HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Triệt Như TTVN91: XÂU CHUỖI BỒ ĐỀ CỦA BỒ TÁT

04 Tháng Ba 20218:50 SA(Xem: 4688)
Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - Bài 91

XÂU CHUỖI BỒ ĐỀ CỦA BỒ TÁT
BÀI 91-XÂU CHUỖI BỒ ĐỀ CỦA BỒ TÁT

Chúng ta đã khảo sát con đường đi của Đức Phật. Sau khi hoàn mãn con đường giác ngộ rồi, Đức Phật giáo hóa đệ tử. Đệ tử có nhiều căn cơ khác nhau: thượng căntrung căn. Hạ cănhạ liệt không thể tiếp thu giáo pháp. Đức Phật là bậc Thầy của cõi Trờicõi người. Vì thế, những bước tu tập của chư vị tỷ kheo thời đó có điểm khác với con đườngĐức Phật đã trải qua. Hôm nay chúng ta thử suy gẫm thêm bước đường tu tập của các vị Bồ tát, tức thuộc chủ trương của hệ Phát triển.

Cô xin nhắc lại một chút về lịch sử của hệ Phát Triển.

Đức Phật xem như nhập diệt khoảng năm 483 BC.

Sau đó khoảng 3 tháng, ngài Mahà Kassapa triệu tập Kỳ Kết Tập Kinh điển lần thứ I. Cho tới 100 năm sau nữa, xem như giáo đoàn vẫn là thống nhất, tu tập theo đúng những lời dạy của đức Phật được nghe và học thuộc lòng rồi truyền miệng giữa thầy và đệ tử.

Đến năm 383 BC (100 năm sau khi Đức Phật nhập diệt) ngài Yasas triệu tập kỳ Kết tập Kinh điển lần thứ II, sau đó giáo đoàn chia ra 2 bộ phái lớn vì có sự bất đồng quan điểm về giáo lýgiới luật:

1-    Trưởng lão bộ hay Thượng tọa bộ /Theravàda.

2-    Đại chúng bộ / Mahà Sanghikas

ĐẠI CHÚNG BỘ

Từ 100 tới 200 năm sau Phật nhập diệt, phân ra thêm 8 bộ phái khác

TRƯỞNG LÃO BỘ

Từ 200 tới 300 năm sau Phật nhập diệt, phân ra thêm 10 bộ phái khác.

Kỳ Kết tập kinh điển lần thứ III (khoảng 250 BC) do ngài Moggaliputta Tissa (thuộc hệ Theravàda) chủ tọa với sự bảo trợ của vua Ashoka/ A Dục (trị vì từ 268- 232 BC), kết tập Tam Tạng thành văn bản Pàli: Kinh tạng Nikàya, Luật tạng, Luận tạng.

Kỳ Kết tập kinh điển lần thứ IV (khoảng thế kỷ II AC) do ngài Thế Hữu (thuộc bộ phái Nhất thiết hữu bộ, đã sớm tách ra từ hệ Theravàda) chủ tọa với sự bảo trợ của vua Kanishka/ Ca Nị Sắc ( Triều đại của vua Ca Nị Sắc khoảng 120- 144 AC). Ngài Mã Minh làm phó, nhuận sắc văn chương cho Tam Tạng văn bản Sanskrit: Kinh tạng Àgama, Luật tạng, Luận tạng.

Ngài Mã Minh có một bộ luận được kết tập trong Luận thư, tên: Đại thừa khởi tín luận. Có thể từ đó, hình thành về sau phong trào Đại Thừa, để đối lại bên hệ thống Theravàda bị gọi là Tiểu thừa, hay là hàng nhị thừa (Thanh văn thừaDuyên giác thừa.) Bên hệ Đại thừa tự cho mình là Phật thừa, hay Nhất thừa.

(Danh xưng này kéo dài mãi cho tới năm 1954- 1956, trong hội nghị Phật giáo quốc tế tại Miến Điện, đồng quyết định từ nay, hệ Tiểu thừa lấy lại danh xưng Theravàda, hệ Đại thừa danh xưng là Phát Triển.)

Con đường tu của Tiểu thừaA la hán đạo, chủ trương khi tâm hoàn toàn trong sạch, không còn lậu hoặc, hay sạch tất cả 10 kiết sử, là giải thoát, chứng ngộ niết bàn khi còn sống và sau khi bỏ thân thì an trú niết bàn, được giải thoát hoàn toàn, chấm dứt tái sanh.

Trong khi con đường tu của Đại thừa, là Bồ tát đạo, chủ trương sau khi hoàn thành A la hán đạo, khi bỏ thân, không trụ niết bàn, mà nguyện đời đời tái sanh để giáo hoá chúng sanh. Gọi là tâm hạnh của Bồ tát cho tới khi viên mãn đạt quả vị Phật.

