HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Triệt Như - Tiếng Hát Giữa Trời - Bài 19: HẠNH ĐẦU ĐÀ CHIẾU SÁNG

22 Tháng Sáu 20221:22 CH(Xem: 3161)
Triệt Như - Tiếng Hát Giữa Trời - Bài 19

HẠNH ĐẦU ĐÀ CHIẾU SÁNG
19 TITLE TIENG HAT GIUA TROI  VN copy

Chúng ta đọc lại phần trình bày của ngài Mahā Kassapa trong đại kinh Rừng Sừng Bò.

Khi nghe nói vậy, Tôn giả Sariputta nói với Tôn giả Mahā Kassapa:

-- Này Hiền giả Kassapa, Tôn giả Anuruddha đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Kassapa: Này Hiền giả Kassapa, khả ái thay ngôi rừng Gosinga... (như trên)... Này Hiền giả Kassapa, hạng Tỷ-kheo nào làm sáng chói khu rừng Gosinga?

-- Ở đây, này Hiền giả Sariputta, Tỷ-kheo, tự mình sống ở rừng núi và tán thán đời sống ở rừng núi, tự mình sống khất thực, và tán thán đời sống khất thực, tự mình mặc y phấn tảotán thán hạnh mặc y phấn tảo, tự mình sống với ba y và tán thán hạnh ba y, tự mình sống thiểu dụctán thán hạnh thiểu dục, tự mình sống biết đủ và tán thán hạnh biết đủ, tự mình sống độc cưtán thán hạnh sống độc cư, tự mình sống không nhiễm thế tụctán thán hạnh không nhiễm thế tục, tự mình tinh cần, tinh tấntán thán hạnh tinh cần, tinh tấn, tự mình thành tựu giới hạnhtán thán sự thành tựu giới hạnh, tự mình thành tựu Thiền địnhtán thán sự thành tựu thiền định, tự mình thành tựu trí tuệtán thán sự thành tựu trí tuệ, tự mình thành tựu giải thoáttán thán sự thành tựu giải thoát, tự mình thành tựu giải thoát tri kiếntán thán sự thành tựu giải thoát tri kiến. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga.

Chúng ta thử tìm hiểu thân thế của ngài Mahā Kassapa, rồi chúng ta có thể nhận ra giá trị của hạnh tu đầu đà.

Theo kinh sách ghi chép, sau khi đức Phật Tỳ-Bà-Thi (Vipassī) nhập niết-bàn, tứ chúng xây tháp thờ xá-lợi, trong tháp có an trí một pho tượng Phật phết vàng. Lâu ngày, trên mặt pho tượng bị lở khuyết. Có một cô gái trao một đồng tiền vàng cho thợ đúc vàng nấu ra để tu bổ lại tượng Phật. Cô gái đó là tiền thân của bà Bhadra Kapilani, và người thợ đúc vàng là tiền thân ngài Mahā-Kassapa. Do nhân duyên đó mà cả hai người đều được sinh ra trong đời này có sắc da vàng óng và được gặp Phật.

Ngài Mahā Kassapa là con trai một gia đình Bà la môn giàu có trong xứ Magadha (nay thuộc các quận Patna và Gaya, tiểu bang Bihar, miền đông bắc Ấn Độ. Thành Vương Xá, núi Linh Thứu, và Trúc Lâm Tịnh xá đều nằm trong xứ Ma Kiệt Đà).

Ngài học giỏi, có những vẻ đẹp của bậc đại nhân, nhưng đến tuổi trưởng thành vẫn không nghĩ tới việc lập gia đình. Cha mẹ ép buộc quá, ngài đưa ra một điều kiện phải chọn một cô gái có sắc da vàng óng như ngài. Và cô gái đó là cô Bhadra Kapilani. Điểm tương đồng nữa là cô gái này cũng không muốn lập gia đình mà chỉ muốn đi tu. Cả hai đều ước hẹn với nhau kết hôn để cha mẹ hai bên yên lòng, nhưng sự thật hai người chỉ đối xử với nhau như hai người bạn tốt. Khi cha mẹ mất, cả hai chia tay nhau, mỗi người đi tìm thầy học đạo. Ngài Mahā Kassapa gặp đức Phật rất sớm, sau khi đức Phật thành đạo. Chỉ bảy ngày sau, ngài đạt quả Arahant. Còn bà Bhadra Kapilani về sau cũng gia nhập ni đoàn của bà Pajāpati Gotamī.

