HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

DD046: Tuệ Tâm : NGỘ

Tuesday, December 13, 20226:50 AM(View: 2063)

NGỘ 

DD046 Tuệ Tâm  NGỘ

            Ngộ là một từ rất phổ thông phát ra từ cửa miệng người đời, nên nó có rất nhiều nghĩa trong cuộc sống đời thường. Ngộ là gặp (hội ngộ, tái ngộ, ngộ diện), lầm lẫn (ngộ nhận), hốt nhiên gặp phải (ngộ nạn, ngộ độc), đẹp (cô ấy trông ngộ), điên (chó ngộ) … Trong đạo thì ngộ là sự thức tỉnh bên trong không bằng con đường của tri thức hay siêu hình mà bằng con đường tâm linh. Theo thiền sư Suzuki, ngộ là tâm thông, tâm hoa nở, đổi cung đàn. Như vậy, bình dân nhất, ngộ là sự nhận biết một cách mới mẻ về một vấn đề gì, sau đó đời ta thay đổi.

            Chúng ta thường đến với Phật Pháp qua một biến cố quan trọng trong đời như hạnh phúc đổ vỡ, bệnh hoạn và thông thường nhất là khi có người thân qua đời. Qua lễ cầu siêu, cầu an, chúng ta làm quen với kinh sách, đời ta thay đổi, ta đi chùa, tụng kinh, nghe pháp, ta được nghe rất nhiều về ngộ như giác ngộ, đại ngộ, đốn ngộ v.v.

            Sau đây là một vài nhận xét của cá nhân tôi về ngộ. Nhận xét này chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót.

            Trước hết, qua lịch sử Phật giáo, ta thử xem đức Phật đã ngộ như thế nào? Cuộc đời của Phật là một tiến trình của ngộ từ thấp đến cao. Sau khi dạo qua bốn cửa thành, Ngài ngộ ra “đời là sự nối tiếp của sinh, lão, bệnh, tử” nên Ngài quyết định đi tìm giải thoát khỏi sanh, lão, bệnh, tử. Trên đường tìm đạo, ngài ngộ nhiều lần. Khởi đầu tu học với hai vị thầy nổi tiếng thời đó là Àlàra Kàlàma – ngài đạt được trạng thái Vô sở hữu xứ và Uddaka Ràmaputta – ngài đạt được trạng thái Phi tưởng phi phi tưởng xứ, ngộ rằng chưa được giải thoát. Ngài quay ra tu khổ hạnh với nhóm Năm anh em Ông Kiều Trần Như; rồi tu khổ hạnh khốc liệt trong Khổ hạnh lâm, tới độ gần chết. Biết việc hành xác không đưa tới giải thoát, ngài bỏ cực đoan trở về Trung đạo, ăn uống để giữ thân thể khoẻ mạnh làm phương tiện tu học. Nhờ kinh nghiệm Thở khi còn nhỏ, Ngài thực hành ngồi dưới gốc cây, hít thở, và biết mình hít vào thở ra trong từng giây phút, thở đều đặn, Ngài nhận biết thân tâm an lạc. Ngài thực hành pháp đó trong bảy tuần lễ dưới gốc cây bồ-đề, Ngài đại ngộ đạt được Chánh đẳng chánh giác.

            Trong thời Phật tại thế, qua kinh sách, ta thấy chỉ cần nghe một thời Pháp của Phật, rất nhiều người đã chứng quả. Như trường hợp ngài Đại Ca Diếp (Phật có 4 đệ tử họ Ca Diếp: Ngài Đại Ca Diếp, 3 anh em ông Ca Diếp thờ thần Lửa, Ưu lâu tần loa Ca Diếp, Na-Đề Ca Diếp, Dà Da Ca Diếp). Trong một buổi đăng tòa, Phật giơ cao cành hoa, chúng hội ngơ ngác, chỉ mình Ngày Đại Ca Diếp mĩm cười, Phật bảo, “Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, nay trao cho Ma ha Ca Diếp. Ngài Ma ha Ca Diếp là Tổ thứ nhất của Thiền Tông.

            Sau Phật nhập diệt hơn 100 năm, giáo đoàn chia thành Thượng-Toạ-Bộ và Đại Chúng Bộ và sau đó phân chia ra thêm nhiều bộ phái khác. Vẫn đối cơ thuyết pháp, kinh sách được san định, Phật Tổ từ bi dùmg nhiều phương tiện thiện xảo để tuỳ căn cơ đưa chúng sanh đến gần Phật pháp.

* Ai sợ nghèo khó, có Kinh A Di Đà, giới thiệu quốc độ có đầy vàng, bạc, san hô, pha lê, xà cừ, xích châu, mã não.

            * Ai muốn trường thọ, có Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lương Thọ Trang Nghiêm Bình Đẳng Giác (gọi tắt là Kinh Vô lượng Thọ.) Nói về Quốc-độ, nơi đó chúng sinh có tuổi thọ ngàn năm

* Ai muốn sám hối tội lỗi có các Sám pháp: Thủy Sám, Lương Hoàng Sám

* Với những Bà la môn nhiều lý luận, nho sĩ, đạo sĩ nhiều kiêu hãnh và những bậc trí thức khác thì có Kim Cang, Pháp HoaHoa Nghiêm … để thoả mãn những đòi hỏi về tri thức của họ.

 

Bây giờ ta thử xem Kinh Điển đã giúp gì cho các thiện nam tử, thiện nữ nhân “đổi cung đàn”.