Hệ Đại thừa phóng khoáng chủ trương các vị Tổ tài giỏi có thể viết Kinh. Vì thế nhiều kinh điển Đại thừa xuất hiện, không ai biết tác giả thực. Những bộ kinhgiá trị khai triển các chủ đề lớn, những chân lý rốt ráo trong Pháp. Nổi bật nhất là hệ thống kinh Bát nhã ba la mật, trong đó có kinh Kim Cang, ngoài ra có các bộ kinh lớn khác như: kinh Hoa Nghiêm, kinh Duy Ma Cật, kinh Pháp Hoa, kinh Lăng già, kinh Thủ Lăng Nghiêm v.v...Những chân lý rốt ráo là: Chân như tánh, Không tánh, Huyễn tánh, Y Duyên tánh. (tạm xem Y Duyên Tánh là chân lý căn bản, quan trọng, vì nó giải thích gốc nguồn thành lập, vận hành đi đến hoại vong của thế gian và cũng từ đó chúng ta có thể nhận ra bản thể của thế gian là Không, là Huyễn, là Chân như.)

Trong kinh Hoa Nghiêm, con đường tu tập của Bồ tát có nhiều giai đoạn phức tạp, kinh giải thích Thập địa rất dài dòng khó hiểu. Nhiều vị thầy sau này cũng giải thich khác nhau. Vì thế, cô chỉ ghi lại bài soạn của thầy mình, cô không bàn luận hay giải thích thêm, sợ là mình chủ quan, có thể sai lạc. Các em suy gẫmtìm hiểu trong khả năng của mình. Điều thích thú nhất của con đường tu là tự mình khám phá mỗi ngày thêm những kiến giải mới lạ. Cô chỉ làm nổi bật (bold) vài từ quan trọng để chúng ta để ý tới, chỉ vậy thôi.

Ở đây, cô chỉ có ý giới thiệu khái quát 10 giai đoạn tu tập của bồ tát mà Thầy chúng ta đã từng giảng dạy, với chủ ýchứng minh con đường tu học của chúng ta khế hợp với những phương thức tu của hệ Theravàda, đồng thời cũng khế hợp một cách tổng quát với hệ Phát triển, là hướng tới thể nhập chủ đề chân như.  

Sau đây là toàn bài soạn của thầy mình dạy trong các khoá Bát nhã trung cấp III ngày xưa.  

THÍ DỤ THẬP ĐỊA TRONG PHẬT GIÁO PHÁT TRIỂN

Tùy theo sự nhận định khác nhau của các vị Tổ trong  Phật  giáo Phát  Triển, nên có nhiều loại Thập Địa với những chủ trương khác nhau được thiết lập. Dưới đây là một thí dụ về ĐẠI THỪA BỒ TÁT THẬP ĐỊA được thuyết minh trong Hoa Nghiêm Nhân Vương kinh. Chúng tôi tóm lược như sau:

1.         Hoan hỷ địa: Giai đoạn vui mừng: Land/Stage of great joy. Biết được nhân vô ngã, pháp vô ngã. Chứng nghiệm hay nhận rõ ý nghĩa chân như phổ biến khắp nơi trong thế giới hiện tượng. Đây là điều vui mừng lớn vì bây giờ mới hiểu rõ ý nghĩa chân như.

2.         Ly cấu địa: Giai đoạn thuần tịnh: Land/Stage of perfect purity. Để bắt đầu tu, Bồ Tát nghiêm trì giới hạnh. Thông qua trí tuệ để giữ thanh tịnh giới, Bồ Tát không bị  vướng mắc giới tướng mà cốt làm cho giới thể được thanh tịnh từ trong tâm. Thân, khẩu, ý trong sạch. Ý thức tự chuyển. Đạo đức trong sạch. Phiền não xa lìa.

3.         Phát quang địa: Giai đoạn phát sáng: Land/Stage of luminosity. Sau khi chân như có mặt trong tiến trình định-huệ, chướng ngại của sự ngu si bị triệt (suppressed), dục tham si ( the delusion of desire-covetousness) cũng bị triệt theo. Sự u tối trong tâm không còn. Thần sắc trở nên trong sáng. Nhưng tâm thực sự chưa dừng lặng.

4.         Diệm tuệ địa: Giai đoạn Trí tuệ rực sáng: Skt: Land/Stage of glowing wisdom. Đây là giai đoạn ý niệm Tôi” và “Của tôi” bị triệt. Ngã kiến ( self-belief), ngã mạn ( self-conceit), ngã ái (self-love), và ngã dục (self- desire) là những phần vi tế nhất bên trong tâm cũng bị loạiTuy nhiên, trong giai đoạn này, Bồ Tát vẫn chưa thực sự dừng được niệm si mê vốn còn tiềm tàng trong tâm.