Ngài Mahā Kassapa xuất thân từ một gia tộc giàu sang Brahmin, cai quản một vùng đất đai, nhưng khi xuất gia, ngài lại chọn lối sống thật là khiêm nhường: mặc y kết bằng các mảnh vải rách, lượm từ đống rác, ngủ nghỉ trong rừng vắng, ăn những thức ăn khất thực không khen chê...Và cuộc sống như thế cứ tiếp diễn hoài cho tới khi già yếu vẫn không thay đổi. Ta biết rằng ngài Mahā Kassapa lớn tuổi hơn đức Phật.

Chúng ta đọc bài kinh ngắn này, mình sẽ nhận ra mối thâm tình giữa đức Phật và người đệ tử lớn:

Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Veluvana. Rồi Tôn giả Mahà Kassapa (Đại Ca Diếp) đi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Mahà Kassapa:

-       Này Kassapa, ông đã già rồi, như những tấm vải gai thô cũ nát đáng được quăng bỏ. Vậy này Kassapa, hãy mang những y áo do các gia chủ cúng, thọ dụng các món ăn được mời và ở gần bên Ta.

-       Bạch Thế Tôn, con là người đã lâu ngày sống ở rừng, đi khất thực, mang y phấn tảo, sống thiểu dục tri túc, không giao thiệpthường tinh cần.

-       Này Kassapa, ông thấy có lợi ích gì mà đã lâu ngày sống ở rừng, đi khất thực, mang y phấn tảo, sống thiểu dục tri túc, không giao thiệpthường tinh cần?

-       Con thấy có hai lợi ích, tự mình được an lạc và vì lòng từ mẫn mong rằng chúng sanh sẽ học tập theo… nếu thực hành được như vậy trong một thời gian dài họ sẽ sống an lạc, hạnh phúc.

-       Lành thay, Kassapa. Ông thực hành như vậy vì lợi ích cho chúng sanh, vì lòng từ mẫn với đời, vì an lạc cho chư Thiênloài người.

          Vậy này Kassapa, hãy mang vải gai thô đáng được quăng bỏ. Hãy sống khất thực và trú ở trong rừng.

(ĐTKVN, Tương Ưng II, chương 5, phần Trở về già, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.348).

Chúng ta nhận thấy ngài Mahā Kassapa đã chọn đời sống khổ hạnh tối đa, chứ không phải đời sống khổ hạnh khốc liệt như đạo sĩ Gotama lúc độc cư trong khu rừng rậm kinh hoàng. Tại sao có sự khác biệt đó? Tại sao ngài Mahā Kassapa lại được đức Phật tán thánđầu đà đệ nhất?

Đầu đà là dịch âm từ tiếng Sanskrit “Dhūta”. Đây là một lối tu phổ thông thời xưa, lìa bỏ những sự hưởng thụ trong ăn uống, áo quần, ngủ nghỉ, chỉ sống bằng những thứ vất bỏ, sống hoàn toàn không tiện nghi, không đòi hỏi, kham nhẫn nắng mưa, đói khát.

 Đạo sĩ Gotama lúc đó chưa đạt được thượng trí, niết bàn, sau vài năm khổ hạnh, nên cuối cùng ngài quyết định tiến lên khổ hạnh khốc liệt, ngài rời xa nhóm năm vị đạo sĩ bạn, một mình đi vào rừng sâu, không đi khất thực mỗi sáng nữa mà ăn rễ cây, trái cây rụng, không còn vải lượm từ đống rác, không tiếp xúc với người, nghe tiếng người đốn củi, hay người săn thú, ngài chạy trốn vào rừng sâu thật xa. Đến lúc cuối ngài khởi ý tuyệt thực, mong đạt mục tiêu. Nhưng qua lần muốn đứng lên thì té xuống bất tỉnh, ngài tỉnh ngộ, biết rằng khổ hạnh khốc liệt không phải là con đường đưa tới giác ngộ. Từ đó, ngài trở lại sống biết đủ, không hưởng thụ như người đời, cũng không khổ hạnh thái quá, là bước đầu của trung đạo.

