HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

ENG067: Four Buddhist Meditation Practices

27 Tháng Năm 202212:03 CH(Xem: 2485)

Quán Chỉ Định Huệ

Bài viết này là một tóm lược giáo trình của Thầy Thiền Chủ Thích Thông Triệt, dựa trên các bài đọc thêm của Thầy và các lời giảng của Ni Sư Thích Nữ Triệt Như tại Khóa Thiền Căn Bản

         





Tóm lược

 

Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật đã xử dụng phương pháp đối cơ thuyết pháp, giảng dạy rất thiết thực tùy theo năng lựccăn cơ người nghe pháp.  Các lời giảng của đức Phật được đời sau gom lai thành 4 phương thức chính để thực hành Thiền. Đó là thiền quán, thiền chỉ, thiền định và thiền huệ.

 

Thiền Quán

 

Người Trung Hoa dùng chữ Quán để dịch ra nhiều từ có nghĩa khác nhau trong tiếng Sanskrit/Pāli, như các từ Anupassanā, Bhāvanā, Pariksā và Vipassanā.

 

Ở đây chúng ta chỉ trình bày một phương thức Thiền QuánAnupassanā (Pāli), Anupaśyanā (Sanskrit)

 Anupassanā thường được dịch ra tiếng Việt là khảo sát (investigation), quán sát (examination). Anupassanā là tiếng Pāli, nó bao gồm 2 từ ghép lại Anu có nghĩa là lặp đi lặp lại nhiều lần, liên tục nhau, tiếp nối nhau. Passanā là danh từ, có động từ liên hệpassati, có nghĩa là nhìn bằng tuệ trí hay là nhìn bằng con mắt tâm. Do đó, Anupassanā  là nhìn liên tục vào hiện tượng thế gian nhận ra được cái sâu sắc, cái bản thể (còn gọi là chân tánh) của hiện tượng thế gian.

 


Bản thể hay là chân tánh của hiện tượng thế gian không thể nào dùng con mắt thườngnhận ra được, vì khi chỉ dùng con mắt thường, ta chỉ thấy được cái bề ngoài (còn gọi là tướng) của hiện tượng thế gian thôi.

 

Khi Đức Phật thành đạo, ngài đã chứng ngộ các chân tánh của hiện tượng thế gian gồm chân như tánh, huyễn tánh, không tánh, biến dịch tánh, y duyên tánh và bình đẳng tánh và Ngài cũng nhận ra 3 đặc tính chung của hiện tượng thế gianvô thường, khổ hay xung đột, và vô ngã hay là không thực chất tính. Ba đặc tính này về sau được gọi là tam pháp ấn, tức là ba đặc tính chung của tất cả các hiện tượng thế gian (pháp hiện tượng thế gian, ấn là dấu hiệu, đặc tính).

 

Khi ta nghe những lời Đức Phật dạy, suy gẫm, quan sát nhìn những hiện tượng thế gian chung quanh mình để đối chiếu với lời dạy của Đức Phật, và thực hành theo những lời dạy của Đức Phật thì đó là ta đã thực hành Thiền Quán. Khi thực hành Thiền Quán, ta dùng Ý Thức để nghe, hiểu, phân biệt đúng sai, ta dùng Ý Căn để suy nghĩ, ta dùng Trí Năng để suy luận, suy đoán nên Thiền Quán vẫn còn dùng cái Biết Có Lời, vẫn còn dùng vùng tiền trán. Tuy nhiên các pháp của Đức Phật đã bắt đầu chuyển đổi nhận thức của ta, và cái tâm của ta đã có trí năng tỉnh ngộ. Tâm ta đã trở nên khách quan, tĩnh lặng, nhận ra bản thể của ta, và của hiện tượng thế gian, nên Đức Phật cho là ta đã bắt đầu nhập dòng Thánh.

 



Lúc đó, ý của ta đã trong sạch, lời của ta cũng từ ái, ta hay làm việc thiện, các lậu hoặc, tập khí, kiết sử, tùy miên đã bắt đầu thôi hoạt động nên ta cũng bắt đầu chuyển nghiệp, gây nhiều nghiệp tốt.
Tuệ trí ta lúc đó vẫn là tuệ trí có lời nhưng là tuệ trí siêu xuất thế gian.

 



Khi thực hành Thiền Định, ta tác động cái Biết Không Lời, dẫn tới những kiến giải mới lạ gọi là Huệ tự phát. Huệ này có tánh chất sáng tạo, ta chứng ngộ ra những điều mà trước kia ta chưa từng hay biết, và được gọi là Huệ Bát Nhã. Trong khi Tuệ Trí mà ta đạt được từ Thiền Quán chưa có tính chất sáng tạo, đây là những điều mà Đức Phật đã chứng ngộ và dạy lại cho ta, ta chỉ học, hiểu và ứng dụng.

 

Thiền Quán cũng là phương pháp tu tậpđức Phật còn gọi là Tam Tuệ, hay Văn Tư Tu. Văn là nghe giảng, Tư là suy nghĩ, ngẫm nghĩ, quán sát, và Tu là tu tập thực hành.

 


Thiền Chỉ

 

Gốc tiếng Pāli của thuật ngữ này là Bhāvanā Samatha. Chữ Bhāvanā có nghĩa là thực hành, thực tập, luyện tập (practice, cultivation) tiếng Trung Hoa dịch ra là “tu”, nhưng “tu” ở đây không có nghĩa là “sửa” mà là “luyện tập”. Chữ Samatha có nghĩa là trạng thái yên lặng, tĩnh lặng, thanh thản của tâm (serenity, tranquility, calmness), người Trung Hoa dịch là “chỉ” là “sự dừng lại”. Vậy nên Thiền Chỉ hay Tu Chỉ là phương thức thực hành để đạt được tâm yên lặng, tĩnh lặng, thanh thản.

