HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

ENG005 Bhikkhuni Triệt Như – Sharing From The Heart – No 93 OUR SECOND BODHI PRAYER BEADS Translated into English by Như Lưu

23 Tháng Ba 20219:25 SA(Xem: 3355)

Bhikkhuni Triệt Như – Sharing From The Heart – No 93

Translated into English by Như Lưu


OUR SECOND BODHI PRAYER BEADS 
93  English  

Today, I would like to present our spiritual path in a different, more concise manner. The content will be the same as what I described previously, however I hope that this presentation will help us see the path more clearly. In other words, the important conditions that we must meet are the same, namely: a sharp awakened intellect that will prevent us from regressing, patience, resolve, and the insights that will help us understand the teaching and practice techniques before committing ourselves to the practice. At the start of our spiritual journey, we have a truly awakened intellect. In front of us are two paths, traditionally known as the samādhi path and the wisdom path. A common view of Samādhi (stillness) and Wisdom is as the two wings of a bird. A bird needs both wings in order to flight straight and reach its destination.

In the Mahā Parinibbāṇa Sutta (Dīgha Nikāya DN16), the Buddha repeatedly reminded his disciples as follows:

- Such is Discipline, such is Stillness, such is Wisdom. When Stillness is imbued with Discipline it’s very fruitful and beneficial. When Wisdom is imbued with Stillness it’s very fruitful and beneficial. When the mind is imbued with Wisdom it is completely freed from mental defilements, namely, the defilements of desire, craving for existence, and ignorance.

However, we may also treat the two paths of Stillness and Wisdom separately – at least at the beginning of our spiritual journey – so that we can give better focus to our practice. If we practice one method correctly and obtain good results, we will inevitably reach the same results as with the other method. In this way, we can check that we have practiced correctly.

In reality Stillness or Wisdom are merely labels that have been tentatively allocated to realities, and therefore they only have relative meaning. I will hereby tentatively differentiate between the practice path that is given the name of Stillness, and the other path that is given the name of Wisdom.

The Stillness path aims at achieving a mind that is completely still, immobile, and unshakeable when we sit in meditation as well as when we live in the world. In the suttas, the Buddha described this state of mind as “without inner talk or inner dialogue, with inner calm and unified mind”, and, when it reaches a deeper level, “atakkāvacara / beyond the realm of reasoning”. Our Master used the terms “Non-verbal Awareness” and “Non-verbal Cognitive Awareness” to describe the respective two states. In these states, the mind is still and completely immobile. The result is the development of our human potential for enlightenment.

The Wisdom path aims at transforming the mind, getting it to transcend, become pure, see things objectively, see clearly the characteristics of phenomena, and recognize the ultimate essence of human beings and all things. When we reach this point, the mind becomes un-attached to worldly events, it will also become still and spiritual wisdom will develop.

In what follows, I will describe the two paths in turn.

The Stillness path

1. Awakened Intellect: our awakened intellect helps us organize our life so that we have the time to practice. For example, we may decide to wake up 15 or 30 minutes early each morning to practice walking and sitting meditation before we get ready for work. We may also decide to spend 10, 15 or 30 minutes to practice Chi Kung, depending on our needs and the time available. The walking meditation or the Chi Kung may be practiced before or after the sitting meditation as per our preference for there is no prescribed rule for this. In the afternoon or evening before we go to bed, we set aside another time for practice. The morning session presents some favorable conditions such as the atmosphere is stiller and we are well rested after a night’s sleep. However, the evening session may have some other advantages as it may help us eliminate the worries of the day’s work and set us up for a good night’s sleep without bad dreams.

2. Tranquility / Samatha: we start our practice first by using our five sense organs: the eyes, ears, nose, tongue and body. We do not yet use our sixth sense organ, the mind, as it is more abstract, and likewise is its object. For this reason, practicing using the practice is more difficult for the beginner. The Buddha taught in the suttas the principle of “not holding onto common characteristics, not holding onto specific characteristics” of objects when we come into contact with them. The external appearance of objects include characteristics such as their shape, color and name. When we hold onto a characteristic, we become attached to it and may comment or record it into memory etc. Our Master has integrated the principle prescribed by the Buddha into a number of practical exercises. Examples include: seeing generally without focusing on any particular object (such as seeing at a glance, seeing the space in-between us and the object, seeing in the distance), seeing an object clearly but without naming it, hearing sounds without any inner talk arising in the mind, hearing without repeating in the mind the content of the sound (also called just hearing), or just walking etc. In other words, we maintain a “non-verbal awareness” when we practice. This is also called ”right awareness” in the suttas.

3. TRANQUILITY OF MIND: as a result of doing the simple samatha exercises, our mind becomes gradually silent. We still live our normal life but become less agitated, stop making idle talk and stop getting together with other people to gossip. The meaning of the term samatha is tranquility of mind. This is the foundation upon which we build the complete stillness of the mind, called samādhi.

4. STILLNESS OF MIND / SAMĀDHI: if we find the samatha exercises useful, we can keep practicing them as they will lead us to experiencing samādhi. How do we keep practicing samatha? We do so by expanding our practice space-wise and time-wise. This means that we allocate more time to each practice session, practice more often, and practice in all our daily activities. For example: we maintain a silent awareness when we eat, we focus on our work when we sit in front of the computer and do not worry about other things that happen around the house, we look out the window, or we relax and look generally in front of us without focusing on anything when we feel that our eyes get tired. When we sit in meditation, we may practice listening to the bell, this may lead us into samādhi which is the state of stable non-verbal awareness. Furthermore, the Buddha has taught the breathing technique, widely acknowledged as a fundamental and commonly used technique. We should practice it in order to experience samādhi. If we have practiced the samatha exercises and experienced non-verbal awareness in a stable manner, we can easily transition to the breathing technique. Similarly, we can easily transition to raising the intention to “no talk”. The “no talk” technique is a technique that our Master has experienced for himself and has passed on to us. Once we have experienced “non-verbal awareness”, we can recall this state by raising an intention to remind ourselves to “no talk”. The brain will immediately follow the order and stop the chattering in the mind.

5. NON-VERBAL COGNITIVE AWARENESS: our mind is a continuous flow of consciousness. In other words, awareness is constantly present, however there may be variations in the quality, content, and characteristics of the awareness. Each time awareness changes its quality, content or characteristics, a state of consciousness ends and another state appears. Our mind is like a succession of states that arise, end, arise, and end like successive flashes of lightning. For this reason, to gain complete mastery over the mind is very difficult. In a Zen story, Chinese Zen Master Bàng Long Uẩn (Pang Jushi) exclaimed: “Hard! Hard! Hard! Three tons of sesame oil spread on the pole” to express his feeling about the state of samādhi. When we practice samādhi, we may reach the state of “empty and tranquil mind”, but we may drop in and out of this state, just like we are climbing a pole covered with sesame oil and fall back down after making some progress. Our Master described it in this way: “Moving on the spiritual path is like climbing a steep slope while hanging on clumps of moss”.