Ngài Mahā Kassapa, được tán thán là “hạnh đầu đà đệ nhất”, vì bấy giờ đã có chánh pháp đức Phật giảng dạy rõ ràng, con đường tu là trung đạo. Không cần đem thân và tâm của mình ra để thử tháchtìm kiếm nữa. Vì thế tuy khổ hạnh gọi là đệ nhất cũng chỉ là tương đối trong hàng ngàn tỳ kheo của giáo đoàn đức Phật, là sống biết đủ, tiện nghi tối thiểu, để duy trì hạnh sống trong sạch, không tham, sân, si, không có lậu hoặc.

Đó là nhìn vẻ bên ngoài, ăn mặc, ngủ nghỉ, nhìn sâu hơn là bào mòn các tham ái, tận diệt sâu sắc nhất là cái ngã. Không còn “ta”, thì mới không còn vô minh, cũng không còn muốn tái sinh.

Tuy hạnh sống đầu đà là cao thượng và khó kham nhẫn như thế, nhưng người đời thường không biết tới, người đời chỉ xét qua bề ngoài: áo quần đẹp đẽ, sang trọng là người tốt. Vì thế có một câu chuyện vui vui về ngài Đại Ca Diếp này.    

Có lần, ngài từ xa đến, muốn ra mắt đức Phật. Các chúng Tỳ-kheo ngồi vây quanh Phật đang giảng pháp. Các tỳ kheo mới xuất gia, ở gần cửa vào, trông thấy ngài mặc y bằng vải rách, thân hình tiều tụy, có ý khinh thường, không cho ngài bước vào giảng đường. Đức Phật ở xa trông thấy, gọi ngài:

-       “Đại Ca-diếp đến đây! Ta nhường nửa tòa cho ông ngồi bên ta".

Ngài vẫn không dám ngồi. Phật bảo các Tỳ-kheo:

-       "Ta có đại từ đại bi, các thiền định tam muộivô lượng công đức để tự trang nghiêm, Tỳ-kheo Ca-diếp này cũng như thế. Do đó, ta nhường nửa tòa cho Ca-diếp ngồi".

Chúng Tỳ-kheo đều dứt tâm ngạo mạn, cúi đầu cung kính ngài.

Thêm một câu truyện nổi tiếng về ngài Mahā Kassapa, đó là “Niêm hoa vi tiếu”.

Niêm hoa: đưa cái hoa lên.

Vi tiếu: mĩm cười.

Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh Sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu). Phật bảo: "Ta có Chánh pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm, pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay giao phó cho ngươi. Ngươi khéo gìn giữ Chánh pháp này, truyền trao mãi đừng cho dứt, đến sau sẽ truyền cho A-nan".

Thế Tôn đến trước tháp Đa Tử gọi Ma-ha Ca-diếp đến chia nửa tòa cho ngồi, lấy y Tăng-già-lê quấn vào mình Ca-diếp, rồi nói kệ phó pháp:

Pháp bản pháp vô pháp,

Vô pháp pháp diệc pháp.

Kim phó vô pháp thời,

Pháp pháp hà tằng pháp.

Dịch:

Pháp gốc pháp không pháp,

Pháp không pháp cũng pháp,

Nay khi trao không pháp,

Mỗi pháp đâu từng pháp.

