HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Thông Triệt Toàn Tập Chương 4 KHÍ CÔNG: – PHẦN LÝ THUYẾT & MỘT VÀI CÁCH TẬP KHÍ CÔNG CHỮA BỆNH

01 Tháng Tám 20225:15 CH(Xem: 2421)

KHÍ CÔNG – PHẦN LÝ THUYẾT

KHÍ CÔNG – PHẦN LÝ THUYẾT picture                      

 

1. Xuất Nguyên

Xưa bên Tàu, các vị tu theo đạo Lão luyện khí làm thuật trường sinh (luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư – Ngài Trương Hoành Cừ - Thế Kỷ 2 trước Công Nguyên)

 

Nay pháp Khí Công được phổ thông hóa thành môn THỞ TĂNG CƯỜNG NỘI LỰC, nhằm chữa các bệnh thuộc về khí huyết, kinh mạch như: thần kinh tọa, thấp khớp, bệnh tim mạch, bệnh nội tạng, v.v…

 

2. Mục Đích

Tập Khí công để:

-          Điều hòa kinh mạch

-          Điều hòa khí huyết

-          Chữa bệnh tim mạch, thấp khớp, thần kinh tọa…

-          Tăng cường hệ thống miễn nhiễm

-          Tăng cường nội lực, sức khoẻ.

 

3. Tại sao tu Thiền lại có Khí Công?

Khí công không phải là Thiền.

Tuy nhiên, nhiều người muốn tập thiền mà có bệnh, hoặc sức khoẻ kém, khó ngồi lâu, cần tập khí công để bớt bệnh, có thêm sức khoẻ.  Xưa Tổ Đạt Ma dạy khí công cho môn đệ để chống lạnh và có sức khoẻ dẻo dai.

 

4. Lợi ích của Khí Công:

 
A) Tăng cường Hệ thống Miễn nhiễm
Bạch huyết bào kết thành chùm như chùm nho.  Khi Nén khí, gồng cứng cơ bắp làm vỡ các chùm bạch huyết bào.  Bạch huyết bào là chất kháng thể, khi ta thở ra chậm sẽ theo máu, đi khắp thân thể diệt trừ tế bào lạ, vi khuẩn… (Bạch huyết bào đi một chiều, đi xuống nội tạng và ra tứ chi).
 
B) Trị bệnh
Bạch huyết bào theo máu vào động mạch đi khắp cơ thể, diệt tế bào lạ, mầm bệnh, chất béo, chất độc, vi khuẩn, u bướu.  Đó là hệ thống miễn nhiễm, hay đạo quân phòng vệ của chúng ta.
Gân cốt chúng ta ít vận động sinh ra những chứng đau nhức khớp xương.  Tập khí công sẽ giúp cho những chổ lắc léo được co giãn, phục hồi chức năng dẻo dai, mềm mại, chấm dứt hay giảm bớt các bệnh nhức khớp, thần kinh tọa, đau đầu gối, mắt cá chân.
 
C) Ly tâm máu
Máu từ tim bơm ra, cộng với sự nén khí và thở ra chậm sẽ thành một dòng máu ùa ra tứ chi và nội tạng gọi là ly tâm máu.
Ly tâm là một hình thức lọc máu, phục hồi tính chất nuôi dưỡng, bổ dưỡng, lành mạnh, cộng với Bạch huyết bào, kháng thể diệt tế bào lạ.
Những hạt máu tốt tươi, khoẻ mạnh sẽ trở thành những tế bào mới thay thế tế bào già nua, bệnh tật.
 
D) Cọ xát máu
Nén khí xong thở ra chậm chậm giúp cho dòng máu ùa ra mạnh mẽ vào các động mạch, các tế bào máu cọ xát lẫn nhau làm vỡ các phiến máu (clot) là những thứ có thể làm nghẽn tim hay mạch máu não, ta ngừa được chứng heart attack và chứng stroke.
 
Các phiến máu do đứt tay, chân, trầy xước chảy máu kết lại thành mày (ngoài da) và phiến máu (trong máu).
 
E) Thông thành động mạch
Cùng với lưu lượng máu ùa mạnh vào động mạch làm nong lớn động mạch và cuốn đi các chất béo đóng bên trong thành động mạch.  Mỗi lần một ít, nhiều ngày sẽ làm sạch các chất kết dính ở thành động mạch, giúp cho động mạch hết bị xơ cứng, trở nên đàn hồi.  Đó là trị chứng xơ cứng động mạch.
 
F) Nong các túi phổi
Trong khi nén khí, các túi phổi trước nay lép, được nong ra.  Tập nhiều ngày, tăng dung tích chứa dưỡng khí.  Bình thường chúng ta hít thở vào chừng 1-2 lít dưỡng khí, trong khi phổi của một người khoẻ mạnh siêng năng tập khí công có thể chứa tới gần 5 lít dưỡng khí.  Tăng dưỡng khí là tăng chất nuôi tế bào não và tăng sự lọc sạch máu ở phổi, tăng thêm sức khoẻ, sức đề kháng, rật lợi ích mà không tốn tiền thuốc.
 