5.         Cực nan thắng địa: Giai đoạn cực kỳ khó khăn: Skt:  ( Land/Stage  of  the  mastery  of utmost difficulties. Đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn nhất để đạt được trạng thái  hoàn toàn dừng niệm.Bồ Tát phải hợp nhất hai thứ trí: tục trí (worldly  knowledge) và căn  bản  trí  (fundamental  knowledge)  để  thực  hiện  cách  dừng  niệm si  mê  tiềm  tàng  (the  delusion  and  potential  thoughts) trong tâm. Tục trí thì cứ suy luậnphân biệt, so sánh. Căn bản trí thì  biết rõ ràng, không suy luận. Trong giai đoạn  này tâm chân như cụ thể biết những điều: 1) Không phân biệt luân hồiniết bàn.  2)  Không có khuynh hướng chạy trốn thế giới hiện tượng. Trong giai đoạn này, Chân như không những tự biết bản chất thông thường (the common essence) của sự   hiện hữu hiện tượng (phenomenal existence) mà đồng thời nhận ra (simultaneously recognizes) những hình ảnh gợn lên trong tâm và những diễn  biến sự việc (contours) của những hình ảnh đó như là chính tự tướng của mình (its own self-appearances). Chính vì thế giai đoạn này được gọi là “cực kỳ khó khăn.”

6.         Hiện tiền địa: Giai đoạn “mặt hướng đến”: Land/Stage of “the face directed towards.” Đây là giai đoạn giáp mặt với những đề mục thiền quán (meditations and contemplations) khác nhau, được thực hành với sự trợ duyên của hình ảnh, ý niệm, khái niệm với mục đích loại dần quan điểm nhị nguyên. Trong giai đoạn này vấn đề khó khăn đặt ra là bản năng tâm cứ kiến giải liên tục vật trước mặt nó. Nó không thoát ra khỏi sự si mê tiềm tàng bên trong nó cho dù nó được cho biết rằng cứ kiến giải như thế là sai. Vì không thể nào thoát ra khỏi nhị nguyên. Do đó, chính Chân như trong trường hợp này thường vẫn bị tâm bóp méo (distortedly retained). Tâm như là một đối tượng hay một vật tự chia cách nó hay siêu việt nó. Nhưng cuối cùng Bồ Tát cũng vượt qua giai đoạn đối đãi hay năng, sở trong thiền quán để bước sang viễn hành địa.

7.         Viễn hành địa: Giai đoạn đi xa: Land/Stage of going far away. Vượt lên trên nhiều lãnh vực đối đãi hay hai mặt của trí năng phân biệt như tịnh/bất  tịnh, sanh/diệt, thiện/ác khi áp dụng thiền quán, nơi địa này Bồ Tát đã thực sự triệt tiêu được quan điểm nhị nguyên và trở nên thuần vô tướng (có nghĩa hoàn toàn không có một hình ảnh tự động khởi lên trong tâm.). Bồ Tát đã thực sự tiến xa hơn đối với những người này còn tu theo thiền quán của hàng Nhị Thừa (Thinh Văn và Duyên Giác).

8.         Bất động địa: Land/Stage of  non-agitation,  Immovable.  Hoàn toàn đạt được vô tướng. Qua Không, Bồ Tát lãnh hội (comprehends) vạn pháp hoàn toàn không được làm ra và không khác với vô vi pháp hay thực tại không điều kiện. Nhờ trực giác này, Bồ Tát trụ trong vô sinh pháp ( the unborn dharma), ngài lên đến Bát Địa, cảnh giới Bất Động. Đây là trạng thái chân như tự ngộ. Tâm không động trước 5 cảnh do 5 căn tiếp xúc, qua đó 3 độc tham, sân, si không còn khởi lên. Phiền não tự chấm dứt. Không rơi vào bốn trọng cấm trong giới  luật, như  dâm, sát, đạo và đại vọng ngữ. Không thoái chuyển tâm. Nơi đây, ngài đạt được trí vô ngại (the unimpeded knowledge), vô phân biệt trí. Trí này là nền tảng của Phật tánh. [Trong luận Đại Trí Độ , ngài Long Thọ làm vững thêm (corroborated) lý này và làm sáng cho dễ hiểu (clarified), khi đạt đượcvô sanh pháp nhẫn,” Bồ Tát bỏ sắc thân (physical body) sau cùng, và trong Bát Địa, đạt được Pháp Thân.] Trong Bát Địa, Chân Như tự ngộ.

