HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

ENG068: The Biofeedback Process In Meditation

04 Tháng Sáu 202211:21 SA(Xem: 4655)

Hồi Đáp Sinh Học Trong Thiền

Bài viết này là một tóm lược của giáo trình của Thầy Thiền Chủ Thích Thông Triệt, dựa trên các bài đọc thêm của Thầy và các lời giảng của Ni Sư Thích Nữ Triệt Như tại Khóa Thiền Căn Bản





Tóm lược

Khi chúng ta thực hành Thiền đúng sẽ có sự tác động dây chuyền giữa Tánh Giác, não bộ trung ương, hệ thống thần kinh đối giao cảm và tuyến nội tiết. Kết quả là thân được khỏe mạnh, tâm nhờ vậy an lạc, thân và tâm hài hòa, trí tuệ tâm linh bật ra, và tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả phát huy. Khi thực hành Thiền sai, ta dùng cái Biết có lời của ý căn, trí năng, ý thức. Ta phân biệt so sánh, cố gắng, chú tâm, có sự dính mắc và xúc cảm, thì cũng tác động vào trục dây chuyền não bộ trung ương, hệ thống thần kinh giao cảm và tuyến nội tiết. Kết quả là nội tạng xáo trộn, làm cho tâm lo âu rối loạn, trí tuệ tâm linh không bật ra, tâm từ bi hỷ xả cũng không phát huy.



Sự tương tác giữa trí năng tỉnh ngộ, Pháp, và não bộ


Khi chúng ta thực hành Thiền, Não bộ đáp ứng lại với những tín hiệu của Tâm, rồt từ Não bộ tác động dây chuyền tới cơ thể. Chúng ta bắt đầu thực hành Thiền với một sự khởi ý như “bây giờ ta sẽ dụng công tánh Thấy. Bây giờ ta sẽ thiền hành. Bây giờ ta sẽ toạ Thiền.” Ta sử dụng cái Tâm của mình để khởi ý thực hành. Nói chính xác hơn là mình dùng Trí Năng tỉnh ngộ của mình để thực hành Thiền. Khi Trí Năng tỉnh ngộ, mình cảm thấy nhu cầu thực hành Thiền thường xuyên và mình muốn thực hành dù mình gặp khó khăn lúc ban đầu. Khi mình thực hành, mình cũng xác định Pháp gì, Pháp của ai. Mình chọn đúng Pháp, đúng kỹ thuật thực hành. Do đó, trí năng tỉnh ngộ giữ một vai trò rất quan trọng.
Chúng ta chọn theo con đường tu tập của Đức Phật Thích Ca. Đức Phật dạy mình có bốn phương tiệnThiền Quán, Thiền Chỉ, Thiền ĐịnhThiền Huệ, có thể gọi tắt là Quán, Chỉ, Định, Huệ. Mọi phương thức hay chiêu thức mình sử dụng đều tác động vào não bộ như: dùng lưỡi thực hành, dùng mắt nhìn, dùng tai nghe tiếng chuông hay thở qua mũi. Nếu chúng ta chỉ giữ niệm biết không lời, chúng ta sẽ tác động vào vùng phía sau bán cầu não trái tức là vùng Tánh Giác. Ở đó có Tánh Thấy ở thùy chẩm, Tánh Xúc Chạm ở thùy đỉnh, Tánh Nghe ở thùy thái dương. Ngoài ra có tánh thứ tư là Tánh Nhận Thức Biết ở gần thùy đỉnh.
Đồng thời tín hiệu cũng truyền vào hệ thống viền não qua đường hướng tâm và ly tâm.



Hệ thống viền não
Cơ chế có thể tích lớn nhất trong hệ thống viền não là Đồi Thị. Chức năng của Đồi Thị là tiếp nhận tín hiệu giác quan và phân phối đi các nơi liên hệ ở vỏ não. Thí dụ như nếu Biết không lời qua mắt, thì nó khuếch tán tín hiệu đi vào Tánh Thấy. Tai nghe âm thanh thì đồi thị khuếch tán vào Tánh Nghe, v.v.. Nó cũng khuếch tán tín hiệu tâm xúc cảm đi tới các vùng ký ức làm việc, dài hạn và khắp vùng tiền trán của vỏ não.
Dưới Đồi Thị là Dưới Đồi. Dưới Đồi là cơ quan quan trọng nhất vì nó giúp cho cơ thể biểu lộ được tất cả những sắc thái Tâm của chúng ta. Nó giúp biểu lộ tất cả các sắc thái tâm như: thanh thản, giận tức, buồn phiền, đau khổ, đố kỵ, ghen ghét, gian tham….


Dưới Đồi duy trì sự quân bằng nội môi. Nó là gạch nối giữa hệ thống thần kinhhệ thống nội tiết. Nó tiết ra những chất nội tiết tố có khả năng khuyến khích các chất nội tiết tố khác được tiết ra khắp cơ thể hoặc ngưng chúng lại. Nó cũng liên quan mật thiết tới hệ thống thần kinh tự quản.

Hệ thống nội tiết nói chung chia ra hai loại: loại nằm trong não, loại ở trong thân thể. Ở trong não có ba tuyến nội tiết: Tuyến Tùng, Dưới Đồi và Tuyến Yên. Khi chúng ta tập nhìn ánh sáng nắng, tín hiệu trước khi đi vào đồi thị thì truyền đến Tuyến Tùng ở ngay dưới Đồi Thị. Tuyến Tùng liền tiết ra chất Serotonin và Melatonin.

Dưới Đồi chính nó cũng là một tuyến nội tiết quan trọng được gọi là tuyến Chủ. Nó tiết ra nhiều thứ trong đó có Acetylcholine, và Melatonin. Khi chúng ta nhìn bóng đen, tín hiệu vào Dưới Đồi. Nó kích thích ra Melatonin có tác dụng điều chỉnh bệnh mất ngủ, ngăn ngừa bướu (đặc biệt là buớu ngực và buớu não), và tăng cường hệ thống miễn nhiễm.
Ngay bên dưới của Dưới Đồi là Tuyến Yên. Nó truyền tín hiệu của Dưới Đồi xuống các tuyến nội tiết khác.
Bên trong thân thể, có rất nhiều tuyến như: Tuyến Giáp, Tuyến Phó Giáp, Tuyến Ức (là hệ thống miễn nhiễm), Tuyến Thượng thận, Tuyến Tụy, tuyến sinh dục, tuyến nước bọt .v.v..

Trong hệ thống viền não còn có thêm hệ thống ký ức gồm có ký ức dài hạn ở trong Hải Mã, và ký ức xúc cảm ở trong Hạnh Nhân. Ký ức dài hạn ghi lại những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Ký ức xúc cảm ghi lại những xúc cảm tiêu cực như sợ hãi, thù ghét, v.v.. lẫn tích cực như ưa thích, đam mê. Đặc biệt, nó ghi lại những xúc cảm mãnh liệt, tàn bạo, như ghen tuông, hận thù, tùy miên . Thí dụ: nhìn thấy địch thủ là rút súng ra bắn là do tác động của ký ức xúc cảm của Hạnh Nhân. Hạnh Nhân – đúng theo tên gọi của nó – trông giống một hột hạnh nhân nhỏ xíu. Nó là trung tâm gây nên nghiệp ác, các nhà khoa học goi Amygdala là trung tâm hành động do cảm xúc thúc đẩy.


