VIẾT NGẮN VỀ HƠI THỞ
Tuệ Huy
Tuệ Huy
Hơi Thở: Một cái gì quá đỗi thân thuộc, quá căn bản, là nền tảng của sự sống, luôn luôn có mặt tự động bên cạnh chúng ta từng phút từng giây, ngày ngày lặng lẽ mang oxygen vào cơ thể và đào thải thán khí ra khỏi cơ thể. Nó cặm cụi làm việc ngay cả khi chúng ta ngủ say mà không để tâm có được bất kỳ sự đền đáp nào.
Hơi Thở: cũng chính nó là thứ dễ bị chúng ta bỏ qua, xem nhẹ, không quan tâm đến. Hoạt động của nó luôn bị xem như là lẽ đương nhiên phải thế.
Cho tới khi: một ngày nào đó sự vận hành của nó trở nên khó khăn và đau nhói. Sự đau nhói đó là tiếng kêu cầu cứu của hơi thở vì nó đã quá sức.
Phải chăng cho tới lúc đó ngưòi ta mới chịu nhận ra tầm quan trọng của hơi thở? Hay là... nên dừng lại để tự vấn mối liên hệ của chính chúng ta và hơi thở này?
Phải có cơ duyên gieo trồng từ nhiều kiếp mới đến được với pháp Thiền Tứ Niệm Xứ và Kinh Anapanasati. Chỉ có trong pháp môn này: Con đường độc nhất đưa tới thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn.
Con đường này bắt đầu từ nhận thức của mỗi chúng ta về tầm quan trọng của hơi thở. Người biết nương tựa vào hơi thở là người biết nuơng tựa chính mình, không nương tựa ai khác, người này có được chỗ nương tựa rất khó được.
Hơi thở là nhân duyên cho cả Thân, Thọ, Tâm, và tất cả Pháp hiển lộ.
Hơi thở đoạn diệt thì, thân đoạn diệt, thọ không còn, tâm không chỗ nương tựa, và không một pháp nào hiển lộ.
Còn hơi thở thì còn tu tập;
Còn tu tập:
thì khả năng phát huy trí tuệ,
và cơ hội giải thoát còn.
Còn tu tập:
thì khả năng phát huy trí tuệ,
và cơ hội giải thoát còn.
Hãy thở và biết mình đang thở.
Tuệ Huy
Tuệ Huy
Chỉ một câu “biết mình đang thở“ là sáng tỏ việc hành thiền.
Thở là sống, biết là còn.
Có “biết mình đang thở“ ?
Thở là sự sống của thân, biết là cái sống của tâm.
Hơi thở không còn, cái biết còn không ?
Đừng vội trả lời, đừng vội suy luận.
Có phải “biết mình đang thở“ hay đã đi đâu rồi ?
Hãy trở lại với “biết mình đang thở“.
1.- Có cái phải ra lệnh nó mới hoạt động thí dụ tay giơ lên, chân bước tới, tâm không ra lệnh nó không làm
2.- Có cái tự động hoạt động, Tâm ra lệnh Không làm nó vẫn cứ làm, thí dụ nhịp đập trái tim, sự co thắt của bao tử.
Vậy mà chỉ có hơi thở: vừa có khả năng tự động vừa có khả năng theo lệnh của tâm (vào ra, dài, ngắn...)
Trong tất cả cơ quan nội tạng của con người chỉ có hơi thở là nhịp cầu duy nhất có khả năng nối liền tâm với thân, là phương tiện đem tâm về với thân
Vì vậy hơi thở là quan trọng nhất.
28. Con người có thể nhịn ăn đâu đó khoảng 1 tháng, nhịn uống khoảng 1 tuần nhưng nhịn thở thì chỉ tầm 10 phút. Do đó hơi thở là cực kỳ quan trọng đối với sự sống của con người