cuộc đời của mình. Phải luôn luôn nhớ điều đó. Dòng tuôn chảy của cuộc đời từ ngàn xưa vẫn vậy. Mình thấy cuộc đời ra sao? Mình thu nhặt cái gì trong cuộc đời? Là do mình thấy, là do mình thích, là do mình muốn, là do mình chọn.
07 Tháng Chín 20207:00 SA(Xem: 5798)
“...Chợt thấy Ngôi Nhà Xưa, Chính tại bờ bên này”. Mình không tìm kiếm ở đâu xa xôi nữa. Tâm dừng lại, là đang ở trong nhà. Không cần nhờ ai chỉ đường nữa. Vậy thì thôi, xin rủ áo, buông tay. Giã từ. Ta lại đi chèo thuyền trên dòng sông đời, mặc tình rong chơi.
02 Tháng Chín 20202:00 CH(Xem: 6970)
Thiệt ra cô viết mấy dòng nầy cũng như là cô đang nhắc nhở chính cô thôi. Cô cũng đã nhìn thấy dòng thời gian trôi qua, như gió thổi mây phải bay. Mây có bao giờ cưỡng chống lại... Vậy đó. Cô đã dự tính cho cô: sống đơn giản, tu đơn giản, và đi cũng đơn giản, nếu cô được cái phần thưởng cuối cùng này.
01 Tháng Chín 20207:03 CH(Xem: 6357)
Tới đây, cô tạm ngừng. Xem như “con đường mòn tâm linh” đã vẽ rồi, chúng ta cứ yên tâm bước tới. Đi tới đâu là tùy mỗi người thôi. Mỗi người là tác giả của dòng sống của riêng mình. Mỗi kiếp sống là tác phẩm của chính mình sáng tạo ra. Đau khổ hay hạnh phúc là tự mình vẽ ra cho mình. Cảnh đời bên ngoài cũng là tác phẩm của chính mình sáng tạo
27 Tháng Tám 202012:31 CH(Xem: 5591)
Tới đây cô tạm chấm dứt phần đúc kết các bài học nhỏ trong mấy tháng qua. Về phần mình, các em cũng nên nhìn lại chặng đường mình đã đi trong mấy tháng qua như thế nào? Tâm của mình chuyển hóa ra sao, có bình an trong khi cuộc đời xáo trộn? Trí tuệ có hiểu sâu sắc hơn về những biến chuyển của cuộc đời?
19 Tháng Tám 20206:19 CH(Xem: 5793)
Riêng vị thiền sư Nhật bản này có hơn 10 đệ tử sáng đạo. Thật là một việc phi thường. Chúng ta tìm hiểu xem nguyên nhân nào dẫn tới kết quả đó? Có thể từ kinh nghiệm này, mình ứng dụng cho mình để mình cũng đạt được kết quả sáng đạo.
12 Tháng Tám 20208:32 SA(Xem: 6261)
Mình có thể xem ngài Đại Mai như tiêu biểu cho lối sống và trí tuệ của thiền sư hay không? Cốt lõi của Thiền là sao? Kho báu trí tuệ của mình ở đâu? Sống Thiền là thế nào? Chúng ta có thể ứng dụng như thế nào cho chính mình?
12 Tháng Tám 20208:24 SA(Xem: 5785)
Nhưng nếu mình đứng lại, thì là mình tới nhà rồi. Tâm đứng yên, là đang ở trong nhà. Còn tìm gì ở đâu nữa? Cho nên một thiền sư xưa đã nói: “Một niệm vô sanh, đạt niết bàn”. Con đường Thiền đó- tạm nói vậy- chứ nếu còn con đường phải đi, thì là chưa tới.
05 Tháng Tám 202012:41 CH(Xem: 7809)
Mình học được bài học nào, qua truyện ngài Angulimala? Mỗi em tự suy gẫm. Mình đã đứng lại chưa? Nếu mình còn đi, tức là mình chưa đứng lại. Nhưng nếu mình chưa đi, mà mình đứng lại, thì sao?
