HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

Triệt Như SNHP021: KHÔNG TRẢ GIÁ

17 Tháng Tám 202110:26 SA(Xem: 3871)

Triệt Như - Suối Nguồn Hạnh Phúc - BÀI 21

KHÔNG TRẢ GIÁ

21 SUOI NGUON HANH PHUC 4 X 6 VN
Ngày ấy, từ rất lâu xa, có thể khoảng 15 năm trước, một lần đó Thầy Thiền Chủ hướng dẫn thiền sinh về thăm quê hương. Chủ ý về thăm Sư Ông, tới Trúc Lâm Đà Lạt, về các thiền viện ở Bà Rịa, Vũng Tàu, sau đó hướng xuống Vĩnh Long, thăm thầy ĐP. Rồi đoàn xe xuống tận Hà Tiên, thiền sinh được uống nước biển Hà Tiên!

Lúc đó, những ngày trước Tết, dọc đường quốc lộ, hay vào các ngõ trong tỉnh thành, đi một chốc là thấy một khu chợ nhóm đông người, tấp nập. Bày hàng bên lề đường, nào là dưa hấu, cam quít, trái cây bán Tết. Có lần, ghé xe lại, thiền sinh mình sà xuống mua trái cây. Hỏi giá bao nhiêu một chục? Rồi quen miệng trả giá bớt xuống. Chị bán hàng, hiền lành, cười:” Mấy cô ơi, ở đây, một chục là 16 lận, không phải 12 đâu!” Thế là bà con mừng quá, rối rít mua.

Vì người ta lo mua sắm Tết, nên bãi biển Hà Tiên hôm đó vắng người. Thầy một mình đi dạo trên con đường sát biển. Du khách vắng lắm. Chỉ có lưa thưa vài người dân buôn bán lẻ dọc bờ cát. Trên đường đi bộ, một bà ngồi bán cái gì đó, trong cái thúng nhỏ để trước mặt. Ngồi một mình, không chào mời. Thầy đi ngang đó,  Thầy dừng lại, nói gì đó. Rồi bà bán hàng lật đật lấy bao giấy ra. Mình ở xa thấy, biết là Thầy đang mua hàng. Mình đi tới, sẵn sàng trả tiền, vì Thầy giao cho mình giữ tiền chi phí cho cả đoàn. Nhìn vào thúng, ngạc nhiên quá, cái gì? Tôm khô, các bạn ơi!

Lúc đó, không dám hỏi Thầy, chắc mình có nhìn Thầy, nhưng Thầy làm lơ, chỉ chăm chú ngó bà bán hàng thôi. Bà bán hàng mừng rối rít, lấy tất cả tôm khô bỏ vào bao rồi cân, cái cân bằng tay. Xong bà trao cho Thầy, và mình trả tiền. Mình ôm cái bọc tôm khô, đi được một quãng, xa bà bán hàng rồi, mới hỏi nhỏ Thầy:

-       Thầy mua tôm khô chi vậy?

Thầy cười không trả lời.

Mình làm gan hỏi thêm một câu nữa:

-       Sao Thầy không trả giá?

Thầy ngó ra biển, như không nghe, không trả lời. Trong đầu mình lúc đó, lầm bầm: Chắc Thầy tưởng ở Mỹ, nên quên trả giá!

Sau đó, dường như Thầy đem phân chia cho các thiền sinh tất cả tôm khô. Câu chuyện chỉ vậy thôi, tưởng đã quên mất rồi, mới đây, trong lúc gặp mặt nhau, có thiền sinh nhắc lại Thầy và nói lớn: Không trả giá nha! Tất cả cười ha ha.Trong lòng học trò kỳ cựu của Thầy, chắc đều biết: Thầy mình nghèo mà xài sang!