If we want to make good progress on the spiritual path, we need to have the patience to practice constantly and have the determination to persist. Each state of non-verbal awareness that we experience is recorded in memory. As the experience is repeated, the memory becomes stronger and makes an impression on the mind. When we raise the intention to enter samādhi, the brain immediately stops receiving signals from the external world. In accordance with the Five Aggregates model, as contact ceases, feelings and sensations, perception, mental formation and consciousness all become silent. The incoming signal immediately gets transmitted to the non-verbal areas of the brain, which consist of the non-verbal awareness area and the non-verbal cognitive awareness area. The latter is the Precuneus area in the cerebral cortex. The Buddha described the state of non-verbal cognitive awareness as follows:

“With my mind stilled, pure, bright, unblemished, rid of sorrow, malleable, wieldy, steady, imperturbable, I turn my mind towards knowledge of my past lives ...”.

6. SUCHNESS SAMĀDHI: the suttas referred to this state of mind by multiple names: right samādhi, immobility samādhi, immobile mind, liberated mind, tathā-mind, signless samādhi, non-dwelling samādhi, emptiness samādhi, illusion samādhi etc. The Buddha referred to himself as Tathāgata (Such-Gone/ Thus-Come) to indicate that he had attained this state of mind.

In the section above, I have summarily described the Stillness path. In what follows, I will provide a summary of the Wisdom path. I will just provide a summary of what most of us have already learned, understood, and practiced for a long period of time.

The Wisdom path:

1. AWAKENED INTELLECT: the Wisdom path also starts with the awakened intellect as it is the condition that gets us to start on the path. With the awakened intellect, we start to listen to the dharma and understand the laws that have governed people and the world. In the suttas, the Buddha often encouraged his disciples to frequent spiritual teachers and listen to spiritual teachers and virtuous friends. This is called the conduct of the Dharma Listener.

2. CONTEMPLATION / ANUPASSANĀ: this practice consists of continually using our intellect to observe in all worldly phenomena the characteristics of Impermanence, Suffering and No-Self. These are three permanent and common truths that remain valid in all times and spaces.

The value of these three truths is very important and profound. If we internalize the truth of Impermanence, we can attain liberation as we become un-attached to worldly events. The sutta “The Longer Discourse on the Ending of Craving” (Majjhima Nikāya MN 38) expounds that seeing impermanence in all feelings and sensations leads to liberation.

If we realize that the essence of worldly life is Suffering, we can end this suffering by following the Noble Eightfold Path which culminates in Right Samādhi, or arahat-hood, or liberation. (Refer to the “Setting in motion the wheel of the dhamma” sutta, Samyutta Nikāya SN 56.11)

If we realize that the Five Aggregates have No-Self, we also attain liberation (Refer to “The Characteristic of Non-Self” sutta, Samyutta Nikāya SN 22.59).

3. MIND BECOMES LESS ATTACHED: as we keep reflecting on the topics of Contemplation, we develop an insight into the world. Our view of life becomes more correct and accords with the spiritual truth. We then gradually adjust our life to adapt to the sudden changes that occur in other people’s mind and in the environment. We do not resist karma and do not stand in opposition to life. Our mind gradually becomes more flexible, patient, forbearing, peaceful, and balanced. Our body and mind are in harmony with each other and we live in harmony with other people. Our mind becomes still, silent and pure.

4. WISDOM / VIPASSANĀ: we progress further and practice Yathābhūta or Seeing-Things-As-They-Are as taught by the Buddha. Using our sense organs, we come into contact with the external world by seeing, hearing, touching, knowing things “as they currently are”, However the object is, we know it exactly as it is. Our knowing becomes objective, pure and truthful. Our mind has transcended. This is a process which will require time and practice. Our mind is like a flow that will gradually transforms itself. We practice being awake every moment as we go through our normal life. We realize that our mind is at peace and free from judgment, praise or blame, love or hate.

5. NON-VERBAL COGNITIVE AWARENESS: All our experiences, practice, realizations, and results get recorded in our memory and become integrated in a condensed cognition. When this cognitive knowledge stays completely still in our memory, it turns into non-verbal cognitive awareness, which has been referred to as the treasure trove of transcendental wisdom. It is the source of “unhindered eloquence” when wisdom needs to be expressed.

6. INTERNALIZING SUCHNESS: The final attainment can be tentatively termed suchness samādhi, or the tathā-mind, or immobility samādhi, or signless samādhi, or emptiness samādhi, or right samādhi. 

Conclusion:

This article is merely a reorganization into a concise and simple form of what we have learned and practiced over the past period and does not contain anything new.

We can choose either Samādhi or Wisdom to start our spiritual journey. The Wisdom path will meet the Samādhi path at the end, where our mind is still in a stable manner, and does not get blown by the eight winds of life. Wisdom supported by Stillness is the foundation from which transcendental wisdom springs forth with new realizations.

If we have chosen to start our spiritual journey with the Samādhi path, we will eventually need to understand the truths that govern the world and humanity in order to become less attached and agitated when we face the world. These truths pertain to phenomena – they could be categorized as conventional truths – as well as the profound essence of phenomena – they could be categorized as ultimate truths. These truths help us navigate life as they endowed us with insightful or supernatural knowledge such as Dhamma Knowledge, the Four Knowledges, Emptiness Knowledge, Illusion Knowledge, Suchness Knowledge, Unborn Knowledge etc. While we practice samādhi, we may experience non-verbal awareness but we may notice that thoughts still arise at times. We patiently continue with our practice but realize that our mind is not as silent as we would have liked it to be. The reason may be that we have overlooked to practice Wisdom and lack the insights that allow us to see the world with tranquility and non-attachment. If we strive to stop thoughts from arising in our mind in order to maintain the state of samādhi – without the guidance of insights and wisdom – we may fall into incorrect practices such as indifference, sinking into nothingness, slothfulness, ignorance samādhi or excessive use of will and consciousness while practicing.

The final result will let us know whether we have followed a correct or incorrect practice. Results are always objective as they arise from conditions that have accumulated. If we followed a correct practice, we will realize the following:

- Regarding our body: our body is healthy and does not have psychosomatic illnesses. Our countenance is peaceful, joyful, rosy, tranquil and friendly towards others.