G) Tăng thêm mao mạch (vi ti huyết quản)
Trong khi nén khí, máu dồn lại trong tĩnh mạch.  Đầu tĩnh mạch nở ra sanh thêm nhiều vi ti mạch hay mao mạch.  Các mao mạch này ở sát dưới lớp da sẽ đưa máu và kháng thể đều nuôi da và trị các bệnh của  da (ghẻ, lác, lang bang, mụn).  Tập khí công một ít lâu sẽ thấy da mặt hồng hào, bóng láng. (thế tập đặt biệt đẹp da mặt)
 
H) Gá ý để dẫn khí đi thông kinh mạch
Khi nén khí, ta gá ý ở chổ đau (đầu gối, khớp xương, vai, lưng, thận…) mượn hơi thở (khí) dẫn huyết đi đến chỗ đau nhức để chữa trị.  Vì thế nếu thấy đau không nên sợ, chỉ nên gá ý vào nơi đó suốt 12 tiếng đếm.  Tập nhiều lần sẽ giảm bớt đau.
 
Gá ý cũng dẫn đến máu huyết ra tứ chi, ra da giúp cho cơ thể ấm áp, chống lại khí trời lạnh bên ngoài.  Mùa đông, tập khí công sẽ không bị lạnh, trái lại sẽ thấy khí trời mát mẻ, thích hoạt động bên ngoài.
 
I) Làm cho tỉnh thức, tỉnh táo
Sáng sớm, khoảng 4 giờ thức dậy ngồi thiền sẽ thấy còn muốn ngủ, lừ đừ.  Ngồi thiền như thế dễ bị hôn trầm, ngủ gục.  Nên thở vài ba hơi nội lực, sẽ thấy tỉnh táo ngay.
 
Cũng vậy, buổi tối, sau một ngày làm việc mệt nhọc, vào tọa thiền cũng dễ hôn trầm.  Nên thở vài ba hơi khí công sẽ thấy tỉnh thức ngay.
 

 

5. Cách tập

A) Nguyên tắc                      1                     4                     2        
                                                Hít vô              Nén                 Thở ra
 
Ví dụ:                              Hít vô:             1-2-3 (3 tiếng đếm)
                                       Nén:                1-2-3-4-5-6-7-8-9-10-11-12 (12 tiếng đếm)
                                       Thở ra:            1-2-3-4-5-6 (6 tiếng đếm)
 
Hít vô: bằng mũi.  Thở ra bằng mũi hay bằng miệng (tùy ý).  Hít vô lấy hơi vào lồng ngực ở cơ hoành.  Hai tay đan nhau, đứng 2 chân dang ra vừa phải.  Cơ bắp thả lỏng.
 
Nén: Hai cánh tay xuôi thẳng xuống ép vào 2 bên nách, gồng cứng cơ bắp tay-vai-ngực-đùi, nhứt là 2 bên nách và 2 bên háng.
 
Thở ra: chậm chậm (1/2 thời gian nén) bằng mũi hay bằng miệng.  Thả lỏng tất cả cơ bắp, nới lỏng 2 bàn tay, chân rùn xuống, đứng tấn đề phòng ngã té.
 
B) Nguyên tắc tùy sức
Hít-Nét-Thở ra vừa sức, dành cho người bệnh tim mạch, bệnh chóng mặt, bệnh hen suyễn.
Thay vì 3 tiếng đếm khi hít vô, chỉ 1 hay 2 tiếng đếm.  Nén cũng không hết sức, và thở ra không kéo dài hụt hơi.
 
C) Nguyên tắc tối đa
Dành cho người tập khí công đã lâu.  Hít-Nét-Thở ra tối đa.
 
 
Thời gian tập: 15-30 phút buổi sáng (người bình thường), người bệnh có thể tập nhiều lần trong ngày.
 
Mỗi thế tập 5 lần, khi bắt đầu tập.
 
Khi nén khí, gá ý chỗ đau.
 

 

LƯU Ý

 

-          Không tập khi mới ăn xong, còn no.  Tập khi bụng trống hay sau bữa ăn 2 giờ.

-          Mỗi thế tập 5 lần, về sau tập quen rồi tăng lên 6-7-8…lần.  Không quá 12 lần.

-          Tốt nhất tập nhiều lần trong ngày (để chữa bệnh) thay vì cố gắng tập quá sức, quá lâu.

-          Tập mà thấy có triệu chứng đau nhức thêm, không thấy bớt, nên xem lại có đúng tư thế hay không (hoặc hỏi lại Thiền viện).

-          Tập xong, nằm thư giản 5 phút, buông lỏng cơ bắp, thư giản toàn thân (Acetylcholine sẽ tiết ra tẩy chất độc tố Norepinephrine do sự cố gắng tiết ra).