Trong suốt khoảng thời gian từ năm 2000 tới 2019 có thể Thầy đã dẫn thiền sinh hành hương Ấn Độ 10 lần. Ngay cả mấy năm sau cùng, đi đứng không được, mà Thầy vẫn cương quyết đi. Lúc trước 1$ US đổi ra tiền Ấn khoảng 40$ rupees. Thầy cầm một cộc tiền dầy cộm, bóc ra phân phát cho một dọc nhân viên các khách sạn. Mình chỉ trọ mỗi nơi một đêm, hay hai đêm thôi. Chỉ ở Bồ Đề Đạo tràng mới trọ một tuần. Ngày cuối, nhân viên tụ lại tới phòng Thầy, đợi Thầy thưởng. Thiền sinh nhìn Thầy, không dám nói gì, người Ấn Độ vui cười hớn hở, Thầy cũng vui cười đùa giởn với họ. Chỉ thiền sinh nói nhỏ với nhau: “Thầy nghèo mà sao xài sang vậy ha!”

Không những vậy, khi tiếp xúc với Tour Ấn Độ, họ nói bao nhiêu, Thầy đều chấp thuận, không cho ai trả giá. Thiền sinh biết ý Thầy, ai đồng ý thì tham gia, không thì thôi. Tới cuối chuyến hành hương, Thầy luôn luôn phát quà kỷ niệm cho tất cả thiền sinhthưởng công cho mỗi người trong Tour nữa. Vậy mà cũng có thiền sinh phát tâm đưa tiền thêm cho Thầy phát ra vung vít. Ngộ quá ha, Thầy xài sang mà là tiền của người khác không hà. Và ngộ nữa là ai cũng vui hết.

Bây giờ kể chuyện ở Tổ Đình. Khoảng 5 năm trở về trước. Năm 2015, ngày lễ kỷ niệm 20 năm hoằng hóa, các bạn thấy có mặt đầy đủ tăng ni kỳ cựu theo Thầy từ buổi đầu, “thuở hàn vi, hột muối chẻ làm hai” đó. Tức là từ 20 năm qua, tăng ni thường trú tại thiền viện chỉ để tu thôi. Thiền viện rộng hơn 4 mẫu đất, quí tăng ni ai cũng nhiều tuổi rồi, khi đó mình là nhỏ tuổi nhất, được “cưng” nhất, mà đã 63 tuổi! Cho nên có vị cười: dưới trướng của Thầy toàn là “lão tướng”! Sau này có thêm vài đợt xuất gia nữa, kỷ lục nhỏ tuổi bị mất rồi. Tuy vậy, mục đích xuất gia vẫn là chỉ tu thôi, Thầy không quan tâm tới làm thiền viện lớn hơn, hay sửa sang thêm, nên quí Thầy chỉ lo những công việc nhẹ trong thiền viện: tưới cây, nhổ cỏ, quí Ni lo việc ăn uống cho tăng đoàn.

Vì vậy những việc nặng nhọc hơn phải mượn người bên ngoài. Có khi cần lót gạch con đường thiền hành dài, có khi phải đào đất trồng cây trái, có khi cưa cây, khi làm thêm cốc nhỏ, phải mượn một hay hai chú thanh niên khỏe mạnh người xứ khác tới làm giùm. Có lúc mượn làm liên tục, có khi một tuần tới 2 ngày, vì tăng đoàn càng ngày càng già yếu. Cho nên chi phí này là một ưu tư chung, mỗi người ít nhất là 100$ một ngày, so với mức lương chính thức là quá rẻ, nhưng vì thiền viện không có nguồn lợi tức ổn định nào nên cũng làm mình lo.

Có khi quí Thầy Cô nói nhỏ:

-        Cô TN ơi, cô trình Thầy đi, thôi không mượn mấy chú đó nữa. Sao Thầy cứ mượn hoài, năm này qua năm khác, giống Thầy nuôi “con” vậy.

Lúc đó, mình cũng lo lo, có lần thưa với Thầy:

-       Thưa Thầy, trương mục ngân hàng của mình có mấy lần bị phạt vì hết tiền. Quí Thầy Cô cũng nói thôi mình bớt công việc lại, không mượn mấy chú đó nữa. Quí Thầy nói sao Thầy thương mấy chú đó như con vậy.

Thầy cười:

-       Ờ. Chắc Thầy mắc nợ nó.

