HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

ENG028 Bhikkhuni Triệt Như - The Fount of Happiness – No 4: COGNITIVE KNOWLEDGE AND THE PRECEPT-STILLNESS-WISDOM PRACTICE - Translated into English by Như Lưu

14 Tháng Sáu 202111:10 SA(Xem: 2776)

Bhikkhuni Triệt Như – The Fount of Happiness – No 4
Translated into English by Như Lưu

COGNITIVE KNOWLEDGE
AND
THE PRECEPT-STILLNESS-WISDOM PRACTICE

 Bai 4  SUOI NGUON HANH PHUC ENG


We have defined cognitive knowledge as the clear and complete understanding of a topic, fact, or matter that has a defined content. Cognitive knowledge is formed through a process of research, study, investigation, then practice and application in daily life that provides experiential knowledge and reconciliation of theory and reality. Through this process of repeated practice, we commit to memory all the steps that lead to the formation of the cognitive knowledge. Also, we validate both theory and practice aspects of the cognitive knowledge. For example, we say that a person has a cognitive knowledge of playing tennis if that person has learnt the correct technique and practiced repeatedly to master the skill and speed of execution. If a person occasionally gets a speeding fine when driving on the freeway, we might say that this person has not developed a cognitive knowledge, or has an incorrect cognitive knowledge, of freeway driving, as this person keeps ignoring the fact that speed limits and highway patrols do exist.

 

We can say then that a correct cognitive knowledge leads to favorable outcomes, and an incorrect cognitive knowledge leads to unfavorable outcomes. How does an incorrect cognitive knowledge get formed? It comes into being when our subjectivity gets involved, such as when we become negligent, distracted or when we ignore laws and customs. As a general rule, if we use our worldly mind with its underlying desires, greed, anger, hatred, and delusion, we will end up developing an incorrect cognitive knowledge of many matters.

 

In our daily life, cognitive knowledge plays an important and necessary role. If we want to get a good outcome from doing something, we need to have a correct cognitive knowledge of the matter. What is a correct cognitive knowledge? A correct cognitive knowledge accords with the law, morality, and good traditions in society and religion. It is useful to us and does not harm other people.

 

Our cognitive knowledge governs our thoughts, speech and actions from the time when we started to develop our intelligence, but often people are not aware of this fact. This is a reason why our life fleets between moments of joy and sorrow. We feel sorrow because we have not formed a correct cognitive knowledge of what life is about. We are unaware of the immovable laws that govern life and the world. When we start to reflect on our shortcomings, we begin to awaken, we seek the dhamma, the teaching of the enlightened one. The truths that the Buddha realized remain valid across time and space. They are lofty and mysterious teachings that are only given in faraway places, but reflect the reality that exist right now in front of our eyes. Anybody can see them very clearly for they have never been hidden.

 

We can realize them ourselves if we seriously observe reality. Why this plant is green and healthy while this other one is dry and wilting? The reason is that the latter lacks water. Why some people are gentle and kind while others are angry and hateful? Probably because the former were raised in a loving family, while the latter did not enjoy favorable circumstances. If we observe events that happen around us, we will remember an important law that govern the world and was realized by the Buddha, namely the law of dependent origination. This law states that every phenomena in the world arise from conditions, from innumerable conditions.

 

From this cognitive knowledge of the world, we can develop further deep cognitive knowledge, such as:

˗        As each phenomena depends on innumerable conditions, they constantly change as these conditions change. This is the law of impermanence.

˗        The law of impermanence leads to conflict, dissatisfaction, and suffering because we want to hold onto things that we consider “ours”.

˗        As all phenomena are ever changing, they do not have a solid core, there is nothing that can be considered their own nature. They are said to have no Self, or no real substance of their own.

˗        Consequently, the true essence of worldly phenomena is emptiness.

˗        Worldly phenomena do exist, but this existence is fleeting and illusory.

˗        The ultimate essence of the world is As Such, there is nothing more that can be said about it.

˗        Everything and everybody are all equal, because the law of dependent origination applies equally to every phenomena, to every person without exception.