 


 

 

 

MỘT VÀI CÁCH TẬP KHÍ CÔNG CHỮA BỆNH

 

Bệnh

Thiền

Khí Công

Cao máu

Thở thiền

Thở nội lực

Mất ngủ

Nhìn ánh sáng, nhìn bóng đen

Thở ót

Nhức đầu

Nhìn trăng sáng

Thở nội lực, thở ót

Cao cholesterol

Thở thiền

Thở nội lực

Hen suyễn

Thở thiền

Thở nội lực

Dị ứng

Thở thiền

Thở nội lực

Đường máu

Thở thiền

Nhìn xa, gần, lưng chừng

Loét bao tử

Thở thiền

Thuốc cây cỏ

Suy nhược thần kinh

Thở thiền

Thở ót

Đau thần kinh tay, vai, đầu gối

 

Thở gá ý vào tay, vai, đầu gối

Ù tai

Thở thiền

Thở lổ tai

Thần kinh tọa

 

Thở thần kinh tọa

Đau bên cổ

 

Thở cổ

Nặng ngực

 

Thở tim

Eczema

 

Thở nội lực

 
 
____
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Giêng 2023(Xem: 1546)
TƯ LIỆU HỌC TẬP Thầy dùng giảng dạy trong các khóa khí Công
16 Tháng Chín 2020(Xem: 5362)
A. THẬN: Thở theo nguyên tắc 1-4-2 1. Thế đứng: 00:00 2. Thế nằm: 01:48 B. SUYỄN: Thở theo nguyên tắc 1-4-2 1. Thế nằm: 04:02 C. THƯ GIÃN TOÀN THÂN: 06:21 Hướng dẫn lý thuyết: Thầy Thích Thông Triệt. Hướng dẫn thực tập: Thầy Thích Không Như.
09 Tháng Chín 2020(Xem: 5125)
Khí Công Căn Bản (Phần 5/6): THẤP KHỚP: Thở theo nguyên tắc 1-4-2 1. Thế gót chân: 00:00 2. Thế mép chân ngoài: 2:05 3. Thế mép chân trong: 3:54 4. Thế hai mép chân trong: 5:37 5. Thế nằm ôm nhượng và ngóc đầu lên: 7:42 6. Thế nằm bỏ chân qua một bên: 9:25 7. Thế nằm co chân vô: 11:23 8. Thế lòn chân qua: 13:10 9. Thế nằm co chân và nghiêng thân người: 15:06
29 Tháng Tám 2020(Xem: 5303)
Khí Công Căn Bản (Phần 4/6): TIM MẠCH: Thở bình thường 1. Thế đánh hai tay lên xuống: 00:00 2. Thế đánh hai bàn tay tréo qua tréo lại trước mặt: 2:19 3. Thế đánh xéo tay lên xuống kết hợp với khuỵu đầu gối: 3:12 4. Thế đánh cổ tay: 4:44 5. Thế đánh tay và xoay thân mình: 5:53 6. Thế đứng nghiêng thân người và cúi xuống: 7:02 Thở theo nguyên tắc 1-4-2
26 Tháng Tám 2020(Xem: 5684)
Thở theo nguyên tắc 1-4-2 1. Thế sư tử ngồi nghinh thiên: 00:00 2. Thế nằm: 1:54 3. Thế nằm co hai chân lại: 4:08 4. Thế nằm ngóc đầu lên, hai gót chân sát sàn nhà: 6:15
19 Tháng Tám 2020(Xem: 5693)
Hòa Thượng THÍCH THÔNG TRIỆT hướng dẩn Khí Công Căn Bản phần 2/6: THỞ NỘI LỰC
12 Tháng Tám 2020(Xem: 6219)
Hòa Thượng THÍCH THÔNG TRIỆT hướng dẩn Khí Công Căn Bản (phần 1/6): GIỚI THIỆU Sơ lược về TÁC DỤNG của THỞ KHÍ CÔNG và NGUYÊN TẮC 1- 4- 2
20 Tháng Ba 2020(Xem: 7694)
Tài liệu này do Ban Điều Hành Đạo Tràng Tánh Không Nam Cali ghi chép lại từ Video Khí Công Căn Bản và các lớp Khí Công do Thầy Thiền Chủ trực tiếp hướng dẫn, nay trình bày và ấn hành theo nhu cầu của Đạo Tràng, chỉ để dùng làm tài liệu tu học nội bộ, không phổ biến. Chú ý: Lúc mới bắt đầu tập cần phải có sự hướng dẫn của Huấn Luyện Viên Khí Công
06 Tháng Ba 2013(Xem: 113023)
Bài đọc thêm số 1: KHÓA 1 ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN VIÊN CĂN BẢN VỀ KHÍ CÔNG: NHỮNG TRỢ DUYÊN THIẾT THỰC CỦA KHÍ CÔNG ĐỐI VỚI SỰ THỰC HÀNH THIỀN
69,256