Rồi thì mọi chuyện vẫn như cũ, không những Thầy vẫn kiếm công việc cho mấy chú làm, mà thỉnh thoảng Thầy vẫn thưởng riêng thêm tiền nữa chứ.

Thường ngày, chú làm giúp mấy năm rồi, đi qua đi lại ai cũng biết mặt. Mặt mũi dễ thương, thấy ai cũng cười chào. Tuy da ngâm ngâm đen, nhưng nét mắt nét cười rất hiền và đẹp, làm việc nặng nhọc nên khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Ở ngoài nắng hoài làm sao không đen. Mình cũng biết vì nghèo nên phải dãi dầu mưa nắng như vậy, có sức khỏe nên phải đem sức khỏe ra mà đổi lấy tiền nuôi gia đình ở xứ khác, lâu lâu mới về thăm. Khi nào có việc nhiều, chú kêu thêm đứa em trai nữa.

một lần, ngó quanh không có ai, Thầy nhờ mình cầm tiền ra trả công cho chú đó.

Hôm đó, chưa tới giờ về, trời còn nắng chang chang, chú đang lui cui ở chỗ cái hồ, thấy mình đi tới, chú ngẩng lên cười. Mình cũng cười, giơ tấm giấy tiền lên, chú đứng lên bước tới, giơ tay ra nhận tiền. Lúc đó vô ý, tay chạm nhẹ vào mấy ngón tay của chú, cảm nghe làn da chai cứng.

Trở vào nhà, có một nỗi niềm gì đó đang dâng trào. Tuổi trẻ, cái tuổi còn đang đi học. Hiền lành như vậy. Mà sao phải dang nắng chang chang, mồ hôi, bụi bặm, mà vẫn cười. Bàn tay đáng lẽ còn cầm viết, còn ngồi trong lớp học có máy lạnh, mà sao phải cầm đá, cầm gạch, cầm búa, cầm cưa, giữa trời nắng chang chang như vầy. Mới 20 tuổi chứ gì, sao phải hi sinh tuổi trẻ để nuôi cha mẹ anh em, qua xứ này, làm thuê kiếm sống từng ngày. Ôi, bàn tay chai sạn, chai cứng. Tuổi thơ cũng chai sạn, chai cứng, phải đổ mồ hôi mà chan với cơm.

Mình mới hiểu, sao Thầy kiếm việc này việc kia cho chú làm hoài, và thường thưởng thêm nữa. Từ đó, mình không bao giờ băn khoăn sao Thầy nghèo mà xài sang.

Bây giờ, mình cũng nghèo mà xài sang nữa, các bạn ơi. Mấy năm sau này, Thầy yếu, mình đã tổ chức ba chuyến hành hương Ấn Độ- Nepal mà không có Thầy. Tour Ấn Độ, vẫn là người quen cũ, nói chi phí bao nhiêu, mình đều chấp thuận. Mặc dù họ nói thêm một câu, nghe “hấp dẫn” lắm: “Cô muốn trả chi phí bao nhiêu, cũng được”. Ba chuyến hành hương đều êm xuôi tốt đẹp.

Kết luận của mình, cũng là câu nói của nhóm thiền sinh kỳ cựu của Thầy là: “Không trả giá!” khi sống trong đời. Sao vậy? Khi người ta nói giá nào là họ muốn giá đó. Mình đồng ý giá đó, là người ta sẽ vui, phải không? Người tu là luôn luôn làm cho người khác vui. Vậy thì “không trả giá”.

Các bạn ơi, vị Thầy thì hiểu tâm ý của đệ tử, mà người đệ tử làm sao hiểu thấu được tâm lượng bao la của vị Thầy.