 

As we can see, all wisdom and knowledge in the world comes down to a matter of cognitive knowledge. We have studied the teaching that the Buddha expounded very clearly thousands of years ago, so why are still experiencing sorrow, why are we longing for trivial matters in life? Why do we still want to grasp things in our hands? Everything will flow away like the water that we want to grasp in our hands.

 

Having realized the nature of the world, we can start our quest for true happiness. Is there anything in the world that does not flow away like water in our hands? How can we bring long lasting peace and happiness to ourselves and everyone else?

 

As a first step, we need to uphold the five fundamental precepts:

˗        Do not kill or harm life.

˗        Do not obtain things immorally.

˗        Avoid unwholesome conduct.

˗        Do not lie.

˗        Do not consume alcohol and drugs.

We keep our thoughts, speech and actions pure, and eschew unwholesome deeds. As a further step, we constantly strive to have wholesome thoughts, speech and actions.

 

In this first stage of spiritual practice, we need to develop some wisdom in order to discern what is wholesome and what is unwholesome. In other words, we must develop a correct cognitive knowledge of what is right and what is wrong. This is a very important element. This first stage of practice is called Precept. Its necessary outcome is a peaceful life and a mind at peace, free from planning and scheming, from anxiety, fear and remorse.

 

The four qualities of compassion, loving-kindness, sympathetic joy and equanimity start to develop in our life. We act kindly and gently towards everyone, we willingly help people when they need help, we share in the happiness and joy of other people. By just practicing the five precepts, we start to gain control over greed, anger, hatred, pride, jealousy and opposition.

 

Unwholesome and evil thoughts gradually no longer arise in our mind, which becomes more at peace, free from concerns, less attached to worldly phenomena. At this stage, we have attained Stillness of mind in our daily life, which is the stable form of Stillness. From this base, wisdom also progressively develops as we see the world more objectively, just as it is. We stop having deluded, judgmental, critical and dualistic love-hate thoughts. As a result, we stop creating unwholesome karma. We gradually attain equanimity which is an elevated state of mind, we internalize equality, and dwell in non-discriminative wisdom (S: Avikalpajnana).

 

Today, we have explored a very simple method of spiritual practice based on taking refuge in the Three Jewels and upholding the five precepts. Many of us have gone through the ceremony of taking refuge in the Three Jewels and receiving the five precepts. Have you ever asked yourself the question: “Why have I not made spiritual progress despite practicing assiduously?” Have you had an answer to your question? The simple answer is that you probably have not gained a correct cognitive knowledge of what taking refuge in the Three Jewels and upholding the five precepts means.

 

In this short text, I will not repeat the meaning of taking refuge in the Three Jewels and the five precepts, as it was expounded to you when you had the ceremony. It is worth noting that most people have not fully realized the importance and necessity of this ceremony. In brief, the purpose of taking refuge in the Three Jewels is to receive in our own mind a seed of enlightenment. This good seed of enlightenment, when nurtured by favorable conditions of care and preservation, will develop into a healthy tree that will be of service to ourselves and other people.

 

Furthermore, the five precepts build the foundations for a dignified personality. If we constantly uphold them, we will be on our way towards liberating ourselves and others from suffering. We will also be well on our way towards transforming our mind.

 

Stillness will be the natural consequence of Precept, and Wisdom the consequence of Stillness. In other words, in Precept we find the seeds of Stillness and Wisdom.

 

Those of us who choose to enter the spiritual path through the gate of Stillness need to make sure that in Stillness are the seeds of Precept and Wisdom. Stillness not imbued with Wisdom is ignorant stillness, Stillness without Precept is deviant stillness. Therefore, if we are unable to uphold the five precepts that we have vowed to uphold when we took refuge in the Three Jewels, Stillness and Wisdom will remain an unattainable dream.

 

In conclusion, whichever gate we choose to enter when we start the journey of transforming our mind, we need to constantly test ourselves that we are simultaneously covering the three aspects of Precept, Stillness and Wisdom in our practice. This is the only way that leads to liberation.  