Lúc Phật Niết-bàn tại thành Câu-thi-na trong rừng Sa-la, thì ngài đang ở trong động Tất-bát-la trên núi Kỳ-xà-quật. Nghe tin Phật Niết-bàn, ngài và 500 đệ tử vội vã hướng về thành Câu-thi-na. Đến nơi, đã để Phật vào kim quan, ngài buồn bã. Thầy trò đi nhiễu kim quan ba vòng, rồi đảnh lễ Phật. Khi ấy, hai bàn chân Phật duỗi ra ngoài kim quan để an ủi ngài. Ngài vuốt ve hai bàn chân Phật, lòng rất bi thảm.

Sau khi thiêu thân Phật xong, ngài tuyên bố với chúng Tỳ-kheo: "Xá-lợi của Phật giao cho trời, người xây tháp thờ làm ruộng phước, còn trách nhiệm Tỳ-kheo chúng ta phải lo kết tập kinh điển để lưu lại đời sau".

Ngài bèn nói kệ:

Như Lai đệ tử,

Thả mạc Niết-bàn.

Đắc thần thông giả,

Đương phó kết tập.

Dịch:

Đệ tử Như Lai,

Chớ vội Niết-bàn.

Người được thần thông,

Nên đến kiết tập.

Thế là, sau Phật Niết-bàn 3 tháng, ngài triệu tập 500 vị đại A-la-hán tụ họp tại núi Kỳ-xà-quật, trong động Tất-bát-la kết tập. Chỉ có tôn giả A-nan không được dự hội, vì chưa sạch các lậu. Tôn giả A-nan buồn bã, suốt đêm chuyên tâm thiền định, đến gần sáng liền chứng ngộ, các lậu dứt sạch được quả A-la-hán. Sau đó, tôn giả được mời dự hội.

Ngài thưa toàn chúng: "Tỳ-kheo A-nan nhớ giỏi bậc nhất, thường theo hầu hạ Như Lai, nghe pháp Phật nói ghi nhớ không sót, như nước rót vào bình không rơi ngoài một giọt, nên mời kết tập tạng Kinhtạng Luận. Mời Tỳ-kheo Ưu-ba-ly kết tập tạng Luật". Toàn chúng đều hoan hỷ chấp thuận. Hội kết tập này, ngài là chủ tịch.

Sau cuộc kết tập này viên mãn, nhân duyên độ sanh đã xong xuôi, ngài thấy tuổi quá già yếu, bèn gọi tôn giả A-nan đến bảo: "Khi Như Lai sắp vào Niết-bàn có dặn ta đem Chánh pháp nhãn tạng giao phó cho ông. Nay ta sắp ẩn, đúng lúc giao phó cho ông, ông phải khéo gìn giữ chớ để đoạn dứt".

Ngài nhớ lời Phật dặn giữ gìn y bát của Phật đợi đến Phật Di-lặc ra đời sẽ trao lại, nên dự bị vào núi Kê Túc nhập định. Liền đó, ngài đi từ giả vua A-xà-thế và những người thân thuộc, rồi vào núi Kê Túc trải tòa cỏ ngồi an nhiên nhập định.

Hòa thượng Thích Thanh Từ soạn dịch (Tu viện Chơn Không - 1971)

Việc đức Phật chia nửa tòa ngồi bên cạnh đức Phật cho ngài Mahā Kassapa là có ghi trong kinh Nikāya, còn tích “Niêm hoa vi tiếu” trong kinh Nikāya không có, chỉ có trong thiền sử mà thôi, còn việc ngài Mahā Kassapa triệu tập và chủ trì kỳ Kết tập Kinh Điển Phật giáo lần thứ I chỉ ba tháng sau khi đức Phật nhập diệt, các vị Tổ có ghi rõ ràng chi tiết trong kinh Đại Bát Niết Bàn trong Nikāya.

Có lẽ căn cứ vào ba sự kiện quan trọng này mà Thiền Tông Ấn Độ và Trung Hoa về sau có lập trường vững chắc rằng Đức Phật đã truyền thừa cho ngài Mahā  Kassapa tiếp tục lãnh đạo Tăng đoàn sau khi đức Phật vào Niết bàn.