Thiền viện, ngày 23- 7- 2021
TN
_______________________________________________
KHÔNG TRẢ GIÁ
audio-icon_thumbnail

 (CLICK vào icon tam giác để nghe - CLICK vào icon 3 dấu chấm để download)

 

Ý kiến bạn đọc
20 Tháng Tám 202110:48 SA
Khách
Trả giá là thỏa thuận đôi bên.
Đồng ý là thuận mua vừa bán.
Có lời và không lời nằm sau sự việc.
Nhân nơi đây ta có cơ tìm thấy ánh sáng.
Không trả giá chính là suối nguồn hạnh phúc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Tám 20224:40 CH(Xem: 1962)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra. Muốn thoát khổ thì cũng phải chính mình tháo gỡ sợi dây ràng buộc đó chứ không Thần Phật nào cứu rỗi, ban ơn, giáng họa cho mình được.
10 Tháng Tám 20227:09 SA(Xem: 2535)
Sự thật muôn đời: hễ cái gì có sinh ra, thì phải có lúc chấm dứt, biến mất, hoại diệt. Nhưng dường như chúng ta chưa chấp nhận sự thật này. Nên chúng ta buồn khổ vì bệnh. Các bạn ơi, như vậy bệnh có phải chỉ là ảo giác ngôn ngữ?
06 Tháng Tám 20229:52 SA(Xem: 2171)
84 K Dharma approaches mean there is none of them. How come? Any way is the entrance to the house that has been there and for each of us. We are inside our home and always at home. But we do not trust this truth. Then, we manage to look for this and that everywhere. Do live ingenuously, and very naturally. Do not add anything. With that, we are at home and inside our house.
01 Tháng Tám 20225:11 CH(Xem: 1883)
Nói theo luận lý Huyễn: không phải khách quan dính mắc thế gian, mà dính mắc thế gian chính là chủ quan.
27 Tháng Bảy 202211:15 SA(Xem: 2818)
Các em có lần tâm tình: cô ơi, trước khi cô nghỉ ngơi, cô hệ thống lại con đường từ đầu tới cuối cho tụi con theo đó mà đi. Thiệt ra có con đường nào đâu. Tu là thấy ra cái tâm của chính mình thôi. Chính mình đang ở trong cái tâm của mình. Con đường nào khác nữa? Là đã phóng ra ngoài, tìm cầu cái gì bên ngoài là đi lạc rồi.
27 Tháng Bảy 20226:49 SA(Xem: 1910)
Nếu nắm vững một trong ba cách “Như Thực - Yathābhūta” ta có khả năng mở ra những mấu chốt trong phương pháp tu Huệ của hệ Phát Triển và Thiền Tông.
26 Tháng Bảy 202210:53 CH(Xem: 2036)
Tùy theo căn cơ của chúng sanh mà Đức Phật có nhiều phương thức, nhiều pháp môn hướng dẫn đệ tử tu tập để đạt quả vị giải thoát tối hậu, nhưng với pháp môn nào người tu tập cũng phải thực hành nhuần nhuyễn Tam Vô Lậu Học: Giới-Định-Tuệ. Vì Tam Vô Lậu Học có công năng đưa hành giả qua bờ giác ngộ thoát khỏi vòng tục lụy luân hồi sinh tử./.
20 Tháng Bảy 20225:14 CH(Xem: 2540)
Làm sao sống hài hòa với thế gian? Các bạn ơi, đâu có gì bí hiểm. Thấy “cái đang là”. Đó, cái đáp án, đơn giản quá, mà sao áp dụng khó quá phải không? Chỉ cần biết “cái đang là” thôi là tâm trong sáng tức khắc. Khi ta nghĩ tới “cái phải là”, lập tức ta rơi vào biển khổ cuộc đời, ta bị trói buộc, hay ta đang trói buộc người khác.
18 Tháng Bảy 20225:13 CH(Xem: 2265)
Tổ đã mở màn một kỷ nguyên mới về Thiền bằng bốn câu kệ bất hủ: Bất lập văn tự; Giáo ngoại biệt truyền; Trực chỉ nhơn tâm; Kiến tánh thành Phật. (Xem Giải thích thuật ngữ ở cuối bài)*