 

Master’s Hall, the 2nd of June, 2021
TN
Triệt Như - Suối Nguồn Hạnh Phúc -  BÀI 4

NHẬN THỨC VÀ GIỚI- ĐỊNH- HUỆ

Bai 4 SUOI NGUON HANH PHUC v1
Chúng ta đã biết nhận thức là sự hiểu biết rõ ràng và đầy đủ về một vấn đề, một sự kiện, một nội dung cố định. Do đó, nhận thức phải trải qua một thời gian tìm hiểu, học hỏi, khảo sát, tiếp theo chúng ta phải thực hành, hay áp dụngtrong đời sống, để có nhiều kinh nghiệm, chứng minh lại sự hiểu biết qua lý thuyết của mình là đúng. Nhờ quá trình thực hành lặp lại nhiều lần này, ký ức của chúng ta dễ dàng ghi nhớ từ bước đầu cho tới bước cuối của tiến trình hình thành nhận thức. Do đã trải qua thời gian rút kinh nghiệm, nên nhận thức cuối cùng thường là đúng, trên cả hai mặt lý thuyếtthực hành. Thí dụ một người chơi tennis giỏi là vì đã học lý thuyết đúng, và đã thường xuyên tập luyện nên có phản ứng nhanh, nhiều kinh nghiệm, mình nói là người này đã có nhận thức đúng về chơi tennis. Thí dụ một người lái xe, thỉnh thoảng bị phạt vì chạy quá tốc độ trên xa lộ, mình biết là người này chưa có nhận thức đúng về việc lái xe, hay có nhận thức sai về việc lái xe trên xa lộ, tưởng là không có cảnh sát giao thông trên xa lộ nên cứ phóng nhanh khi đường trống v.v...

Vậy nhận thức đúng sẽ đưa tới kết quả tốt, nhận thức sai đưa tới kết quả không tốt. Nhưng tại sao có nhận thức sai? Là vì có cái chủ quan chen vào, có thể vì mình cẩu thả, lơ đểnh, hay không theo đúng luật pháp, hay qui định của thế gian. Do đó, hễ còn tâm đời, nhiều tham ái, sân hận, si mê, thì nhận thức vẫn nhiều khi bị sai lầm.

Trong cuộc đời thường, nhận thức có một vai trò rất quan trọng, cần thiết. Muốn có kết quả tốt, luôn luôn phải có nhận thức đúng về việc đó. Mà đúng là sao? Là phù hợp với luật pháp, phù hợp với đạo đức, truyền thống tốt đẹp của xã hội, của tôn giáo mình, hữu ích cho mình và không làm hại tới người khác.

Nhận thức chỉ đạo tất cả mọi ý nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta từ khi chúng tatrí khôn cho tới bây giờ, vậy mà chúng tathể không để ý. Bởi thế nên cuộc sống của chúng ta có khi vui mà cũng nhiều khi buồn phiền. Buồn phiền là vì mình chưa có nhận thức đúng về cuộc đời. Mình chưa hiểu biết những chân lý điều hành cuộc đời, điều hành thế gian.

Khi bắt đầu suy tư về khuyết điểm sống của mình, là mình bắt đầu tỉnh ngộ, mình tìm tới Phật pháp, học những lời giảng dạy của bậc giác ngộ.

Những chân lý không thay đổi theo thời gian hay không gian, mà Đức Phật đã chứng nghiệm, thực ra nó không phải là một cái gì cao xa huyền bí đến đỗi chúng ta phải bôn ba tìm kiếm nơi xa xôi nào. Nó chính là thực tại trước mắt chúng ta, ngay giây phút này, nó hiển lộ rõ ràng, chưa bao giờ che giấu.

Chúng ta quan sát thực tại nghiêm chỉnh đi, tự mình nhận ra ngay. Tại sao cây này lá xanh tốt, cây kia héo khô, thì ra vì nó thiếu nước. Sao người này hiền lành, người kia lại hay sân hận? Có lẽ một người được cha mẹ chăm sóc thương yêu dạy dỗ, người kia không có những hoàn cảnh tốt ? v.v...Chúng ta sẽ nhớ ngay tới qui luật quan trọng chi phối cuộc đời này mà Đức Phật đã nhận ra: Y Duyên tánh, mọi sự vật trên đời đều khởi ra do nhân duyên. Vô số nhân duyên, không tính kể được.