Kinh A Di Đà: Kinh nói về sự an lànhquốc độ nơi làm toàn bằng bảy báu (vàng, bạc, san hô, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não), ngoài những diễn tả đó ta còn đọc được những đoạn như sau:

- Xá lợi Phất bất khả dĩ, thiểu thiện căn, phước-đức, nhân duyên đắc sanh bỉ quốc.

- Xá lợi Phất nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu nhược nhất nhật, nhược nhi nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược tất nhật nhất tâm bất loạn kỳ nhân lâm mạng chung thời tâm bất điên đảo tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc Quốc.

Như vậy, Kinh A Di Đà dạy chúng ta dùng lục tự Di Đà: “Nam Mô A Di Đà Phật” giữ cho đầu óc không còn tiếng thì thầm, suy nghĩ (vọng tưởng) đạt được nhất tâm bất loạn, Phật A Di Đàthánh chúng sẽ rước về Cực Lạc Quốc Độ.

Kinh Vô Lương Thọ: Kinh nói về quốc độ an lành, không có điều ác, nói về 48 đại nguyện của bồ tát Pháp Tạng trước khi thành Phật hiệu A Di Đà. Phẩm Hai, Kinh nói về phẩm hạnh của quả vị Phật có đoạn:

- Siêu vượt Thanh-văn và Bích-Chi Phật nhập pháp môn Không, Vô tướng, Vô nguyện, khéo bày phương tiện hiểu rõ Ba Thừa. Như vậy, muốn đạt được quả Phật phải vào được Cửa Không, Vô Tướng, Vô Nguyện.

Phẩm Chín lại thêm:

- Phật bảo A-Nan, tỳ kheo Pháp-Tạng tu hạnh bồ tát, tích công dồn đức, vô lượng, vô biên đối tất cả pháp đều được tự tại ở chỗ “Hay Biết” đều không phải do ngôn ngữ phân biệt.

- Phẩm Ba mươi bảy nói:

Như các ông đặng rộng trồng gốc đức, trí tâm chuyên nhất, trai giới thanh tịnh một ngày đêm thì thù thắng hơn nước Vô Lượng Thọ làm thiện trăm năm. Tại vì sao thế? Bởi cõi Phật kia chứa đầy đức thiện chẳng tơ hào ác. Cõi này tu thiện mười ngày mười đêm thì thù thắng hơn cõi Phật phương khác làm thiện ngàn năm.

Qua hai bộ Kinh được tín đồ Phật giáo trì tụng nhiều nhất, tôi “ngộ” ra rằng:

- Kinh A Di Đà dạy chúng ta dùng lục tự Di Đà “Nam Mô A Di Đà Phật” làm Tầm tắt Tứ (những suy nghĩ xao động trong đầu), sẽ được nhất tâm. Khi đi Kinh hành, chỉ nhớ Lục tự Di Đà, lúc bàn chân nhấc lên và chạm đất, thì đó chính là “mỗi bước chân đi, mỗi bước vào Tịnh độ.”

- Thâm sâu hơn, Kinh Vô Lượng Thọ dạy chúng ta, theo chân Phật A Di Đà, khi còn là bồ tát Pháp Tạng tu theo phương phápđối với tất cả các pháp thường được tự tại ở chỗ ‘Hay Biết’ đều không phải do ngôn ngữ phân biệt”. Nghĩa là trong mọi sinh hoạt bồ tát Pháp Tạng “không dừng ngôn ngữ” mà “thầm nhận biết” tất cả mọi việc, sau đó, đạt đượcKhông, Vô tướng Vô nguyện định” tới quả vị Phật. Theo chân Phật A Di Đà, đạt tới đây – Mở mắt ra thì Ta thấy: “Thang thanh túy trúc tận thị chân như. Uất uất huỳnh hoa vô phi bát nhã.” Đó chính là “mỗi cái nhìn, thấy rõ pháp thân.” Muốn được như vậy, Phật khuyên chúng ta nên Tu ngay bây giờ, tại cõi ta bà này! (Phẩm 37)

Với những bậc thông minh lanh lợi, Phật pháp có cả rừng Kinh, Luận để thoả mãn óc tìm tòi của họ (như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Kim Cang, Kinh Lăng Già … Kinh Vi Diệu Pháp…) Học có thể chia chẻ vấn đề làm tư làm tám … và cùng các Tổ như Tổ Thế Thân, Tổ Vô Trướcthảo luận qua vài A-tăng-kỳ kiếp … Để rồi, một ngày nào đó như ngài Vĩnh Gia Huyền Giác chợt ngộ:

Ta sớm bao năm chuyên học vấn

Từng viết sớ sao tìm Kinh Luận

Phân biệt danh tướng mãi không thôi!

Vào biển đêm cát tự chuốc hận

Quả đáng bị Như Lai khiển trách

Châu báu của Người có ích gì!

(Chứng Đạo Ca)

 

Còn người chân chất thật thà như cư sĩ quê mùa ở Lĩnh Nam, Huệ Năng, nghe câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” thì Ngộ, bỏ nghề đốn củi, lần mò đến Hoàng Mai, tìm cho ra Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn để xin được làm đệ tửtu học, Ngài Huệ Năng đã trở thành vị Tổ thứ sáu của Thiền Tông Đông Độ.

