HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG TRUNG ƯƠNG

ENG007 Bhikkhuni Triệt Như – Sharing From The Heart – No 94 Translated into English by Như Lưu WHERE IS OUR TREASURE?

28 Tháng Ba 20215:05 CH(Xem: 3537)

Bhikkhuni Triệt Như – Sharing From The Heart – No 94
Translated into English by Như Lưu

WHERE IS OUR TREASURE?
94 Kho Bao O Dau


When people talk about treasure, they usually have in mind a collection of gold, precious stones, or jewelry etc. which are the things that ordinary people desire, seek and long for. For the spiritual seeker, what is our treasure? Most of us would answer straight away without the need for pondering:

- The treasure of the spiritual seeker is freedom from suffering, enlightenment and liberation.

- Where is it located?

We can also answer straight away, without any need for pondering:

- It is in the mind

The story about these back and forth questions appear to be very clear. Questions are short. Answers are even more precise and accurate. If someone asks a further question:

- What is nirvana?

We may also answer straight away:

- It is the state of tranquility and extinction.

- Where is nirvana?

- It is in the mind.

- Ah, it is also in the mind, and whose mind is it?

- It is our mind, not someone else’s mind. It is certainly not in the external world, it is not outside of us.

- Does hell exist?

- Yes it does. Wherever there is nirvana, there is hell.

- Where is hell?

- It is in the mind.

- Whose mind is it?

- It is also in our mind.

When someone hears our definite answers, they may think that we know the truth and are “enlightened”. Even more problematic is that we may also think that we have “seen the truth”.

This is a critical issue that I would like to discuss with you today. Knowing the theory by heart is not enough, even though we may be able to expound it very fluently. The ancients have at times called this speech “evil discourse”. It relates to the situation where the worldly behavior and thoughts of the speaker do not conform the right dharma.

The sutras mention several levels of knowledge. Examples are:

Thought knowledge: this is knowledge by the “ordinary” person which arises from their contact with the external world. This knowledge is distorted by thoughts, comparisons, prejudices, fixed opinions, as well as passions that come from mental defilements and obsessions that come from underlying traumas.

Superior knowledge:  this is knowledge that is correct, pure, and silent. It is the knowledge of someone who has practiced the dharma taught by an enlightened being. This knowledge is free from mental defilements, fetters and underlying traumas. It does not involve inner talk, comments, comparisons and differentiation.

Complete knowledge: this is clear and complete knowledge that sees clearly the origin of all phenomena, from their objective appearance to their deepest essence. It is knowledge that sees things completely but without attachment, both to the object and to our own knowledge of it. In this knowledge, there is no “self” and no “phenomena”.

What I have described above is a short summary of the three levels of “knowledge/awareness”. In reality, knowledge and our mind itself are a continuous and ever changing flow that is always in movement and changes from moment to moment.

We may also describe the aspects of knowledge from a different angle.

+ Knowledge obtained through studying sutras and books and memorizing them. This is called theoretical knowledge.

+ This form of knowledge is not sufficient in itself, as we need to apply it to our daily life. For example, by understanding the law of impermanence, we feel less pain when we face the death of people close to us, or the loss of possessions etc. Or, by understanding the law of cause and effect (law of karma), we feel less sorrow and anger when we are entangled in disputes with others, such as when we are vilified, accused of things that we did not do, betrayed or subject to ungratefulness.

+ How can we remain at peace when undesirable events occur? We need to look into ourselves, we need to always turn our mind back onto ourselves. We are always among the causes for the things that happen to us, be they pleasant or unpleasant, painful or sorrowful. When we have the wisdom to “recognize that we are a cause” we can change ourselves and become a better human being. This is the law of life, the art of living. This is the principle of spiritual practice, the art of spiritual living.

The view that I just enunciated is not original. The Buddha and Masters have stressed it thousands of years ago. But we are not taking it seriously, we thought that we already knew it. “I know already! You are annoying me! Please stop!”. The knowledge that we think we already have is in reality a mere “thought knowledge”. We haven’t understood the truth if we continue to make excuses that a particular conflict or suffering is caused by other people or by circumstances.