Từ cái nhận thức này, mới khởi thêm những nhận thức sâu xa khác:

-       Bởi do vô số nhân duyên, nên mọi sự vật phải tùy thuộc vào nhân duyên mà thay đổi luôn. Thuật ngữ gọi là Vô thường.

-       Do đó là có Xung đột, hay Bất toại nguyện, hay Khổ, vì mình chỉ muốn nắm giữ những cái “của mình”.

-       Bởi thay đổi hoài, không có lõi cứng, không có thực chất, gọi là Vô Ngã, hay không thực chất tánh.

-       Vậy bản thể của thế gian là Trống Không.

-       Trong thực tế, thế gian này hiện hữu nhưng chỉ là Huyễn có mà thôi.

-       Bản thể cuối cùng, thế gian này là Như Vậy, không thể bàn luận gì thêm.

-       Và tất cả, người hay cảnh, đều Bình đẳng. Vì tất cả những đặc tính, đều bình đẳng áp dụng cho tất cả, không loại trừ ai, không loại trừ vật nào.

Như vậy, trí tuệ hiểu biết tất cả những chân lý trong đời, chỉ là những nhận thức. Chúng ta đã được học kinh điển Đức Phật giảng dạy rõ ràng, từ lâu xa, vậy mà sao mình vẫn còn buồn phiền, còn mong ước những việc nhỏ nhặt trong đời? Còn muốn nắm giữ cái gì trong tay? Tất cả rồi sẽ tuôn chảy như nước nắm trong bàn tay.

Biết rõ cuộc đời là vậy, bây giờ chúng ta bắt đầu cuộc hành trình đi tìm lại hạnh phúc chân thật cho mình. Trên đời có cái gì không tuôn chảy như nước? Làm sao đem lại bền vững an vui cho mình và cho tất cả mọi người?

Bước đầu tiên, mình giữ năm giới căn bản:

-       Không giết hại.

-       Không gian tham

-       Không tà hạnh

-       Không nói dối.

-       Không uống những chất say.

Chúng ta chỉ cần giữ thân, lời và ý trong sạch, không làm điều xấu ác.

Tiến hơn một bước, chúng ta thường làm những việc thiện lành, lời nóiý nghĩ cũng thiện lành.

Trong thời gian đầu tu tập này cũng cần có trí tuệ để biết cái nào ác, cái nào lành. Tức là phải có nhận thức đúng, hay ý thức phân biệt đúng sai rất quan trọng. Đây cũng là Giới, đưa tới kết quả tất nhiên là cuộc sống bình an, tâm bình an, không toan tính, không lo âu, không sợ hãi, không hối hận. Cũng đồng thời phát sinh tâm từ, bi, hỷ, xả. Quí mến nhu hòa với tất cả mọi người, thấy ai cần giúp thì vui lòng giúp, thấy người khác vui, hạnh phúc, mình cũng vui theo. Như vậy, chỉ mới thực hành năm giới, mình đã bắt đầu kiểm soát được tham lam, sân hận, kiêu mạn, đố kỵ ganh ghét.

Những điều xấu ác bất thiện lần hồi không khởi lên, thì tâm an vui thanh thản, không dính mắc vào hiện tượng thế gian nữa. Tức là tâm Định trong đời sống, mới là Định vững chắc. Rồi cũng từ đây, trí tuệ sẽ càng ngày càng phát huy ra, nhìn cuộc đời khách quan, đúng như thực. Không suy nghĩ điên đảo, không xét đoán, không phê bình, không thương ghét. Không tạo ra nghiệp xấu ác nữa. Tâm xả là tâm cao thượng nhất, thể nhập Bình đẳng tánh, an trụ trong Vô phân biệt trí.

 

Hôm nay chúng ta có thêm một con đường đi đơn giản vô cùng, bắt đầu bằng lễ quy y Tam Bảothọ trì năm giới. Rất nhiều người trong chúng ta đã quy y Tam Bảo rồi, và cũng đã nhận ngũ giới. Có khi nào mình tự hỏi: “Sao mình tu hoài mà không thấy tiến?” Và có bạn nào đã có câu trả lời chưa?

Câu trả lời chỉ đơn giản là mình chưa có nhận thức đúng về Lễ quy y Tam Bảo và sự thọ trì Năm Giới.