 

Những kỹ thuật thông dụng để đạt được tâm tĩnh lặng là những kỹ thuật thực hành như nghe tiếng chuông, thư giãn luỡi, thiền hành, nhìn ánh sáng, nhìn bóng đen, nhìn lướt, nhìn xa, nhìn lưng chừng. Đặc điểm của những kỹ thuật này như sau:

  • Tác động vào Tánh Thấy, Tánh Nghe, Tánh Xúc Chạm
  • Đối tượng không có nội dung khiến tâm đỡ dính mắc, dễ khách quan
  • Nghe, thấy, xúc chạm mà không khởi lên lời nói thầm trong não
  • Giữ và kéo dài cái Biết Không Lời trong lúc thực tập

 




Thầy Thiền Chủ gọi các kỹ thuật Thiền Chỉ là những “món ăn chơi” vì đơn giản dễ làm, là “chữa lửa” ví như lúc nhà mình đang cháy thì phải làm sao cho tắt lửa liền, hay là “mì ăn liền”, ví như khi đói quá thì lấy ra ăn. Vì Thiền Chỉ rất đơn giản và có thể giúp tâm ta dừng lại tức khắc. Khi trạng thái thanh thản, tĩnh lặng không kéo dài, chưa vững chắc thì gọi là Thiền Chỉ, khi đã thật vững chắc thì gọi là trạng thái Thiền Định.

 



Một yếu tố quan trọng trong Thiền Chỉ là Chỉ Biết, tức là giữ cái Biết giống như cái lóe sáng đầu tiên khi giác quan tiếp xúc với đối tượng. Cái Biết này chính là cái Biết của Tánh Giác. Giữ cái Biết ban sơ, kéo dài trạng thái Biết này là Chỉ Biết. Chỉ Biết dịch ra tiếng Anh là “Just Knowing” chứ không phải là “Only Knowing”. Only Knowing là biết một việc duy nhất, cái biết này vẫn còn sự chú tâm, cố gắng để chỉ làm một việc mà không nghĩ đến cái gì khác, do đó vẫn có tự ngã đằng sau. Trong khi đó, Just Knowing là cái biết không lời của Tánh Giác. Đó cũng là Chánh Niệm trong Bát Chánh Đạo: “không có niệm phân biệt”, “không có tâm tán loạn, tâm xao động”, hay “tâm không duyên theo sáu trần”, “tâm không nghĩ thiện, nghĩ ác”.

 



Một yếu tố quan trọng nữa trong cách thực hành Thiền Chỉthực hành trong tất cả mọi sinh hoạt hàng ngày. Phât Giáo gọi là thực hành trong bốn tư thế (đi, đứng, nằm, ngồi) hay bốn oai nghi. Nếu thành tựu vững chắc, tâm sẽ luôn luôn ở trong trạng thái an lạc, vọng tưởng không khởi và sáu căn không dính sáu trần. Thực hành trong bốn tư thế là hằng sống trong cái Bây Giờ và Ở Đây.

 


Thực tập trong bốn tư thế cũng là thực tập trong mọi tình huống của cuộc sống đặc biệt là trong những hoàn cảnh như khi bị chê trách, mắng mỏ, được khen thưởng, danh dự, khi thấy người đẹp. Có một Thiền Sư nói rằng: “Thấy như mù và nghe như điếc”. Thấy như mù, nghe như điếc không có nghĩa là không thấy, không nghe nhưng là thấy, nghe rất rõ ràng nhưng không có phản ứng, không có biểu lộ cái tâm buồn tâm giận gì hết khiến cho người ngoài tưởng rằng mình là người mù hay người điếc vậy.

 


Đức Phật được gọi là bậc thánh yên lặng (Muni). Yên lặng ở đây có nghĩa là tâm yên lặng chứ không phải là tịnh khẩu ngoài miệng. Biết Không Lời không có lời nói thầm từ trong não, thể hiện ra bằng thái độ trầm lặng, thanh tịnh, chứ không phải là ngậm miệng mà trong đầu cứ nói lung tung. Như vậy ta cũng đừng nên so sánh tâm của người tu sáng đạo với tâm của một em bé. Em bé khi mới sanh ra chưa biết chuyện đời nên tâm thơ ngây trong trắng, tuy nhiên vẫn có lậu hoặctùy miên tiềm tàng bên dưới tâm, trong khi người tu biết rất rõ ràng đầy đủ mà tâm không dính mắc.

 



Thiền Định

 

Định tiếng Pāli và Sanskrit là Samādhi, hay được dịch là trạng thái tâm tĩnh lặng vững chắc (tiếng Anh dịch là stillness, stability of the mind).

Đức Phật định nghĩa Định là Tâm thuần nhất: cetaso-ekodibhAva (tiếng Anh dịch là Unified mind), tức là tâm chỉ có chính nó, không có gì khác ở trong đó.

Ngài Mục kiền liên tu đế (Moggaliputta Tissa) trong quyển Pháp Tập Luận (kỳ kết tập kinh điển lần thứ 3) định nghĩa Định là Nhất tâm (Citta- ekaggatA) tức là tâm trụ vào một điểm (tiếng Anh dịch là one- pointedness of mind), do đó sau này người ta thường thực hành Định theo cách tập trung (concentration) và chú tâm (mindfulness).

 Thầy Thiền Chủ định nghĩa Định một cách giản dị là Sự Nhận Biết Không Lời (Wordless Awareness), trong sự nhận biết không lời này không có chú ý, hay tập trung vào 1 đối tượng. Do đó khi thực hành Định, tâm ta hoàn toàn thư giãn, nên tác động vào Đối giao cảm thần kinh. Từ đó ta mới có thể điều chỉnh Stress và những bệnh tâm thể do tâm rối loạn gây ra.

 



Trong tiến trình tu chứngthành đạo, đức Phật đã đi qua bốn từng Định.

 

Từng Định thứ nhất gọi là Sơ Định, Đức Phật gọi là “Định có tầm có tứ”. Đức Phật đã đạt từng định này bằng cách nói thầm: “Tôi biết tôi hít vào; tôi biết tôi thở ra”. Trọng tâm bước này là “niệm biết có lời nói thầm”, hay “đơn niệm biết” Hiệu quả là cắt đứt quán tính nói thầm từ ba cơ chế Ý Căn, Ý ThứcTrí Năng. Đức Phật đạt được trạng thái phấn chấn, dễ chịu, thanh thản và có kinh nghiệm hỷ lạc. Niệm biếtlời nói thầm là bước căn bản và hữu hiệu để cho vọng tâm lắng động.