- Regarding our mind: we will gradually develop the four noble qualities of loving-kindness (friendliness towards all, not feeling inferior nor conceited towards others), compassion (readiness to help others without discrimination), sympathetic joy (sharing the joy of others) and equanimity (tranquility and peacefulness of mind, which lead to liberation and non-attachment)

- Regarding transcendental wisdom: we continuously realize new perspectives in many aspects of worldly life and dhamma teaching. This is what masters have called the treasure trove of unhindered eloquence. This knowledge is not a sign of supernatural powers, nor is it something that is secret or mysterious.

When we have just started on the spiritual path, we are like a person who hikes up a hill or a mountain from the plain. We just see the path that is in front on us. Our view is narrow, restricted, and constrained like a horse with blinkers. Once we have reached the top of the hill, we can relax and enjoy the vast scenery that spreads in the four directions without being blocked by any tall trees or buildings. This is when we can guide other people how to climb the hill as we can see many paths that lead to the summit from various starting points down the plain. Likewise, ancient masters talked about the 84,000 methods of practice, meaning the innumerable pathways towards attain the destination of “ending suffering, enlightenment and liberation”. When we have really experienced our potential for enlightenment coming into action and providing new realizations, our unhindered eloquence springs forth.

By contrast, we will experience many unbeneficial results if we have practiced incorrectly.

- Regarding our body: we are often ill, our countenance is pale and somber.

- Regarding our mind: we are often pre-occupied, anxious, and agitated. We switch between feeling inferior to people and feeling conceited, with both feelings originating from the desire to protect our sense of self.

- Regarding knowledge: we possess worldly knowledge that comes from learning and collecting knowledge from other people. We may speak fluently about many topics, but if we are questioned, we may struggle to provide adequate answers. This leads us to feel irritated or angry. We become someone that the Buddha has called in the suttas a “difficult speaker”, meaning someone who is obdurate, stubborn, always thinks that he/she is right and does not like hearing anyone else’s opinion. Good people will stay away from us, and we will gradually fall into further ignorance. 

In summary, Samādhi supports Wisdom and Wisdom supports Samādhi. The Samādhi aggregate is also the Wisdom aggregate. Samādhi cannot exist without Wisdom. Wisdom cannot exist without Samādhi.

Samādhi without Wisdom is ignorance samādhi or wrong samādhi.

Wisdom without samādhi is incapable of becoming transcendental wisdom.

Our Master had the following verses:

“I am in the world but no dust clings to me
I am in the world but Wisdom and Samādhi never leaves me”

 

Master’s Hall, March 13th, 2021, on the birthday of our Master 

TN

_____________________________________________________________


Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - BÀI 93

XÂU CHUỖI BỒ ĐỀ THỨ II CỦA CHÚNG TA

BÀI 93 XÂU CHUỖI BỒ ĐỀ THỨ II CỦA CHÚNG TA
Hôm nay cô trình bày con đường tu tập của chúng ta theo một cách khác, tóm gọn lại, để mình nhìn thấy rõ ràng hơn, tuy nội dung vẫn vậy. Nói cách khác, những điều kiện quan trọng mình cần phải có vẫn không khác, đó là trí năng tỉnh ngộ sâu sắc để không thoái tâm, phải kiên nhẫn, quyết tâm, có trí tuệ thông hiểu giáo lý và nắm vững cách thực hành sau đó mới dấn thân thực hành. Do đó chỗ đứng hiện tại của mình là có trí năng tỉnh ngộ thực sự. Và có 2 con đường đi, theo truyền thống. Là Định và Huệ. Có quan điểm phổ thông xem Định và Huệ như 2 cánh chim. Chim bay phải có 2 cánh mới thăng bằng bay thẳng tới mục tiêu của mình.

Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã dặn dò nhiều lần chư vị thánh đệ tử :

- Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu.

Tuy nhiên, chúng ta có thể tách rời 2 phương thức này – trong bước khởi đầu tu- để mình chuyên tâm thực hành, về sau nếu mình thực hành đúng, có kết quả tốt, thì mình cũng phải gặp kết quả giống như phương thức kia. Kiểm chứng như thế mới chắc chắn là mình đã thực hành đúng.

Thiệt ra Định hay Huệ / Tuệ cũng chỉ là hai tên gọi, tạm đặt ra, nên giá trị rất tương đối. Cô tạm phân biệt sự khác nhau giữa con đường tu tạm gọi là Định và con đường kia tạm gọi là Huệ.

Con đường của Định: nhắm tới làm cho tâm hoàn toàn dừng lại, đứng yên, không lay động, khi tọa thiền và khi tiếp xúc với cuộc đời. Trong kinh, đức Phật đã diễn tả “không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm” và mức độ sâu sắc “ atakkāvacara / ngoài lý luận”. Thầy Thiền chủ của chúng ta đã dùng nhóm từ ngữ “Biết không lời” và mức sâu sắc hơn “nhận thức biết không lời”. Khi đó tâm dừng lại, bất động. Kết quả là tiềm năng giác ngộ sẽ phát huy.

Con đường của Huệ: nhắm tới làm cho tâm chuyển hóa, thăng hoa, trong sạch, có cái thấy khách quan, thông suốt đặc điểm của hiện tượngbản thể cuối cùng của con ngườivạn vật. Lúc đó tâm không dính mắc vào cuộc đời, tâm cũng sẽ dừng lại và tiềm năng giác ngộ sẽ phát huy.

Sau đây, cô xin tạm trình bày từng bước.

Con đường của Định.

1-    Với TRÍ NĂNG TỈNH NGỘ, chúng ta sắp xếp cho mình có thời gian tu tập riêng. Thí dụ buổi sáng, chúng ta thức giấc sớm hơn 15 phút hay 30 phút, thiền hànhngồi thiền, trước khi đi làm. Mình cũng có thể tập khí công 10 phút, hay 15 phút, hay 30 phút, tùy thời gian và tùy theo nhu cầu của mình. Thiền hành hay khí công, có thể tập trước hay sau lúc ngồi thiền, tùy ý chúng ta, không có qui định. Buổi chiều, hay buổi tối trước khi đi ngủ, có một thời gian tu tập nữa. Buổi sáng sớm, có nhiều điều kiện tốt, như không gian còn yên tĩnh, mình khỏe sau một đêm ngủ ngon. Buổi tối trước khi ngủ cũng có thuận lợi: rũ bỏ hết những ưu tư sau một ngày làm việc, sẽ có một giấc ngủ ngon không mộng mị.   