Còn một ký ức nữa là ký ức làm việc (working memory) nằm ở vùng thùy trán. Nó giữ lại trong ý thức của ta những hình ảnh, âm thanh, con số, khái niệm, lời, trong một thời gian ngắn để ta có thể sử dụng chúng để làm việc. Ví dụ như khi ta cần gọi điện thoại, ký ức làm việc giữ được mười con số để ta gọi. Khi chúng ta làm con toán thầm trong đầu, chúng ta nhớ hết những con số, và dữ kiện để làm con toán đó.
Tất cả những gì mình hành động, nói năng, suy nghĩtrong đời sống đều được ghi lại hay không ghi lại trong ký ức một cách tự động.


Tánh Giác

Khi thực hành Thiền đúng Pháp, đúng kỹ thuật, tác dụngthân tâm hài hòa và trí tuệ tâm linh phát triển. Đây là trí tuệ tự phát, do tiềm năng giác ngộ bên trong cơ chế Tánh Giác phát ra. Nó không phải là trí phàm phu của Ý Thức, Ý CănTrí Năng ở hai vùng tiền trán. Mục đích của Thiền là có cái Biết Không Lời để tác động trực tiếp vào khu vực Tánh Giác. Tánh Giác sẽ tạo ra những tác dụng kỳ diệu đối với thân tâmtrí tuệ tâm linh con người. Tánh Giác nằm phiá sau bán cầu não trái. Nó kiến giải tất cả đối tượng của giác quan mà không có tự ngã can thiệp vào. Khi Tánh Giác hay cái Biết Không Lời có mặt thì tâm người hành Thiền trở nên an tịnh, trầm lặng, thanh thản. Trí năng không méo mó, xúc cảm không có mặt. Khi Tánh Giác có mặt, vỏ não, khu Dưới Đồi và Tuyến Yên bị tác động. Khu Dưới Đồi tác động vào hệ thống Đối Giao Cảm Thần KinhHệ Thống Tuyến Nội Tiết. Thân thể khỏe mạnh, tâm an lạc nhờ sự tác động dây chuyền giữa cơ chế Tánh Giác, khu Dưới Đồi, Tuyến Yên và Hệ Thống Tuyến Nội Tiết.



Ta thấy Tánh Giác đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị hay điều chỉnh bệnh tâm thể. Khi cái Biết Không Lời có mặt, thần kinh ta không căng thẳng, lo âu, không sân hận sợ hãi, không dính mắc đố kỵ. Chỉ có sự nhận biết không lời rõ ràng mà không dính mắc vào hai bên: thương ghét, lỗi phải, thiện ác.


Đáp ứng sinh học khi Thiền đúng. Trục dây chuyền Tánh Giác, Hệ Thống Viền não, Dưới Đồi, Đối Giao Cảm Thần Kinh, Tuyến Nội Tiết, Cuống Não.
Khi thực hành Thiền, tín hiệu sẽ đi tới hệ thống viền não. Khi tới Dưới Đồi, nó sẽ tác động đến hệ thống thần kinh tự quản. Hệ thống này có những dây thần kinh đi tới các bộ phận nội tạng của chúng taảnh hưởng tới các bộ phận này. Gọi là tự quản là vì hệ thống này chỉ biểu lộ một cách tự động những tín hiệu từ Dưới Đồi, mà không do ý chí ta điều khiển.
Có hai nhánh trong hệ thần kinh tự quản. Một nhánh là Giao Cảm thần kinh và một nhánh là Đối Giao Cảm thần kinh.
Thực hành Thiền đúng, trước hết là thư giãn Tâm, hay thư giãn Niệm, là một phần quan trọng của sự tạo ra hồi đáp sinh học để chữa bệnh tâm thể. Sau đó, quan trọng hơn nữa là ta chỉ giữ cái Biết Không Lời, thì chúng ta tác động vào Đối Giao Cảm Thần Kinh. Đầu dây Đối Giao Cảm Thần Kinh tiết ra Acetylcholine. Chất thần kinh dẫn truyền này sẽ truyền tín hiệu tới hệ thống tuyến nội tiết. Trong hệ thống tuyến nội tiết, Tuyến Tụy sẽ tiết ra insulin, giữ đường trong gan. Insulin điều chỉnh đường trong máu và điều chỉnh được bệnh tiểu đường. Sau đó, Cuống Não bị tác động. Nó tiết ra acetylcholine, serotonin giống như Tuyến Tùng, melatonin giống như Dưới Đồi, và đặc biệt là dopamine. Dopamine làm cho tâm mình cảm thấy vui vẻ, phấn khởi mà không cần lý do từ bên ngoài. Nhà Phật gọi là hỷ lạc. Trong 4 tầng Thiền của Đức Phật, Ngài đều cảm nhận được trạng thái Hỷ Lạc đó.




Acetylcholine làm cho thân thể nhẹ nhàng linh hoạt. Nó cũng điều chỉnh huyết áp, giúp ta tỉnh thức, tăng ký ức và học hỏi, và phát huy năng lực nhận thức. Khi thân nhẹ nhàng thì Tâm mình cũng nhẹ nhàng, thanh thản theo. Sức khỏe được điều chỉnh lại. Khi thân khỏe mạnh, tâm an vui không có buồn phiền đau khổ mà lại có thêm Dopamine tiết ra nữa thì dĩ nhiên lúc nào cũng an lạc.
Melatonin điều chỉnh cái đồng hồ sinh học trong não bộ mình. Nó điều hòa ngủ thức, trị bệnh mất ngủ kinh niên, ngăn ngừa ung thư. Nó cũng giúp điều chỉnh huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim, bệnh tai biến mạch máu não, ngăn chận bệnh đục thủy tinh thể (cataract). Nó cũng có khả năng kích thích hệ thống miễn nhiễm, phục hồi ký ức và chữa trị bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Tuyến Tùng và khu Dưới Đồi sản xuất ra nó.
Khi mình thực hành đúng, Dưới Đồi cũng tiết ra acetylcholine và melatonin tùy chiêu thức mình thực hành. Các chất sinh hóa học này tiết ra trong não của mình sẽ ảnh hưởng tới nội tạng. Tim mạch, nhịp tim không còn rối loạn, không còn áp suất máu cao, không còn đường máu cao, tiêu hóa trở lại tốt v.v.. là nhờ Đối Giao Cảm Thần Kinh hoạt động. Nhờ vậy thân thể hài hòa khỏe mạnh.



Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng do Tuyến Tùng sản xuất. Nó giúp cho sức khỏe dồi dào, làm việc dẻo dai, điều chỉnh ngủ thức, chữa trị bệnh trầm cảm, cho ta cảm giác no bụng, điều chỉnh sự căng thẳng thần kinh, lo âu, có khả năng chữa bệnh nhức một bên đầu.
Khi ta tu 1 thời gian dài mà tánh tình ta càng khó tánh, không có tâm từ bi, hỷ xả, thì ta biết là mình tác động vào Giao Cảm Thần Kinh.


Chức năng của Giao Cảm Thần Kinh là tiết ra chất nước hóa học norepinephrine, gây ảnh hưởng xấu cho tim, mạch máu, và những cơ quan nội tạng khác như bao tử, gan, thận. Vì Giao cảm thần kinh liên hệ trực tiếp đến hệ thống tuyến nội tiết (ruột tuyến thượng thận sẽ tiết ra thêm epinephrine và norepinephrine, vỏ tuyến thượng thận tiết ra cortisol, tuyến tụy sẽ tiết ra Glucagon) và nội tạng.Thân sở dĩ mang bệnh nội tạng là do những chất này tiết ra quá nhiều. Những chất này tiết ra là do những tiến trình xúc cảm như buồn chán, lo âu, sợ hãi của tâm dính mắc hay tâm chưa tỉnh ngộ khởi lên. Ngoài ra dụng công sai: tập trung tư tưởng, tưởng tượng, tự kỷ ám thị, hay nỗ lực quá mức cũng đưa tới những hậu quả là bệnh tâm lý hay bệnh tâm thể.