 



Từng Định thứ hai Đức Phật gọi là “định không tầm không tứ”. Ngài biết rõ ràng hơi thở ra, vào dài, ngắn, sâu, cạn nhưng biết mà không có lời nói thầm về sự biết, chỉ thầm nhận biết hay lặng lẽ biết mà thôi. Hiệu quả là tâm Ngài trong sáng, tĩnh lặng, và biết rõ ràng những cảm giác của thân. Lúc bấy giờ niềm hân hoan vui thích thấm nhuần toàn thân Ngài, nhưng “lạc thọ khởi lên nơi ta, được tồn tại, nhưng không chi phối tâm ta”. Đặc tính của Định Không Tầm Không Tứ là trạng thái tĩnh lặng từ bên trong cơ chế Tánh Giác nảy ra, tạo nên kinh nghiệm dòng biết không lời không gián đoạn. Bên trong tâm, ngôn hành hoàn toàn vắng lặng, chỉ có “đơn niệm biết” là dòng biết không lời thường hằng lặng lẽvững chắc.

 





Từng Định thứ ba, Đức Phật gọi là “ly hỷ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác”. Trong giai đoạn này, tâm đức Phật hoàn toàn không còn dính mắc với cảm nhận hân hoan vui thích (hỷ) tuy hỷ vẫn hiện hành. Ngài trụ trong trạng thái bình thản, thanh thản (xả), tâm Ngài không còn dính mắc vào đối tượng nào nữa. Ngài thành tựu “chánh niệm tỉnh giác” tức là biết rõ ràng, đầy đủ môi trường chung quanh và mọi xúc cảm trên thân và tâm mà tâm không giao động. Lúc đó không những ngôn hành mà ý hành cũng yên lặng, tức là thọ và tưởng đều yên lặng. Ngài kinh nghiệm tâm bình thản, dửng dưng, tuy nhận biết rất rõ ràngtâm không dính mắc vào bất cứ đối tượng nào. Cái Biết lúc đó là cái “thầm nhận biết không nói”.

 



Từng Định Thứ Tư gọi là Định Bất Động. Tâm Đức Phật lúc đó chìm sâu trong định không đối tượng. Năng lực nhận thức biết không lời càng lúc càng tỏ rạng. Ngôn hành đã yên lặng từ từng định thứ hai, ý hành đã yên lặng từ từng định thứ ba, nay thân hành cũng không động. Hơi thở rơi vào trạng thái yên lặng tự động từng chập (tịnh tức). Lúc bấy giờ niệm hai bên của người biết và cái bị biết hoàn toàn không có mặt, chỉ còn lại dòng nhận thức biết không lời hiện hữuvững chắc. Tự ngã hoàn toàn vắng mặt. Sau đó những năng lựckiến giải siêu phàm từ lần hiển lộ trong tâm trong sáng và thuần tịnh của Ngài.

 





Hai kỹ thuật chính để thực hành Thiền Định là pháp Thở và kỹ thuật Không Nói. Pháp Thở đã được Đức Phật áp dụng trong tiến trình tu chứngthành đạo. Kỹ thuật Không Nói do Thầy Thiền Chủ thiết lập để đi thẳng đến mục tiêu loại bỏ lời nói thầm trong não. Cả hai kỹ thuật đều khởi sự bằng bước “dùng tầm tắt tứ” để đi sang cái Biết Không Lời và sau đó là Nhận Thức Không Lời.

 



“Không Nói” là một cái lệnh cho não bộ không nói thầm. Ta phải cần miên mật áp dụng kỹ thuật này vì não bộ đã có một thói quen huân tập từ khi sơ sanh, đó là thói quen nói thầm trong não. Pháp Không Nói là một phương thức huấn luyện tế bào não một thói quen mới, đó là thói quen yên lặng.

 

Thiền Huệ

 

Chữ Huệ và Tuệ đồng nghĩa với nhau. Phương pháp tu Thiền Huệ có hai mức độ. Mức độ thấp gọi là Vipassanā (tiếng Pāli) hay Vipaśyanā (tiếng Sanskrit), dịch ra tiếng Anh là Insight, tiếng Việt là Tuệ Minh Sát hay Tuệ Trí. Mức độ cao gọi là Paññā (tiếng Pāli) hay Prajñā (tiếng Sanskrit), dịch ra tiếng Anh là Wisdom, tiếng Việt là Huệ Bát Nhã.

 

Khi ta học hỏithực hành theo những lời dạy của Đức Phật là coi như ta có Tuệ Trí. Mặc dù gọi là trí, nhưng cái trí này cao hơn cái trí bình thường của người thế gian, nên cũng được gọi là trí xuất thế gian, hay trí siêu vượt thế gian hay trí năng tỉnh ngộ. Khi có Tuệ Trí thì Đức Phật coi như đã bắt đầu bước vào dòng thánh, có nghĩa là các lậu hoặc, tập khí, kiết sử, tùy miên đã bị cô lập và không khởi lên làm chủ tâm ta, và do đó tâm ta trong sạch. Tuy nhiên, Tuệ Trí có được là do học hỏithực hành theo những lời dạy của Đức Phật, nên chưa có tính chất sáng tạo.

 

Khi thực hành Thiền Huệ chung với Thiền Định, thì khả năng sáng tạo hiển lộ, tức là ta kiến giải được những điều mới lạ mà trước kia ta chưa từng biết đến. Đó là khả năng Ngộ là tiềm năng bẩm sinh đã có sẵn trong mỗi con người. Khi ta sống thường hằng trong cái Nhận Thức Biết Không Lời vững chắc thì Huệ Bát Nhã hay Huệ Tự Phát tự nhiên bật ra.