2-    THIỀN CHỈ / SAMATHA: chúng ta bắt đầu thực tập dùng giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi hay thân. Chúng ta chưa dùng tới ý vì ý trừu tượng và đối tượng của ý cũng trừu tượng, sẽ khó khăn cho người mới bắt đầu. Trong kinh, Đức Phật dạy qui tắc thực hành là khi tiếp xúc với đối tượng “không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng”. Tướng là những hình dáng, màu sắc, tên gọi hiển lộ ra bên ngoài. Nắm giữ là dính mắc, là diễn nói, là ghi nhớ v.v...Thầy Thiền chủ đã ứng dụng qui tắc của Đức Phật bằng những phương thức tu tập: thấy tổng quát, không chú ý tới một đối tượng nào (nhìn lướt, nhìn lưng chừng, nhìn xa) thấy đối tượng rõ ràng mà không nói thầm về tên của đối tượng (hay không định danh đối tượng), nghe âm thanh trong không lời, nghe mà không lặp lại nội dung âm thanh (hay nghe chỉ biết nghe), đi chỉ biết đi v.v... Tức là giữ “cái Biết không lời” trong khi thực hành, kinh gọi là giữ chánh niệm.

3-    TÂM TĨNH LẶNG: Kết quả các phương thức tập đơn giản này là tâm của mình sẽ từ lần yên lặng. Dù vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng mình không còn lăng xăng, nói năng phù phiếm nữa, không thích hội họp bàn luận việc thị phi. Vì thế, những phương thức tu này được tạm xếp là Samatha, là Chỉ, tức tâm yên lặng. Đây là nền tảng hướng tới tâm hoàn toàn đứng yên, gọi là Định.

4-    THIỀN ĐỊNH / SAMĀDHI: Nếu chúng ta thích các phương thức của Samatha, chúng ta cũng có thể tiếp tục thực hành, cũng sẽ kinh nghiệm Định. Tiếp tục như thế nào? Mở rộng hai lãnh vực: thời giankhông gian. Dành nhiều thời gian hơn và nhiều buổi thực tập hơn, trong tất cả sinh hoạt hàng ngày. Thí dụ: giữ cái biết thầm lặng khi ăn; khi ngồi trước máy computer làm việc, chỉ làm việc không lo ra chuyện ở nhà; lúc làm việc mỏi mắt, thả tầm mắt nhìn ra khung cửa sổ, thấy tổng quát, thư giãn. Về nhà, trong giờ tọa thiền trước bàn Phật, có thể nghe tiếng chuông, cũng đưa ta vào Định, tức là trạng thái Biết không lời vững chắc. Ngoài ra, Đức Phật có dạy ta phương pháp Thở, được xếp là một pháp căn bảnphổ biến. Mình cũng nên áp dụng thực tập để kinh nghiệm Định. Nếu mình tập các phương thức Samatha và đã kinh nghiệm trạng thái biết không lời vững chắc rồi, bây giờ chuyển qua Thở sẽ rất dễ dàng. Cũng vậy, chuyển qua khởi ý “Không nói” cũng sẽ dễ dàng. Phương thức “Không nói” do Thầy Thiền chủ đã kinh nghiệm, và hướng dẫn lại cho mình. Khi mình đã kinh nghiệm “biết không lời” rồi, muốn trở vào trạng thái này, chỉ cần khởi ý ra lệnh, hay nhắc nhở “Không nói”, thì não bộ sẽ thi hành ngay, nó lập tức ngừng lăng xăng nói thầm.

5-    NHẬN THỨC KHÔNG LỜI: Tâm mình là một dòng liên tục. Hay nói cách khác, niệm Biết luôn luôn có mặt, nhưng sắc thái, phẩm chất, hay nội dung cái biết khác nhau. Mỗi khi thay đổi sắc thái, hay phẩm chất hay thay đổi nội dung, niệm biết trước phải chấm dứt, niệm biết sau mới có mặt. Như vậy tâm mình là một chuỗi xâu kết lại của vô số niệm biết sinh-diệt-sinh-diệt như tia chớp. Cho nên muốn làm chủ tâm thật khó vô cùng. Ngày xưa, thiền sư Bàng Long Uẩn (Trung Hoa) đã nói:”Khó! Khó! Khó! Ba tạ dầu mè vuốt trên cây”. Tu Định, vào được chỗ “tâm trống không, tĩnh lặng” rồi ra, vào rồi ra, như leo lên cây cột có thoa dầu mè, leo lên tuột xuống. Còn thầy Thiền chủ khi xưa thường nói: “Con đường tu như leo lên dốc núi mà bám trên rêu”.

Vậy muốn có kết quả, chúng ta phải kiên nhẫn thực tập hoài, quyết tâm không lùi bước. Bao nhiêu kinh nghiệm khi tập cái Biết không lời được ghi nhớ trong ký ức, lặp đi lặp lại hoài, làm thành ấn tượng trong tâm. Khi mình vừa khởi ý vào định lập tức não bộ ngưng tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, xúc không có, thì thọ yên lặng, tưởng yên lặng, thức yên lặng. Lập tức tín hiệu truyền tới vùng không lời, từ biết không lời sẽ tiến tới nhận thức không lời. Hay vùng Precuneus của Vỏ não. Trạng thái này, Đức Phật thường diễn tả với những đặc điểm sau đây:

“Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Túc mạng minh...”

 

6-    CHÂN NHƯ ĐỊNH: Trạng thái này trong kinh thường gọi nhiều tên: chánh định, định bất động, tâm bất động, tâm giải thoát, tâm như, vô tướng định, vô trụ định, không định, như huyễn định v.v...Do đó, Đức Phật tự xưng là : Như Lai / Tathāgata (Such-Gone/ Thus-Come).

Trên đây là khái quát con đường của Định. Tiếp theo là khái quát con đường của Huệ. Cũng chỉ là tóm gọn lại những điều chúng ta đã học, hiểu và thực tập từ lâu nay.

Con đường của Huệ:

1-    TRÍ NĂNG TỈNH NGỘ: cũng bắt buộc phải tỉnh ngộ mới có thể dấn thân tu tập. Chúng ta bắt đầu thích nghe pháp và hiểu những qui luật phổ biến đã chi phối con ngườithế gian. Trong kinh, Đức Phật thường khích lệ đệ tử thân cận với bậc đạo sư, nghe pháp nhiều từ bậc đạo sư hay từ thiện tri thức. Đó là hạnh đa văn.

2-    THIỀN QUÁN / ANUPASSANĀ: Đây là một phương thức Quán, có tên là Anupassanā. Quan sát liên tục bằng trí tuệ để nhận ra những đặc điểm của hiện tượng thế gianVô thường, là Khổ, là Vô ngã. Đây là ba chân lý thường hằngphổ biến, vượt thời giankhông gian.

Giá trị của ba chân lý này quan trọng và thâm sâu vô cùng. Chúng ta nếu thấm nhập được chân lý Vô thường thực sự cũng có thể đạt giải thoát, không còn dính mắc vào cuộc đời (bài kinh Đoạn tận Ái dạy thấy vô thường trong các Thọ, đưa tới giải thoát).