 

Bây giờ, chúng ta thử nhắc lại vài câu chuyện của các thiền giả trong quá khứ, xem thử các ngài Ngộ ra sao:

(1) Ngài Bá Trượng (Hoài Hải) cùng Thầy là Mã Tổ (Đạo Nhất) đang đi trên đường, bỗng thấy bầy vịt trời bay ngang.

Mã Tổ: Gì thế?

Bá Trượng: Thưa Thầy, bầy vịt trời!

Mã Tổ: Đâu?

Bá Trượng: Thưa Thầy, bay mất rồi!

Mã Tổ liền nắm chót mũi của Bá Trượng vặn thật mạnh …

Mã Tổ: Có bao giờ bay mất được!

Bá Trượng Ngộ!

 

(2) Một hôm, ngài Qui Sơn (Linh Hựu) hầu thầy là Bá Trượng.

Bá Trượng: Ai?

Qui Sơn: Dạ, Linh Hựu

Bá Trượng: Vào khươi bếp xem có lửa không?

Qui Sơn: Dạ, không có lửa!

Bá Trượng dời chỗ ngồi, đến khươi sâu vào trong đống tro, lấy một chút than đỏ đưa lên.

Bá Trượng: Cái gì đây?

Qui Sơn Ngộ!

 

(3) Hương Nghiêm (Trí Nhàn) là đệ tử của Bá Trượng. Bá Trượng mất, sang tiếp tục học với Qui Sơn.

Qui Sơn: Tham học với thầy, sư đệ thông minh lanh lợi, vậy khi chưa sanh, bản lại diện mục của sư đệ ra sao?

Hương Nghiêm không trả lời được, về thất đem tất cả Kinh sách ra nghiên cứu, không tìm được câu trả lời, trở ra khẩn khoản xin chỉ giáo.

Qui Sơn: Nếu tôi nói cho sư đệ biết, sau này sư đệ sẽ chửi tôi!

Nghĩ sư huynh không tốt với mình, Hương Nghiêm bỏ đi, cất cốc bên mộ quốc sư Huệ-Trung sống qua ngày. Một hôm, đang quét lá, viên sỏi văng vào gốc tre nghe tiếng “cốc”, Hương Nghiêm ngộ! Ông cúi đầu xuống quay đầu về núi Qui đảnh lễ.

 

(4) Lâm Tế (Nghĩa Huyền) ba lần bị Hoàng Bá đánh khi hỏi pháp, buồn lòng bỏ qua xin học với thiền sư Đại Ngu.

Đại Ngu: Ông từ đâu đến?

Lâm Tế: Thưa từ ngài Hoàng Bá đến!

Đại Ngu: Hoàng Bá có nói gì không?

Lâm Tế: Nghĩa Huyền tôi đảnh lễ hòa thượng hỏi về đại ý của Phật pháp thì bị hòa thượng đánh, ba lần hỏi, ba lần bị đánh, không biết tôi có lỗi gì?

Đại Ngu: Hoàng Bá có lng đại bi như lão bà sao không biết mà còn hỏi lỗi phải nỗi gì?

Lâm Tế chợt ngộ và lẩm bẩm “Phật pháp của Hoàng Bá không có gì nhiều!”

Vậy Ngộ cái gì? Lâm Tế nhận ra cái gì mà lẩm bẩm “Phật pháp của Hoàng Bá không có gì nhiều!”

 

Từ những câu chuyện trên ta thấy, các hành giả, qua giác quan, trong lúc bất ngờ nhất, chợt nhận ra “cái biết không lời” thường hằng của mình. Nó trong ta (khi trí năng chưa sẵn sàng), nó tự nhận biếtphản ứng ngay khi sự việc xảy đến.

Sau đây là một vài mẫu chuyện khác giúp ta nhận rõ về nó.

 

(5) Cuộc nói chuyện giữa Qui Sơn và học trò là Ngưỡng Sơn trong buổi hái trà.

Qui Sơn: Cả ngày chỉ nghe tiếng ông mà không thấy hình ông, vậy ông thử hiện hình cho ta xem?

Ngưỡng Sơn liền rung cây trà.

Qui Sơn: Ông chỉ được dụng mà không được thể

Ngưỡng Sơn: Thưa còn hòa thượng thì sao?

Qui Sơn im lặng.

Ngưỡng Sơn: Hoà thượng được thể mà không được dụng.

Qui Sơn: Ta tha cho ông hai mươi hèo.

 

(6) Sùng Tín thờ Đạo Ngộ đã lâu mà không được chỉ dạy, sư bèn thưa.

Sùng Tín: Con từ khi vào đến nay, chưa được Thầy chỉ dạy gì về tâm yếu cả!

Đạo Ngộ: Ta chưa từng chỉ cho ông?!

Sùng Tín: Bạch Thầy đã chỉ dạy cho con lúc nào?

Đạo Ngộ: Ông bưng cơm thì ta tiếp, ông dâng trà thì ta nhận, ông xá lui thì ta gật đầu, có lúc nào mà ta không chỉ dạy cho ông đâu?

Sùng Tín cúi đầu ngẫm nghĩ.

Đạo Ngộ: Nhận thì ngay đó liền nhận, suy nghĩ liền sai.

Ngay đó Sùng Tín ngộ.

 

Cuộc nói chuyện giữa thầy trò Qui Sơn – Ngưỡng Sơn chỉ rõ, bình thường “cái Biết” trong ta thầm lặng (Qui Sơn im lặng), khi cần nó sẽ hiện hình (Ngưỡng Sơn rung cây trà). Ngài Đạo Ngộ tiến xa hơn một bước chỉ cho Sùng Tìn biết rằng Tu là đi-đứng-nằm-ngồi, phải sống với “cái Biết” đó bằng cách thầm nhận biết khi ta làm mọi việc.