Hôm nay học lại gương sáng của người xưa, gương sáng vẫn muôn đời là gương sáng. Ánh sáng chỉ sáng cho những ai nhìn thấy. Ánh sáng của trí tuệ muôn đời vẫn thầm lặng chiếu soi trần gian, như ánh trăng kia thầm lặng sáng trong đêm dài cuộc đời.


Thiền viện, 17- 6- 2022

TN

 

blank
Triệt Như - Tiếng Hát Giữa Trời
Bài 19: HẠNH ĐẦU ĐÀ CHIẾU SÁNG

blankClick icon tam giác để nghe - Click icon ba dấu chấm để download
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tám 20221:28 CH(Xem: 1741)
„Was kommen wird, muss sterben“. Wahrscheinlich haben wir diese Wahrheit nicht akzeptieren wollen. Wir werden dann traurig oder ängstlich sein, wenn wir krank sind. Liebe Freunde, ist die Krankheit doch nicht eine Illusion der Sprache?
15 Tháng Tám 20226:56 SA(Xem: 2808)
Ni sư Thích nữ Triệt Như hướng dẩn KHÓA TU ĐẶC BIỆT - Phần 1 tại HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG ONTARIO CANADA Ni Sư Triệt Như giới thiệu nội dung và mục đích của khóa tu. Bài tập về thiền hành với chủ đề: Biết sự xúc chạm khi đi - Cái biết đặt dưới bàn chân
13 Tháng Tám 20224:40 CH(Xem: 1999)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra. Muốn thoát khổ thì cũng phải chính mình tháo gỡ sợi dây ràng buộc đó chứ không Thần Phật nào cứu rỗi, ban ơn, giáng họa cho mình được.
10 Tháng Tám 20227:09 SA(Xem: 2569)
Sự thật muôn đời: hễ cái gì có sinh ra, thì phải có lúc chấm dứt, biến mất, hoại diệt. Nhưng dường như chúng ta chưa chấp nhận sự thật này. Nên chúng ta buồn khổ vì bệnh. Các bạn ơi, như vậy bệnh có phải chỉ là ảo giác ngôn ngữ?
06 Tháng Tám 20229:52 SA(Xem: 2209)
84 K Dharma approaches mean there is none of them. How come? Any way is the entrance to the house that has been there and for each of us. We are inside our home and always at home. But we do not trust this truth. Then, we manage to look for this and that everywhere. Do live ingenuously, and very naturally. Do not add anything. With that, we are at home and inside our house.
01 Tháng Tám 20225:11 CH(Xem: 1922)
Nói theo luận lý Huyễn: không phải khách quan dính mắc thế gian, mà dính mắc thế gian chính là chủ quan.
27 Tháng Bảy 202211:15 SA(Xem: 2849)
Các em có lần tâm tình: cô ơi, trước khi cô nghỉ ngơi, cô hệ thống lại con đường từ đầu tới cuối cho tụi con theo đó mà đi. Thiệt ra có con đường nào đâu. Tu là thấy ra cái tâm của chính mình thôi. Chính mình đang ở trong cái tâm của mình. Con đường nào khác nữa? Là đã phóng ra ngoài, tìm cầu cái gì bên ngoài là đi lạc rồi.
27 Tháng Bảy 20226:49 SA(Xem: 1945)
Nếu nắm vững một trong ba cách “Như Thực - Yathābhūta” ta có khả năng mở ra những mấu chốt trong phương pháp tu Huệ của hệ Phát Triển và Thiền Tông.
26 Tháng Bảy 202210:53 CH(Xem: 2068)