Nếu chúng ta nhận ra cuộc đời là Khổ, muốn chấm dứt khổ, thì thực hành Bát chánh đạo, đạt được chánh định, hay quả A la hán, cũng giải thoát.(bài kinh Tứ Đế).

Nếu chúng ta hiểu ngũ uẩnVô ngã, chúng ta cũng đạt được giải thoát (bài kinh Vô ngã tướng).

3-    TÂM BỚT DÍNH MẮC: tu tập từ từ các chủ đề của Quán, ta có tuệ trí / insight. Cái thấy biết sẽ trung thực, phù hợp chân lý. Từ đó chúng ta điều chỉnh lần lần cuộc sống của mình thích ứng với những thay đổi bất thường của tâm người khác, của hoàn cảnh chung quanh. Chúng ta không cưỡng chống lại nghiệp báo, không đối kháng với cuộc đời. Tâm mình sẽ từ từ uyển chuyển, kiên nhẫn, chịu đựng, bình an, cân bằng, cuối cùng là hài hòa trong thân và tâm, cũng hài hòa với người khác. Tâm bắt đầu dừng lại, yên lặng, trong sạch.

4-    THIỀN HUỆ / VIPASSANĀ: Chúng ta tiến lên, thực hành pháp Yathābhūta / Như Thực mà Đức Phật dạy. Dùng giác quan, tiếp xúc với đối tượng, thấy, nghe, xúc chạm, nhận biết “cái đang là”, đối tượng thế nào, biết y như vậy. Cái thấy sẽ khách quan, trong sạch, trung thực. Tâm mình đã thăng hoa. Tuy nhiên, đây cũng là một tiến trình, đòi hỏi nhiều thời giancông phu. Dòng tâm sẽ chuyển hoá từ từ. Chúng ta thực hành song song với đời sống, từng phút giây tỉnh thức. Nhận ra tâm mình thanh thản, không xét đoán phê bình, khen chê, thương ghét.

5-    NHẬN THỨC KHÔNG LỜI: Kết quả là tất cả những công phu luyện tập tâm, những kinh nghiệm, những kiến giải, những kết quả đều ghi nhận trong ký ức của mình, huân tập thành nhận thức cô đọng. Khi những nhận thức này nằm im trong ký ức thì nó là nhận thức không lời, là kho tàng của Huệ siêu vượt. Khi cần trình bày ra, đó là kho báu của “biện tài vô ngại”.

6-    THỂ NHẬP CHÂN NHƯ: Kết quả sau cùng tạm gọi là Chân như định, hay tâm như, hay vô trụ định, hay vô tướng định, cũng là không định, hay chánh định.

 

Kết luận:

Bài này cũng chỉ là sắp xếp gọn gàng đơn giản những điều chúng ta đã học và đã thực tập trong thời gian qua, không có gì mới lạ.

 Chúng ta có thể chọn Huệ hay Định để bắt đầu đi. Tuy nhiên mức cuối của Huệ cũng gặp Định, tức là tâm đứng yên mới vững chắc, không dao động trước 8 ngọn gió đời. Như vậy Định hỗ trợ cho Huệ thì Huệ siêu vượt mới có đủ nền tảng kiến giải.

Nếu chúng ta chọn Định làm bước khởi đầu đi, thì về sau chúng ta vẫn phải thông hiểu những chân lý điều hành con ngườithế gian để hỗ trợ giúp tâm bớt lăng xăng dính mắc vào cuộc đời. Đó là những chân lý thuộc về hiện tượng, tạm gọi tục đế bát nhã, và những chân lý thuộc về bản thể sâu sắc, tạm gọi chân đế bát nhã. Thông suốt những chân lý này có thể ứng dụng trong cuộc sống, được xem như có tuệ trí/ trí siêu xuất thế gian. (pháp trí, tứ trí, không trí, huyễn trí, chân như trí, vô sanh trí v.v...). Nếu chúng ta tập các phương thức của Định, vào được trạng thái biết không lời, nhưng phút chốc, niệm lại khởi. Chúng ta kiên nhẫn tập nữa, nhưng vẫn xem như chưa thực sự giữ tâm tĩnh lặng như ý muốn. Có thể đó là do ta xem thường Huệ, ta chưa đủ tuệ trí nhìn ngắm thế gian bình thản, không dính mắc. Và nếu ta cứ ráng công sức kềm giữ tâm, không cho khởi niệm lung tung để đạt Định- mà không cần Huệ / Tuệ trí, thì nên cẩn thận, có khi mình rơi vào vô ký, hay trầm không, hay hôn trầm, và si định, hay vô tình vận dụng ý thức / ý chí để dụng công.

Kết quả cuối cùng sẽ nói cho mình biết mình tu tập đúng hay sai. Kết quả luôn luôn khách quan, là từ những nhân duyên trước huân tập, cho ra kết quả. Nếu tu tập đúng, ta sẽ nhận ra:

-       Về thân: khỏe mạnh, không có những bệnh do tâm rối loạn gây ra. Thần sắc an vui, hồng hào, thanh thản, hài hoà thân thiện với mọi người.

-       Về tâm: phát huy từ từ 4 sắc thái cao thượng: từ (quí mến mọi người, không tự ty cũng không ngạo mạn), bi (sẵn sàng giúp đỡ mọi người không phân biệt), hỷ (vui mừng trong niềm vui mừng của người khác), xả (tâm thanh thản, bình an là nền tảng giải thoát, không dính mắc trong đời).

-       Về Huệ siêu vượt: kiến giải liên tục những nhận thức mới, trong nhiều lãnh vực cuộc đời thường và lãnh vực giáo hóa. Đây chính là kho báu biện tài không chướng ngại. Kho báu này không phải là thần thông, không phải một cái gì bí hiểm, bí mật.

Tương tự một người từ miền đồng bằng ở chân một ngọn đồi cao hay một ngọn núi, bắt đầu đi lên cao, lúc này người ấy chỉ thấy có một con đường, là con đường mình đang đi. Cái thấy nông cạn, chật hẹp, cố chấp, như con ngựa bị che hai bên mắt. Khi trèo lên tới đỉnh ngọn đồi hay ngọn núi rồi, bấy giờ thảnh thơi, mở rộng tầm mắt, nhìn quanh khắp bốn phương tám hướng, mênh mông, thênh thang, không có nhà cửa nào, cây cổ thụ nào che được tầm mắt bao la của mình. Người ấy bây giờ có thể hướng dẫn người khác đi lên đỉnh núi theo vô số con đường tùy nơi chỗ đứng của mỗi người. Vì thế chư Tổ mới nói có 84.000 pháp môn tu (tức vô lượng cửa đi vào chỗ “thoát khổ, giác ngộ, giải thoát” ). Đó cũng là chỗ biện tài không chướng ngại khi mình có kinh nghiệm thực sự tiềm năng giác ngộ hoạt động, kiến giải.