Như vậy chính Tâm tạo ra bệnh cho Thân thông qua những chất nước hóa học trong hệ Giao Cảm Thần Kinh và bên trong hệ thống Tuyến Nội Tiết. Tâm này là Tâm Vọng, do tự ngã làm chủ thể. Ý niệm “Ta” và “Cái của Ta” có mặt trong đó. Còn Tâm Chân thì không có xúc cảm. Ý niệm “Ta” và “Cái Của Ta” cũng vắng mặt. Chỉ có Dòng Niệm Biết Không Lời có mặt. Thiền Tông giả lập chủ thể biết đó là “Ông Chủ” (the “Master”), hay “Chân Ngã” (the “True Self”). Khi dòng niệm Biết Không Lời này có mặt, khu Dưới Đồi liền tác động ngược lại. Thần kinh tự quản tác động vào Đối Giao Cảm Thần Kinh. Đầu dây thần kinh này tiết ra acetylcholine. Các chất sinh hóa học làm lợi cho cơ thể được tiết ra. Thí dụ, từ Tuyến Tùng sẽ tiết ra serotonin và melatonin. Từ Tuyến Tụy tiết ra insulin. Từ Cuống Não tiết ra acetylcholine, serotonin, melatonin, dopamine, v.v..
Hồi đáp sinh học là một vòng tròn khép kín. Khi tâm tỉnh ngộ, ta thực hành Thiền đúng, tác động vào Đối Giao Cảm Thần Kinhhệ thống Tuyến Nội Tiết. Đối Giao Cảm Thần Kinh tác động vào nội tạng và điều hòa chúng. Hệ thống Tuyến Nội Tiết tiết ra những chất sinh hóa học điều hòa nội tạng. Nhờ vậy thân thể hài hòa khỏe mạnh. Tâm cảm nhận được thân thể hài hòa nên tâm được an lạc và hài hòa.


Thiền đúng cách và Trí Tuệ tâm linh, Tứ Vô Lượng Tâm.

Khi thiền đúng cách, ta tác động vào một trong các tánh, thì trí tuệ tâm linh bật ra. Chữ tâm linh chỉ tới Tánh Giác hay Tánh Nhận Thức Biết. Trí tuệ tâm linhtrí tuệ siêu vượt thế gian bật ra qua sức dụng công của mình. Đó là cái trí tuệ sáng tạo phù hợp với sự chứng ngộ của đức Phật.





Trí tuệ tâm linh khác với trí tuệ thế gian. Trí tuệ thế gian do ta học hỏi trong học đường. Ta dùng ý thức, suy nghĩ hay trí năng, trí thông minh để học, nhớ, nói lại. Nhưng trí này cũng có căng thẳng thần kinh, có buồn, lo, khổ não.

Ngược lại, khi ta tác động vào một trong bốn tánh thì Phật tánh hay tiềm năng giác ngộ sẽ bật ra từ từ. Cái bật ra đó là do cái Biết Không Lời. Cái Biết này không do học hỏi, không do kinh nghiệm mang tới. Nếu do học hỏi thì nó cũ rích. Cái Biết này trái lạitính cách sáng tạo. Nó là cái gì hoàn toàn mới lạ bật ra cho mình. Cái bật ra đó là Phật tánh hay còn gọi là Huệ Bát Nhã (Paññā, wisdom).

Trí tuệ tâm linh phát huy có nhiều mức độ. Mức độ thứ nhất là trực giác, là cái biết trực tiếp. Trực giácnhận biết liền tức khắc, không thông qua suy nghĩ, không thông qua phân biệt so sánh, không thông qua trí năng. Khi được phát huy sâu sắc, nó trở thành siêu trực giác, nhìn thấy biết trước thời gian và vượt không gian.
Ngoài ra, sẽ có tâm Bi phát khởi ra đầu tiên, sau đó là tâm Từ, tâm Hỷ, tâm Xả. Chúng phát huy từ từ cho đến vô lượng vô biên gọi là Tứ Vô Lượng Tâm. Lòng Từ Bi Hỷ Xả này không có ranh giới, không có điều kiện, không cần suy nghĩ. Từ Bi trong tâm thế gian thì có giới hạn, có điều kiện, có ranh giới vì còn suy nghĩ, còn ý thức phân biệt. Bốn tâm này sẽ phát ra dạng từ trường bao quanh vị đó. Những người tới gần vị đó cảm thấy tâm tĩnh lặng, thảnh thơi. Đó là từ trường của người tu tập.
Tâm Từ là tâm hiền lành, từ ái, hảo tâm, tình huynh đệ. Tâm Bi là lòng thương mến người khác và muốn giúp đỡ người khác. Tâm Hỷ là tâm vui mừng thiện cảm trong vui mừng hay hạnh phúc của người khác. Tâm Xả là tâm thanh thản, bình thản, dửng dưng, khách quan, không luyến ái cũng không ghét bỏ, tâm bình đẳng và bình thản trước đối tượng và sự kiện, được ca tụng hay chê bai cũng không xao xuyến, không thiên vị.
Huệ tự phát cũng giúp cho người tu tậpbiện tài vô ngại. Vị đó nói năng lưu loát, hiểu nghĩa rõ ràng từng chữ từng câu, nói năng thuyết pháp khôngchướng ngại.



Ở trên, ta nói đến kết quả trí tuệ bát nhã phát huy khi thiền đúng cách. Đó là Phản xạ vật lý. Kết quả về sức khỏe thì các chất nước sinh hóa học tiết ra, được gọi là Phản xạ sinh lý. Nó giúp cho thân tâm hài hòa khỏe mạnh, chữa cả bệnh thân lẫn bệnh tâm. Như vậy Tâm sử dụng Pháp, sử dụng kỹ thuật Thiền đúng, tác dụng vào não bộ, ảnh hưởng đến Thân. Thân khỏe mạnh thì Tâm cũng an vui. Cho nên đây là sự tương tác giữa Tâm, Pháp, Não Bộ đối với Thân- Tâm và Trí tuệ tâm linh.

Sơ Đồ Hồi Đáp Sinh Học Trong Thiền
blank



Tập Thiền sai cách

Ta thực hành sai khi ta tác động vào vùng tiền trán, dùng Ý Căn, Trí NăngÝ Thức, nghĩa là dùng cái biết có lời. Vùng tiền trán bị tác động khi ta thực hành như sau: dùng sự phân biệt của ý thức để tập trung tư tưởng, tưởng tượng tới một cái gì đó, tự kỷ ám thị, có lời nói thầm trong tâm, cố gắng, không thư giãn. Tín hiệu cũng đi vào hệ thống viền não, bắt đầu bằng Dưới Đồi, cũng đi vào hệ thần kinh tự quản, nhưng qua Giao Cảm Thần Kinh. Đầu dây Giao Cảm tiết ra norepinephrine, gia tăng áp suất máu. Khi đi vào tuyến nội tiết thì đi tới Tuyến Thượng Thận nằm ở trên chóp đầu hai trái thận. Ở đây, ruột thượng thận tiết ra epinephrine, khiến cho đường máu cao, cũng tiết ra norepinephrine, nhưng ít hơn epinephrine. Hai chất này tạo ra chất béo có thể gây nên bệnh béo phì.







Khi epinephrine ra nhiều thì vỏ thượng thận tiết ra cortisol. Cortisol ít thì giúp cơ thể tăng cường miễn nhiễm, nhưng khi có nhiều thì hại. Khi cortisol ra nhiều thì theo máu đi lên não, bó chặt tế bào hải mã làm chết tế bào nơi đó, vì vậy là 1 nguyên nhân làm mất ký ức.