 

Bây giờ, ta thử xem bộ Kinhgiới học Phật trí thức thường nhắc đến là Kinh Kim Cang, có chỉ dẫn đơn giản nào giúp chúng ta tu tập không?

 

Ngay phần đầu Kinh viết:

“Lúc ấy gần đến giờ thọ trai, Đức Thế Tôn đắp y, mang bát vào thành Xá Vệ khất thực, rửa chân, rồi Ngài trải tòa ngồi.

Bấy giờ, Ngài Tu Bồ Đề, ở trong đại chúng, liền từ chỗ ngồi, trật vai áo bên mặt, quỳ gối mặt, chắp tay cung kính bạch Phật rằng:

- Hiếm có thay Đức Thế Tôn! Đức Như Lai khéo hộ niệm (bảo vệ) các vị Bồ tát, khéo phó chúc (dạy dỗ) các vị Bồ tát.”

Ngài Tu Bồ Đề muốn chỉ cho chúng ta thấy gì khi ngài tán thán Đức Thế Tôn?

Tinh ý, chúng ta sẽ thấy: Qua Thân giáo, Đức Phật dạy rằng, muốn được như Đức Thế Tôn, hãy sống như Đức Thế Tôn! Gia tài của Đức Thế Tôn muốn để lại cho chúng ta là hãy làm mọi việc trong tỉnh thức biếtmọi nơi, mọi lúc. Đơn giản chỉ có thế!

Đức Phật qua rất nhiều tiểu ngộ, đã đạt được đại ngộ, khi Ngài khám phá ra cái ATAKKÀVACARA vĩnh hằng. Các thiền sư cũng ngộ ra cái biết thầm lặng đó, rồi sống với nó hằng ngàythành đạt.

Chúng ta thật may mắn được Phật cho kinh nghiệm của năm năm tìm đạo, sáu năm khổ hạnh rừng già. Các Tổ chịu dùm chúng ta những cái đánh, tiếng hét, những gian khổ khác khi tìm Thầy học đạo. Thầy chúng ta chịu gần mười năm tù ngục để bình dân hoá được ý nghĩa của ATAKKÀVACARA, của bất khả tư, của bất khả nghì, của bất khả tư nghìbiết không lời, là thầm nhận biết không lời đơn giản nhất là “Không Nói” làm chìa khoá cho chúng ta thực tập.

Phương phápKhông Nói” của Thiền Tánh Không khế hợp với những gì Phật và Tổ đã dạy và thực hành. Tôi ngộ ra rằng, chúng ta hãy theo đúng con đường tỉnh thức biết không lời Phật và Tổ đã đi. Bây giờ là phần của chúng tamiệt mài thực tập hay không?!