Trái lại, mình sẽ nhận ra nhiều kết quả tai hại nếu mình công phu lệch hướng.

-       Về thân: hay đau yếu, thần sắc xanh xao, tối tăm.

-       Về tâm: ưu tư, lo lắng, bất an. Khi thì tự ty mặc cảm, khi thì biến ra ngạo mạn để bảo vệ cái ngã của mình.

-       Về trí: chỉ là trí thế gian, học hỏi, góp nhặt kiến thức của người khác. Cũng có khi nói năng lưu loát, nhưng khi có ai chất vấn, thì không thể trả lời thoả đáng. Từ đó sinh ra bực bội sân hận, trong kinh, đức Phật gọi là người “khó nói”. Người “khó nói” là người không biết phục thiện, người bướng bỉnh luôn cho là mình đúng, không thích người khác góp ý điều chỉnh mình. Kết quả là người tốt sẽ tránh xa. Mình sai ít sẽ lần lần sai nhiều hơn.

 

Cuối cùng gút lại, Định hỗ trợ Huệ, Huệ hỗ trợ Định. Định uẩn cũng là Huệ uẩn. Định không thể không có Huệ. Huệ không thể không có Định.

Định mà không có Huệ là si định hay tà định.

Huệ mà không có Định làm sao phát huy Huệ bát nhã siêu vượt.

 

Thầy Thiền chủ xưa có câu thi kệ:

“Ta trong đời mà bụi đời ta chẳng dính,

Ta trong đời mà Định- Huệ chẳng rời ta”.

 

 