9.         Thiện tuệ địa: Giai đoạn trí tuệ tốt: Land/Stage of the good wisdom. Có nghĩa trí tuệ phân biệt khéo nhất (finest discriminating wisdom). Bằng vô lượng hình thức thiền địnhcông thức huyễn, Bồ Tát đạt được tính vô hạn ( the immeasurability) của Phật Tánh, tức trí tuệ siêu vượt (transcendental wisdom).   Đây là giai đoạn Chân như tạo ra năng lực chuyển hóa tâm, Bồ Tát đạt được 4 quyền năng vô ngại (unhindered) hay vô hạn (unlimited powers) của kiến giảilý luận  (-the interpretation and reasoning). Đó là Từ vô ngại, Pháp vô ngại, Nghĩa vô ngại, Biện tài vô ngại. [Quen gọi là Tứ Vô Ngại Giải hay Tứ Vô Ngại Biện.] 1) Về Từ ngữ, nhờ thông đạt cách dùng từ vô ngại, nên khi đi giáo hóa Bồ Tát biết nhiều cách dùng từ ngữ thích hợp với từng đề mục pháp học hay pháp hành. Bồ Tát luôn luôn áp dụng từ ngữ đúng chỗ, đúng nơi để làm cho giáo pháp được sáng tỏdễ hiểu. 2) Về Pháp, trong mọi trường hợp Bồ Tát áp dụng pháp học và pháp hành thích hợp từng căn cơ. Căn cơ nào cũng tiếp thu được đầy đủ và rõ ràng về tên, câu, lời, từ. 3) Về Nghĩa, Bồ Tát giải thích ý nghĩa rốt ráo các dụng  ngữ (expressions) được  dùng  trong  các pháp, không hề bị ngưng trệ, âm thanh trong trẻo, rõ ràng. Người nghe tiếp thu dễ dàng. Đây gọi là Chân như  (Tathatà)  hiển lộ năng lực giải thíchhiểu biết tất cả loại nghĩa, dụng ngữ. 4) Về Biện tài, Bồ Tát trôi chảy trong lời lẽ, trong văn cú; nội dung luôn luôn được trình bày  hoàn toàn khéo léo và phù hợp chánh pháp. Ngôn ngữ không bị ngưng trệ khi giảng pháp cho người nghe.

10.       Pháp vân địa: Giai đoạn Mây Lành của Pháp. Land/Stage of Dharma clouds. Giai đoạn này Phật tánh thực sự hoàn toàn hiển lộ. Hành giả chìm trong chân như hay tự chứng (self-realization) chân như trong trạng thái bất khả tư nghì (acintya). Nhiều quyền năng siêu phàm (supernatural powers) và nhiều hoạt dụng công đức tuần tự được triển khai.  Những gì huyền nhiệm, bí ẩn, vi tếthâm sâu nhất, được chiếu sáng lên trong Phật tánh. Trong giai đoạn này Bồ Tát đạt được Kim Cang Trí Huệ Định ( the Samàdhi of diamond-like wisdom).

Câu hỏi của cô đặt ra cho chúng ta là: Cái gì xuyên suốt 10 giai đoạn tu tập này của bồ tát?  Hay nói cách khác: Sợi chỉ đỏ xuyên suốt xâu chuỗi bồ đề của bồ tát là gì vậy?

Tổ Đình ngày 25- 2- 2021

Thân mến,

 Cô  TN

 