 Tuệ Tâm

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Wednesday, June 11, 202512:05 PM(View: 122)
Câu hỏi "Đi tu là đi đâu?" nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực ra rất sâu sắc, vì nó có thể hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau – từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, từ triết lý đến tâm linh.... Mỗi truyền thống có một cách nhìn rất đặc sắc, nhưng đều gặp nhau ở chỗ “đi tu” là hành trình chuyển hóa chính mình.
Monday, June 9, 202512:33 PM(View: 98)
THIỀN CĂN BẢN ONLINE 1 on Suno! 🎵 Thơ: Tuệ Vinh, Nhac: Suno AI
Sunday, June 8, 20258:11 AM(View: 26)
Đa tạ Tuệ Chiếu, Tuệ Huy / Cho Lão biết thêm những gì Lão chưa / Mừng thay ! Hạt giống truyền thừa / Thầy gieo, nay đã đến mùa nở hoa...
Friday, June 6, 202510:51 AM(View: 23)
Wednesday, June 4, 20254:46 PM(View: 139)
Wednesday, June 4, 20254:35 PM(View: 136)
Wednesday, June 4, 202512:43 PM(View: 180)
Tuần rồi có người hỏi về sự phân biệt rõ ràng giữa Tục đế và Chân đế. Và làm sao sống trong cuộc đời mà mình theo Chân đế được?
Wednesday, June 4, 202510:24 AM(View: 148)
Hãy “ KHÔNG NÓI “để tâm ta thay đổi / Quán tính mới là quán tính im / Khi được rồi, đó là thuốc Thiền / Bởi vì Thiền là miền tĩnh lặng.
Wednesday, June 4, 20256:35 AM(View: 101)
Thấm thoát mà đã qua mùa đông. Có trải qua khổ đau mới biết thế nào là hạnh phúc. Có trải qua những tháng ngày buốt giá mới biết quý từng tia nắng ngày hè. Có trải qua những cơn bão tuyết trắng xoá mới biết nâng niu từng vệt nắng vàng ươm.
Monday, June 2, 20256:35 AM(View: 186)
CHÚC MỪNG 30 NĂM HOẰNG HÓA TÁNH KHÔNG và LỄ TRUYỀN Y KẾ THỪA Thơ: Tuệ Vinh, Nhạc: Suno AI.
Wednesday, May 28, 20257:12 PM(View: 252)
TikTok hứa hẹn giải trí tức thì, biểu đạt bản thân, kết nối toàn cầu. Nhưng về cấu trúc, nó là một vòng lặp như ma trận không có hồi kết.
Wednesday, May 28, 20255:57 PM(View: 541)
Bài Hát MẸ KÍNH YÊU 2 Thơ: Tuệ Vinh, Nhạc: Suno AI
Tuesday, May 27, 20258:23 AM(View: 177)
Vừa lọt qua CỔNG CHÍN MƯƠI / Cảm nhận vẫn khỏe như mười năm trước / Tự hỏi: làm sao ta được? / Nhờ Thầy ta chỉ cách lược dòng Tâm!
Thursday, May 22, 202510:54 AM(View: 362)
I. Khổ không đến từ những gì xảy ra, mà từ cách thế giới được dựng lên / II. Không có trung tâm điều phối – chỉ có tiến trình / III. Giải thoát không đến từ thêm – mà đến từ bớt / IV. Cái không được tạo – mới thật là tự do / V. Hơi thở vẫn thở – dù không còn ai hành thiền / VI. Pháp không thuộc về ai – và đó là điều làm nó vĩnh cửu
Wednesday, May 21, 20259:34 AM(View: 355)
Nhẫn nhục là điều hết sức cần thiết cho người phật tử trên con đường tìm cầu an lạc và giải thoát. Thực hành Hạnh NHẪN một trong những pháp hành trì quan trọng nhất và có thể nói là khó nhất trên con đường tu tập.
Tuesday, May 20, 202510:03 PM(View: 371)
Bài hát TỐT NGHIỆP KHÓA THIỀN CĂN BẢN Thơ: Tuệ Vinh, Nhạc: SUNO AI
Sunday, May 18, 20259:17 AM(View: 417)
Khóa tu dù ngắn hay nhiều luôn là dịp để mình nhìn lại mình! Mình ngỡ mình “khá” rồi… vậy mà nghe Ni Sư giảng, tiếp xúc với các anh chị tiền bối, xét lại thái độ hành vi mình… chỉ trong mấy ngày chung đụng... mà đã tự hổ thẹn lòng, nhận ra mình vẫn còn là cóc con ngồi đáy giếng… rồi tự dặn lòng… thôi rồi… mình về học tu tiếp.
Saturday, May 17, 20255:28 PM(View: 318)
Mười năm soi kiếng, thấy mình quá cũ! / Đồi Mồi đeo mang, thấy mình quá dơ! / Ai ơi! Ai ơi! Ai có bao giờ? / Được thấy lại ta, thần tượng sụp đổ?
Tuesday, May 13, 20258:37 AM(View: 355)
Hãy ở lại với "Cái Lóe Sáng Đầu Tiên" khởi lên — nơi thấy biết chưa đi vào "đường mòn ngôn ngữ", chưa "định danh đối tượng", chưa có ai “đang biết” hay điều gì “được biết”.
Monday, May 12, 20257:35 PM(View: 374)
Đây Tánh Không phật sử đạo vàng. / Đây quyết tâm cứu độ dâng tràn./ Dừng niệm chiêu thức không lời. / Thầy ban rải khắp. Thầy kính yêu ơi !
Monday, May 12, 20252:16 PM(View: 302)
Monday, May 12, 20252:04 PM(View: 291)
Chỉ có một điều muốn khoe với mẹ, chắc mẹ cũng biết, từ ngày phủi tóc gieo duyên, con bước đi thanh thản trên con đường thiền, ngồi bình yên bên những phiến đá thấm nhuần kinh kệ. Kính dâng lên Mẹ, một đóa sen nở muộn trong ánh chiều buông,