 


Một kỹ thuật thực hành Thiền Huệ ở mức độ căn bản (cho người sơ cơ) là kỹ thuật Không Dán Nhãn Đối Tượng. Khi ta nhìn một người, cái nhìn của ta hay méo mó, do sự chủ quan của ta, do các thiên kiến, định kiến, thành kiến của ta, do quyền lợi hay tự ngã của ta. Khi ta không dán nhãn đối tượng, ta nhìn đối tượng một cách khách quan, thấy nó đúng như cái nó đang là. Khi đó, ta không bị tình cảm lôi kéo, ta không thương, không ghét, không buồn, không lo, không sợ, không giận, ta không bị dính mắc vào đối tượng, tâm ta tĩnh lặng và thanh thản. Khi thực hành không dán nhãn đối tượng ta vẫn dùng cái Biết Có Lời, nhưng ta đã chuyển đổi nhận thức, không dính mắc, ta nhìn sự việc một cách khách quan, y như cái nó đang là. Tiến xa thêm một bước, khi ta tiếp xúc đối tượng mà ta không dán nhãn đối tượng đồng thời ta cũng không khởi lên lời nói thầm nào hết, thì lúc đó là ta đã thực hành Định Huệ đồng thời, và ta có thể kiến giải ra những điều mới lạ mà ta thường gọi là trực giác.

 


Kết luận

 

Trên đây chúng ta chỉ mới bàn tới 4 phương thức thực tập Thiền trong các khóa Căn Bản, tức là dành cho người mới bắt đầu đi vào sự thực hành Thiền, để cho tâm yên lặng. Trong những mức độ cao hơn, chúng ta sẽ bàn tới các chủ đề siêu vượt của Trí huệ Bát nhã trong Phật giáo.

 

Hết

Four Buddhist Meditation Practices

This article is an introductory summary of the teachings of Zen Master Thích Thông Triệt on the topic, mainly based on the oral teaching of Bhikkhuni Zen Master Thích Nữ Triệt Như given for the Fundamental Meditation Course. For a comprehensive in-depth understanding, the reader is encouraged to attend the complete nine-seminar teaching program and read the writings of Master Thích Thông Triệt that are being progressively translated into English.

         

Summary

 

During his 45 years teaching the dhamma, the Buddha has adapted the level of his teaching to the innate spiritual capacity of his audience. Later, his teaching was grouped into four main meditation practices called anupassanā meditation, samatha meditation, samādhi meditation, and paññā meditation.

 

Anupassanā Meditation

 

Người Trung Hoa dùng chữ Quán để dịch ra nhiều từ có nghĩa khác nhau trong tiếng Sanskrit/Pāli, như các từ Anupassanā, Bhāvanā, Pariksā và Vipassanā.

 

There are four Pāli words describing spiritual practices that have similar meanings, to the extent that they are translated into the same Chinese/Vietnamese word “Quán”. These terms are: anupassanā, bhāvanā, pariksā and vipassanā. Here we will present the practice called anupassanā (S: Anupaśyanā) which can be translated into English as “contemplation”, “investigation”, “examination”. Anupassanā is made up of two words. “Anu” means “repeated many times”, “occurring again and again”. “Passanā” is the noun related to the verb “passati” which means “seeing with the eye of wisdom”. Therefore, anupassanā means looking repeatedly at worldly phenomena to recognize their true nature.

 

The true nature (V: tánh) of worldly phenomena cannot be recognized by the normal eye as the normal eye can only see their appearance (V: tướng).

 

When the Buddha was enlightened, he recognized that the true nature of worldly phenomena consists of suchness, indivisibleness, identicalness, specific conditionality, change and transformation, emptiness, equality and illusion. He also recognized the Three Characteristics of Worldly Phenomena: impermanence, suffering, and no-self.

 



When we study the Buddha’s teachings, reflect on them, observe the world around us to reconcile with them, and practice them in our daily life, we are practicing anupassanā meditation. In this practice, we use our consciousness to listen, understand and differentiate right from wrong; we use our thinking mind to reflect; we use our intellect to reason and predict. Therefore, anupassanā meditation still uses language and the pre-frontal cortex. However, the Buddha’s teachings have started to change our perspective of life and our intellect has awakened to spirituality. Our mind has started to become objective and quiet, and we have started to recognize our true nature and that of worldly phenomena. This is why the Buddha has said that, at this stage, we have “entered the holy stream” (V: nh
ập dòng thánh or nhập lưu).

 

At this stage, our thoughts are purified, our words carry kindness, and we like to do good deeds. Mental defilements, old habits, fetters and underlying tendencies have started to lose their noxious energy, and therefore we have started to generate good karma and transform our old karma. Our spiritual insights still involve language at this stage, but they relate to transcendental subjects.

 

When we practice samādhi meditation, we activate our wordless awareness mind which generates new discoveries. This is called spontaneous wisdom. We realize things that we have never known or learned before. This is also called paññā wisdom. The insights that we gain through anupassanā meditation are not paññā wisdom as they still lack creativity and come from following the Buddha’s teaching.

 

Anupassanā meditation is the same practice as that which the Buddha called “the three study methods” (V: tam học or tam tuệ): study (P: suta-mayā, V: văn), reflect (P: cinta-mayā, V: tư) and practice (P: bhāvanā-mayā, V: tu).

 

Samatha Meditation

 

In Pāli (and Sanskrit), samatha means “serenity”, “tranquility”, “calmness”, “quietness of heart”. Samatha is often used together with bhāvanā which means “practice”. Therefore, samatha bhāvanā means the practical techniques to achieve a quiet, silent, serene mind.

 




The techniques commonly used to achieve a quiet mind are practical techniques such as listening to the bell, relaxing the tongue, walking meditation, looking at the light, looking at darkness, looking with just a glance, looking into the distance, looking at the space in-between. The common characteristics of these techniques are:

  • They impact on one or several of ultimate seeing, ultimate hearing, and ultimate touch
  • The objects have no content and this helps keep the mind objective and not attached
  • They involve seeing, hearing and touching without any verbal chatter arising in the mind
  • The practitioner should maintain and lengthen wordless awareness during practice.