Khi chất thần kinh dẫn truyền norepinephrine đến Tuyến Tụy thì nơi đây tiết ra glucagon. Chất này đi vào trong gan và đẩy chất đường glucose dự trữ trong gan vào máu gây ra đường máu cao. Hai chất insulin và glucagon hoạt động ngược nhau, khi insulin tiết ra thì hạ đường trong máu trong khi glucagon tiết ra thì đẩy đường dự trữ trong gan đi vào máu.
Rồi khi truyền đến Cuống Não thì Cuống Não tiết ra thêm norepinephrine và epinephrine. Khi các chất này tiết ra hoài thì áp huyết cao (do norepinephrine), và đường máu cao (do epinephrine), kết quả là chất béo nhiều, bệnh béo phì, gây ra mất ký ức và tiểu đường. Nó cũng đi vô nội tạng tạo nên gan yếu, thận suy, tim rối loạn, tiêu hóa rối loạn (bị bệnh táo bón, hay tiêu chảy).



Đây là những bệnh tâm thể do tâm rối loạn tạo nên. Tâm rối loạn vì xử dụng các vùng Ý Thức, Ý CănTrí Năng. Tâm bất an, lo, buồn, sợ vì thấy thực hành thiền không đem lại kết quả tốt, đó là ảnh hưởng trở lại tâm. Những bệnh tâm thể liên quan với nhau, khi dùng cái biết có lời, có tâm xúc cảm thì hay mắc các bệnh tâm thể này: áp suất máu cao, cholesterol cao, đường máu cao, quên trước quên sau, đau bao tử, loét bao tử, mất ngủ, nhịp tim rối loạn, gan suy yếu, dị ứng, thận suy, ảo giác v.v... Trí thế gian làm việc nên trí tuệ tâm linh không phát huy. Trí thế gian thì không có sáng tạo, không có từ bi hỷ xả, Đó là các kết quả khi thực hành thiền sai, người đời gọi là “tẩu hỏa nhập ma.”


Tiền trán hoạt động quá mức, xúc cảm tiêu cực và bệnh tâm thể
Người đi làm việc ngoài đời bề bộn hay kinh doanh vất vả cũng như vậy, tâm lăng xăng dao động, vùng tiền trán hoạt động mạnh, hay bực tức, buồn, lo, sợ. Tác động trên thân cũng giống như khi thưc hành thiền sai, sẽ đi qua hệ giao cảm thần kinh và tiết ra các chất sinh hóa học. Tiếng thời nay là stress gây ra bệnh tâm thể và bệnh ung thư. Đời sống khi xưa an nhàn thanh thản hơn đời sống tân thời nên ít người bị bệnh tâm thể bằng thời nay, vì ít có những xúc cảm mạnh tác động đến giao cảm thần kinh. Người thời xưa sống hài hòa giữa hai hệ giao cảm và đối giao cảm hơn con ngươì thời nay. Khi mình hài hòa được giao cảm và đối giao cảm thì sức khỏe tốt nhất. Không phải giao cảm thần kinh lúc nào cũng có tác dụng xấu, giao cảm và đối giao cảm bổ túc cho nhau, lúc nào cũng có trong con người của mình, hai bên phải hài hòa thì mình mới có sức khỏe tốt.








Kết luận

Trọng tâm tác dụng của Thiền là giúp người thực hành có những kinh nghiệm cụ thể trên thân, tâm, và trí tuệ tâm linh của mình như sau:
chuyển hóa tâm
điều chỉnh bệnh tật của thân và tâm
• cân bằng hay hài hòa thân tâm
• hài hòa với môi trường chung quanh
• phát huy trí tuệ tâm linh
Những kinh nghiệm này đều dựa trên nguyên lý hồi đáp sinh học trong Thiền. Muốn đi sâu vào Thiền và muốn thực hành có kết quả, chúng ta cần có thêm kiến thức về hồi đáp sinh học trong Thiền.




The Biofeedback Process in Meditation

This article is an introductory summary of the teachings of Zen Master Thích Thông Triệt on the topic, mainly based on the oral teaching of Bhikkhuni Zen Master Thích Nữ Triệt Như given for the Fundamental Meditation Course. For a comprehensive in-depth understanding, the reader is encouraged to attend the complete nine-seminar teaching program and read the writings of Master Thích Thông Triệt that are being progressively translated into English.