Trong giới hạn của bài viết này, mình không nhắc lại những ý nghĩa đã từng giải thích trong các buổi lễ quy y cũng như sự truyền trao năm giới. Điều nên nói là mình chưa nhận ra đúng mức tầm quan trọng và cần thiết của những nghi thức này. Nói vắn tắt, nghi thức quy y Tam Bảo là để gieo một hạt giống bồ đề vào mảnh đất tâm của mình. Khi đã có hạt giống tốt, hạt giống giác ngộ, thì đủ nhân duyên chăm sóc, gìn giữ,  sẽ có cây lá xanh tươi, hữu ích cho mình, cho người.

Hơn nữa, năm giớiđức hạnh nền tảng của nhân cách con người, nếu mình sống gìn giữ cẩn mật năm điều răn cấm đó, kết quả là hướng tới mục tiêu: thoát khổ cho mình và cho người khác. Vậy cũng đi đến cuối con đường chuyển hoá tâm.

Định là kết quả tất nhiên của Giới. Và Huệ chỉ là kết quả của Định.

Nói khác, trong Giới đã có mầm của Định và của Huệ.

Nếu bạn nào đi vào bằng con đường của Định, thì trong Định phải có mầm của Giới và Huệ. Nếu có Định mà không có Huệ thì là si định, nếu có Định mà không có Giới thì là tà định. Vậy, nếu mình chưa sống được năm điều của Giới khi quy y, thì đừng mơ tưởng tới Định hay Tuệ, chỉ là chuyện hão huyền.

Kết luận, dù chúng ta bước vào con đường chuyển hóa tâm mình, bằng cửa nào cũng vậy, chúng ta vẫn phải trắc nghiệm lại mình, tròn đủ ba mặt: Giới- Định- Huệ đồng thời, mới là giải thoát.

 