WE ARE THE CAUSE of every conflict, difference of opinion, dissatisfaction, trouble, or sorrow. We should never think that we can hide our EGO from other people. The ego is very deceitful. It always says that it is right. The unfortunate thing is that we believe that we have got rid of the ego, that we are right, that our actions conform to the teaching of the Buddha, or that we are following the right dharma.

This is really the root cause of all sorrow in life. It is called Ignorance.

We have started on the spiritual path after having an awakening. We then developed a desire to practice spirituality, to become a better person, and to help others. We may even have renounced our family, parents, relatives and worldly life and become a monk or a nun. This is the mark of a noble determination, a noble will. However, after a short while, we may start to feel uncomfortable with some people. Over time, this discomfort develops into dispute and conflict. We must recognize that this situation is not caused by other people or by circumstances, but it is caused by our own mind. Why is this so? This is because we have developed a desire about something in the external world that has not been fulfilled, and hence a feeling of sorrow or dissatisfaction arises in our mind. This desire is not different to other desires that we see in people around us. The Buddha has explained that desires, greed, craving, and the ego-consciousness are at the origin of all 13 forms of suffering.

The first truth of the Four Noble Truths, the reality of suffering, is already not easy to acknowledge as many of us are not clear-minded enough to see that we are immersed in the sea of suffering. There are many among us, both among lay practitioners and members of the sangha, who do not realize that we are swimming against the current of life. This is a form of “thought knowledge” as we may think that we have the right reasoning and the right action. The second truth of the Four Noble Truths, the cause of suffering, is even more difficult to acknowledge. Very few people have the courage and honesty to acknowledge that we are indeed the cause of conflicts that involve us, as we have in the past created the seeds that have now turned into fruits. We have the “thought knowledge” that the cause of unfavorable things that happen to us resides with other people or outside of us.

We then try to deal with the situation in several ways. We may try to argue our case, and if the argument is unsuccessful, we may try to leave the situation, and find another situation or another environment that appears on the surface to be more favorable. These approaches will not lead to the termination of suffering, the Third Noble Truth, as the cause of suffering, which is the Second Noble Truth, has not been understood. For this reason, the path that we follow will be distorted by wrong view, wrong thought, wrong speech, wrong action etc.

We have the incorrect “thought knowledge” that things will improve if we change the environment, the situation, or our circle of relations. But how could things improve if our mind remains full of desires, if we only find faults in others, if we continue to “praise ourselves, blame others”, or if we continue to aim for the five desires of “wealth, beauty, fame, food and rest”?

In summary, we need to take an honest look at ourselves. We need to recognize that everything that happens to us is caused by the “Greed and Desire” in our mind, which results in an intention that may turn into dissatisfaction, as life often does not comply with our intention.

We have learned that nirvana is in our mind, and hell is also in our mind. So, why don’t we focus on transforming our mind? If we carry an ignorant mind while travelling through life, we will encounter hell everywhere we go. If we carry wisdom in our mind, every situation will be nirvana. As stated in the Vimalakīrti Sutra: “If the mind is at peace, the world is at peace. Any conduct will result in a just consequence”.

The truth is as simple as that.

Vietnamese Zen Master Tuệ Trung Thượng Sỹ summarized his teaching in a heartfelt sentence:

“Turn inward to look at your mind, this is your main duty, you cannot attain anything externally”.

We may follow this teaching and let the light of wisdom show us the way to the “enlightenment shore”, like the light from a lighthouse guide a boat out of the stormy sea. In contrast, if we row against the flow, we will reach the shore of ignorance. 

Master’s Hall, March 16th 2021

TN     

_____________________________________________________________________

Triệt Như - Tâm Tình Với Nhau - BÀI 94

KHO TÀNG Ở ĐÂU?
94 Kho Bao O Dau

Khi nói tới kho tàng, mình thường nghĩ tới vàng bạc, ngọc ngà, châu báu vv… là những thứ người ta vẫn ham thích, tìm kiếm, mong ước. Còn kho tàng của người tu là gì?  Chắc chúng ta sẽ trả lời ngay, không cần suy nghĩ:

- Kho tàng của người tu là thoát khổ, giác ngộgiải thoát.

- Nó ở đâu vậy?