Summary
A correct meditation practice triggers a beneficial chain reaction from the wordless awareness mind to the central nervous system, to the parasympathetic nervous system and to the endocrine system. The result is a healthy body, a peaceful mind, a body and mind in harmony, spiritual wisdom bursting forth and benevolence, compassion, empathetic joy and equanimity emerging. On the other hand, when we practice meditation incorrectly, we use the verbal knowing that comes from the thinking mind, intellect and consciousness. Under this process, we differentiate, compare, make an effort, pay attention, feel emotions and get attached. This impacts the central nervous system, the sympathetic nervous system and the endocrine system. Bodily functions are disturbed, the mind becomes anxious and confused, spiritual wisdom does not burst forth and benevolence, compassion, empathetic joy and equanimity do not develop.
Relationship between the awakened mind, spiritual teachings and the brain
When we practice meditation, our brain reacts to signals from the mind, and, in turn, the brain impacts on the body. We start our meditation practice with an intention, for example by saying to ourselves: “I will practice ultimate seeing. I will start my walking meditation. I will do my sitting meditation”. We are using our mind to enunciate an intention to practice, or more accurately, we are using our awakened intellect to start our meditation practice. When our intellect is awakened to spirituality, we feel the motivation to practice meditation regularly and want to persist with the practice even though we may initially experience some difficulties. When we practice, we also determine what method and whose method we are following. We choose the correct method, the correct technique. This is why the awakened intellect plays a very important role.
We have chosen to follow the path laid out by the Buddha. The Buddha taught us four meditation practices: anupassanā meditation, samatha meditation, samādhi meditation and paññā meditation. The techniques and practical actions that we use – such as relaxing the tongue, looking in specific ways, listening to the bell, breathing through the nose – all have an impact on the brain. If we maintain our wordless awareness, we activate the wordless awareness mind located in the left rear hemisphere of the brain. In this area are located ultimate seeing in the occipital lobe, ultimate touch in the parietal lobe and ultimate hearing in the temporal lobe. There is also ultimate cognition located near the parietal lobe.
At the same time, both centripetal and centrifugal signals are exchanged with the limbic system.
The limbic system
The largest brain structure in the limbic system is the thalamus. The main function of the thalamus is to receive signals from the sense organs and distribute them to other areas of the brain for processing. For example, when we see in wordless awareness, the signal is transmitted by the thalamus to ultimate seeing. When we hear in wordless awareness, the thalamus transmits the signal to ultimate hearing. When emotions are involved in our perception, the thalamus sends signals to working memory and long term memory areas located in the pre-frontal cortex.
Below the thalamus is the hypothalamus. The hypothalamus fulfills a very important function because it is where our states of mind – such as tranquility, anger, sadness, sorrow, envy, loathing, greed etc. – are formed.
The role of the hypothalamus in our physiology is to maintain homeostasis. It links the nervous system and the endocrine system. It secretes neurohormones that act to up-regulate or down-regulate the release of other hormones. It is also closely linked to the automatic nervous system.
The endocrine system consists of two types of glands, those that are located inside the brain and those located in the body. Inside the brain are three endocrine glands: the pineal gland, the hypothalamus, and the pituitary gland. When we practice the technique of looking at the sunlight, the signal gets to the thalamus then onto the pineal gland. The pineal gland then releases the hormoe melatonin.
The hypothalamus is itself an important endocrine gland and is often called the master gland. It secretes several hormones including melatonin. When we practice the technique of looking at darkness, the signal goes to the hypothalamus. There it activates the secretion of melatonin, which helps alleviate insomnia, prevent tumors (especially in the chest and the brain) and strengthen the immune system.
Immediately below the hypothalamus is the pituitary gland. It helps transmit signals from the hypothalamus to other endocrine glands.
Inside the body, there are a number of endocrine glands such as the thyroid gland, the parathyroid gland, the thymus (which controls the immune system), the adrenal glands, the pancreas, the reproductive glands, the salivary glands, etc.
Also, forming part of the limbic system are memory structures, in particular the hippocampus involved with long term memory and the amygdala with emotional memory. The long-term memory stores everything about events that we have experienced in the past. The emotional memory stores past negative emotions like fear and hate, as well as more positive emotions like pleasure and passion. In particular, it stores the strong, violent emotions like jealousy, hate or what Buddhism calls underlying tendencies. It can trigger instinctive and explosive reactions such as pulling a gun to shoot an enemy without taking the time to think of consequences. The amygdala is a small, almond-shaped structure. It is where emotional actions originate; it is where evil karma is generated.
Another form of memory is the working memory located in the frontal lobe of the brain. This is where images, sounds, numbers, concepts and words are kept in our consciousness for a short period of time to allow us to perform certain tasks. For example, when we want to dial a telephone number, the digits are brought up in the working memory to allow us to perform the task. Likewise, when we perform mental calculations, we keep all the numbers, intermediate results and calculation processes in working memory.
Everything that we do, say, think, perceive and feel in our daily life is automatically stored in memory.
Wordless awareness mind
When we practice meditation correctly, we experience harmony within our body and mind, as well as spiritual wisdom. This spontaneous wisdom originates from the potential for enlightenment that is innate in our wordless awareness mind. It does not come from the learning of the thinking mind, intellect, and consciousness, which are located in the pre-frontal cortex and together constitute the worldly mind. The objective of meditation is to stay in wordless awareness so that our wordless awareness mind is activated. The wordless awareness mind will then have wonderful effects on our body, mind, and spiritual wisdom.
The wordless awareness mind is located in the rear left hemisphere of the brain. It has the faculty to apprehend all stimuli perceived by the senses without being influenced by emotions and the ego. When wordless awareness is present, the mind of the meditation practitioner becomes peaceful, pure, tranquil and serene. Emotions are absent and the intellect is not distorted. Wordless awareness has also an effect on the cortex, the hypothalamus, and the pituitary gland. The hypothalamus activates the parasympathetic system, and through the pituitary gland affects the endocrine system. Together, these systems release biochemicals that result in a healthy body and a peaceful mind.
The wordless awareness mind plays a critical role in resolving psychosomatic illnesses. When we live in wordless awareness, we are free from the stress, anxiety, anger, fear, and envy that come with being attached to objects. We experience a clear awareness of what is happening without being caught in the dualistic thinking of love and hate, right and wrong, evil and virtue.
Physiological Effect of a Correct Meditation Practice: the axis of wordless awareness - limbic system - hypothalamus - parasympathetic system - endocrine system - brainstem
When we practice meditation, a signal is sent to the limbic system. When it reaches the hypothalamus, it activates the autonomic nervous system. This system has nerves that connect to and influence our internal organs. It is called autonomic because it acts largely unconsciously and regulates bodily functions under the direction of the hypothalamus.
The autonomic nervous system has two branches: the sympathetic nervous system and the parasympathetic nervous system.
When we practice meditation correctly, we first relax the mind or relax our thoughts. This is an important factor in starting the biofeedback process that helps resolve our psychosomatic illnesses. Next, and more important, we must maintain our wordless awareness as this will activate the parasympathetic nervous system. The extremity of the parasympathetic nervous system releases the neurotransmitter acetylcholine that triggers a number of actions from the endocrine system. For example, the release of insulin from the pancreas comes into balance, which helps regulate the amount of glucose in the blood by enabling the cells to absorb glucose and by storing any excess glucose in the tissues for future use. The hypothalamus also activates the brainstem, which releases acetylcholine, serotonin (like the pineal gland), melatonin (like the hypothalamus) and especially dopamine. The release of dopamine gives us an intrinsic feeling of pleasure and motivation not related to any external stimuli. The Buddha mentioned a feeling of elation, rapture and motivation in all the four stages of samādhi that he experienced leading to enlightenment.
Acetylcholine gives us a feeling of lightness and alertness. It also regulates our blood pressure, helps us feel awaked, improves our memory and learning, and develops our cognitive capacity. As the body feels at ease, we develop a feeling of serenity. The physical well-being in the body and the sense of serenity of mind, together with the positive impact of dopamine, result in a permanent state of joy and tranquility.
Melatonin is a hormone that regulates the biological clock in our brain. It regulates our states of sleep and wakefulness and helps cure insomnia and prevent cancer. It contributes to regulating our blood pressure and preventing cardiovascular diseases, blood clots in the brain and cataracts. Melatonin also helps strengthen the auto-immune system, improve memory and slow the onset of Alzheimer. Melatonin is secreted by the pineal gland and the hypothalamus.
When we practice meditation correctly, the hypothalamus releases acetylcholine and melatonin depending on the technique and practical actions that we use. These biochemicals that are produced in the brain affect our inner organs. When the parasympathetic system is activated, our cardiovascular system is regulated, our heart rate is steady, our blood pressure normalizes, our blood glucose level is balanced, and our digestive system operates optimally. This results in a healthy and balanced body.
Serotonin is an important neurotransmitter produced in the pineal gland. It helps improve our health and stamina, maintain our sleep/wake homeostasis, alleviate depression, provide a sense of satiety, regulate mental stresses and anxieties, and reduce headaches.
If we have been practicing meditation for a long while, but often find ourselves ill-tempered and do not experience benevolence, compassion, empathetic joy and equanimity, we should be aware that we are practicing incorrectly and are activating the sympathetic nervous system. The sympathetic nervous system secretes the biochemical norepinephrine that adversely affects the heart, the vascular system and other inner organs such as the stomach, liver, and kidneys. This is due to the link between the sympathetic nervous system and the endocrine system that directly affects the inner organs. For example, the inner medulla of the adrenal glands will produce more epinephrine and norepinephrine, whereas their outer cortex will produce cortisol, and the pancreas will produce glucagon. These biochemicals, when produced in excessive quantity, adversely affect our inner organs. They are released when we feel emotions such as sadness, despair, anxiety and fear, which come from the mind being attached to objects. Another cause that leads to their release is the incorrect practice of meditation. Techniques such as concentration, auto-suggestion and excessive effort lead to mental and psychosomatic illnesses.
It is the mind that creates illnesses in the body through the release of biochemicals by the sympathetic nervous system and the endocrine system. This mind is the false mind that is dominated by the ego, with its focus on “me” and “mine”. On the other hand, the wordless awareness mind is not influenced by emotions and the ego. In it, there is only a flow of wordless awareness. Zen Buddhism gives it a pseudo-entity and calls it “the boss” or the “true self”. When this flow of wordless awareness is present, the hypothalamus activates the parasympathetic nervous system, which secretes acetylcholine. This, in turn, leads to the release of a number of beneficial biochemicals, such as serotonin and melatonin from the pineal gland, and acetylcholine, serotonin, melatonin and dopamine from the brainstem.
The biofeedback process is a closed loop. When our intellect is awakened to spirituality, we start to practice meditation correctly, and this activates the parasympathetic nervous system and the endocrine system. These systems release biochemicals that regulate bodily functions and result in a healthy body. The mind perceives the wellbeing of the body and experiences peace and harmony. This, in turn, provides the feedback that motivates further practice.
Correct meditation practice, spiritual wisdom and the Four Immeasurable States
When we practice meditation correctly, we activate one of the four elements of the wordless awareness mind – ultimate seeing, ultimate hearing, ultimate touch and ultimate cognition – and, as a result, spiritual wisdom bursts forth. The word “spiritual” means that it relates to the wordless awareness mind or wordless cognitive awareness. Spiritual wisdom is the transcendental wisdom, beyond ordinary wisdom, which bursts forth when we successfully practice meditation. It results in novel and creative insights similar to the realizations experienced by the Buddha.
Spiritual wisdom differs from worldly knowledge. Worldly knowledge is learned at school and from life experiences. We use our thinking mind, intellect and consciousness to learn, remember and express it. However, this knowledge is often accompanied by mental stress, sadness, anxiety, and sorrow.
On the other hand, when we activate the four elements of our wordless awareness mind, our Buddha nature, which is our potential for enlightenment, progressively emerges. This emergence is caused by our wordless awareness. This awareness does not come from learning or experiences. It is not old and stale, but is novel and creative. When it is present, entirely novel realizations spring up. They come from our Buddha nature or paññā wisdom.
Spiritual wisdom manifests in several forms. At the first level, it is intuition, which is a direct, immediate knowledge that occurs without thinking, differentiation or reasoning. When our intuition is sharper, it becomes a transcendental intuition that is capable of seeing into the future and across space.
In addition, it is compassion that will first emerge, followed by benevolence, empathetic joy, and equanimity. These four virtues develop progressively to become immeasurable and infinite, and are called the Four Immeasurable States. They do not have boundaries or conditions and are not subject to thinking. Benevolence and compassion in their worldly meaning have limits, conditions and boundaries, as they still involve thinking and differentiation. The four immeasurable states radiate in the aura surrounding the practitioner. Anyone coming near such a person will feel a sense of tranquility and serenity.
Benevolence is the feeling of loving-kindness, friendliness, goodwill and tolerance towards others. Compassion is the feeling of deep sympathy for others, accompanied by a strong desire to help. Empathetic joy is the feeling of joy and happiness arising from seeing joy and happiness in others. Equanimity is the feeling of peace, tranquility, evenness of mind, impartiality, not being attracted and not pushing away in the face of any objects or events, gains or losses, honor or dishonor, praise or blame, pleasure or sorrow.
Spontaneous paññā wisdom also brings eloquence. The person is suddenly able to speak fluently, understand clearly every word and sentence, and can expound the dhamma without any obstacles.
A correct meditation practice has physical and physiological effects on the mind and body that keep them healthy, in harmony and free of illnesses. When the mind follows the correct teaching and applies the correct technique, it affects the brain and, through it, the whole body. A healthy body, in turn, results in a peaceful mind. This represents the mutual interaction between, on one hand, the mind, teaching, technique and brain and, on the other hand, the body, mind and spiritual wisdom.