14 Tháng Bảy 20228:13 SA(Xem: 2462)
84 ngàn pháp môn có nghĩa là không có pháp môn. Vì sao vậy? Đi cách nào cũng vào nhà, vì nhà là sẵn có, là của riêng mình. Ta đang ở trong nhà, luôn luôn đang ở trong nhà. Chỉ là mình không tin sự thật này, nên mình bôn ba tìm kiếm đâu đâu. Hãy sống hồn nhiên, thật tự nhiên, không cần thêm gì hết, là mình đang ở trong nhà của mình.
13 Tháng Bảy 20225:37 CH(Xem: 1933)
Người tu Phước vô lậu và Phước hữu lậu đều có những hành vi thiện lành giống nhau, nhưng tâm tư của mỗi hành giả lúc thực hiện thì khác nhau. Cùng một hành động, mà một đằng hướng đến tái sinh hưởng phước hữu lậu vật chất ở tương lai. Một đằng là công đức tu hành, làm lợi ích chúng sanh bằng tâm quảng đại. Khi cần thì làm. Làm xong thì thôi, không dính mắc gì cả.
09 Tháng Bảy 20225:48 SA(Xem: 1805)
Chân như là tướng chân thực hay chân tướng bất biến của mọi hiện tượng. Nó là nguyên tắc làm cho hiện tượng giới ở trong trạng thái như như bất động. Chỉ bằng trí huệ Bát nhã mới hình dung được ý nghĩa chân như như thế nào.
05 Tháng Bảy 20226:00 SA(Xem: 1669)
Nói theo luận lý Huyễn: không phải khách quan dính mắc thế gian, mà dính mắc thế gian chính là chủ quan. Nhưng khi đạt được sự lãnh hội hiện tượng thế gian là Như Huyễn, tâm ba thời không còn hiện hữu. Chủ quan và khách quan vắng mặt. Đây là trạng thái của trí huệ Bát Nhã.
29 Tháng Sáu 202212:30 CH(Xem: 2885)
Tất cả các vị thánh tăng đều có Giới đức, Định lực và Tuệ lực tròn đầy. Nhưng những phương tiện đầu tiên có hơi khác nhau: ngài A nan thì bước vào bằng ngõ đa văn, ngài Revata thì hạnh sống nơi rừng núi hoang vắng, ngài Anuruddha thì bằng thiên nhãn, ngài Mahā Kassapa thì hạnh đầu đà, ngài Mahā Moggallāna thì trí tuệ biện tài, ngài Sāriputta thì điều phục tâm v.v...Mỗi người mỗi vẽ, quy tụ lại như một vườn hoa có trăm đóa khác nhau, hoa nào cũng tròn hương, tròn sắc.
22 Tháng Sáu 20221:22 CH(Xem: 3119)
Hôm nay học lại gương sáng của người xưa, gương sáng vẫn muôn đời là gương sáng. Ánh sáng chỉ sáng cho những ai nhìn thấy. Ánh sáng của trí tuệ muôn đời vẫn thầm lặng chiếu soi trần gian, như ánh trăng kia thầm lặng sáng trong đêm dài cuộc đời.
19 Tháng Sáu 202211:17 SA(Xem: 2011)
Tánh Không (Śūnyatā) được gọi là bất khả đắc (không thể được: anupalabdha) hay bất khả tư (acintya: không thể suy nghĩ). Nó không phải là một khái niệm thông thường như trong bất cứ phạm trù nào của luận lý học trong triết học. Nó đồng nghĩa với Chân Như. Vì thế muốn giáp mặt nó, người thực hành phải kinh nghiệm nhận thức không lời.
15 Tháng Sáu 20227:25 SA(Xem: 2306)
Ý NGHĨA CỦA PHÓNG SANH - Sinh hoạt đạo trảng Houston - 5- 6- 2022
14 Tháng Sáu 20225:56 CH(Xem: 2971)
Ngài Anuruddha, đã gieo căn lành từ nhiều đời trong quá khứ, đời này sinh ra trong gia đình, dòng họ giàu sang, lại cùng thời với đức Phật, anh em chú bác với đức Phật, xuất gia rất sớm, không vướng bận vợ con, đầy đủ thuận duyên, trở thành một vị thánh đệ tử, quan sát cả ngàn thế giới mà chỉ như người đứng trên lầu cao nhìn xuống thế gian.