05 Tháng Tám 202012:30 CH(Xem: 5159)
Đức Phật giáo hóa đệ tử với tâm bình đẳng, khách quan, nhưng mỗi người tùy theo căn tánh, khả năng riêng mà tu tập và tiến bộ khác nhau. Vậy chúng ta hãy suy gẫm xem mình là hạng đệ tử nào, mình có những ưu điểm nào, hay còn khuyết điểm đã khiến cho mình chưa đến nơi mà mình muốn đến?
30 Tháng Bảy 202011:50 SA(Xem: 6688)
Hôm nay, cô cho chủ đề số 3. Chủ đề này sẽ trừu tượng hơn một chút. Chủ đề: “quan sát Tâm” của mình... Các em thực tập rồi ghi lại, khoảng 5 lần, nhận thấy tâm mình ra sao?
30 Tháng Bảy 202011:38 SA(Xem: 13441)
Kết luận, trong nhà Thiền, điều kiện thực hành là quan trọng, thực hành trong khi tọa thiền, và thực hành trong đời sống. Thực hành : Quán, Chỉ, Định, và Huệ. Chúng ta không quên Giới, vì Giới là quan trọng, là nền tảng vững chắc của phẩm hạnh thanh cao của con người. Giới là bước tu tập đầu tiên để chuyển Nghiệp của mình.
30 Tháng Bảy 20207:53 SA(Xem: 7240)
Đập vỡ cây đàn làm chi hỡi Bá Nha? Cứ khảy đàn đi, vẫn còn vầng trăng sáng năm xưa đang thấy, vẫn còn dòng nước trong veo bến Hán Dương đang nghe, kìa là hoa lá cũng rộn ràng một vũ điệu vô tư theo tiếng nhạc.
30 Tháng Bảy 20207:48 SA(Xem: 5376)
Tất cả cũng chỉ là cõi tâm của một người. Xem như cô tặng cho các em những mảnh vụn trò chơi “puzzle”, ai biết thì ghép lại làm thành một bức tranh tâm của một đời phù du.
22 Tháng Bảy 20208:38 CH(Xem: 6018)
Từ có nhận thức rõ ràng về tâm biết tĩnh lặng trong sáng này, mình cứ kiên nhẫn thực hành hoài trong đời sống hằng ngày là mình sẽ đạt được tất cả: sức khỏe tốt, hài hòa trong tất cả hoàn cảnh sống, chính mình an lạc và đem an lạc tới cho tất cả mọi người khi mình tiếp cận.
22 Tháng Bảy 20208:31 CH(Xem: 5464)
Mấy năm sau này cô chỉ hướng dẫn khóa Bát nhã đặc biệt với cách hướng dẫn uyển chuyển khác nhau trong từng đạo tràng. Đạo tràng nào thấy cần bổ túc phần nào thì bổ túc. Mà phần thiếu nhất là Kinh Nikàya, cần học thêm để tăng niềm tin và để mình không xa rời những lời dạy của Đức Phật. Muôn đời, những lời dạy của Đức Phật là khuôn mẫu vô giá cho người đời sau.
22 Tháng Bảy 20208:24 CH(Xem: 5539)
"Xin đừng hỏi nữa, hãy ngồi lắng nghe Tiếng tùng bách khi không gió lộng." - Hãy im lặng lắng nghe! Nghe gì? Không có gió thổi, vậy cây tùng cây bách có âm thanh hay không?
17 Tháng Bảy 20201:01 CH(Xem: 10234)
Trên đây, cô tạm đúc kết lại tiến trình cái thấy của mình, bắt đầu qua một chủ đề tầm thường, nhỏ nhoi, thực tiễn, là “một chiếc lá”. Mà chiếc lá có nói gì với mình không, hở các em? Tới đây, mình đã hiểu “Kinh Vô Tự”, mới là chân kinh.