Thiền viện, ngày 2- 6- 2021
TN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Mười Một 20232:03 CH(Xem: 855)
Đôi nét Giới thiệu trường Đại Học Tuebingen Đức Quốc và Tiến sĩ Vật lý Michel Erb Nơi và Người đã chung sức cùng hòa thượng Thích Thông Triệt xác định các định khu não bộ lúc hành Thiền Các kết quả này đã được công bố trong 2 kỳ Hội Nghị Quốc Tế về Não Bộ (OHBM) năm 2010 tại Barcelona (Tây ban Nha) và năm 2011 tại Quebec (Canada)
03 Tháng Mười Một 202311:52 SA(Xem: 1332)
Vì căn cơ chúng sanh khác nhau, nên Đức Phật phương tiện thuyết ngũ thừa để giúp chúng sanh dần đạt được giải thoát tối hậu. Ngũ thừa Phật giáo ví như 5 loại xe: Nhân thừa và Thiên thừa - Thanh-Văn thừa, Duyên-Giác thừa và Bồ-Tát thừa
31 Tháng Mười 20233:40 CH(Xem: 1215)
Und wenn wir diese Weisheit erlangt haben, haben wir keinen Bedarf mehr an einem Weg, an ein Dharma oder an eine Tür, die zur Weisheit öffnet, da wir schon drin sind, in unserem natürlichen Haus.
26 Tháng Mười 202312:55 CH(Xem: 1174)
VIDEO Phóng Sự Kỳ Đo Não Bộ Hòa thượng THÍCH THÔNG TRIỆT tại Đại học Tuebingen Đức Quốc năm 2013 - Giới thiệu: Quang Chiếu - Quay phim: Tuệ Nguyên - Edit: Chúc Hải
17 Tháng Mười 202311:23 SA(Xem: 2018)
Trong cái thấy, chỉ là cái thấy; trong cái nghe, chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, chỉ là cái thức tri.
10 Tháng Mười 20239:31 CH(Xem: 1471)
Stuttgart est une petite ville du sud de l'Allemagne. La retraite étant bilingue allemand-vietnamien, M. Tuong Bach, Mme Minh Tuyen et Minh Kien assuraient la traduction simultanée à tour de rôle. Il y avait environ 25 méditants, venant de nombreux endroits. De Paris, ils avaient voyagé en train. De Berlin, ils s’étaient regroupés pour venir en voiture. De Goslar, ils avaient fait environ 8 heures de route pour venir au monastère.
03 Tháng Mười 202310:36 SA(Xem: 1441)
Die Weisheit, über die ich hier sprechen will, ist ein Vipassanā. In diesem Artikel möchte ich die Grundlagen der Achtsamkeit in dem Nikāya-Sutra untersuchen. Heute klassifizieren viele Ehrwürdige das Satipatthana Sutra als ein Vipassanā, also eine Weisheit. Aus diesem Grund betrachte ich in diesem Artikel das Wort Vipassanā als eine Weisheit. Eine Weisheit für die Praxis.
26 Tháng Chín 20234:27 CH(Xem: 1888)
Trên bước đường tu theo Phật, “Hạnh buông xả” đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là pháp tu cần thiết trong đời sống hằng ngày của người cư sĩ cũng như của người xuất gia tu hành giải thoát. Vậy thế nào là “Hạnh buông xả”?
19 Tháng Chín 20237:54 CH(Xem: 1928)
Bản thể của thế gian là trống rỗng, trống không, là như huyễn mà thôi. Tuệ trí này là năng lực khiến tâm xa rời dính mắc tất cả thế gian, bấy giờ mới an trú chánh niệm Như Vậy. Khi mình có tuệ trí thông suốt bản thể thế gian rồi thì không còn con đường, không cần pháp môn, không còn thấy có cổng nào nữa. Mình thực sự đang ở trong nhà của mình, tự thuở nào cho tới bây giờ.
12 Tháng Chín 202312:56 CH(Xem: 2151)
Bốn tầng Thiền qua đó đức Phật phát huy ba minh còn được gọi là bốn tầng Định, do đó mình hiểu Định có một vai trò quan trọng trong Thiền Phật giáo, xem như Định là cây cầu phải bước qua mới có thể khám phá tới khung trời bao la của trí tuệ bát nhã.
26 Tháng Tám 20232:36 CH(Xem: 2061)
Tuệ ở đây mình muốn nói tới Vipassanā, Tuệ Minh sát. Trong giới hạn bài này, mình bàn tới bài Kinh Niệm Xứ, trong kinh Nikāya. Mặc dù thông thường người ta vẫn nói “Quán Tứ niệm xứ”, trong bài kinh cũng nói “Quán thân” (Kāya-anupassanā) v.v…nhưng hiện nay các vị tôn đức xếp bài kinh Niệm xứ là Vipassanā, là thuộc Tuệ. Cho nên trong bài này, mình cũng tạm nói là Tuệ, tức là dùng tuệ thực hành...
20 Tháng Tám 202310:54 SA(Xem: 2425)
Nói tới Quán, có vài loại Quán hơi khác nhau, trong bài này chỉ xin nói tới loại Anupassanā, nghĩa thông thường là nhìn ngắm hiện tượng thế gian liên tục để nhận ra bản thể hay đặc điểm của hiện tượng thế gian là: vô thường, khổ, vô ngã. Vậy mình cũng có thể hiểu Quán là quan sát hiện tượng thế gian bằng con mắt trí tuệ.