 

The samatha meditation techniques are simple and have an immediate effect on the mind. Zen Master Thích Thông Triệt has compared them to “snacks” as they are easy to execute; to “firefighting” as they can quickly quieten the mind like firefighters putting out a fire; and to “instant noodles” as they can quickly fulfill a need like instant noodles can alleviate hunger. When the state of serenity and quietness is still unsteady and does not last long, we call it samatha meditation. When it is solid, stable and long-lasting, we call it samādhi meditation.

 

One important element of samatha meditation is “just knowing” (V: chỉ biết). “Just knowing” is maintaining the first flash of awareness when the senses come into contact with the object. This is the awareness of the wordless awareness mind. “Just knowing” is not the same as “only knowing”. “Only knowing” means knowing only the task that we are performing and not letting the mind wander to other thoughts. “Only knowing” requires paying attention, it requires an effort to stay focused on the task, and therefore it involves the will to achieve and the ego. On the other hand, “just knowing” is the wordless awareness. It is also the right awareness of the Noble Eightfold Path: “awareness without differentiation”, “awareness without the mind being agitated, disordered”, “awareness without the mind getting attached to objects of the six senses”, or “awareness without thinking good or evil”.

 

Another important element of samatha meditation is to practice in all daily activities. Buddhism calls this practicing in “the four positions” (V: bốn tư thế or bốn oai nghi), the four positions being walking, standing, lying and sitting. When we practice constantly and steadily in the four positions, our mind is constantly serene, verbal chatter does not arise and the six senses do not get attached to objects. When we practice in the four positions, we live constantly in the here-and-now.

 

Practicing samatha meditation in the four positions means also practicing in all circumstances of life, especially in situations where we are criticized, scolded, praised, honored, or when we see attractive people. One Zen Master urged: “See like the blind, hear like the deaf” (V: Thấy như mù và nghe như điếc). See like the blind, hear like the deaf does not mean seeing nothing, hearing nothing. On the contrary, it means seeing and hearing everything very clearly, but not reacting to the sight or sound, not letting emotions arise, and therefore to the ordinary person we may appear as if we are blind or deaf.

 

The Buddha is called the “silent sage” (P: muni). “Silent” here means that the mind is devoid of inner verbal chatter, it does not mean the absence of spoken words. Wordless awareness is awareness without any verbal chatter in the mind. It shows outwardly as a calm and serene demeanor. It does not mean not saying anything while the mind is awash with verbal chatter. In the same vein, comparing the mind of the enlightened person with the mind of a baby can be misleading. A baby does not yet know worldly matters and its mind is innocent and pure. However, mental defilements, old habits, fetters and underlying tendencies lie dormant in it. On the other hand, the enlightened person knows everything very clearly, but his/her mind does not get attached.

 

Samādhi Meditation

 

There are several Pāli and Sanskrit words describing Buddhist and non-Buddhist meditation practices to attain stillness and stability of the mind. These coalesce into one Chinese/Vietnamese word: “định”. We will use the word samādhi throughout this text. The Buddha, at times, defines the state of samādhi as the “unified mind” (P: cetaso-ekodibhāva, V: tâm thuần nhất), meaning “the mind in which there is only awareness and nothing else in it”. Elder Moggaliputta Tissa, who presided over the Third Buddhist Council sponsored by King Ashoka in the third century BC, defined samādhi as the “one-pointed-mind” (P: citta-ekagattā, V: nhất tâm). This led to some translations of samādhi as “concentration” or “mindfulness”. These translations are not consistent with how Zen Master Thích Thông Triệt views samādhi. Master Thích Thông Triệt defines samādhi simply as wordless awareness. It does not involve paying attention, or concentrating on an object. Consequently, when we practice samādhi meditation, our mind is totally relaxed, and this activates our parasympathetic system. This, in turn, reduces stress and other psychosomatic illnesses that are created by a disturbed mind.

 

The Buddha went through four stages of samādhi during his process of spiritual realization and enlightenment.

 

The first stage is called “preliminary samādhi” (V: sơ định). The Buddha called it “samādhi with inner talk and inner dialogue” (V: định có tầm có tứ). The Buddha attained this stage by saying silently: “I know I am breathing in, I know I am breathing out” while sitting in meditation. The focus of this stage is “awareness with inner talk”. The effect is to shut down the habit of generating inner verbal chatter of the thinking mind, intellect, and consciousness. During this stage, the Buddha experienced a feeling of vitality, comfort, serenity and elation. Awareness with inner talk is an effective foundation step to silence the false mind.

 

The second stage is called by the Buddha “samādhi without inner talk and inner dialogue”. During this stage, he maintained a very clear awareness of the breath coming in and going out, whether it was long, short, deep or shallow, but this awareness happened without any words arising. It was a silent awareness. His mind became clear, still and very aware of all sensations from his body. A feeling of joy and elation enveloped his whole body, but, as he recounted, “pleasant feelings arose and remained in me, but they did not influence me”. When we are in a state of samādhi without inner talk and inner dialogue, the feeling of peace comes from our wordless awareness mind, which generates an uninterrupted flow of wordless awareness. Inside the mind, the language formation process becomes completely silent. What remains is a wordless “single thought awareness” which is an uninterrupted and steady flow of wordless awareness.

 

The third stage of samādhi is called by the Buddha “letting go of elation, dwelling in equanimity, attaining full and clear awareness” (V: ly hỷ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác). During this stage, the Buddha’s mind was no longer attached to any feeling of joy and pleasure, although this feeling still existed. He dwelt in a state of equanimity, since his mind was no longer attached to any objects. He attained “full and clear awareness”, i.e. he had a clear and complete awareness of the internal and external worlds without the mind being affected. At that point, not only the language formation process but also the thought formation process became silent. This was caused by the feelings and sensations aggregate and the perception aggregate becoming silent. His mind was tranquil and detached. At that stage, his awareness took the quality of awakening wordless awareness.