14 Tháng Sáu 20225:26 CH(Xem: 2386)
Ni sư Triệt Như Audio: KHÁI QUÁT VỀ THỂ NHẬP TÁNH KHÔNG AUDIO khóa BN Trung Cấp III 4-6-2022
13 Tháng Sáu 20229:46 SA(Xem: 1709)
... Đức Phật: “Chỉ qua thể tánh của chúng chứ các pháp đó không là cái gì cả. Tánh của chúng là không tánh (no-nature), và không tánh của chúng là tánh của chúng. Vì chư pháp chỉ có một tướng mà thôi, đó là không tướng. Vì lý do này chư pháp có đặc tính của không được biết đầy đủ bởi Như Lai. Vì pháp không có hai tánh, chỉ có một. Một là tánh của chư pháp. Và tánh của chư pháp là không tánh, và không tánh của chư pháp là tánh của chúng. Như thế, tất cả điểm dính mắc đó đều bị buông thả."
07 Tháng Sáu 202210:23 SA(Xem: 2493)
Người biết sống một mình là người luôn an trú trong chánh niệm. Tuy nhiên đối với đa số con người, xa lánh nơi ồn ào náo nhiệt là duyên thuận lợi hơn trong bước đầu tu tập.
05 Tháng Sáu 20225:21 CH(Xem: 1726)
Khi mạng lưới khái niệm càng được dệt, tâm linh hay chân tâm càng bị “chôn dấu”. Tiến trình tâm linh hay Phật tánh chỉ có thể phát sáng khi khái niệm hóa bị chấm dứt. Người nhiều vô minh thì thích tạo ra những mạng lưới khái niệm hóa dày đặc. Vì thế họ càng xa niết bàn, càng xa giác ngộ. Trái lại, họ gần phiền não và đau khổ.
04 Tháng Sáu 202211:21 SA(Xem: 4539)
This article is an introductory summary of the teachings of Zen Master Thích Thông Triệt on the topic, mainly based on the oral teaching of Bhikkhuni Zen Master Thích Nữ Triệt Như given for the Fundamental Meditation Course.
02 Tháng Sáu 20221:11 CH(Xem: 2041)
Đạo lộ tâm linh đi đến giải thoát giác ngộ, căn bản đầu tiên là phải tu tập từ các căn. Tu tập như thế nào Đức Thế Tôn đã từ bi chỉ rõ trong bài “Kinh Căn Tu Tập”.
01 Tháng Sáu 20226:59 CH(Xem: 2669)
Các bạn ơi, đây là một tấm gương sáng, một con đường tu học mà ngài A Nan gởi gắm lại cho đời. Con đường của trí tuệ, cũng dẫn hành giả tới giải thoát.
27 Tháng Năm 202212:03 CH(Xem: 2456)
This article is an introductory summary of the teachings of Zen Master Thích Thông Triệt on the topic, mainly based on the oral teaching of Bhikkhuni Zen Master Thích Nữ Triệt Như given for the Fundamental Meditation Course.
24 Tháng Năm 202212:23 CH(Xem: 2659)
Chợt tỉnh giấc nửa đêm, nhìn ra khung cửa sổ, trời sáng, trắng trong, mặt trăng tròn treo lơ lửng giữa trời không mây. Hôm nay là một đêm trăng mùa Phật đản sinh. Khép mắt lại, nhìn thấy một bức tranh thiệt đẹp giữa rừng, giữa một cảnh rừng, trong một đêm trăng sáng, cũng một đêm trăng tròn sáng như đêm nay
17 Tháng Năm 20221:38 CH(Xem: 2895)
Nhưng có một cái không xa rời mình, đó là cái tâm, tâm đời thì tái sanh để tiếp tục lặn hụp trong biển ái, biển khổ; nếu là tâm trong sạch thì tiếp tục tu học cho tới khi hoàn hảo là bước lên bờ. Bấy giờ trên bến bờ bình an, thấy ai giơ tay vẫy gọi, ta mới tới cầm tay dắt lên bờ. Còn những ai mải mê đắm đuối trong sóng nhấp nhô, thì ta có làm gì hơn nữa được đâu, phải không các bạn ơi!