15 Tháng Bảy 20202:54 CH(Xem: 6496)
Nhưng là người tu thực sự thì tự mình phải biết rõ chính mình... Không cần nói ra, không thể nói ra. Nhưng mình vẫn lảnh cái hậu quả của cái tâm thức sâu kín của mình, trong đời này và đời sau nữa. Có khi nó là tùy miên, mình không biết được. Nhưng những giấc mơ, nó sẽ báo cho mình biết. Cám ơn những giấc mơ.
15 Tháng Bảy 20202:41 CH(Xem: 5886)
Hình ảnh Đức Phật và các vị thánh đệ tử của ngài là tấm gương sáng muôn đời cho chúng ta.
15 Tháng Bảy 20202:30 CH(Xem: 5008)
Kết luận, tâm được tu tập là con đường dẫn tới hạnh phúc, nói theo ngôn ngữ thông thường. Tâm không được tu tập dẫn tới khổ đau. Mà tâm không biết tu tập, không gì nguy hiểm bằng chọn lầm người bạn đường. Khổ cho cả 3 đời: cha mẹ, mình và con.
15 Tháng Bảy 20202:22 CH(Xem: 5037)
Khi mình có cái “rõ biết tâm mình” trong mọi lúc, thì mới xem như “thần thông” của Thiền. Còn nếu chỉ nói về ích lợi của kỹ thuật, thì đó là “thần thông” của thế gian thôi.
09 Tháng Bảy 20201:17 CH(Xem: 6560)
Như vậy, mình thử ngẫm nghĩ xem mình thích hợp với phương thức nào, mình muốn vào bậc nào theo ngài Tường Quan Chiếu Khoan, hay mình thích tu theo ngài Ô Sào?
09 Tháng Bảy 202010:42 SA(Xem: 7933)
Hôm nay cô muốn chúng ta thử áp dụng “Như Lý Tư Duy”. Tất cả mọi người đều được khuyến khích tham gia, xem như một “trò chơi mới” hay như “đố vui để học” trong thời điểm đặc biệt hiện giờ “rảnh rang mà chưa thanh thản”. Chủ đề cô đề nghị là < Một chiếc lá>
09 Tháng Bảy 202010:37 SA(Xem: 5638)
Vậy hôm nay cô nhắc lại cho các em một bữu bối thần diệu, có thể soi chiếu thấy tới đời vị lai, mà Đức Phật với lòng từ mẫn, đã ban cho mình.
09 Tháng Bảy 202010:30 SA(Xem: 5915)
Kết luận, trong một đời tu cần phải có nhiều lần ngộ. Mỗi lần ngộ là ta được giải tõa khỏi một bế tắc nào đó, trí tuệ phát huy thêm rộng và sâu sắc hơn.
09 Tháng Bảy 202010:07 SA(Xem: 5690)
Nói gọn lại là: Phải nhớ cái bản thể của cuộc đời là ...Là gì? - Là Trống Không. - Là Như Huyễn mà thôi. Thì lập tức cái tâm của mình dừng lại ngay.
02 Tháng Bảy 202010:45 SA(Xem: 6104)
Nếu có người muốn thấy, làm sao thấy được, Khi có chủ thể thì có đối tượng, tức sẽ không thấy gì hết, chưa thể nhập. Chỗ nầy là bặt lời tức Atakkàvacara, ngoài lý luận. Chỗ này, kinh Hoa Nghiêm nói là:”Sự sự vô ngại pháp giới”.
02 Tháng Bảy 202010:00 SA(Xem: 5574)
Tập hạnh nhẫn nhục, dù có oan ức, cũng không biện minh. Đó là hạnh của Ba la mật: Nhẫn nhục ba la mật. Nếu là vàng ròng thì không sợ lửa. Có thử lửa, người đời mới biết đó là vàng ròng .
02 Tháng Bảy 20208:48 SA(Xem: 7480)
Thầy xua mình ra trận, Thầy đã cho mình nhiều bữu bối rồi. Cô thích nhất bữu bối Như Huyễn…. Bên ngoài thấy như chiêm bao, thì bên trong êm re... Trí Huệ Bát Nhã chính là “Vô ảnh kiếm,” hay “Vô hình kiếm,” hay “Vô tướng kiếm”, mỗi người chúng ta đều có, xin nhớ lấy ra mà dùng.