Ý kiến bạn đọc
08 Tháng Ba 20213:55 CH
Khách
Con kính chào NI SƯ cùng Quý Vị thiện tri thức của hội Thiền TÁNH KHÔNG khắp mọi phương .
Sau khi chiêm nghiệm "Xâu chuổi Bồ Đề của Bồ Tát " & con tường TU tập qua " Thập Địa Bồ Tát "mà Ni Sư đã giảng giải trên link số 51 : sâu kính và vi diệu .....tmN có chút góp ý theo cách TU TẬP của mình ; mong Ni Sư, quý Đại chúng tu chỉnh thêm. Mục đích cuối cùng để được viên thành Phật quả : "Thể nhập CHÂN NHƯ " theo truyền thống Đại thừa / Phát triển. Muốn vậy , người Tu PhậT "thấu tỏ cội nguồn= chân như thật tánh của nội tại và ngoại tại : tức là đã giác ngộ = ngộ đạo "pháp hành trì: Chân như & an thân lập mạng / biết cách an trụ tại đấy Ngộ đạo không khó , nhưng sống liên tục với đạo : không phải dẽ Nguồn"chân như"
là nguồn "vô sanh ,bất diệt "; nếu nguồn nầy , không có mặt trong "tự thân "thì làm sao biểu hiện đựơc cuộc đời.Như vậy vị ấy với "tuệ gíac " bằng như lý tác ý & chánh niệm tĩnh giác ,với cái "nhận thức không lời " quay về tiếp nhận cái ko sinh ,ko diệt nơi chính mình & thể nhập trọn vẹn để sống miên viển với thực thể ấy ...Đó gọi là " phản bổn hoàn nguyên " Để trở về nguồn cội ,ta có thể tạm phân định các bước sau :
1/ Nhận diện rõ , cái gì là ta , gì là của ta nơi đời sống nầy ? Tất cả là đối tượng bên ngoài ....là sở hữu của ta, mà ko phải là ta!...2/ Ta đã tam mượn mọi thứ ngoài để sử dụng, thì ta cũng tạm mượn thân thể nầy cho kiếp đời dài / ngắn giữa cõi mộng mà thôi ....3/ Nhận diện các cảm thọ như khổ, vui ,mừng ,giận ....là những cảm xúc tùy duyên phát sinh , ko phải là cái thật của ta ...4/Nhận tỏ từơng :ý thức ,nghĩ suy : tham ,sân ,si...biểu hiên mạnh mễ hay âm thầm cũng là sở hữu của ta ...là dòng chảy hiện hành ; ko phải là trạng thái thanh nguyên cuả tâm thức ta ...5/Năng lưc quán chiếu & nhận diện rõ ràng mọi đối tượng phát sinh trên 5 uẩn đó chính là " năng lực nhận biết vốn có xưa nay " mà ta đã gọi là "bản thể ko sinh diệt =nguồn côi gốc gác của mình = tâm như như bất động = bản lai diện mục = pháp thân = chân như = phật tánh v.v...Khám phá được cái như vậy , hành giả liền mở được lối vào , thừa hưởng pháp vị ....sẽ đi trên con đường thong dong ,tư tại . Sống giữa cuôc đời ô trược mà ko bị bất cứ thứ gì làm cho mình đắm chìm Ta nắm trong tay vận mệnh của ta .Xưa đức Thế Tôn chỉ cần nói :" Ngũ uẫn vô ngã , người có căn trí bén nhạy : thể nhập được là "chứng quả Dự Lưu " Thể nhập thâm sâu hơn, các đệ tử Như Lai đoạn sạch lậu hoăc , thành tựu niết bàn ...các Ngài tuỳ nguyện độ sanh ; đi vào nhân thế : hòa quang đồng trấn... Tuyên ngôn người xưa :" lập địa thành Phật " ,đứng ngay đây thành Phật; Hay " lập xứ tức chân" =ngay đây ,bản thể như như /bất động.
Chỗ nầy, tổ Lâm Tế :" không có xưa cũng ko có nay, đạt thì đạt ngay , ko cần đi qua thời gian" ( bất quản thời nhật). Ngài Trường Sa Cảnh Sầm: Xứ xứ chân , xứ xứ chân trần trần tận thị bản lai nhân.= chỗ chỗ chơn ,chỗ chỗ chơn Như lai hiển hiện mỗi bụi trần. Cái tự tánh vô sanh / ko sanh ko diệt / tự tánh niết bàn : là cái có sẵn ,ko cần tạo tác , ko cần tìm cầu / khúc hát nhiệm màu xưa nay . Ngài Tuệ Trung Thượng Sỹ nói rằng : Thôi tìm Thiếu Thất với Tào Khê Bản tánh sáng ngời chẳng từng mê.
Thế nên , hãy vận dụng ngay cơ hội và hoàn cảnh chúng ta đang có .Người thông minh , biết tu tập ,nên tận dụng đều kiện ta đang có trong tay ....Hình hài nầy , hoàn cảnh nầy , đời sống nầy , ta đừng buông trôi một phút giây nào nữa .Tu đi kẻo trể : tu với trí tuệ ,chỉ là sống với vị Phật của ta , là luôn an trú nơi tâm Nhận biết không lời .Mong rằng hết mùa Covid mọi thiền sinh Tánh không đều được an lạc tự tại & theo dấu chân Ân Sư để về nhà Như Lai.....NMBSTCMN Phật.
07 Tháng Ba 20217:08 CH
Khách
Kính trình Ni Sư.
Con ngheThầy Thiền Chủ sau này cũng giải thích về Chân như đơn giản hơn và khác hơn các vị thầy khác.
Vì thế, con chỉ ghi lại lời Ni Sư, con không dám bàn luận hay giải thích thêm, sợ là mình nghĩ mông lung, có thể sai lạc quá xa.
Con đã suy gẫm và tìm hiểu trong khả năng của mình cả ngày.
Điều thích thú nhất của con là không thấy thêm một kiến giải gì mới lạ.