Sunday, May 11, 20252:00 PM(View: 326)
Rồi đây ai cũng phải già / Cho dù Vua Chúa hay là cùng đinh / Luôn cả những bậc tu hành / Đạt Đạo hay chưa! Cũng đành vậy thôi!
Thursday, May 8, 202510:07 AM(View: 843)
KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN Thơ: Tuệ Vinh - Nhạc: SUNO AI
Monday, May 5, 20251:34 PM(View: 413)
Một cái gậy thọt vào bánh xe: cố giữ lấy trung tâm — và làm hỏng mọi thứ, kể cả chính nó.
Monday, May 5, 20258:25 AM(View: 328)
Lúc này đây là những khuôn mặt tươi vui, với tiếng cổ vũ, tiếng cười giòn tan, không còn ranh giới về đất nước, con người, địa vị… Một giờ trôi qua, vô thường, vô Ngã, và một chút “ Niết Bàn”
Saturday, May 3, 20259:49 AM(View: 330)
Ca tụng THIỀN, vì tôi thấy được / Đã cho tôi hiệu quả đang đây / Thân cát bụi sức khoẻ tràn đầy / Trong tấm thân tròn đầy « CHÍN CHỤC »
Thursday, May 1, 20257:19 AM(View: 362)
Nhạc phẩm ÔI NGÀY TRUYỀN THỐNG ( Đạo tràng San Jose thực hiện ) Thơ Không Chánh Trí & Minh Tường Nhạc Minh Tường Tiếng hát *AI music * Nhạc phẩm này được thực hiện bằng Công nghệ AI (Trí Tuệ Nhân Tạo, Artificial Intelligence )
Wednesday, April 30, 202511:24 AM(View: 432)
“Ta đã thôi rồi chuyện thế gian, Tâm ta thanh thản như mây ngàn. Đâu còn chi nữa mà đem nói, Ý bặt lời không óc rỗng rang.” (Thiền sư Thích Thông Triệt) Đó là lặng im của trí tuệ, không phải vì muốn im, mà vì đã thấy không còn gì để nói nữa.
Tuesday, April 29, 20255:38 PM(View: 393)
Sau 20 ngày về Tổ Đình con nhận được thân tâm an lạc, được gặp lại các anh chị em đã cùng con học thiền trên zoom. Con hy vọng hằng năm cứ độ xuân về chúng con sẽ “tung cánh chim tìm về Tổ ấm..."
Monday, April 28, 20256:40 PM(View: 769)
Thân này cát bụi hợp tan, / Nương theo duyên mộng trăm ngàn kiếp qua./ Lòng không vướng bận ta bà, / Chỉ mong giải thoát, nở hoa chân thường.
Monday, April 28, 20251:25 PM(View: 397)
Chúng con xin tri ân Ni Sư Triệt Như, Ni Sư Hằng Như và Tôn Đức Trong Tăng Đoàn TTK, cùng ĐTTTK Nam Cali đắc lực để thiền sinh khắp nơi hằng tuần có website trung ương. Cũng xin thành thật cám ơn các bạn thiền sinh khắp nơi đã hổ trợ và đóng gớp bài vở, thơ nhạc cho bản tin được thêm phong phú.
Monday, April 28, 20251:12 PM(View: 394)
Chúng con xin gửi lời tri ân đặc biệt đến Ni Sư vì đã có sự chiếu cố đến ĐT Tuy Hòa còn non trẻ của chúng con. Chúng con cũng muốn dành sự cảm niệm sâu sắc đến Thầy Quang Dũng, với vai trò cố vấn và dẫn dắt trực tiếp các buổi sinh hoạt ĐT. Kế đến là lời cảm ơn đến các quý Sư Cô: Cô Như Ngọc, Cô Như Châu, Cô Như Vân, Cô Như Minh đã tháp tùng Ni Sư trong chuyến hoằng pháp về Việt Nam.
Monday, April 28, 20258:41 AM(View: 300)
Tâm chúng sinh: TAM BÀNH LỤC TẶC / Chưa “chứng đắc” thì chưa hết đâu! / Huống hồ chi huynh đệ thiền sinh / Già đến trẻ, cũng đều chịu vậy!
Thursday, April 24, 20259:49 AM(View: 416)
Và trong khoảnh khắc ấy, bạn nhận ra: khi mọi thứ tan rã, ngay cả vô thường cũng không thể làm tan sự tĩnh lặng này. Ví như mưa bão đì đùng cũng không phá hủy nổi không gian.
Wednesday, April 23, 20258:38 AM(View: 680)
Trên bước đường tu, Tham Sân Si là 3 chướng ngại lớn nhất được gọi là Tam độc. Gọi là "độc" bởi vì nó tiêm nhiễm vào tâm của con người, khiến con người trở nên mù quáng và hành động theo sự lôi kéo của nó mà không cưỡng lại được.
Tuesday, April 22, 20253:26 PM(View: 315)
Không trung lơ lửng vầng trăng / Không treo! sao lại vững vàng chẳng rơi? / Không khêu! tại sao sáng ngời? / Ai tắt? mỗi khi ngày về thế đêm...
Monday, April 21, 202510:25 PM(View: 414)
Con xin tri ân Ni Sư, thầy Quang Dũng, tăng đoàn Thiền Tánh Không và ban Tổ chức đã tổ chức long trọng những buổi lễ: kỷ niệm 30 năm hoằng hoá, lễ truyền y, lễ xuất gia, khóa học năm ngày và buổi thiền trà. Tất cả đều thật chu đáo. Chúng con đã được trở về Tổ Đình trong không khí ấm cúng.
Monday, April 21, 202510:38 AM(View: 398)
Monday, April 14, 20258:45 PM(View: 478)
Chúng con xin có lời cảm ơn chân thành đến ban tổ chức, tăng ni đoàn và các thiền sinh đã bỏ nhiều công sức chuẩn bị từ nhiều tháng nay để tiếp đón chúng con thật chu đáo và thân tình.
Monday, April 14, 20253:59 PM(View: 428)
Video Mừng Ngày Truyền Thống 2025.