Tùy theo căn cơ của chúng sanh mà Đức Phật có nhiều phương thức, nhiều pháp môn hướng dẫn đệ tử tu tập để đạt quả vị giải thoát tối hậu, nhưng với pháp môn nào người tu tập cũng phải thực hành nhuần nhuyễn Tam Vô Lậu Học: Giới-Định-Tuệ. Vì Tam Vô Lậu Học có công năng đưa hành giả qua bờ giác ngộ thoát khỏi vòng tục lụy luân hồi sinh tử./.
20 Tháng Bảy 20225:14 CH(Xem: 2576)
Làm sao sống hài hòa với thế gian? Các bạn ơi, đâu có gì bí hiểm. Thấy “cái đang là”. Đó, cái đáp án, đơn giản quá, mà sao áp dụng khó quá phải không? Chỉ cần biết “cái đang là” thôi là tâm trong sáng tức khắc. Khi ta nghĩ tới “cái phải là”, lập tức ta rơi vào biển khổ cuộc đời, ta bị trói buộc, hay ta đang trói buộc người khác.
18 Tháng Bảy 20225:13 CH(Xem: 2303)
Tổ đã mở màn một kỷ nguyên mới về Thiền bằng bốn câu kệ bất hủ: Bất lập văn tự; Giáo ngoại biệt truyền; Trực chỉ nhơn tâm; Kiến tánh thành Phật. (Xem Giải thích thuật ngữ ở cuối bài)*
14 Tháng Bảy 20228:13 SA(Xem: 2490)
84 ngàn pháp môn có nghĩa là không có pháp môn. Vì sao vậy? Đi cách nào cũng vào nhà, vì nhà là sẵn có, là của riêng mình. Ta đang ở trong nhà, luôn luôn đang ở trong nhà. Chỉ là mình không tin sự thật này, nên mình bôn ba tìm kiếm đâu đâu. Hãy sống hồn nhiên, thật tự nhiên, không cần thêm gì hết, là mình đang ở trong nhà của mình.
13 Tháng Bảy 20225:37 CH(Xem: 1970)
Người tu Phước vô lậu và Phước hữu lậu đều có những hành vi thiện lành giống nhau, nhưng tâm tư của mỗi hành giả lúc thực hiện thì khác nhau. Cùng một hành động, mà một đằng hướng đến tái sinh hưởng phước hữu lậu vật chất ở tương lai. Một đằng là công đức tu hành, làm lợi ích chúng sanh bằng tâm quảng đại. Khi cần thì làm. Làm xong thì thôi, không dính mắc gì cả.
09 Tháng Bảy 20225:48 SA(Xem: 1841)
Chân như là tướng chân thực hay chân tướng bất biến của mọi hiện tượng. Nó là nguyên tắc làm cho hiện tượng giới ở trong trạng thái như như bất động. Chỉ bằng trí huệ Bát nhã mới hình dung được ý nghĩa chân như như thế nào.
05 Tháng Bảy 20226:00 SA(Xem: 1696)
Nói theo luận lý Huyễn: không phải khách quan dính mắc thế gian, mà dính mắc thế gian chính là chủ quan. Nhưng khi đạt được sự lãnh hội hiện tượng thế gian là Như Huyễn, tâm ba thời không còn hiện hữu. Chủ quan và khách quan vắng mặt. Đây là trạng thái của trí huệ Bát Nhã.
29 Tháng Sáu 202212:30 CH(Xem: 2943)
Tất cả các vị thánh tăng đều có Giới đức, Định lực và Tuệ lực tròn đầy. Nhưng những phương tiện đầu tiên có hơi khác nhau: ngài A nan thì bước vào bằng ngõ đa văn, ngài Revata thì hạnh sống nơi rừng núi hoang vắng, ngài Anuruddha thì bằng thiên nhãn, ngài Mahā Kassapa thì hạnh đầu đà, ngài Mahā Moggallāna thì trí tuệ biện tài, ngài Sāriputta thì điều phục tâm v.v...Mỗi người mỗi vẽ, quy tụ lại như một vườn hoa có trăm đóa khác nhau, hoa nào cũng tròn hương, tròn sắc.
19 Tháng Sáu 202211:17 SA(Xem: 2051)
Tánh Không (Śūnyatā) được gọi là bất khả đắc (không thể được: anupalabdha) hay bất khả tư (acintya: không thể suy nghĩ). Nó không phải là một khái niệm thông thường như trong bất cứ phạm trù nào của luận lý học trong triết học. Nó đồng nghĩa với Chân Như. Vì thế muốn giáp mặt nó, người thực hành phải kinh nghiệm nhận thức không lời.