Con chỉ biết như thế, thập địa hay thập Chân như cũng như vậy.
Nhận ra Chân như thì vui, nhập vô Chân như thì hết vui, thả trôi luôn, chỉ vậy thôi.
Nay con kính trình Ni Sư.
07 Tháng Ba 20212:28 SA
Khách
Cô kính mến,
Con xin góp thêm chút ý, trong suốt 10 giai đoạn tu tập:
Biết nhân vô ngã, pháp vô ngã, nhận rõ ý nghĩa Chân như khắp nơi trong thế giới hiện tượng;
Bồ tát cứ thế thanh tịnh để thấm nhập Chân Như.
Kính cám ơn Cô.
06 Tháng Ba 20211:47 SA
Khách
Mượn thơ Ngài Basho để trả lời cho cái gì xuyên suốt trong 10 giai đoạn tu tập
Vầng trăng non dại
Theo ta từ độ ấy
Ai có ngờ đêm nay.
Xuyên suốt cuộc hành trình tu tập là cái BIẾT: từ cái biết tỉnh ngộ có lời đến cái biết của bậc thánh không lời rồi đến nhận thức không lời và tự nhận thức biết...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Giêng 20231:01 CH(Xem: 1502)
Thực tại là “giống như Thực” , đồng thời là “giống như Huyễn”. Đó là Trung Đạo. Nói cách khác nữa: Thực tại là không phải hoàn toàn Thực, cũng không phải hoàn toàn Huyễn. Cũng có thể nói: “Cái Đang là” vừa là “Thực” vừa là “Huyễn”.
08 Tháng Giêng 20235:46 CH(Xem: 1612)
Es gibt kein Phänomen oder Ereignis, das unabhängig und von selbst oder zufällig gebildet und entwickelt wird.
05 Tháng Giêng 20239:01 SA(Xem: 1503)
Các bạn ơi, đây cũng chỉ là một bài ghi lại chuyện sinh hoạt trong tháng 12- 2022 này, mình trở về thăm thiền viện Chân Như, ở Navasota thuộc Texas. Không thể nói là”chuyến du hóa” được vì thiền viện Chân Như là “nhà mình” mà.
27 Tháng Mười Hai 20223:39 CH(Xem: 1468)
Meditation hilft der Menschen, harmonisch mit der Umwelt zu leben. Eine Harmonie zwischen Körper und Geist eines Individuums, eine Harmonie zwischen einem Individuum und anderen Individuen und eine Harmonie zwischen einem Individuum und der Natur.
24 Tháng Mười Hai 202212:22 CH(Xem: 1460)
... Không có cái nào độc lập và tồn tại vững chắc. Chỉ vì tất cả hiện tượng đều vô ngã, tức không thực chất tính, chúng nương tựa vào nhau mà trở thành.
17 Tháng Mười Hai 20227:50 SA(Xem: 1663)
Toàn thể cơ quan tâm-vật lý này ở trong luồng thường hằng như bánh xe quay không bao giờ ngưng. Nó cứ quay mãi, và cơ quan tâm-vật lý cứ trôi lăn mãi trong vòng luân hồi.
11 Tháng Mười Hai 202210:19 SA(Xem: 1689)
Trong 12 mắt xích, Thức (viññāṇa) và Danh - Sắc (nāma-rūpa) được xem là mắt xích cơ bản. Từ hai mắt xích này, tất cả những liên quan chủ thể-khách thể trong kinh nghiệm bình thường được phát xuất, và cấu trúc năng động cũng bộc lộ sự vận hành bên trong tâm. Thông qua chúng, sự chuyển biến của chúng ta từ vô minh đến giác ngộ có khả năng thực hiện được.
06 Tháng Mười Hai 20227:49 CH(Xem: 1488)
Nội dung bài pháp ngắn này, đức Thế Tôn cho biết ở đời có bốn hạng người hiện hữu. Đó là hạng người đi thuận dòng, hạng người đi ngược dòng, hạng người tự đứng lại và hạng người khác là vị Bà-la-môn vượt qua bờ bên kia, đứng trên đất liền.
06 Tháng Mười Hai 20226:19 CH(Xem: 1465)
Không có một hiện tượng nào được hình thành và phát triển mà ở trong trạng thái độc lập hay cô lập hoặc ngẫu nhiên.
05 Tháng Mười Hai 20226:51 CH(Xem: 1451)
Das Bāhiya Sutra ist eine Lehrrede des Buddhas über die Funktionen der Naturen: die Natur des Sehens, die Natur des Hörens, die Natur des Berührens und das Nonverbale Bewusstsein.
28 Tháng Mười Một 20226:21 CH(Xem: 1518)
... Tưởng ám chỉ nhị nguyên chủ thể khách thể (subject-object duality). Vì nó là cái biết (knowledge) đạt được do sự cảm thấy đối tượng bên ngoài và bên trong thân xuất phát từ sự cung cấp sáu loại dữ kiện của Thọ. Sự cảm thấy này tạo thành một biểu tượng trong tâm gọi là tri giác biểu tượng...
24 Tháng Mười Một 20225:13 CH(Xem: 1357)
Sống ở đời, không ai là không có bạn. Nếu không khéo, mình kết thân với những người bạn xấu, bạn ác thì cuộc đời của mình ngày càng đi vào ngỏ hẹp. Về vấn đề này, đức Phật cũng có những lời khuyên dạy cho đệ tử xuất gia và tại gia của Ngài.
20 Tháng Mười Một 20227:22 SA(Xem: 1487)
Trở lại bờ này Về lại nhà xưa, Chợt thấy, ngôi nhà xưa Là chính bờ bên này.