Summary diagram of biofeedback process in meditation
blank

Incorrect meditation practice

We practice meditation incorrectly when we use our thinking mind, intellect or consciousness, or in other words verbal knowing, located in the pre-frontal cortex. The pre-frontal cortex is activated when we use one of the following techniques: concentration, imagination, auto-suggestion, talking silently in the mind, making an effort, not relaxing. When we practice incorrectly, a signal is sent to the limbic system starting with the hypothalamus and then onto the autonomic nervous system. But with the incorrect practice, the sympathetic nervous system is activated instead of the parasympathetic nervous system.
The extremity of the sympathetic nervous system releases the biochemical norepinephrine that has the effect of increasing blood pressure. When norepinephrine reaches the endocrine system, it generates a reaction in the adrenal glands located at the top of the kidneys. There, the inner medulla of the adrenal gland releases epinephrine, which has the effect of increasing the blood sugar level, as well as norepinephrine, albeit in lesser quantity than epinephrine. These two hormones contribute to the release of fatty acids that may result in obesity.
When epinephrine is released in excessive quantity, the upper cortex of the adrenal glands releases cortisol. Cortisol, when in low quantity strengthens the immune system, but it has the opposite effect when in excessive quantity. When it is in excessive quantity, it follows the blood stream to reach the brain, and there it damages cells in the hippocampus, resulting in memory loss.
When norepinephrine reaches the pancreas, it triggers the release of glucagon which has the effect of transforming glycogen in the tissues into sugar in the bloodstream. Glucagon and insulin have opposite effects. Insulin facilitates the transfer of glucose in the bloodstream into glycogen in the tissues, whereas glucagon facilitates the release of glycogen into sugar.
When norepinephrine reaches the brainstem, it triggers a further release of epinephrine and norepinephrine by the brainstem. Excessive levels of norepinephrine increase blood pressure, and excessive levels of epinephrine increase blood sugar. The result is an increase in fatty acids, increased obesity risks, loss of memory and increased risk of diabetes. Excessive levels of norepinephrine and epinephrine also have adverse effects on the inner organs, weakening the liver and kidneys, and disrupting heart rates and the digestive system, resulting in constipation or diarrhea.
These are psychosomatic illnesses that are caused by a disturbed mind. The cause of the disturbed mind comes from the false mind, made up of the thinking mind, intellect and consciousness, which always involves attachment, unfulfilled craving, and sorrow. Anxiety rises further when the practitioner feels that the meditation practice does not bring the expected results. Psychosomatic illnesses are all related. When we use our verbal knowing through the false mind under the influence of emotions, we often experience the following psychosomatic illnesses: high blood pressure, high cholesterol level, high blood glucose level, forgetfulness, digestive problems, stomach ulcers, disturbed sleep, insomnia, irregular heart rates, liver problems, allergies, weak kidneys, delusions etc.

When our worldly mind is in operation, spiritual wisdom cannot emerge. The worldly mind never brings novel insights, nor benevolence, compassion, empathetic joy and equanimity. This is what ordinary people see as the madness in meditation practitioners who follow an incorrect practice.
Excessive activity of prefrontal cortex, negative emotions, and psychosomatic illnesses
People living in the world are often very busy with their work or business, or struggling to make ends meet. Their mind is often agitated, their pre-frontal cortex is in overdrive and they often experience stresses, irritations, frustrations, anxiety, and sorrow. In their case, the impact on the body is similar to when one follows an incorrect meditation practice. The sympathetic system is over-activated and harmful biochemicals are secreted in excessive quantity. This results in stress and illnesses such as cancer. Modern life is more stressful than life in earlier days and the sympathetic system gets over-activated as it is repeatedly bombarded by strong emotions. As a result, more people are now affected by psychosomatic illnesses than in earlier days when life was more leisurely and the sympathetic nervous system and the parasympathetic nervous systems were more in harmony. The sympathetic nervous system does not cause harm by itself. The sympathetic nervous system and the parasympathetic nervous system complement each other, and when they are in balance, the individual experiences good health.
Conclusion
Meditation helps bring a number of tangible benefits to the mind, body and spiritual development of the practitioner:
• transforming the mind
• improving physical and mental health
• balancing and bringing harmony to body and mind
• furthering harmony between the practitioner and the surrounding environment
• developing spiritual wisdom
These benefits are based on the biofeedback process involved in meditation. The practitioner needs to understand this process in order to make good progress in meditation and progress further on the spiritual path.