 

The fourth stage is called immobility samādhi. During that stage, the Buddha’s mind stayed deep in stillness without any interaction with objects. The energy of his wordless cognitive awareness shone through. The body process became silent, in addition to the language formation process that had already reached that state in the second stage and the thought formation process in the third stage. The silence of the body process is epitomized by the breath which automatically stopped at intervals, a phenomenon called “pure breathing” (V: tịnh tức). At that point, the differentiation between the subject who is aware and the object of awareness no longer exists. What remains is a flow of cognitive wordless awareness, real and steady. The ego totally fades away. In this state, new and prodigious energies and discoveries progressively emerged in the clear and pure mind of the Buddha.

 

The two main techniques for practicing samādhi meditation are Awareness of the Breath and No-Talk. The awareness of the breath technique was used by the Buddha when he reached spiritual realization and enlightenment. The No-Talk technique was developed by Master Thích Thông Triệt as a straight path to silencing the inner verbal chatter. The two techniques start with the “using inner talk to silence inner dialogue” step to progress to wordless awareness and finally to wordless cognitive awareness.

 

No-Talk is an order given to the brain to stop the inner verbal chatter. We need to practice this technique assiduously, because our brain has the ingrained habit, continuously repeated since birth, of verbal chattering. The No-Talk technique is a method to train our brain cells to acquire a new habit, the habit of silence.

 

Paññā Meditation

 

Paññā meditation consists of two levels. The lower level is called “insight” (P: vipassanā, S: vipaśyanā, V: tuệ minh sát or tuệ trí). The higher level is called “wisdom”, or, for greater clarity, “paññā wisdom” (P: paññā, S: prajñā, V: huệ bát nhã).

 

When we study and practice the Buddha’s teaching, we acquire insights. Although an insight is a form of intellect, it is higher than the common intellect and is often called transcendental intellect or awakened intellect. The Buddha considered that those who have started to acquire insights have “entered the holy stream”. For these people, mental defilements, old habits, fetters and underlying tendencies have been isolated and are unable to rise and dominate the mind. The mind is therefore purified. However, insights come from studying and practicing the Buddha’s teaching and still lack a creativity characteristic.

 

When we practice samādhi meditation together with paññā meditation, we activate our potential for enlightenment, and realizations of things that we have never known before suddenly occur to us. This potential for enlightenment is an innate capacity of every human being. When our wordless cognitive awareness stays steady over long periods of time, spontaneous wisdom or paññā wisdom bursts forth.

 

A pañña meditation technique for beginners is the “Not Labeling Objects” technique. When we look at someone, our perspective about this person is often distorted by our subjectivity, biases, fixed opinions, prejudices, self-interest and egotistical desires. When we look at a person without labeling, we look at him/her objectively just as he/she currently is. In this way, we are not affected by emotions, do not like or dislike, or feel sad, anxious, fearful or angry. We are not attached to the object and our mind is serene and at peace. When we apply the Not Labeling Objects technique, we are still using language, but we have changed our perspective of life, we don’t get attached, and we look at things and events objectively just as they currently are. Progressing further, when we practice Not Labeling Objects while keeping our mind silent of verbal chatter, we are practicing samādhi and paññā meditations in conjunction, and will experience completely novel ideas and knowledge. This is commonly called intuition.

 

Conclusion

 

In this text, we have covered the four meditation practices that students of the Fundamental Meditation Course should learn and practice. In more advanced courses, we will discuss more transcendental topics that are central to the Paññā school of Buddhism.