Tổ đình, 13- 3- 2021 kỷ niệm sinh nhật Thầy,  

TN  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Ba 20244:31 CH(Xem: 328)
Các bạn hiền ơi, sáng nay, một buổi sáng mùa xuân, nắng ấm, hoa mai đang nở rộ trước sân Tổ đình, trời xanh và mây trắng. xin dâng tặng cho bạn ổ bánh Thiền Giới Định Tuệ, làm bằng cái Biết trong sáng của chân tâm.
13 Tháng Ba 20249:16 SA(Xem: 126)
Les quatre niveaux du jhana (état mental), à travers lesquels le Bouddha a réalisé la Triple Connaissance, sont également connus comme “les quatre niveaux du Samadhi”. C’est ainsi que nous comprenons que le Samadhi joue un rôle important dans le Zen bouddhiste. Il est le passage obligé pour l'exploration du vaste firmament de la Sagesse transcendante.
06 Tháng Ba 202410:36 SA(Xem: 365)
VIDEO Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: VẤN ĐỀ SINH TỬ ngày 17 tháng 2 năm 2024 tại THIỀN ĐƯỜNG TÁNH KHÔNG nam Cali
06 Tháng Ba 202410:20 SA(Xem: 236)
Nghĩa chữ “tu” không chỉ là sửa đổi hành động từ xấu sang tốt, mà chữ tu còn mang ý nghĩa là “thực tập” hay “hành trì” một pháp môn nào đó.
05 Tháng Ba 20242:20 CH(Xem: 258)
Research works from Dr. Michael Erb on the mapping of the brain of Master Reverend Thích Thông Triệt Những đo đạc sau cùng của Thiền sư Thích Thông Triệt đã được thực hiện vào ngày 8 và 9 tháng 6 năm 2013. Tôi tường trình ở đây một số kết quả từ những thực nghiệm này kết hợp với kỹ thuật chụp ảnh chức năng cộng hưởng từ (f-MRI) và điện não đồ (EEG, 256 channels).
28 Tháng Hai 20244:27 CH(Xem: 376)
VIDEO: Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: GẶP GỠ ĐẦU NĂM mùng 3 TẾT Giáp Thìn 2024 tại TỔ ĐÌNH TÁNH KHÔNG
27 Tháng Hai 20249:03 SA(Xem: 273)
La Sagesse, ici je veux dire le Vipassanā, la Vue profonde. Dans les limites de cet article, je passerai en revue le Satipaṭṭhāna sutta, Le récit de l’attention vigilante, extrait de la corbeille Nikāya. Bien que les gens disent toujours "Contemplation des Quatre Fondements de l’attention" et que, dans le sutra, il est aussi dit “Contempler le corps” (Kāya-anupassanā) etc. De nos jours les vénérables moines classent le sutra “Le récit de l’attention vigilante” dans le Vipassanā c'est à dire appartenant à la Sagesse. Donc, dans cet article, je le définirai aussi temporairement comme la Sagesse, c'est-à-dire utiliser la sagesse pour pratiquer
24 Tháng Hai 20249:13 CH(Xem: 449)
Tâm trong đạo Phật được giảng giải rất chi tiết tùy theo các tông phái trong đạo Phật. Bài viết này chỉ nhằm đáp ứng cho các Phật tử mới bắt đầu học Phật, giúp các bạn nhận ra tâm là gì?
22 Tháng Hai 20247:52 SA(Xem: 586)
Khi biết mà không dính với tất cả những pháp thế gian hạnh phúc hay phiền lụy, thì ngay khi đó tâm trở về trạng thái tĩnh lặng, cái biết tự tánh sẽ hiển lộ, đây là cái biết của trực giác. Cái biết trực giác này sẽ phát huy đến vô lượng, đưa người thực hành vượt qua bể khổ đến bờ giác ngộ giải thoát...
20 Tháng Hai 20243:56 CH(Xem: 576)
Lời ngõ: Loạt bài viết về các tầng Thiền của Đức Phật được trích từ quyển sách "Tiến Trình Tu Chứng Của Đức Phật" do Hòa Thượng Thích Thông Triệt biên soạn đã được phát hành lần đầu tiên năm 2005 và tái bản lần thứ nhì năm 2007. Mục đích của loạt bài viết này nhằm giúp cho Thiền sinh ôn lại phương thức thực hành đúng như lời Phật dạy. Kỳ này bài viết chỉ rõ phương thức thực hành để chuyển đổi từ tâm phàm phu sang tâm bậc thánh. Nếu không nắm rõ kỹ thuật thực hành thì xem như đường tu bị bế tắc đành phải chờ một duyên lành vậy.
15 Tháng Hai 20247:20 SA(Xem: 746)
VIDEO: Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: MÓN QUÀ ĐẦU NĂM ngày mùng 2 TẾT Giáp Thìn 2024 tại THIỀN ĐƯỜNG TÁNH KHÔNG nam Cali
14 Tháng Hai 20243:55 CH(Xem: 458)
A propos de la contemplation, il existe plusieurs variantes. Dans ce qui suit, je n’aborderai que l'Anupassanā, qui consiste généralement à contempler les phénomènes du monde de manière continue pour en saisir leur nature ou leurs caractéristiques qui sont: l’impermanence, la souffrance, le non-soi.
14 Tháng Hai 20243:29 CH(Xem: 423)
Nach der erlangten Erleuchtung ging der Buddha zum Wildpark, um den fünf Brüdern des Ehrwürdigen Kondanna die ersten Dharma-Sutras zu predigen, darunter das Sutra *Die Merkmale des Nicht-Ich*
09 Tháng Hai 20249:04 SA(Xem: 439)
So geht ein Frühling nie zu Ende. Auch wenn er einen anderen Namen wie Sommer, Herbst oder Winter hat, ist er immer der Frühling im Geist eines jeden. Wenn wir ihn Frühling nennen, ist er der Frühling. Wenn wir ihn nicht Frühling benennen, gibt es dann keinen Frühling, und wenn es keinen Frühling gibt, gibt es keine Jahreszeiten.
06 Tháng Hai 20243:13 CH(Xem: 558)
Mùa xuân cũng vậy, không bao giờ chấm dứt, trong tâm mỗi người. Dù cho nó có tên là hạ, thu, hay đông đi nữa, nó cũng là xuân. Khi mình gọi là Xuân thì là Xuân của mình. Khi mình không gọi gì hết thì không có mình, cũng không có xuân, và cả thế gian cũng biến mất.
31 Tháng Giêng 202411:00 SA(Xem: 498)
Người sống trong Mùa Xuân Xuất Thế Gian này tâm trạng luôn vô tư, bình thản, an vui, tự tại trong mỗi sát-na. Trạng thái đó tương tục mãi từ sát-na này đến sát-na khác, và cứ thế mà hưởng mùa Xuân bất tận vĩnh cửu.
29 Tháng Giêng 20248:11 CH(Xem: 778)
Lời ngõ: Loạt bài viết về các tầng Thiền của Đức Phật được trích từ quyển sách "Tiến Trình Tu Chứng Của Đức Phật" do Hòa Thượng Thích Thông Triệt biên soạn; đã được phát hành lần đầu tiên năm 2005 và tái bản lần thứ nhì năm 2007. Mục đích của loạt bài viết này nhằm giúp cho Thiền sinh ôn lại phương thức thực hành đúng như lời Phật dạy. BBT
20 Tháng Giêng 20249:38 CH(Xem: 521)
Am 24.12 kamen eine Schülerin und ihre Familie mit einem Obstkorb zu Sunyata Chan Nhu zu Besuch. In der Nacht hat sie mir über ihr stressiges Leben erzählt: dem vielseitigen Berufsleben, den ganzen Tag nur den Bildschirm anzustarren, dann die lange, lästige Besprechung in der Firma, so dass sie die Stimme des Arbeitskollegen noch im Ohr hörte, als sie zu Hause ankam. Als ich das gehört habe, war ich traurig. Ist das Leben draußen so schwer?
16 Tháng Giêng 202412:47 CH(Xem: 796)
Ngoài cái chớp mắt “đang là”, tất cả thân, tâm và cảnh là của quá khứ, của tương lai hay của hiện tại, chúng nó chỉ là ảo ảnh, ảo giác trong ký ức, hay trong tưởng tượng mà thôi. Hoa đào sẽ nở mỗi mùa xuân, nhưng đóa hoa năm nay đâu phải là đóa hoa năm trước. Người ngắm hoa đào bây giờ cũng không phải là người ngắm hoa năm cũ.
16 Tháng Giêng 202410:39 SA(Xem: 555)
Les cinq entraves sont les cinq liens qui enchaînent l'esprit humain dans les afflictions, créant ainsi de nombreux karmas qui le conduisent vers le samsara. Ces obstacles obstruent notre clarté d'esprit de telle manière que nous sommes embrouillés par l'ignorance et incapables de s'éveiller.
09 Tháng Giêng 20247:40 CH(Xem: 1230)