02 Tháng Bảy 20208:36 SA(Xem: 6431)
Ai có thử mở kho tàng được, lượm được cái gì, nhớ cho cô biết với nha. Còn ai từ trước, thở ra thở vô rồi mở cửa kho tàng, bây giờ thử câu thần chú này, cũng sẽ mở được kho tàng dễ dàng. Rồi tới bước cuối cùng, không cần dùng câu thần chú nữa, vì sao ?
02 Tháng Bảy 20208:02 SA(Xem: 5689)
Tóm lại, dù là tu sĩ hay cư sĩ, con đường đi cũng chỉ là một. Là hướng tới sự an lạc thực sự, lâu dài, cho mình và cho người.... Tạo ra nếp sống hài hòa an lạc bản thân với người khác quanh mình....cùng chung nhịp điệu chuyển hóa tuyệt diệu của trời đất bao la này.
25 Tháng Sáu 20204:56 CH(Xem: 5788)
Một khi đã ra đi, thì không bao giờ trở lui lại. Chúng ta đã chọn con đường Thiền, là con đường tâm linh, thì phải dấn bước đi tới hoài, Đó là ý nghĩa của “Quyết định ba la mật” cũng là quan niệm của người tu sĩ, theo lời giảng của Thầy chúng ta
25 Tháng Sáu 20208:02 SA(Xem: 5407)
Như vậy chúng mình đều đang có thần thông: người viết, người đọc, hai bên hiểu nhau. Dù xa cách ngàn trùng. Không thấy mặt mà thấy tâm nhau. Đó là thần thông của Thiền.
25 Tháng Sáu 20207:35 SA(Xem: 6035)
Cuộc đời của thiền sư, như đóa hoa quỳnh, trong trắng nở tròn đầy trong đêm tối, hương tỏa phảng phất. Nhưng trên đời có mấy ai hay, biết thưởng thức hương sắc đóa hoa quỳnh.
25 Tháng Sáu 20206:56 SA(Xem: 6333)
Tu tại gia và tu chợ là khó vô cùng. Tu chùa là dễ nhất. Vì sao? Rất khó giữ được: “ Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” .
18 Tháng Sáu 20204:06 CH(Xem: 6974)
Kinh có chữ tràn đầy kia, ghi lại lời Phật.. Vậy Phật có nói pháp. Pháp ở đâu? Trong kinh à? Hay ở ngoài vườn? Hay ở trong tâm? Tâm của ta hay tâm của Phật? Hay Phật của tâm ta?
18 Tháng Sáu 20203:15 CH(Xem: 5603)
Chúng ta tự nhận là con Phật, vậy nhớ cẩn thận lời nói của mình. Vì lời nói là biểu hiện của Tâm. Tâm ma thì .
18 Tháng Sáu 20203:04 CH(Xem: 5708)
Vì thiệt ra, giáo thọ hay không, tất cả chúng ta đều cùng đi trên một con đường. Cùng nhìn về một hướng. Là hướng tự rèn luyện tâm của chính mình, có trị tuệ và có từ bi. Trí huệ là cửa ngõ đi vào trọng trách “sứ giả Như Lai”. Không còn cách nào khác.
18 Tháng Sáu 20209:02 SA(Xem: 5994)
Như vậy, Phật, như thiện tri thức, Ma, như ác tri thức. Cả hai đều giúp ta nhận ra con đường tu tập tiến tới an vui hạnh phúc thực sự, trong hiện đời và những đời sau nữa.
11 Tháng Sáu 20206:41 CH(Xem: 5914)
Mà cái tâm đó ở đâu? Nó là cái mình đã có sẵn. Quay lại là thấy. Nó ở ngay trước mắt mình. Mắt mình, không phải nhờ mắt người khác. Tâm mình, không cần qua tâm người khác.