14 Tháng Tám 202311:20 SA(Xem: 1856)
Muốn đạt được kết quả tốt, người thực hành phải hội đủ 5 tiêu chuẩn cần thiết: Tự lực, Nhu cầu, Quyết tâm, Lý thuyết, và Lý luận. Đây là 5 tiêu chuẩn lập thành hệ thống lý luận thực tiễn trong việc thực hành Thiền Phật giáo. Muốn điều chỉnh thân, cải tạo tâm, cân bằng thân-tâm, và phát huy trí tuệ tâm linh có hiệu quả, 5 tiêu chuẩn nói trên không thể tách rời nhau được.
09 Tháng Tám 202312:40 CH(Xem: 2137)
Cốt lõi là cái tinh túy, cái tinh ba. Chớ không phải cái bề ngoài. Nếu so với cái cây, nó không phải là lá cây, cành cây.v.v. mà là cái lõi bên trong của cây. Cái cốt lõi đó phải ngắn gọn, mới gọi là cốt lõi. Mà trong đạo Phật có nhiều cốt lõi lắm. Tại sao vậy?
02 Tháng Tám 20238:44 CH(Xem: 2113)
Chư Tổ Phát Triển thường nói có tới 84 ngàn pháp môn tu, tức là có vô số cổng để bước vào ngôi nhà giác ngộ, hay ngôi nhà giải thoát. Hôm nay chúng ta thử khảo sát cánh cổng của Giới.
31 Tháng Bảy 202310:00 SA(Xem: 1560)
“Ngũ uẩn giai không” trong lời dạy này của đức Phật, là khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, tâm hành giả biết nhưng không phản ứng thích thú hay chán ghét, tâm không nói thầm về đối tượng, thì Tánh biết có mặt. Tánh biết là cái biết rõ ràng lặng lẽ, trong sáng, khách quan, là cái lóe sáng đầu tiên của Tánh giác. Lúc bấy giờ toàn bộ ngũ uẩn yên lặng, không có cái Ta, cái của Ta hay Tự ngã của Ta trong đó, hành giả thoát khỏi mọi lậu hoặc, khổ đau.
17 Tháng Bảy 20231:44 CH(Xem: 1448)
Dès la clôture de la retraite bouddhique à Berlin, notre groupe de bhikkhunis - Nhu Minh, Nhu Sen et moi-même - a pris le lendemain, 19 mai, l'avion pour Paris. Le 20 mai au matin, la retraite de courte durée y a commencé, durant 3 jours, samedi, dimanche et lundi. Ce stage est également bilingue français-vietnamien avec la présence de quelques francophones qui écoutaient en direct l’enseignement à l’aide des écouteurs personnels. Ainsi la traduction ne gênait personne, et le cours se déroulait normalement comme d'habitude.
12 Tháng Bảy 20234:15 CH(Xem: 1977)
KINH VĂN : Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. bao gồm bản Hán Việt, bản dịch nghĩa, bản Anh ngữ & Pháp ngữ
05 Tháng Bảy 20239:06 SA(Xem: 1118)
Như vậy con thuyền để chuyên chở mình đi trên giòng sông tâm linh là Tánh nguyên tắc. Mình phải cương quyết, với ý chí dũng mãnh giữ gìn những nguyên tắc sống thích hợp với những chân lý mà Đức Phật dạy. Đó là Tánh nguyên tắc trong thiền.
13 Tháng Sáu 20237:59 CH(Xem: 1636)
Hòa Lan, thành phố đông người trần tục hay vườn hoa thiên nhiên với con người an vui thanh thản?
11 Tháng Sáu 20234:39 CH(Xem: 1377)
Le 4 mai commençait la retraite dans un centre de la ville de Moissac. Cet endroit, situé sur une haute colline tranquille ayant abrité déjà plusieurs retraites bouddhiques, était un ancien couvent carmélite, aujourd’hui transformé comme lieu de villégiature pour touristes. La Sangha de Toulouse a toujours été composée davantage de pratiquants français que vietnamiens, d’où la nécessité d’organiser la retraite en bilingue. Tout le monde doit rester sur place, car c'est loin de Toulouse.
05 Tháng Sáu 20236:34 CH(Xem: 1689)
Trường Bộ Kinh Digha Nikaya 16. Kinh ĐẠI BÁT-NIẾT-BÀN (Mahàparinibbàna sutta)
30 Tháng Năm 20234:42 CH(Xem: 1168)
Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng tương đương trong tiếng Anh là “mind” hay “thought”. Trong A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma), mạt na dùng để chỉ đồng nghĩa với THỨC (viññāna: consciousness) và TÂM (citta: mind, state of consciousness)
29 Tháng Năm 20233:10 CH(Xem: 1251)
Theo quan niệm của Phật giáo thì Niết-bàn là trạng thái tâm thanh tịnh tuyệt đối, nghĩa là tâm dập tắt hoàn toàn ngọn lửa tham, sân, si. Người đạt được trạng thái Niết-bàn là người có thái độ sống an nhiên tự tại “thường, lạc, ngã, tịnh” ngay trong vòng xoáy “Vô thường, bất toại nguyện và vô ngã” nơi thế gian này!
69,256