Monday, April 14, 20253:44 PM(View: 375)
Lần đầu trở về sau hơn 30 năm tại Cali, thăm lại ngôi nhà xưa, đồi xanh, mây trắng, đỏ thắm giàn hoa giấy, rực rỡ hoa tím vàng bên ven đồi. Lối xưa chỉ cách Tổ đình 30 phút lái xe, nhưng mất 30 năm mới bắt đầu những bước chân đầu tiên!
Monday, April 14, 20253:25 PM(View: 412)
Ttrước hết con trân trọng chào mừng sự có mặt của tất cả quý vị trong Ngày Truyền Thống 30 năm thành lập Hội Thiền Tánh Không. Chúng con xin dâng lên lòng tri ơn sâu sắc cho sự thành lập và giáo dưởng của Thầy Thiền chủ làm bước đầu cho sự phát triển Hội TTK nay đã lan tỏa khắp nơi trên thế giới.
Monday, April 14, 20252:47 PM(View: 407)
Con xin đại diện cho toàn thể thiền sinh đạo tràng Montreal kính chúc Ni Sư cùng các chư Tăng đức pháp thể luôn khinh an. Thân chúc các anh chị các đạo tràng bạn luôn tinh tấn trên con đường tu tập.
Monday, April 14, 202510:57 AM(View: 383)
Khi còn trẻ, thì mặt hoa da phấn./ Đến Già thì, da lấm chấm đồi mồi. / Ánh mắt mệt mõi, ngó, liếc, nhìn đời. / Tóc trắng như bông, đứng đi xiêu vẹo !!!
Monday, April 14, 202510:45 AM(View: 358)
Trên núi trọc. Nở một vùng xanh tươi. Chim hót, hoa cười, mừng Tánh Không nở rộ...
Thursday, April 10, 20259:43 AM(View: 471)
Vốn là đồi trọc hoang sơ / Ba mươi năm ấy, bây giờ xanh tươi / Trên cao Thiền Chủ mỉm cười / Tổ Đình hoa nở đón người Năm Châu
Wednesday, April 9, 20258:40 PM(View: 494)
Tổ Đình có nhiều cây xanh, mấy cái tiêu cao ngút, thân phải 2 người ôm, lá xanh rũ thướt tha, đôi khi còn làm dáng với vài trái tiêu đỏ. Rất nhiều cây thông, cây tùng dọc lối đi, một loại cây có gai nhọn mà Ni Sư đã kể trong bài Chuyện xóc dầm. Ngoài ra bao nhiêu loại bông đỏ vàng tím khoe mình, hàng chục loại cactus gốc rễ cứng chắc, sanh sôi nẩy nở trong nắng ấm. Đúng là một thảo nguyên giữa sa mạc!
Tuesday, April 8, 20259:37 PM(View: 511)
Năm nay có nhiều duyên lành tụ hội nên ngày Truyền Thống không chỉ là ngày kỷ niệm mà còn bao gồm nhiều sự kiện lịch sử. Thế nên phải tổ chức trong hai ngày mới đủ, gọi là hai ngày Đại Lễ vào thứ bảy và chủ nhật, April 5-6, 2025 tại Tổ Đình Tánh Không, thành phố Perris, California.
Wednesday, April 2, 20257:59 AM(View: 636)
Hiểu rằng không có việc gì xảy ra mà chẳng có nguyên nhân. Hãy kham nhẫn khi muốn chuyển nghiệp. Cần thành thật xem lại chính mình và dũng cảm chấp nhận những sự thật không vui. Mình là ông chủ của đời mình. Và chỉ mình mới thay đổi được mình mà thôi. Và rằng “muốn là được.”
Tuesday, April 1, 20257:21 PM(View: 1081)
Nhưng… có bao giờ ta dừng lại và hỏi: / Điều gì thật sự làm ta khổ? / Là sự việc xảy ra, hay là vì nó không xảy ra như ta muốn?
Tuesday, April 1, 20256:32 PM(View: 379)
Tổ Sư khai tiếng chuông / Từ đó ngân không ngừng / Ba mươi năm vang dội / Khắp bốn bể năm châu!!!
Monday, March 31, 20253:48 PM(View: 529)
Ba mươi năm hoa Thiền nở rộ / Giữa cuộc đời đau khổ triền miên / Mừng Thầy THÔNG TRIỆT khai duyên / Tánh Không tỏa sáng mọi miền thế gian.
Thursday, March 27, 202512:30 PM(View: 440)
Và có thể, chỉ khi đó…/ Bạn mới thật sự sống với cái đẹp của vô thường./ Không phải cái đẹp của cái còn mãi, / Mà là cái đẹp của điều đang mất – mà ta không còn sợ mất nữa.
Tuesday, March 25, 20258:40 AM(View: 1058)
Ai đạt bi-trí vững vàng / Thế gian biến động vẫn an nhiên cười. / Bước đi trên lối thảnh thơi / Tâm không ràng buộc, giữa đời hữu dư.
Monday, March 24, 202510:55 AM(View: 404)
Sunday, March 23, 20258:45 AM(View: 394)
Xin đa tạ một tấm lòng / Của người Pháp Tỷ Tánh Không, cùng THẦY!
Wednesday, March 19, 20259:31 AM(View: 341)
Yêu thương mà không mong muốn sở hữu, hiểu rõ rằng trong ý nghĩa tối thượng, không có sự sở hữu và không có người sở hữu: đây là tình yêu cao nhất. Yêu thương mà không nói và không nghĩ đến "tôi," hiểu rõ rằng cái gọi là "tôi" chỉ là một ảo tưởng. Yêu thương không chọn lọc và loại trừ, hiểu rõ rằng làm như vậy có nghĩa là tạo ra các tương phản của chính tình yêu: sự ghét bỏ, ác cảm và thù hận...
Monday, March 17, 20256:06 AM(View: 495)
Hắn, kẻ sát nhân trốn về lại chùa tá túc, đêm khuya lén ra tự tử. Thầy cứu được, nhưng đánh cho một trận nên thân, để hiểu thêm thế nào là Khổ. Sáng, khi lính tìm tới bắt đi, Thầy xin để hắn viết hết bài kinh Bát Nhã bằng con dao của tội ác.