11 Tháng Năm 20222:50 CH(Xem: 2784)
Pháp môn là cái cổng để đi vào học, hiểu và thực hành Pháp. Pháp là chân lý, cũng là tất cả hiện tượng thế gian. Nói như vậy, chúng ta có thể tưởng là hai thứ khác nhau. Không, chúng chỉ là một. Chân lý hiển lộ ra qua mỗi hiện tượng thế gian, mỗi hiện tượng thế gian chính là chân lý. Ta cũng là chân lý, chân lý cũng hiển lộ qua ta. Ta cũng là tất cả chân lý. Tất cả đều bình đẳng: đều vô thường, đều vô ngã, đều duyên sinh, đều trống rỗng, đều như huyễn, đều như như bất động. Tất cả đều là cái vô sanh, nên bất tử.
10 Tháng Năm 20223:33 CH(Xem: 2937)
This article is an introductory summary of the teachings of Zen Master Thích Thông Triệt on the topic, mainly based on the oral teaching of Bhikkhuni Zen Master Thích Nữ Triệt Như given for the Fundamental Meditation Course.
04 Tháng Năm 202212:31 CH(Xem: 2898)
Đức Phật nói nước mắt con người chảy thành biển cả mênh mông, còn tiếng cười của hai anh em mình chỉ đong đầy có hai cái lu thôi. Nước mưa thì vẫn trong vẫn mát. Mùa xuân cũng vẫn mát vẫn trong, muôn đời.
03 Tháng Năm 20229:22 CH(Xem: 2480)
This article is an introductory summary of the teachings of Zen Master Thích Thông Triệt on the topic, mainly based on the oral teaching of Bhikkhuni Zen Master Thích Nữ Triệt Như given for the Fundamental Meditation Course.
27 Tháng Tư 20223:46 CH(Xem: 2965)
“Cô nghĩ sao về cái Chết?”. - Chợt nghĩ tới mình, bước đường đời đã tới mức cuối, rồi nghĩ tới các bạn. Cái cầu mình sẽ phải đi qua, vậy mình chuẩn bị hành trang nào, sẵn sàng bước tới mấy nhịp cầu “đoạn trường” đó?
27 Tháng Tư 202210:24 SA(Xem: 2321)
Ni sư Triệt Như VIDEO Giảng Đại Chúng Bài 7: CHỖ ĐỨNG và MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TA Giảng tại Thiền Đường Tánh Không Nam Cali ngày 16 tháng 4, 2022
20 Tháng Tư 202210:17 SA(Xem: 3437)
Cho nên tham sân si cũng biểu hiện tất cả những chân lý thường hằng của vạn pháp. Chúng là vô thường, là khổ, là vô ngã, bản thể trống không, như huyễn mộng, là như như bất động, là bình đẳng với vạn pháp.
19 Tháng Tư 20227:50 CH(Xem: 2807)
Ni sư Triệt Như Audio: 8- CHỦ ĐỀ CỦA CÁC KHÓA THIỀN Thiền Đường Tánh Không Nam Cali 16- 4- 2022
19 Tháng Tư 20225:00 CH(Xem: 2397)
Bhikkhuni Triệt Như - Sharing from the Heart 97 - THE PATH OF THE AWAKENED PERSON - Translated into English by NHƯ LƯU - Narrated by PHƯƠNG QUẾ
19 Tháng Tư 20224:46 CH(Xem: 2607)
Ni sư Triệt Như Audio: 7- CHỖ ĐỨNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TA Thiền Đường Tánh Không Nam Cali 16- 4- 20
18 Tháng Tư 202211:18 SA(Xem: 2308)
Thế nào là chơi trò chơi cút-bắt với vọng? - Ai khởi vọng ?- Vọng khởi ra như thế nào ?- Động cơ nào thúc đẩy vọng khởi ? - Tại sao chư Tổ nói vọng tưởng là "giả, không thật," còn chúng ta cho rằng vọng là "thật ?"- Tại sao tu thiền phải kiểm soát vọng tưởng ?- Làm thế nào để không theo vọng tưởng ?
18 Tháng Tư 202211:05 SA(Xem: 2525)
Enlightenment! How happy I am this late night! “Back to Sorrento” now in my good command.
69,256