11 Tháng Sáu 20204:15 CH(Xem: 6050)
Khi tâm mình tương đối lành thiện rồi, không dính mắc chuyện người khác, có được an lạc, thì nó sẽ tự dừng. Đó là Định. Có cần phải tìm kiếm bon chen vội vã không?
09 Tháng Sáu 20204:19 CH(Xem: 5342)
Tóm lại , Tứ Diệu đế, được xếp là Tục đế Bát nhã, nhưng hướng nhắm là dẫn đến Chân đế Bát nhã.
02 Tháng Sáu 20207:51 SA(Xem: 5693)
Như thế là vượt lên trên cả hai khái niệm: ngã và vô ngã rồi. Khi mình không còn khái niệm ngã và vô ngã, mình mới thực sự kinh nghiệm vô ngã. Nhưng không nói là vô ngã nữa.
02 Tháng Sáu 20207:40 SA(Xem: 6321)
Sao mình không xao xuyến khi thưởng thức bụi hoa hồng vàng, rực rỡ, tươi sáng kia. Sao đứng bên mấy đóa hoa không tên này, lòng mình lại bồi hồi. Có phải là... dường như vừa biết trên đời vẫn có thể có người tri kỷ?
02 Tháng Sáu 20207:20 SA(Xem: 5852)
Có phải mình quá vội vàng hay không? Hay là mình thiếu đèn pha, hay mình đi con đường khúc khuỷu không có đèn đường. Hay xe mình không có cái thắng tốt? Khi chúng ta đã điều khiển chiếc xe đời của mình an toàn đem đến hạnh phúc cho mình và cho người khác thì lo gì, chúng ta cũng sẽ lái chiếc xe tâm linh đến đúng mục tiêu thôi.
02 Tháng Sáu 20207:11 SA(Xem: 6706)
những điểm tương đồng giữa Không và Chân như: những điều khác biệt giữa Không và Chân như:
27 Tháng Năm 20203:50 CH(Xem: 5863)
Giáo lý, hay lý thuyết thiền, hay kỹ thuật thực tập là ngọn đèn soi sáng con đường mình đang đi. Các em phải tự bước đi. Mỗi người phải có trách nhiệm cuộc đời của mình. phải tự mình là ngọn đèn cho chính mình.
26 Tháng Năm 202011:40 SA(Xem: 6408)
Cái Ngã là đầu mối của ý, của lời và của hành động. Từ đó là Nghiệp.
26 Tháng Năm 202010:41 SA(Xem: 5726)
Giai đoạn 1: Biết không lời + sự xúc chạm đi Giai đoạn 2: Biết không lời + trạng thái tâm trống rỗng. Giai đoạn 3: Tỉnh thức biết không lời + thấy hay nghe. Giai đoạn 4: Nhận thức biết không lời trống rỗng = nhận thức biết không lời như vậy.
26 Tháng Năm 202010:36 SA(Xem: 5848)
Vậy, qui luật xung đột là đúng hay qui luật hài hòa là đúng? Xung đột là khổ đau. Hài hòa là an vui, là niết bàn. Một cái thấy theo người thế gian, đúng theo thực tế của cuộc đời. Một cái thấy của bậc tỉnh thức, đứng trên bản thể của cuộc đời.
21 Tháng Năm 202011:46 SA(Xem: 6260)
Con đường tu đã được đức Phật trình bày thật rõ ràng, dứt khoát, lý luận thật vững chắc, không ai bắt bẻ được. Thời xưa cho đến nay, Tứ Diệu Đế vẫn được xem như là con đường tu quan trọng khuôn mẫu để ra khỏi cảnh đời đau khổ trần gian.
21 Tháng Năm 202010:34 SA(Xem: 5159)
Ba tháng rưỡi qua rồi, mình đứng trên bờ, nhìn dòng sông đời trôi chảy, êm dịu, hài hòa, theo nhân duyên của nó. Dòng sông đời mình cũng vậy, trôi chảy thật êm đềm theo nhân duyên trùng trùng của nó. Đố ai khuấy động được dòng sông đời muôn thuở của nghiệp quả ?