19 Tháng Mười Một 20222:48 CH(Xem: 1707)
Der Hauptgrund dieses Leidens ist, dass wir eine falsche Sicht über das Leben, über die weltlichen Phänomene und vor allem über uns selbst haben.
18 Tháng Mười Một 20225:43 CH(Xem: 1542)
Đi trên con đường Thiền, ta cần nắm vững toàn bộ các mặt trong mỗi tiến trình của Tứ Đế để dễ nhận ra phương thức thực hành tiến đến chữa dứt khỏi Khổ cho chính mình.
16 Tháng Mười Một 20227:50 SA(Xem: 2286)
Chánh niệm tỉnh giác giúp tâm dừng lại để sống trọn vẹn với cái đang là. Khi tỉnh giác, năng lượng Phật được biểu hiện, khi thất niệm năng lượng chúng sanh có mặt.
15 Tháng Mười Một 20225:46 CH(Xem: 1399)
Trí Bát Nhã siêu thế có thể thấy một cách đúng đắn như thật (yathābhūtam pasyati) thì gọi là chứng. Còn trí không phân biệt thì có thể thông đạt (Skt: samvidate: know thoroughly), cho nên gọi là được (Kinh Bát Nhã 567).
07 Tháng Mười Một 20229:20 CH(Xem: 1536)
Tỳ-khưu-ni lỗi lạc, vang danh bậc nhất về Đại Trí Tuệ trong Ni giới. Đó là nữ tôn giả Khema. Đặc biệt là Khema đã chứng quả Thánh cao thượng, chỉ sau một thời pháp của đức Phật, ngay khi bà còn là một hoàng phi cao sang quyền quý, chưa hề xuất gia, chưa hề quy y Tam Bảo, chưa phải là đệ tử của đức Phật Gotama.
07 Tháng Mười Một 20227:29 SA(Xem: 1531)
Điểm then chốt của bài pháp ngắn gọn này là nhấn mạnh đến nguyên tắc kinh nghiệm giác quan. Đó là khi giác quan kinh nghiệm được điều gì hãy để nó kinh nghiệm mà không để tự ngã can thiệp vào. Nếu biết khai thác nguyên lý này, ta cũng sẽ có kinh nghiệm ngộ đạo
01 Tháng Mười Một 20228:22 CH(Xem: 2337)
Thực tại cùng tột là chân lý tuyệt đối, chỉ bằng nhận thức khách quan mới có thể nhận biết được bản chất của thực tại. ...
01 Tháng Mười Một 202210:45 SA(Xem: 2762)
Kinh Bāhiya là bài kinh Phật dạy liên hệ đến những chức năng bên trong cơ chế tánh giác gồm tánh thấy, tánh nghe, tánh xúc chạm và nhận thức không lời.
31 Tháng Mười 202211:01 SA(Xem: 1636)
Das Leiden entsteht durch das Ursache und Wirkungsprinzip. Aus welcher Ursache entsteht das Leiden? Aus Ursache der Berührung.
24 Tháng Mười 20223:06 CH(Xem: 2002)
Phật giải thích: “Khổ do duyên mà sanh. Do duyên gì? Do duyên xúc ... Không cần đến xúc, sự kiện như vậy không xảy ra”.
23 Tháng Mười 20224:01 CH(Xem: 1492)
... con thuyền để chuyên chở mình đi trên giòng sông tâm linh là Tánh nguyên tắc. Mình phải cương quyết, với ý chí dũng mãnh giữ gìn những nguyên tắc sống thích hợp với những chân lý mà Đức Phật dạy. Đó là Tánh nguyên tắc trong thiền.
17 Tháng Mười 202212:03 CH(Xem: 1651)
Thiền dạy ta thấy, chứ không dạy ta suy nghĩ. Vì thế, suy nghĩ luôn luôn đối nghịch với Thiền. Thiền là sản phẩm của thấy. Suy nghĩ là sản phẩm của tưởng tượng.
10 Tháng Mười 20222:16 CH(Xem: 1923)
... ý thức là cái biết có tính phúc trình hay biết công bố (declarative knowledge), còn tánh giác là cái biết có tính trầm lặng (reticentability) ...
02 Tháng Mười 20226:59 CH(Xem: 1844)
Lý do chủ yếu của những nỗi thống khổ đó là do ta có cái nhìn lầm lạc (a perverted vision) về cuộc đời, về thế gian và hiện tượng thế gian; đặc biệt nhất là ta lầm lạc đối với chính ta.
01 Tháng Mười 20224:42 CH(Xem: 1675)
Der Buddha sagte, dass die Menschen so viel Tränen vergossen haben, so dass sie einen riesigen Ozean bilden könnten. Das Gelächter von zwei Geschwistern könnten aber nur zwei Regentonnen voll ausfüllen.
28 Tháng Chín 20229:36 SA(Xem: 3692)
Ai có Tâm vì người ? - Người Vô Ngã ! Thế nào là người Vô Ngã? - Sống với các Tánh ! Tại sao sống với các Tánh mới có Tâm vì người ? Vì người Có Ngã Tâm lúc nào cũng vì Ngã Không thể vì người được !
17 Tháng Chín 20227:29 SA(Xem: 2156)
Zusammenfassend lässt sich sagen, dass alle weisen Mönche voller Tugend, übernatürliche Kräfte und Weisheit besitzen. Jeder Ehrwürdige hat eine Sonderfähigkeit, obwohl sie unterschiedlich sind aber sie sammelt sich wie ein Blumengarten mit Hunderten von verschiedenen Blumen und jede Blume gibt ihren eigenen Duft ab und zeigt ihre prächtige Farbe.
17 Tháng Chín 20227:14 SA(Xem: 1668)