Đầu mối của thoát khổ, giác ngộ, và giải thoát bắt đầu từ điểm làm chủ sự suy nghĩ. Không làm chủ được sự suy nghĩ, phiền não và khổ đau vẫn dai dẳng theo ta; “lửa tam độc vẫn cháy;” bệnh tâm thể khó tránh; yên vui trong gia đình khó thành tựu; an lạc và hài hòa trong cuộc sống bình thường không thể nào có; Sơ Thiền, cũng không thể nào kinh nghiệm được.
03 Tháng Giêng 20249:34 SA(Xem: 700)
Le coeur est le noyau, la quintessence. Il ne se trouve pas à l'extérieur. Si on le compare avec un arbre, ce ne sont ni les feuilles ni les branches, etc... mais le noyau de l'arbre. Ce coeur doit être condensé pour être appelé le coeur. Cependant, dans le bouddhisme, il existe de nombreux coeurs ou des principes fondamentaux. Pourquoi?
02 Tháng Giêng 202410:36 SA(Xem: 939)
Các em Thiền sinh đã tâm tình về cuộc sống của mình, cũng chịu nhiều áp lực: từ công việc quá phức tạp, bận rộn, suốt ngày dán mắt trên computer, rồi những giờ hội họp nặng nề dài đằng đẵng trong sở làm. Lúc trở về nhà lại còn mang theo lời nói, cử chỉ, thái độ không thân thiện của các nhân viên của mình. Lắng nghe các em tâm sự, mình thấy xót xa. Cuộc đời vất vả tới như vậy sao?
02 Tháng Giêng 202410:07 SA(Xem: 782)
Hôm nay tưởng niệm ngày Thầy rời xa chúng con tròn bốn năm. Chúng con tâm thành đảnh lễ Thầy một vị Ân Sư tôn kính. Lời tri ân xin được thay thế bằng sự cố gắng tu tập theo đúng Chánh pháp. Nguyện sống sao cho xứng đáng là đệ tử của Thầy.
25 Tháng Mười Hai 20238:25 SA(Xem: 892)
Mình chỉ sống thảnh thơi, cái tâm bình an, thanh thản, hiểu biết những định luật tụ nhiên này, giúp người khác cũng hiểu biết như mình, sống hài hòa cùng nhau. Thì đâu còn cái gì là tham sân si, cái gì là lậu hoặc, cái gì là biển khổ trần gian nữa.
21 Tháng Mười Hai 20233:51 CH(Xem: 861)
NIỆM, CHÁNH NIỆM, CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC Dù là những danh từ chết, thuật ngữ vẫn là những danh từ chuyên môn của một bộ môn. Tác dụng từ chuyên môn này nhắm giúp người mới bắt đầu đi vào ngành chuyên môn hiểu được thực chất các từ ngữ chết đó nói lên ý nghĩa gì, công dụng ra sao... Khi hiểu sai, sự dụng công của ta dễ dàng đưa đến sai. Tất nhiên kết quả sẽ trái với điều ta mong muốn
21 Tháng Mười Hai 202311:14 SA(Xem: 718)
Kiết sử là những sợi dây trói buộc, sai khiến chúng sanh trong ba cõi sáu đường. Nó sai xử chúng sanh làm việc này việc nọ, thiện có, ác có… tạo đủ thứ nghiệp, khiến chúng sanh phải chịu luân hồi sanh tử hết đời này sang đời khác để trả nghiệp quả đã gieo.
20 Tháng Mười Hai 20238:11 SA(Xem: 903)
Làm chủ sự suy nghĩ, đó là cách ta trực tiếp huấn luyện tâm trở nên yên lặng hay trở nên thuần thục. Nó không lăng xăng dao động vì những chuyện thị phi của thế gian. Tế bào não vùng suy nghĩ sẽ từ lần bị hạn chế dính mắc ngoại duyên. Ý hành, ngôn hành sẽ trở nên yên lặng. Tâm định sẽ trở nên vững chắc. Nếu thực sự đạt được làm chủ suy nghĩ, xem như ta làm chủ được sự di động của tâm.
13 Tháng Mười Hai 202311:24 SA(Xem: 888)
A lit incense stick in honor of Thầy. Minh Tuyền
13 Tháng Mười Hai 202311:05 SA(Xem: 815)
Alors, Bahiya, il faut t'entraîner ainsi: Dans ce qui est vu, il n'y aura que ce qui est vu; Dans ce qui est entendu, que ce qui est entendu; Dans ce qui est ressenti, que ce qui est ressenti; Dans ce qui est connu, que ce qui est connu.
06 Tháng Mười Hai 20239:29 SA(Xem: 853)
La Bouddhéité vient de nulle part. Elle ne s'inscrit pas dans la loi de la causalité des phénomènes. Nous ne pouvons pas découvrir d'où elle vient depuis que l'homme est apparu sur terre. La Bouddhéité est la conscience immanente, appelée conscience primordiale. C'est une connaissance non verbale, par opposition à la connaissance de l'intellect et de la conscience discriminante.
03 Tháng Mười Hai 20236:39 CH(Xem: 872)
AUDIO: HT THÍCH THÔNG TRIỆT Thực hiện VIDEO: NHƯ ANH Đạo tràng Toronto
30 Tháng Mười Một 20232:03 CH(Xem: 741)
Đôi nét Giới thiệu trường Đại Học Tuebingen Đức Quốc và Tiến sĩ Vật lý Michel Erb Nơi và Người đã chung sức cùng hòa thượng Thích Thông Triệt xác định các định khu não bộ lúc hành Thiền Các kết quả này đã được công bố trong 2 kỳ Hội Nghị Quốc Tế về Não Bộ (OHBM) năm 2010 tại Barcelona (Tây ban Nha) và năm 2011 tại Quebec (Canada)
03 Tháng Mười Một 202311:52 SA(Xem: 1198)
Vì căn cơ chúng sanh khác nhau, nên Đức Phật phương tiện thuyết ngũ thừa để giúp chúng sanh dần đạt được giải thoát tối hậu. Ngũ thừa Phật giáo ví như 5 loại xe: Nhân thừa và Thiên thừa - Thanh-Văn thừa, Duyên-Giác thừa và Bồ-Tát thừa
31 Tháng Mười 20233:40 CH(Xem: 1059)
Und wenn wir diese Weisheit erlangt haben, haben wir keinen Bedarf mehr an einem Weg, an ein Dharma oder an eine Tür, die zur Weisheit öffnet, da wir schon drin sind, in unserem natürlichen Haus.
26 Tháng Mười 202312:55 CH(Xem: 1041)
VIDEO Phóng Sự Kỳ Đo Não Bộ Hòa thượng THÍCH THÔNG TRIỆT tại Đại học Tuebingen Đức Quốc năm 2013 - Giới thiệu: Quang Chiếu - Quay phim: Tuệ Nguyên - Edit: Chúc Hải
17 Tháng Mười 202311:23 SA(Xem: 1830)
Trong cái thấy, chỉ là cái thấy; trong cái nghe, chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, chỉ là cái thức tri.
10 Tháng Mười 20239:31 CH(Xem: 1314)
Stuttgart est une petite ville du sud de l'Allemagne. La retraite étant bilingue allemand-vietnamien, M. Tuong Bach, Mme Minh Tuyen et Minh Kien assuraient la traduction simultanée à tour de rôle. Il y avait environ 25 méditants, venant de nombreux endroits. De Paris, ils avaient voyagé en train. De Berlin, ils s’étaient regroupés pour venir en voiture. De Goslar, ils avaient fait environ 8 heures de route pour venir au monastère.
03 Tháng Mười 202310:36 SA(Xem: 1291)
Die Weisheit, über die ich hier sprechen will, ist ein Vipassanā. In diesem Artikel möchte ich die Grundlagen der Achtsamkeit in dem Nikāya-Sutra untersuchen. Heute klassifizieren viele Ehrwürdige das Satipatthana Sutra als ein Vipassanā, also eine Weisheit. Aus diesem Grund betrachte ich in diesem Artikel das Wort Vipassanā als eine Weisheit. Eine Weisheit für die Praxis.
26 Tháng Chín 20234:27 CH(Xem: 1754)
Trên bước đường tu theo Phật, “Hạnh buông xả” đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là pháp tu cần thiết trong đời sống hằng ngày của người cư sĩ cũng như của người xuất gia tu hành giải thoát. Vậy thế nào là “Hạnh buông xả”?
19 Tháng Chín 20237:54 CH(Xem: 1732)
Bản thể của thế gian là trống rỗng, trống không, là như huyễn mà thôi. Tuệ trí này là năng lực khiến tâm xa rời dính mắc tất cả thế gian, bấy giờ mới an trú chánh niệm Như Vậy. Khi mình có tuệ trí thông suốt bản thể thế gian rồi thì không còn con đường, không cần pháp môn, không còn thấy có cổng nào nữa. Mình thực sự đang ở trong nhà của mình, tự thuở nào cho tới bây giờ.
12 Tháng Chín 202312:56 CH(Xem: 1911)
Bốn tầng Thiền qua đó đức Phật phát huy ba minh còn được gọi là bốn tầng Định, do đó mình hiểu Định có một vai trò quan trọng trong Thiền Phật giáo, xem như Định là cây cầu phải bước qua mới có thể khám phá tới khung trời bao la của trí tuệ bát nhã.
69,256