The End

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Năm 20232:10 CH(Xem: 1377)
Liebe Freunde, ein Kochrezept zubereiten ist nichts anderes als eine Kultivierungsübung. Um zu überleben, essen wir und praktizieren wir. Daher sind die Prinzipien für eine gute Küche quasi die Prinzipien für eine gute Praxis. Kurz gesagt, alles, was wir tun, ist eine Kultivierung. Der Lebensweg ist auch der Kultivierungsweg. Alles ist abhängig von unserem Geist. Wie er das Objekt wahrnimmt, ist es das Reich, in dem wir leben.
16 Tháng Năm 20239:48 CH(Xem: 1711)
Khóa Tu Thiền Tập Đơn Giản Để Sống An Lạc từ 14 đến 19 tháng 4 năm 2023 tại Chùa Tích Lan, Ontario.
16 Tháng Năm 20237:21 CH(Xem: 1255)
Người “Sống Tùy Duyên Thuận Pháp” là người có tu tập theo lời Phật dạy. Một trong những pháp người đó thực hành là giữ chánh niệm trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, hay khi làm bất cứ điều gì, cũng làm trong chánh niệm.
11 Tháng Năm 20239:41 SA(Xem: 1772)
Khóa Tu Thiền Tập Đơn Giản Để Sống An Lạc từ 14 đến 19 tháng 4 năm 2023 tại Chùa Tích Lan, Ontario.
10 Tháng Năm 20237:33 CH(Xem: 1334)
Nếu thành tựu trọn vẹn pháp chánh niệm và tỉnh giác trong bốn oai nghi, các vị Tỳ kheo xứng đáng được mọi người chắp tay cung kính, được mọi người tôn trọng, cúng dường, và được xem như có rất nhiều ruộng phước trên đời.
02 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 1728)
Mười Hai Duyên Khởi, cũng còn gọi là Mười Hai Nhân Duyên, là 12 nhân duyên liên kết nhau để hợp thành một chuỗi nhân quả (P: nidāna). 12 nhân duyên như 12 mắt xích hay 12 nguyên nhân đưa đến tình trạng Khổ của con người hay tái sinh.
30 Tháng Tư 20238:57 CH(Xem: 1470)
Der Buddha sagte: "Der Tathagata ist nur ein Wegweiser, alleine musst du gehen." Das heißt, du kennst nun den Weg, gehst alleine hin, verlass dich auf niemanden, der richtige Weg ist deine Weisheit, die dich zu deinem ursprünglichen Geist zurückbringt. Im ursprünglichen Geist sind alle Phänomene Buddha-Dharmas, und die Welt ist ein reines und glückliches Nirwana.
24 Tháng Tư 20236:07 CH(Xem: 1315)
Trong thiền Phật giáo có nhiều nguyên lý tâm linh dẫn đến mục tiêu cứu cánh là chuyển hóa tâm, cân bằng thân-tâm, phát triển tuệ giác, và giải thoát.
17 Tháng Tư 202310:01 SA(Xem: 1956)
Thiền Tánh Không do Hòa Thượng Thiền Chủ Thích Thông Triệt thiết lập, kết hợp những tinh hoa rút từ tiến trình tu chứng và thành đạo của Đức Phật Thích Ca, các truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy, Phật Giáo Phát Triển, Thiền Tông và kỹ thuật Thiền, được soi sáng bởi các khám phá đương thời của khoa học não bộ và các chứng ngộ của Thầy thành một hệ thống tu thiền sâu sắc, tân thời, rõ ràng và hiệu quả.
11 Tháng Tư 20237:56 CH(Xem: 2047)
Vai trò của khoa học não bộ rất quan trọng. Đây là kiến thức thời đại. Chúng ta mượn khoa học não bộ để đối chiếu cách thực hành của chúng ta qua Pháp của Phật. Có như thế chúng ta mới chứng minh được giá trị Pháp của Phật đối với mọi trình độ căn cơ. Chúng ta biết vì sao chúng ta thực hành sai, vì sao chúng ta thực hành đúng.
01 Tháng Tư 20239:35 SA(Xem: 1556)
Wir befinden uns mitten in einem wirbelnden Wasserstrudel, würden wir darin stehen bleiben, würden wir von dem absorbiert werden und wir werden ertrinken. Wenn wir uns bewegen würden, würden wir uns auch nur in diesem wirbelnden Strudel herum drehen. Aber wie können wir denn diesem Lebenskreis entkommen?
26 Tháng Ba 20237:30 CH(Xem: 1998)
Đã không biết bao năm qua, mình khờ dại đi tìm “Qua khỏi vùng sương mù là xứ thần tiên”. Đã bao lần thấy vùng sương mù, bao lần mơ ước sẽ gặp xứ thần tiên, nào có gặp được. Tìm cầu bên ngoài, làm sao có xứ thần tiên. Cuối đời mới biết xứ thần tiên thiệt ở trong tâm của mình.
24 Tháng Ba 202310:02 CH(Xem: 2070)
Đức Phật tự nhận: “Như Lai chỉ là người chỉ đường, các ông phải tự đi”. Các ông phải tự đi có nghĩa là các ông thấy ra con đường rồi, cứ tiến bước một mình, không được ỷ lại nơi ai khác, con đường chánh pháp là trí tuệ của mình sẽ đưa chúng ta trở về bản tâm. Trong bản tâm, tất cả pháp đều là Phật pháp, và thế gian là cõi Phật thanh tịnh an vui.
24 Tháng Ba 202310:18 SA(Xem: 1252)
Tài sản mà đức Phật nói đây không phải là tiền bạc, vòng vàng, châu báu, mà là tài sản về tinh thần, như niềm tin bậc giác ngộ, đạo đức, trí tuệ là những thứ tài sản không bao giờ bị đánh cắp, chiếm đoạt, trừ phi chính người sở hữu tài sản tâm linh đó tự mình phá hủy chúng. Các tài sản quý báu đó có tên gọi là: Tín tài, Giới tài, Tàm tài, Quý tài, Văn tài, Thí tài và Tuệ tài.
22 Tháng Ba 20234:26 CH(Xem: 1639)
Không phải hễ ngộ là chấm dứt hết lậu hoặc! Vì vậy, tuy hạt ngọc đã có sẵn, nhưng ta phải nỗ lực dụng công. Vô ngôn chính là phương thức làm cho Phật tánh bật ra vậy.
18 Tháng Ba 20239:58 SA(Xem: 1517)
Wir müssen in der Lage sein, zu erkennen, wann wir den Bedingungen folgen sollen und wann wir eventuell andere Bedingungen schaffen sollen, um im Einklang mit dem Universum leben zu können, denn wir sind die Schöpfer unseres Lebens, für jetzt und für die Zukunft.
15 Tháng Ba 202311:03 CH(Xem: 1997)
Thực tập phương thức làm chủ sự suy nghĩ, đó là cách ta trực tiếp huấn luyện tâm trở nên yên lặng hay trở nên thuần. Nó không lăng xăng dao động vì những chuyện thị phi (phải-trái) của thế gian.
13 Tháng Ba 202311:02 SA(Xem: 1193)
Những ai hủy phạm giới pháp mà lòng không biết tàm quý, không biết ăn năn, hối hận, không biết sám hối, không chịu từ bỏ tật xấu ác quay về với con đường thiện lương đạo đức, thì hiện tại dù họ đang sống trên đời, nhưng sống trong thống khổ, vì phải chịu trả giá những tội lỗi của họ gây ra...