21 Tháng Năm 202010:15 SA(Xem: 7698)
Một em thiền sinh hỏi cô về pháp Thở. Bây giờ cô trình bày phương thức thực tập Thở của chúng ta đã theo từ nhiều năm nay. Chúng ta cũng căn cứ trên kinh Nikàya, tuy nhiên chúng ta giải thích đơn giản hơn.
14 Tháng Năm 20208:30 CH(Xem: 5939)
Trong mảnh vườn nhỏ này, cây cỏ, hoa, lá chen chúc nhau, hài hòa, kiếm sống, kiếm nắng, kiếm sương. Nhưng rồi thì tất cả cũng sẽ tàn, sẽ khô, sẽ rụng. Còn lại cái gì ? Mấy cây tiêu, cây tùng thì vẫn là cây tiêu, cây tùng. Nhưng dù còn đó, một trăm năm rồi cũng héo khô ngã quị. Mình cũng vậy.
14 Tháng Năm 20208:00 CH(Xem: 5704)
Mình thấy những hình ảnh già, bệnh và chết nhiều quá, nên mình không quan tâm tới, mình chưa chấn động trong tâm. Mình chưa tỉnh thức. Cho nên, bây giờ mới có thêm một vị Thiên sứ nữa, để cảnh tỉnh con người.
07 Tháng Năm 202010:10 SA(Xem: 9239)
Vậy sao đời không thấy cái sức sống, cái nhan sắc thực của thiên nhiên? Mà lại đi ca ngợi, gìn giữ tranh, ảnh là những cái “bản sao chết” của thiên nhiên? Cô thấy ngộ thiệt. Hay là mình lẩm cẩm vì tuổi già rồi không chừng!
07 Tháng Năm 20209:53 SA(Xem: 5708)
“...Con đồng ý với sư cô. Con nghĩ sẽ có nhiều thiền sinh kéo nhau về Tổ Đình nhổ cỏ để được sáng đạo chứ chẳng cần học giáo lý mà Đức Phật đã giảng dạy từ hơn hai ngàn năm nay đâu.... .... và con phải chọn về Tổ Đình nhổ cỏ hay học Thiền online ? ”
30 Tháng Tư 20209:21 SA(Xem: 5487)
Cô gởi các em câu chuyện trên cõi tiên. Có ai muốn làm tiên nữa không?
24 Tháng Tư 20207:44 CH(Xem: 5599)
Con coronavirus nó chỉ ăn cái thân của mình thôi, và chỉ ăn mất thân trong một đời. Vậy mà người ta hoảng hốt. Còn cái bệnh dịch kia nó ăn cái tâm, nó ăn luôn nhiều đời mà ít ai lo . Bệnh dịch ghê gớm đó là bệnh gì vâỵ ? Chắc các em đã có câu trả lời rồi phải không ?
21 Tháng Tư 20206:31 CH(Xem: 5569)
Em cười ha ha: - Vậy cô thông báo thiền sinh ai muốn sáng đạo thì lên nhổ cỏ Tổ Đình, cô khỏi phải giảng pháp online nữa ! Lý thuyết hoài làm chi ? Phải thực hành chứ ! Vậy ai muốn sáng đạo thì lên nhổ cỏ Tổ Đình !
16 Tháng Tư 20208:58 CH(Xem: 9389)
Vì thế hôm nay, cô mới quyết định ngồi lại bàn viết này, trãi tâm tư mình ra, gởi theo gió mây, tới những em nào có duyên đọc mấy lời này. Xem như là để đền trả lại những niềm vui, những năng lượng thiện lành, mà cô đã nhận được từ khi dấn bước vào con đường tu học.
10 Tháng Tư 20203:13 CH(Xem: 7519)
Thân mến gởi tới các bạn những tấm hình chụp không có chuyện môn. Chỉ là để ....
69,256