15 Tháng Sáu 20227:25 SA(Xem: 2342)
Ý NGHĨA CỦA PHÓNG SANH - Sinh hoạt đạo trảng Houston - 5- 6- 2022
14 Tháng Sáu 20225:56 CH(Xem: 3021)
Ngài Anuruddha, đã gieo căn lành từ nhiều đời trong quá khứ, đời này sinh ra trong gia đình, dòng họ giàu sang, lại cùng thời với đức Phật, anh em chú bác với đức Phật, xuất gia rất sớm, không vướng bận vợ con, đầy đủ thuận duyên, trở thành một vị thánh đệ tử, quan sát cả ngàn thế giới mà chỉ như người đứng trên lầu cao nhìn xuống thế gian.
14 Tháng Sáu 20225:26 CH(Xem: 2423)
Ni sư Triệt Như Audio: KHÁI QUÁT VỀ THỂ NHẬP TÁNH KHÔNG AUDIO khóa BN Trung Cấp III 4-6-2022
13 Tháng Sáu 20229:46 SA(Xem: 1732)
... Đức Phật: “Chỉ qua thể tánh của chúng chứ các pháp đó không là cái gì cả. Tánh của chúng là không tánh (no-nature), và không tánh của chúng là tánh của chúng. Vì chư pháp chỉ có một tướng mà thôi, đó là không tướng. Vì lý do này chư pháp có đặc tính của không được biết đầy đủ bởi Như Lai. Vì pháp không có hai tánh, chỉ có một. Một là tánh của chư pháp. Và tánh của chư pháp là không tánh, và không tánh của chư pháp là tánh của chúng. Như thế, tất cả điểm dính mắc đó đều bị buông thả."
07 Tháng Sáu 202210:23 SA(Xem: 2535)
Người biết sống một mình là người luôn an trú trong chánh niệm. Tuy nhiên đối với đa số con người, xa lánh nơi ồn ào náo nhiệt là duyên thuận lợi hơn trong bước đầu tu tập.
05 Tháng Sáu 20225:21 CH(Xem: 1773)
Khi mạng lưới khái niệm càng được dệt, tâm linh hay chân tâm càng bị “chôn dấu”. Tiến trình tâm linh hay Phật tánh chỉ có thể phát sáng khi khái niệm hóa bị chấm dứt. Người nhiều vô minh thì thích tạo ra những mạng lưới khái niệm hóa dày đặc. Vì thế họ càng xa niết bàn, càng xa giác ngộ. Trái lại, họ gần phiền não và đau khổ.
04 Tháng Sáu 202211:21 SA(Xem: 4649)
This article is an introductory summary of the teachings of Zen Master Thích Thông Triệt on the topic, mainly based on the oral teaching of Bhikkhuni Zen Master Thích Nữ Triệt Như given for the Fundamental Meditation Course.
02 Tháng Sáu 20221:11 CH(Xem: 2076)
Đạo lộ tâm linh đi đến giải thoát giác ngộ, căn bản đầu tiên là phải tu tập từ các căn. Tu tập như thế nào Đức Thế Tôn đã từ bi chỉ rõ trong bài “Kinh Căn Tu Tập”.
01 Tháng Sáu 20226:59 CH(Xem: 2713)
Các bạn ơi, đây là một tấm gương sáng, một con đường tu học mà ngài A Nan gởi gắm lại cho đời. Con đường của trí tuệ, cũng dẫn hành giả tới giải thoát.
27 Tháng Năm 202212:03 CH(Xem: 2495)
This article is an introductory summary of the teachings of Zen Master Thích Thông Triệt on the topic, mainly based on the oral teaching of Bhikkhuni Zen Master Thích Nữ Triệt Như given for the Fundamental Meditation Course.
24 Tháng Năm 202212:23 CH(Xem: 2705)