08 Tháng Ba 20238:24 CH(Xem: 1813)
Hôm nay, thấy hoa thủy tiên nở rộ, hoa mai cũng e ấp đón gió mát, con biết mùa xuân sang. Đã tới mùa mừng sinh nhật Thầy. Thầy đã xuất hiện nơi cõi đời nhằm mùa xuân, Thầy đã thấy con đường, cũng một mùa xuân năm đó, rồi Thầy ra đi, một đêm cuối mùa đông.
08 Tháng Ba 20238:17 CH(Xem: 1687)
Chúng ta đang ở giữa biển nước xoáy, nếu chúng ta đứng lại nơi đó thì ta sẽ bị đắm chìm cuốn hút và chết đuối. Nếu chúng ta bước tới, cũng chỉ là loanh quanh trong biển nước xoáy thôi, bước tới hay bước lùi, có khác gì đâu, rồi cũng trôi giạt bồng bềnh trong biển đời, không ra khỏi. Vậy thì làm sao đây?
05 Tháng Ba 20239:03 CH(Xem: 1462)
GEDANKE heißt in Chinesisch “mạt na”. Wahrscheinlich wurde es aus dem Wort “Manah oder Manas“ in Sanskrit übersetzt. “mạt na” (S: Manah) oder Gedanke bedeutet die Denkfähigkeit oder das Denkvermögen. In English heißt er “the capacity of thought”, “the thinking faculty”. In Pali bedeutet das Wort Mano der Geist oder der Gedanke. Im Abhidharma wird Manha gleichgesetzt mit Bewusstsein (viññāna) und Geist (citta, Bewusstseinszustand).
05 Tháng Ba 20239:01 CH(Xem: 1132)
Ngày lành tháng tốt đối với người Phật tử là ngày đẹp trời, thuận lợi cho mình và cho mọi người tham dự, có thể xem là một trong những điều kiện góp phần vào kết quả chứ không phải là yếu tố tối quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
28 Tháng Hai 20239:06 CH(Xem: 2396)
Chúng ta phải sáng suốt biết lúc nào nên tùy duyên, lúc nào phải tạo duyên tốt, phải biết mình sống có thuận pháp không, vì chính mình là chủ tạo ra cuộc đời của mình, trong bây giờ và mai sau nữa.
27 Tháng Hai 20238:19 CH(Xem: 1920)
Việc làm bếp đâu có khác việc tu tập. Làm bếp để sống, thì tu tập cũng để sống thôi. Cho nên những nguyên tắc để làm bếp tốt cũng là những nguyên tắc để tu tập tốt. Việc gì ta làm cũng là tu tập, con đường đời cũng là con đường tu, do nơi cái tâm của mình, nó thấy ra sao. Nó thấy ra sao, đó là cảnh giới mình đang sống.
25 Tháng Hai 20232:42 CH(Xem: 1788)
Trời đất vô tình, vạn vật vô tình, mà vạn vật biết sống hài hòa với hoàn cảnh tự nhiên. Chúng ta có trí, có tri giác, có tình cảm, vậy phải biết sống đời thiện lành, quan sát tâm mình từng giây phút, ý nghĩ đúng, lời nói đúng, hành động đúng...
23 Tháng Hai 20237:55 SA(Xem: 1247)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người được thể hiện bởi cảm giác vui vẻ, thích thú, hài lòng trước những đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Nó khiến bản thân người ta cảm thấy yêu đời hơn.
18 Tháng Hai 20232:24 CH(Xem: 1435)
Das Naturgesetz regelt alle Phänomene. Es ist gleichzeitig ihr Evolutions- und Entwicklungsgesetz. Es gründet das Universum, regelt den Ablauf des Universums, schützt und pflegt die Existenz des Universums. Die Welt ist offenbar eine wunderbare Harmonie von Idappaccayatā.
14 Tháng Hai 20233:56 CH(Xem: 1602)
Đọc tụng bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” chúng ta học theo tinh thần từ bi, lấy trí tuệ làm sự nghiệp của chư Phật, chư Bồ tát. Kinh nhắc nhở chúng ta tám điều quan trọng cần phải học hỏi tu tập. Đó là phải luôn quán xét vạn pháp trong đó có tấm thân ngũ uẩn của con người không thực chất tính nên nó vô thường, khổ, không, vô ngã...
13 Tháng Hai 202310:37 SA(Xem: 1596)
Mạt na hay Ý có nghĩa năng lực của tư tưởng hay năng lực tư duy, Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng, Trong tiếng Pāli, từ mano hay Ý có nghĩa tâm hay tư tưởng tương đương trong tiếng Anh là “mind” hay “thought”. Trong A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma), mạt na dùng để chỉ đồng nghĩa với THỨC (viññāna: consciousness) và TÂM
05 Tháng Hai 20236:14 CH(Xem: 1758)
Tánh giác không từ đâu đến. Nó không nằm trong quy luật duyên sinh của hiện tượng. Ta không thể khám phá nó khởi ra từ đâu khi có sự xuất hiện của con người trên quả đất.
28 Tháng Giêng 20237:39 SA(Xem: 1399)
Realität ist nicht 100%ig echt aber auch nicht 100%ig illusorisch. Oder „Das Gerade jetzt“ existiert, ist „echt“ und gleichzeitig „illusorisch“. Oder In der Realität ist eine Illusion vorhanden und in der Illusion existiert eine Realität.
25 Tháng Giêng 202311:14 SA(Xem: 1914)
Định luật Y Duyên Tánh vận hành tất cả thế gian. Nó cũng là định luật biến hóa và phát triển, là sức sống mãnh liệt, đã thành lập vũ trụ, điều hành vũ trụ, và bảo vệ duy trì sức sống của vạn vật. Thế gian biểu hiện sự hài hòa tuyệt vời theo sự biến hóa khách quan của “Y Duyên Tánh”. Vậy, các bạn thân ơi, đây có phải là một bức tranh puzzle tuyệt vời không?
24 Tháng Giêng 20233:16 CH(Xem: 1581)
Chỉ có người thực sự bước vào dòng Thánh mới kinh nghiệm được thọ thanh tịnh. Người còn nhiều dính mắc không bao giờ kinh nghiệm được nhận thức ngoài cảm giác.
18 Tháng Giêng 20237:43 CH(Xem: 2227)
Đất trời quê hương đang vào xuân, mong gởi một món quà nhỏ tặng cho bạn tri âm, mùa xuân trong tâm mình.
18 Tháng Giêng 20237:51 SA(Xem: 1527)
Der Buddhismus betrachtet die „Geburt“ nicht als Beginn eines neuen Lebens sondern die Geburt beginnt bereits mit dem Tod, dann folgt eine Rückkehr und eine erneute Geburt. Diesen Zyklus: Geburt und Tod, Werden und Vergehen, nennt man im Buddhismus den Daseinskreislauf (Samsara) und Alter ist ein Teil dieses Lebenskreislaufs.
17 Tháng Giêng 20231:21 CH(Xem: 1375)
Cái gì được nhận ra đầu tiên trong một sát na, và nhận rõ cuối cùng qua những chuỗi sát na tiếp theo, là đối tượng của nhận thức.
69,256