Ý kiến bạn đọc
25 Tháng Giêng 20245:57 CH
Khách
bai nay hay quá, cam on thay va co triet nhu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tám 20221:28 CH(Xem: 1741)
„Was kommen wird, muss sterben“. Wahrscheinlich haben wir diese Wahrheit nicht akzeptieren wollen. Wir werden dann traurig oder ängstlich sein, wenn wir krank sind. Liebe Freunde, ist die Krankheit doch nicht eine Illusion der Sprache?
15 Tháng Tám 20226:56 SA(Xem: 2808)
Ni sư Thích nữ Triệt Như hướng dẩn KHÓA TU ĐẶC BIỆT - Phần 1 tại HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG ONTARIO CANADA Ni Sư Triệt Như giới thiệu nội dung và mục đích của khóa tu. Bài tập về thiền hành với chủ đề: Biết sự xúc chạm khi đi - Cái biết đặt dưới bàn chân
13 Tháng Tám 20224:40 CH(Xem: 1999)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra. Muốn thoát khổ thì cũng phải chính mình tháo gỡ sợi dây ràng buộc đó chứ không Thần Phật nào cứu rỗi, ban ơn, giáng họa cho mình được.
10 Tháng Tám 20227:09 SA(Xem: 2570)
Sự thật muôn đời: hễ cái gì có sinh ra, thì phải có lúc chấm dứt, biến mất, hoại diệt. Nhưng dường như chúng ta chưa chấp nhận sự thật này. Nên chúng ta buồn khổ vì bệnh. Các bạn ơi, như vậy bệnh có phải chỉ là ảo giác ngôn ngữ?
06 Tháng Tám 20229:52 SA(Xem: 2209)
84 K Dharma approaches mean there is none of them. How come? Any way is the entrance to the house that has been there and for each of us. We are inside our home and always at home. But we do not trust this truth. Then, we manage to look for this and that everywhere. Do live ingenuously, and very naturally. Do not add anything. With that, we are at home and inside our house.
01 Tháng Tám 20225:11 CH(Xem: 1928)
Nói theo luận lý Huyễn: không phải khách quan dính mắc thế gian, mà dính mắc thế gian chính là chủ quan.
27 Tháng Bảy 202211:15 SA(Xem: 2852)
Các em có lần tâm tình: cô ơi, trước khi cô nghỉ ngơi, cô hệ thống lại con đường từ đầu tới cuối cho tụi con theo đó mà đi. Thiệt ra có con đường nào đâu. Tu là thấy ra cái tâm của chính mình thôi. Chính mình đang ở trong cái tâm của mình. Con đường nào khác nữa? Là đã phóng ra ngoài, tìm cầu cái gì bên ngoài là đi lạc rồi.
27 Tháng Bảy 20226:49 SA(Xem: 1947)
Nếu nắm vững một trong ba cách “Như Thực - Yathābhūta” ta có khả năng mở ra những mấu chốt trong phương pháp tu Huệ của hệ Phát Triển và Thiền Tông.
26 Tháng Bảy 202210:53 CH(Xem: 2070)
Tùy theo căn cơ của chúng sanh mà Đức Phật có nhiều phương thức, nhiều pháp môn hướng dẫn đệ tử tu tập để đạt quả vị giải thoát tối hậu, nhưng với pháp môn nào người tu tập cũng phải thực hành nhuần nhuyễn Tam Vô Lậu Học: Giới-Định-Tuệ. Vì Tam Vô Lậu Học có công năng đưa hành giả qua bờ giác ngộ thoát khỏi vòng tục lụy luân hồi sinh tử./.
20 Tháng Bảy 20225:14 CH(Xem: 2576)
Làm sao sống hài hòa với thế gian? Các bạn ơi, đâu có gì bí hiểm. Thấy “cái đang là”. Đó, cái đáp án, đơn giản quá, mà sao áp dụng khó quá phải không? Chỉ cần biết “cái đang là” thôi là tâm trong sáng tức khắc. Khi ta nghĩ tới “cái phải là”, lập tức ta rơi vào biển khổ cuộc đời, ta bị trói buộc, hay ta đang trói buộc người khác.
18 Tháng Bảy 20225:13 CH(Xem: 2307)
Tổ đã mở màn một kỷ nguyên mới về Thiền bằng bốn câu kệ bất hủ: Bất lập văn tự; Giáo ngoại biệt truyền; Trực chỉ nhơn tâm; Kiến tánh thành Phật. (Xem Giải thích thuật ngữ ở cuối bài)*
14 Tháng Bảy 20228:13 SA(Xem: 2491)
84 ngàn pháp môn có nghĩa là không có pháp môn. Vì sao vậy? Đi cách nào cũng vào nhà, vì nhà là sẵn có, là của riêng mình. Ta đang ở trong nhà, luôn luôn đang ở trong nhà. Chỉ là mình không tin sự thật này, nên mình bôn ba tìm kiếm đâu đâu. Hãy sống hồn nhiên, thật tự nhiên, không cần thêm gì hết, là mình đang ở trong nhà của mình.
13 Tháng Bảy 20225:37 CH(Xem: 1970)
Người tu Phước vô lậu và Phước hữu lậu đều có những hành vi thiện lành giống nhau, nhưng tâm tư của mỗi hành giả lúc thực hiện thì khác nhau. Cùng một hành động, mà một đằng hướng đến tái sinh hưởng phước hữu lậu vật chất ở tương lai. Một đằng là công đức tu hành, làm lợi ích chúng sanh bằng tâm quảng đại. Khi cần thì làm. Làm xong thì thôi, không dính mắc gì cả.
09 Tháng Bảy 20225:48 SA(Xem: 1842)
Chân như là tướng chân thực hay chân tướng bất biến của mọi hiện tượng. Nó là nguyên tắc làm cho hiện tượng giới ở trong trạng thái như như bất động. Chỉ bằng trí huệ Bát nhã mới hình dung được ý nghĩa chân như như thế nào.
05 Tháng Bảy 20226:00 SA(Xem: 1696)
Nói theo luận lý Huyễn: không phải khách quan dính mắc thế gian, mà dính mắc thế gian chính là chủ quan. Nhưng khi đạt được sự lãnh hội hiện tượng thế gian là Như Huyễn, tâm ba thời không còn hiện hữu. Chủ quan và khách quan vắng mặt. Đây là trạng thái của trí huệ Bát Nhã.
29 Tháng Sáu 202212:30 CH(Xem: 2947)
Tất cả các vị thánh tăng đều có Giới đức, Định lực và Tuệ lực tròn đầy. Nhưng những phương tiện đầu tiên có hơi khác nhau: ngài A nan thì bước vào bằng ngõ đa văn, ngài Revata thì hạnh sống nơi rừng núi hoang vắng, ngài Anuruddha thì bằng thiên nhãn, ngài Mahā Kassapa thì hạnh đầu đà, ngài Mahā Moggallāna thì trí tuệ biện tài, ngài Sāriputta thì điều phục tâm v.v...Mỗi người mỗi vẽ, quy tụ lại như một vườn hoa có trăm đóa khác nhau, hoa nào cũng tròn hương, tròn sắc.
22 Tháng Sáu 20221:22 CH(Xem: 3162)
Hôm nay học lại gương sáng của người xưa, gương sáng vẫn muôn đời là gương sáng. Ánh sáng chỉ sáng cho những ai nhìn thấy. Ánh sáng của trí tuệ muôn đời vẫn thầm lặng chiếu soi trần gian, như ánh trăng kia thầm lặng sáng trong đêm dài cuộc đời.
19 Tháng Sáu 202211:17 SA(Xem: 2053)