Thân là phần thể xác, có hình vóc, nên người ta có thể trông thấy và va chạm. Còn tâm là phần tinh thần, tinh thần thì siêu hình không ai có thể nhìn thấy hay sờ mó được. Tuy siêu hình nhưng tâm chính là cái biết, là ý thức, là chủ thể ra lệnh cho thân làm việc theo ý muốn của nó. Tâm cũng có nhu cầu chăm sóc tắm rửa làm vệ sinh như thân thể vậy!
13 Tháng Chín 202210:43 SA(Xem: 1508)
Từ ta cánh nhạn bên trời, Bay qua nhập cuộc sống đời hư hao. Chiều theo cơn gió qua mau, Trăng đêm thấp thoáng lao xao chạnh lòng
12 Tháng Chín 20226:11 CH(Xem: 2027)
Thiền giúp cho cuộc sống con người được hài hòa cùng với môi trường chung quanh. Đó là những sự hài hòa giữa thân và tâm của cá nhân, hài hòa giữa cá nhân này với cá nhân kia, và hài hòa giữa cơ thể của cá nhân với thời tiết trong thiên nhiên.
12 Tháng Chín 20226:00 CH(Xem: 1675)
"Đó là không bị nhiễm bởi bất cứ ý nghĩ gì của ngã. Bố thí của cải không đủ, chừng nào mà ý nghĩ nhỏ nhất của ngã còn lại trong việc bố thí, nó sẽ hủy hoại hết việc thiện của ông. Những ý nghĩ của ngã che lấp ngay cả mục tiêu cao thượng, như tro che dấu lửa, nếu dẫm chân lên đó, bàn chân sẽ bị bỏng."
05 Tháng Chín 202210:06 CH(Xem: 1764)
Thấm thoát gần đến ngày tưởng niệm giỗ đầu của Thầy Thích Không Chiếu ... Khi bắt đầu sấp xếp giấy tờ riêng của Thây, em có thấy 1 bài thơ Thầy ghi trên giấy rời: `` Hải Đảo Tự Thân `` Xem đi, xem lại nhớ Thầy vô cùng. Và em cũng xin gởi đến chị dù không biêt lúc xưa chị đã được xem chưa ... Thu Bình và các em ..
03 Tháng Chín 202210:40 SA(Xem: 1990)
Einmal fragte mich jemand: Meisterin, können Sie die Struktur des Kultivierungsweges vereinfachen, damit wir ihm leichter folgen können, bevor Sie in die Ruhe gehen? Es gibt ja keinen realen Weg. Kultivierung heißt nur, den eigenen Geist zu beobachten und der Geist sind wir selbst. Wenn wir nach einem Weg suchen, heißt es, dass wir verirrt sind, da wir draußen suchen, was in uns drin ist.
02 Tháng Chín 202210:43 SA(Xem: 1823)
“Về các pháp phát sanh do nguyên nhân, nguyên nhân ấy, Như Lai đã chỉ rõ, Và cũng chỉ dạy cách chấm dứt, đó là giáo huấn của vị Đại Sa Môn”
29 Tháng Tám 202211:03 SA(Xem: 2205)
My young friends once told me heartfeltly: “Lady Master, before your retirement, please standardize the method from its beginning to its end so we can easily follow it.” To be frank, there is not a distinct road. The spiritual cultivation is just how to see your mind. We ourselves are in our own mind. Is there any other way? Launching our mind beyond our physical body to look for something outside is to get lost.
27 Tháng Tám 20222:08 CH(Xem: 1573)
84.000 Dharma-Türen bedeuten auch keine Dharma-Türe. Wieso? Egal wo wir sind, wir können das Haus betreten, wann und wo wir wollen, da es unser eigenes Haus ist. Wir befinden uns bereits in diesem Haus. Nur haben wir es nicht wahrgenommen, weshalb haben wir es überall gesucht. Wenn wir aber ein einfaches und natürliches Leben führen würden, würden wir schon in unserem eigenen Haus wohnen.
24 Tháng Tám 20228:04 SA(Xem: 2758)
VIDEO Ni sư Triệt Như hướng dẫn KHÓA TU ĐẶC BIỆT Tổng kết ngày 13 tháng 8 năm 2022 tại HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG ONTARIO CANADA
24 Tháng Tám 20227:55 SA(Xem: 1760)
Ngay lúc đó, đức Phật công bố rằng ông đã nhận được pháp nhãn (the eye of Dhamma). Phật buột miệng tán thán ngài Kiều Trần Như. Phật nói: “Kiều Trần Như, ông đã ngộ”. “Kiều Trần Như, ông đã ngộ”. (“aññāsi vata bho Kondañño,” “aññāsi vata bho Kondañño.”)
20 Tháng Tám 20221:28 CH(Xem: 1720)
„Was kommen wird, muss sterben“. Wahrscheinlich haben wir diese Wahrheit nicht akzeptieren wollen. Wir werden dann traurig oder ängstlich sein, wenn wir krank sind. Liebe Freunde, ist die Krankheit doch nicht eine Illusion der Sprache?
15 Tháng Tám 20226:56 SA(Xem: 2785)
Ni sư Thích nữ Triệt Như hướng dẩn KHÓA TU ĐẶC BIỆT - Phần 1 tại HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG ONTARIO CANADA Ni Sư Triệt Như giới thiệu nội dung và mục đích của khóa tu. Bài tập về thiền hành với chủ đề: Biết sự xúc chạm khi đi - Cái biết đặt dưới bàn chân
69,256