Sunday, March 16, 20256:59 PM(View: 436)
Cũng như ta bước qua những trang kinh Phật, những áng thơ cổ, những lời huyền triết của Lão Tử, nhưng ta không bao giờ chạm đến chính xác ý nghĩa của chúng trong khoảnh khắc đầu tiên khi chúng được viết ra. Chúng đã rơi xuống khỏi bối cảnh nguyên thủy, rồi lại tiếp tục rơi một lần nữa khi bước vào ý thức của ta.
Sunday, March 16, 20251:56 PM(View: 438)
Gió đưa mây giăng cả bầu trời / Lúc thổi nắng, sưởi ấm mọi nơi / Lại cứ ngỡ gió làm tất cả / Vén màn đêm chỉ có mặt trời.
Sunday, March 16, 20259:51 AM(View: 477)
Sunday, March 16, 20258:55 AM(View: 522)
Lão đã “CHÍN CHỤC” mùa XUÂN / Xin cho phép Lão tự mừng tuổi nghe? / Lão xin hứa, sẽ nín khe! / Chỉ viết số 9, cặp kè số 0.
Wednesday, March 12, 20252:50 PM(View: 804)
Nghẹt Tim, một phần do ăn / Một phần do uống, phần tăng vui buồn / Vui buồn”vừa”, Tim bình thường / Buồn vui quá mức, tổn thương não đầu
Wednesday, March 12, 20251:41 PM(View: 448)
Người xưa có câu “ Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc. Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười". Bởi thế, Hãy sống một cuộc đời đáng sống, bạn nhé!
Saturday, March 8, 20256:39 PM(View: 415)
Câu nói này tôi nghe từ mẹ đã lâu lắm rồi, nhưng cho đến nay khi tuyến lệ gần cạn, tôi càng thấm thía lời nói ấy,
Wednesday, March 5, 20251:17 PM(View: 455)
Làm sao soi được Tâm ta ? / Khi Tâm bị bụi “ta bà” phủ bao ! / Bụi phủ từ lũy kiếp nào / Chớ không phải kiếp bụi bao bây giờ
Sunday, March 2, 20258:52 AM(View: 511)
Hương thơm các loại hoa thường / Khó cưỡng lại gió, cuốn bay theo dòng / Hương người Đức hạnh thong dong / Ngược theo chiều gió, tỏa lòng muôn phương!
Tuesday, February 25, 20256:22 PM(View: 714)
Hôm nay 22 tháng 2 / Trời xanh nắng ấm hoa mai đầy cành / Là ngày mừng tuổi Thầy sanh / Thượng thọ 84, chúc lành Ni Sư .
Tuesday, February 25, 20258:24 AM(View: 544)
Không phải chỉ lúc đi sinh hoạt nhóm mà cả khi đi chơi, theo tôi là một dịp để mình ngẫm nghĩ lại mình, xem mình xuống núi thoát khỏi cái vỏ ốc đảo phẳng lặng được chở che, ít phiền muộn, rơi tuột một mạch xuống chợ đời… sẽ ra sao… để biết được mình … tu …có tiến bộ chút nào hay vẫn chậm chân tại chỗ?.
Monday, February 24, 20255:20 PM(View: 525)
Đạo tràng Houston: lớp Tối 5 tháng 2, 2025 Tâm Chiếu: RẮN TRONG KINH TƯƠNG ƯNG Các Slides có thể xem ở LINK:
Monday, February 24, 20259:06 AM(View: 545)
Thật đáng thương và đáng trách cho mình đã dùng Phone để soi thân, tâm bấy lâu nay./ Quá khứ là bài học, quan sát & nhận biết kịp thời là việc nên làm bây giờ. / Nguyện cho tôi bớt dính vào Phone, đủ năng lượng để đối diện, chấp nhận với “Pháp đang là” này.
Monday, February 24, 20258:51 AM(View: 496)
Muốn vượt chướng ngại, xin đừng nãn / Và cũng đừng bao giờ thở than / Mà hãy, từng bước chân thênh thang / Như là khách nhàn du ngắm cảnh
Tuesday, February 18, 20256:05 PM(View: 1042)
DIỄN GIẢI MỚI VỀ KINH ĀNĀPĀNASATI (MN 118) / BÀI SỐ 2: VỀ KHOẢNG KHÔNG GIỮA NHẬN BIẾT VÀ PHẢN ỨNG - PHỔI THỨ HAI CỦA TÂM
Tuesday, February 18, 20255:55 PM(View: 609)
Monday, February 17, 20256:02 PM(View: 572)
Trong đầu ta không nói thầm / Thì còn đâu nữa ầm ầm trong tâm / Sóng nước nào có xa xăm / Cách nhau một tơ tầm: Động, yên!
Wednesday, February 12, 20255:43 PM(View: 566)
Sau này mình nhận ra Tấm áo này như tấm thân con người vậy. Đến đi, ra vào, đều khó cả.
Wednesday, February 12, 20255:36 PM(View: 553)
Giơ tay bắt ngọn gió đùa / ió đâu! Chỉ thấy ngón thưa tay trần / Rõ ràng gió thổi rần rần / Gió chẳng bắt được, tay trần vẫn không /
Wednesday, February 12, 20255:18 PM(View: 498)
Wednesday, February 12, 202510:33 AM(View: 449)
Ảnh Nghệ Thuật Photo by Hoàng Tiến (Đạo tràng Texas) RỪNG THU
Wednesday, February 5, 20258:04 AM(View: 435)
Thơ hay thì chưa Ngộ. Đã Ngộ, viết ... rời tay. Cuộc đời cứ loay hoay. Mấy vần thơ trong óc...
Sunday, February 2, 20255:31 PM(View: 451)
Luyện tâm như lá bạc hà / Thấy mà chẳng đắm, nghe mà chẳng mơ. / Nước dù dòng sạch hay dơ / Lá xanh hứng, chẳng sạch nhơ lụy phiền.
69,256