Tánh Không (Śūnyatā) được gọi là bất khả đắc (không thể được: anupalabdha) hay bất khả tư (acintya: không thể suy nghĩ). Nó không phải là một khái niệm thông thường như trong bất cứ phạm trù nào của luận lý học trong triết học. Nó đồng nghĩa với Chân Như. Vì thế muốn giáp mặt nó, người thực hành phải kinh nghiệm nhận thức không lời.
15 Tháng Sáu 20227:25 SA(Xem: 2343)
Ý NGHĨA CỦA PHÓNG SANH - Sinh hoạt đạo trảng Houston - 5- 6- 2022
14 Tháng Sáu 20225:56 CH(Xem: 3025)
Ngài Anuruddha, đã gieo căn lành từ nhiều đời trong quá khứ, đời này sinh ra trong gia đình, dòng họ giàu sang, lại cùng thời với đức Phật, anh em chú bác với đức Phật, xuất gia rất sớm, không vướng bận vợ con, đầy đủ thuận duyên, trở thành một vị thánh đệ tử, quan sát cả ngàn thế giới mà chỉ như người đứng trên lầu cao nhìn xuống thế gian.
14 Tháng Sáu 20225:26 CH(Xem: 2426)
Ni sư Triệt Như Audio: KHÁI QUÁT VỀ THỂ NHẬP TÁNH KHÔNG AUDIO khóa BN Trung Cấp III 4-6-2022
13 Tháng Sáu 20229:46 SA(Xem: 1734)
... Đức Phật: “Chỉ qua thể tánh của chúng chứ các pháp đó không là cái gì cả. Tánh của chúng là không tánh (no-nature), và không tánh của chúng là tánh của chúng. Vì chư pháp chỉ có một tướng mà thôi, đó là không tướng. Vì lý do này chư pháp có đặc tính của không được biết đầy đủ bởi Như Lai. Vì pháp không có hai tánh, chỉ có một. Một là tánh của chư pháp. Và tánh của chư pháp là không tánh, và không tánh của chư pháp là tánh của chúng. Như thế, tất cả điểm dính mắc đó đều bị buông thả."
07 Tháng Sáu 202210:23 SA(Xem: 2536)
Người biết sống một mình là người luôn an trú trong chánh niệm. Tuy nhiên đối với đa số con người, xa lánh nơi ồn ào náo nhiệt là duyên thuận lợi hơn trong bước đầu tu tập.
05 Tháng Sáu 20225:21 CH(Xem: 1773)
Khi mạng lưới khái niệm càng được dệt, tâm linh hay chân tâm càng bị “chôn dấu”. Tiến trình tâm linh hay Phật tánh chỉ có thể phát sáng khi khái niệm hóa bị chấm dứt. Người nhiều vô minh thì thích tạo ra những mạng lưới khái niệm hóa dày đặc. Vì thế họ càng xa niết bàn, càng xa giác ngộ. Trái lại, họ gần phiền não và đau khổ.
02 Tháng Sáu 20221:11 CH(Xem: 2076)
Đạo lộ tâm linh đi đến giải thoát giác ngộ, căn bản đầu tiên là phải tu tập từ các căn. Tu tập như thế nào Đức Thế Tôn đã từ bi chỉ rõ trong bài “Kinh Căn Tu Tập”.
01 Tháng Sáu 20226:59 CH(Xem: 2713)
Các bạn ơi, đây là một tấm gương sáng, một con đường tu học mà ngài A Nan gởi gắm lại cho đời. Con đường của trí tuệ, cũng dẫn hành giả tới giải thoát.
27 Tháng Năm 202212:03 CH(Xem: 2499)
This article is an introductory summary of the teachings of Zen Master Thích Thông Triệt on the topic, mainly based on the oral teaching of Bhikkhuni Zen Master Thích Nữ Triệt Như given for the Fundamental Meditation Course.
24 Tháng Năm 202212:23 CH(Xem: 2705)
Chợt tỉnh giấc nửa đêm, nhìn ra khung cửa sổ, trời sáng, trắng trong, mặt trăng tròn treo lơ lửng giữa trời không mây. Hôm nay là một đêm trăng mùa Phật đản sinh. Khép mắt lại, nhìn thấy một bức tranh thiệt đẹp giữa rừng, giữa một cảnh rừng, trong một đêm trăng sáng, cũng một đêm trăng tròn sáng như đêm nay
17 Tháng Năm 20221:38 CH(Xem: 2930)
Nhưng có một cái không xa rời mình, đó là cái tâm, tâm đời thì tái sanh để tiếp tục lặn hụp trong biển ái, biển khổ; nếu là tâm trong sạch thì tiếp tục tu học cho tới khi hoàn hảo là bước lên bờ. Bấy giờ trên bến bờ bình an, thấy ai giơ tay vẫy gọi, ta mới tới cầm tay dắt lên bờ. Còn những ai mải mê đắm đuối trong sóng nhấp nhô, thì ta có làm gì hơn nữa được đâu, phải không các bạn ơi!
11 Tháng Năm 20222:50 CH(Xem: 2805)
Pháp môn là cái cổng để đi vào học, hiểu và thực hành Pháp. Pháp là chân lý, cũng là tất cả hiện tượng thế gian. Nói như vậy, chúng ta có thể tưởng là hai thứ khác nhau. Không, chúng chỉ là một. Chân lý hiển lộ ra qua mỗi hiện tượng thế gian, mỗi hiện tượng thế gian chính là chân lý. Ta cũng là chân lý, chân lý cũng hiển lộ qua ta. Ta cũng là tất cả chân lý. Tất cả đều bình đẳng: đều vô thường, đều vô ngã, đều duyên sinh, đều trống rỗng, đều như huyễn, đều như như bất động. Tất cả đều là cái vô sanh, nên bất tử.
10 Tháng Năm 20223:33 CH(Xem: 2967)
This article is an introductory summary of the teachings of Zen Master Thích Thông Triệt on the topic, mainly based on the oral teaching of Bhikkhuni Zen Master Thích Nữ Triệt Như given for the Fundamental Meditation Course.
04 Tháng Năm 202212:31 CH(Xem: 2920)
Đức Phật nói nước mắt con người chảy thành biển cả mênh mông, còn tiếng cười của hai anh em mình chỉ đong đầy có hai cái lu thôi. Nước mưa thì vẫn trong vẫn mát. Mùa xuân cũng vẫn mát vẫn trong, muôn đời.
03 Tháng Năm 20229:22 CH(Xem: 2497)
This article is an introductory summary of the teachings of Zen Master Thích Thông Triệt on the topic, mainly based on the oral teaching of Bhikkhuni Zen Master Thích Nữ Triệt Như given for the Fundamental Meditation Course.
27 Tháng Tư 20223:46 CH(Xem: 2990)
“Cô nghĩ sao về cái Chết?”. - Chợt nghĩ tới mình, bước đường đời đã tới mức cuối, rồi nghĩ tới các bạn. Cái cầu mình sẽ phải đi qua, vậy mình chuẩn bị hành trang nào, sẵn sàng bước tới mấy nhịp cầu “đoạn trường” đó?
27 Tháng Tư 202210:24 SA(Xem: 2343)
Ni sư Triệt Như VIDEO Giảng Đại Chúng Bài 7: CHỖ ĐỨNG và MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TA Giảng tại Thiền Đường Tánh Không Nam Cali ngày 16 tháng 4, 2022
20 Tháng Tư 202210:17 SA(Xem: 3461)
Cho nên tham sân si cũng biểu hiện tất cả những chân lý thường hằng của vạn pháp. Chúng là vô thường, là khổ, là vô ngã, bản thể trống không, như huyễn mộng, là như như bất động, là bình đẳng với vạn pháp.
19 Tháng Tư 20227:50 CH(Xem: 2825)
Ni sư Triệt Như Audio: 8- CHỦ ĐỀ CỦA CÁC KHÓA THIỀN Thiền Đường Tánh Không Nam Cali 16- 4- 2022
69,256