Hiện nay các Video kỳ 1, 2 3. đã có phụ đề tiếng Việt, xin click icon Phụ Đề để xem,
Trên desktop hay laptop nếu bạn muốn xem phụ đề bằng các ngôn ngữ khác xin click icon cài đặt (hình bánh xe răng cưa), click Phụ Đề, click chọn Dịch Tự Động, rồi chọn ngôn ngữ muốn xem phụ đề (như Anh, Pháp, Đức, Hoa, v...v...).
“Lối mòn” có nghĩa là một con đường nhỏ, có thể ít người muốn đi, vì nó không nổi tiếng, không được trang trọng trình bày trên kinh sách, hay trong các buối thuyết giảng có hàng ngàn người, hay hàng chục ngàn người tham dự
This article is a recapitulation of the four previous articles on the same topic in which I asked you to identify the red-colored thread that runs through the chain of Bodhi beads of the Buddha, his holy bhikkhu disciples, Bodhisattvas, and spiritual practitioners like ourselves.
Hôm nay là ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 4, theo truyền thống trong Thanh Quy do Thầy chúng ta qui định, Ban Điều hành trung ương cố gắng tổ chức ngày Họp Mặt Truyền Thống cho tất cả Tăng Ni, tất cả các Ban Điều Hành Đạo Tràng và tất cả thiền sinh xa gần có cơ hội gặp gỡ nhau, cùng tường trình về những hoạt động của đạo tràng mình trong năm qua và hướng tiến sắp tới.
Bài này xem như tóm kết lại 4 bài trước có câu hỏi về sợi chỉ đỏ xuyên suốt xâu chuỗi bồ đề của Đức Phật, xâu chuỗi bồ đề của chư Tỷ kheo bậc thánh đệ tử của Đức Phật, xâu chuỗi bồ đề của Bồ tát và xâu chuỗi bồ đề của chúng ta.
Trên đây, chúng ta cũng chỉ góp nhặt lại những giai đoạn thông thường của một đời người, tương tự đời bình thường của mình, có thể tạm chia ra ba khúc sông tâm: tâm đời (worldly mind), tâm đạo (religious mind) và tâm linh (spiritual mind).
Trong hang tối, đóm lửa là ánh sáng,
Đóm lửa trong hang là ánh sáng,
Quên đi mặt trời tỏ rạng chiếu muôn nơi.
Nếu ở hang làm sao nhìn thấy tới,
Con đường nào là con đướng đến cảnh giới không hai?
Vậy, chúng ta đã học và biết niết bàn là do tâm, địa ngục cũng do tâm. Sao không lo chuyển hóa cái tâm của mình. Mang cái tâm vô minh mà đi trong đời. Đi đâu cũng sẽ là địa ngục. Khi có trí tuệ, cảnh nào cũng là niết bàn.
Thường là thường hằng trong không dục vọng,
Lạc là không còn chạy khắp tây, đông,
Tìm vui sướng xác thân nhục dục.
Ngã là luôn luôn bình thản bốn oai nghi
Cuối cùng gút lại, Định hỗ trợ Huệ, Huệ hỗ trợ Định....
Định mà không có Huệ là si định hay tà định.
Huệ mà không có Định làm sao phát huy Huệ bát nhã siêu vượt
Trên đây chúng ta tạm vẽ lại sơ lược con đường tu tập của mình, Câu hỏi của cô là: cái gì là điều kiện quan trọng nhất trên con đường tu của mình? Hay sợi chỉ đỏ xuyên suốt xâu chuỗi bồ đề của mình là gì?
Câu hỏi của cô đặt ra cho chúng ta là: Cái gì xuyên suốt 10 giai đoạn tu tập này của bồ tát? Hay nói cách khác: Sợi chỉ đỏ xuyên suốt xâu chuỗi bồ đề của bồ tát là gì vậy?
Thiền có những phương tiện để đạt từng mục tiêu. Ai nhắm mục tiêu nào, dùng phương tiện đó.
Thầy Thích Thông Triệt thuyết giảng - (Tại đạo tràng Oregon)
Xâu chuỗi bồ đề A la hán đạo có 16 hột bồ đề. Còn cái sợi chỉ màu đỏ xuyên suốt con đường đi, mình có thể xem như là cái gì? Chúng ta thử đối chiếu lại với xâu chuỗi bồ đề của Đức Phật, có điểm nào giống và điểm nào khác?
Lý tưởng Thiền để thoát khỏi trần lao,
Trong sáu cõi ta không còn ra vào lục đạo,
Là phải dứt nhân luân hồi sinh tử,
Vốn được xây trên bốn tiềm năng lậu hoặc
... những giai đoạn lần lượt tiến tới giác ngộ tối thượng của Đức Phật Thích Ca mà kinh điển còn ghi lại. Cô đã tạm kết nối lại thành một xâu chuỗi, đặt tên là xâu chuỗi Bồ Đề
Có một câu hỏi đặt ra cho mình: Còn sợi chỉ đỏ, xuyên suốt 15 hột bồ đề là cái gì?
Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc, không quán thọ ... không quán tưởng ... không quán hành ... không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Tỳ kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Con đường tu của mình chỉ là làm sao giữ được tâm bất động trong thế gian luôn luôn biến động này.
Thì mùa xuân mới trọn vẹn là mùa xuân.
Thì mùa nào cũng là mùa xuân.
Thì mỗi người mới có một đóa hoa tâm cúng dường lên Tam Bảo.
Đề tài "Năm mới, Làm mới đời sống" đối với quý vị thiền sinh, thực ra chỉ là một đề tài nhắc nhở chúng ta dừng tâm lại, đừng phóng tâm ra ngoài, tức không suy nghĩ lung tung, bởi vì sự suy nghĩ lung tung này khiến cho sóng tâm không lúc nào được tĩnh lặng
Phật pháp luôn có hai mặt: Tục Đế và Chân Đế.
Tục Đế là những gì nói, lý giải, hiểu được, gọi là chân lý qui ước như văn tự, ngôn ngữ, sắc tướng, âm thanh…
Thiền sư Bankei (người Nhật) với tâm từ bi và trí tuệ, đã chuyển hóa được tâm của người đệ tử. Như vậy, khi mình chưa chuyển hóa được chính mình, là vì mình chưa đủ trí tuệ, vì thế mình chưa chuyển hóa được người khác, cũng vì mình chưa đủ trí tuệ và từ bi.
Kính Bạch Thầy,
Con ghi lại mấy dòng nầy để kính tạ ơn Thầy đã nhổ đinh tháo chốt cho con khỏi bị vướng kẹt bao nhiêu năm.
Đồng thời để chia sẻ kinh nghiệm cùng các bạn thiền sinh cũng bị kẹt như con, biết tự nhổ đinh tháo chốt mà vượt qua.
Con, Không Chiếu
Chúng ta cũng nên suy gẫm truyện này, xem như một câu “công án” cho mình. Khi nào mình “nghe” được rõ ràng “vô tình thuyết pháp”, xem như khi đó mình đã “thấy” Đức Phật Thích Ca đang cầm cành hoa giơ lên trước hội chúng, trong đó có mình.
TỔNG KẾT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU GIỮA ĐẠI HỌC TÜBINGEN (GERMANY) VÀ HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG (USA)
TỪ 2007 ĐẾN 2013 VỀ ĐỀ TÀI “ TƯƠNG QUAN THỰC NGHIỆM GIỮA THIỀN VÀ CÁC ĐỊNH KHU NÃO BỘ
Ai lão thông như thật kiến,
Hiện đời dứt oan khiên,
Cửa Vô tướng tiến gần,
Thân tâm đầy sức sống.
Bi, Trí đồng thể hiện,
Phật tri kiến không xa.
Tathatā thường trong ta,
Muốn Về Nhà do nơi ta
Khi qua tới bờ kia rồi, cũng phải buông chiếc thuyền Bát nhã, mới bước vô nhà - ngôi nhà xưa của mình. Khi xưa Thầy dạy: vào nhà rồi, phải mở toang các cửa, phải bước ra ngoài trời, thấy người khác còn loay hoay tìm bè, mình phải chèo thuyền trở qua rước người hữu duyên vượt biển.
Từ độ ấy, em trăng tròn đôi tám,
Xếp bút nghiên bám chặt việc đao binh.
Em lên đường, nhập ngũ tùng chinh,
Ra chiến địa, quyết kình chống quân xâm lược.
Chúng con nguyện dấn bước đi tiếp con đường mà chư Phật đã đi, chư Tổ cũng đã đi, và Thầy đã để ra biết bao công sức, cầm tay chúng con mà dắt đi từng bước chập chững vào con đường Thiền này.
Cuối cùng, cái gì đẹp nhất trần đời?
Phật, chư Phật, tánh Giác Ngộ đep nhất trần đời.
Chánh pháp (những chân lý của cuộc đời mà Phật dạy), chư Pháp (tất cả hiện tượng thế gian) đều thể hiện chánh pháp, nên đều là đẹp nhất trần đời.
Tăng, Bản thể Hài hòa tuyệt đối, đẹp nhất trần đời.
Và cái Thấy Biết những điều này, cũng đẹp nhất trần đời.
Hôm nay, nhắc lại kho tàng trí tuệ của Thầy đã ân cần trao truyền cho chúng ta suốt 25 năm làm việc không ngừng nghỉ của Thầy, để nói lên một câu cuối cùng với Thầy: “Công ơn của Thầy đối với chúng con thật bao la như trời biển”.
Kết luận, chúng ta luôn luôn quay về học tập chính những bài kinh do Đức Phật giảng còn ghi lại. Xưa nhất, kho tàng Phật giáo là kinh Nikàya, chúng ta phải nhận ra chân ý của Đức Phật gởi gắm trong kho tàng này, rồi mình thực hành theo để có thể khai mở từ từ kho tàng của chính mình.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.