Chợt tỉnh giấc nửa đêm, nhìn ra khung cửa sổ, trời sáng, trắng trong, mặt trăng tròn treo lơ lửng giữa trời không mây. Hôm nay là một đêm trăng mùa Phật đản sinh. Khép mắt lại, nhìn thấy một bức tranh thiệt đẹp giữa rừng, giữa một cảnh rừng, trong một đêm trăng sáng, cũng một đêm trăng tròn sáng như đêm nay
17 Tháng Năm 20221:38 CH(Xem: 2927)
Nhưng có một cái không xa rời mình, đó là cái tâm, tâm đời thì tái sanh để tiếp tục lặn hụp trong biển ái, biển khổ; nếu là tâm trong sạch thì tiếp tục tu học cho tới khi hoàn hảo là bước lên bờ. Bấy giờ trên bến bờ bình an, thấy ai giơ tay vẫy gọi, ta mới tới cầm tay dắt lên bờ. Còn những ai mải mê đắm đuối trong sóng nhấp nhô, thì ta có làm gì hơn nữa được đâu, phải không các bạn ơi!
11 Tháng Năm 20222:50 CH(Xem: 2804)
Pháp môn là cái cổng để đi vào học, hiểu và thực hành Pháp. Pháp là chân lý, cũng là tất cả hiện tượng thế gian. Nói như vậy, chúng ta có thể tưởng là hai thứ khác nhau. Không, chúng chỉ là một. Chân lý hiển lộ ra qua mỗi hiện tượng thế gian, mỗi hiện tượng thế gian chính là chân lý. Ta cũng là chân lý, chân lý cũng hiển lộ qua ta. Ta cũng là tất cả chân lý. Tất cả đều bình đẳng: đều vô thường, đều vô ngã, đều duyên sinh, đều trống rỗng, đều như huyễn, đều như như bất động. Tất cả đều là cái vô sanh, nên bất tử.
10 Tháng Năm 20223:33 CH(Xem: 2964)
This article is an introductory summary of the teachings of Zen Master Thích Thông Triệt on the topic, mainly based on the oral teaching of Bhikkhuni Zen Master Thích Nữ Triệt Như given for the Fundamental Meditation Course.
04 Tháng Năm 202212:31 CH(Xem: 2919)
Đức Phật nói nước mắt con người chảy thành biển cả mênh mông, còn tiếng cười của hai anh em mình chỉ đong đầy có hai cái lu thôi. Nước mưa thì vẫn trong vẫn mát. Mùa xuân cũng vẫn mát vẫn trong, muôn đời.
03 Tháng Năm 20229:22 CH(Xem: 2496)
This article is an introductory summary of the teachings of Zen Master Thích Thông Triệt on the topic, mainly based on the oral teaching of Bhikkhuni Zen Master Thích Nữ Triệt Như given for the Fundamental Meditation Course.
27 Tháng Tư 20223:46 CH(Xem: 2989)
“Cô nghĩ sao về cái Chết?”. - Chợt nghĩ tới mình, bước đường đời đã tới mức cuối, rồi nghĩ tới các bạn. Cái cầu mình sẽ phải đi qua, vậy mình chuẩn bị hành trang nào, sẵn sàng bước tới mấy nhịp cầu “đoạn trường” đó?
27 Tháng Tư 202210:24 SA(Xem: 2341)
Ni sư Triệt Như VIDEO Giảng Đại Chúng Bài 7: CHỖ ĐỨNG và MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TA Giảng tại Thiền Đường Tánh Không Nam Cali ngày 16 tháng 4, 2022
20 Tháng Tư 202210:17 SA(Xem: 3458)
Cho nên tham sân si cũng biểu hiện tất cả những chân lý thường hằng của vạn pháp. Chúng là vô thường, là khổ, là vô ngã, bản thể trống không, như huyễn mộng, là như như bất động, là bình đẳng với vạn pháp.
19 Tháng Tư 20227:50 CH(Xem: 2825)
Ni sư Triệt Như Audio: 8- CHỦ ĐỀ CỦA CÁC KHÓA THIỀN Thiền Đường Tánh Không Nam Cali 16- 4- 2022
69,256