Chúng ta sẽ trả lời tức khắc, cũng đâu cần suy nghĩ:

-   Ở trong tâm.

Câu chuyện đối đáp xem như quá rõ ràng. Câu hỏi ngắn gọn. Câu trả lời càng sắc bén, chính xác. Nếu có ai đặt câu hỏi:

-   Niết bàn là gì?

Có lẽ mình cũng trả lời ngay:

-   Là trạng thái vắng lặng tịch diệt.

-   Niết bàn ở đâu?

-   Ở trong tâm.

-   A, cũng ở trong tâm, mà tâm của ai?

-   Tâm của mình, không phải tâm người khác, càng không phải ở trong cảnh, không phải bên ngoài mình.

-   Địa ngục có hay không?

-   Có. Hễ có niết bàn là có địa ngục.

-   Địa ngục ở đâu vậy?

-   Ở trong tâm.

-   Tâm của ai?

-   Cũng trong tâm của mình.

Qua mấy câu trả lời chắc nịch đó, người nghe tưởng mình đã trả lời đúng, là “sáng đạo” rồi. Mà nguy hiểm hơn, là chính mình cũng tưởng mình đã “thấy đạo” !

 

Đây là vấn đề thiết yếu, cô có ý nhắc nhở hôm nay. Lý thuyết thuộc lòng, chưa đủ, mặc dầu mình có thể giảng nói rào rào. Người xưa có khi cho là “ma thuyết”, nếu cách hành xử trong đờiý nghĩ không phù hợp chánh pháp.

Trong kinh điển, có nói tới nhiều mức độ của cái thấy biết. Ví dụ:

Tưởng tri: cái biết của người “phàm phu”, tiếp xúc với ngoại cảnh, nhận biết ngoại cảnh lệch lạc qua suy nghĩ, so sánh, qua thành kiến, định kiến, qua những khuynh hướng đam mê của lậu hoặc, qua những ám ảnh của tùy miên.

Thắng tri: cái thấy biết đúng, trong sạch, thầm lặng, tạm xem như là của người biết tu tập theo pháp của bậc giác ngộ dạy. Không có lậu hoặc, kiết sử, tùy miên vì không diễn nói, không so sánh phân biệt.

Liễu tri: cái thấy biết hoàn toàn trong sáng, thông suốt nguồn cội, từ hiện tượng khách quan hoàn toàn cho tới bản thể sâu sắc nhất. Là cái thấy biết toàn diện mà không dính mắc vào đối tượng cũng không chấp trước vào cái thấy biết đó của mình. Không còn thấy có “ngã”, hay có “pháp”.

Đó là tạm trình bày 3 mức độ của cái “thấy biết”, thiệt ra tâm hay cái biết liên tục trôi chảy, thường xuyên thay đổi, luôn luôn động, khi thế này khi thế khác.

 

Ngoài ra, chúng ta có thể trình bày những sắc thái biết theo một đường lối khác.

+ Biết qua học từ kinh sách, nghe pháp, thuộc lòng kinh kệ. Đây là biết trên lý thuyết.

+ Nhưng chưa đủ, chúng ta đem ra áp dụng trong đời sống hằng ngày của mình. Thí dụ: hiểu qui luật vô thường, mình không quá đau khổ khi gặp cảnh sinh ly tử biệt, hay khi mất mát tài sản v.v...Hiểu qui luật nhân quả, nghiệp báo, chúng ta không phiền não, giận hờn khi có chuyện thị phi xảy tới, khi có người sỉ nhục, lên án mình, khi bị phản bội, vong ân.

+ Nhưng vấn đề là làm sao để mình có thể vẫn an lạc trong những hoàn cảnh không vừa ý? Chúng ta phải nhìn lại mình, luôn luôn quay lại nhìn mình. Bất cứ việc gì xảy tới cho mình, vui hay không vui, đau khổ hay phiền não, đều có “tại mình” trong nhiều nguyên nhân làm cho việc đó xảy ra. Từ trí tuệ “nhận ra mình là nguyên nhân”, mình mới chuyển đổi chính mình, để trở nên tốt hơn. Đây là qui luật sống, là nghệ thuật sống. Là nguyên tắc tu. Là nghệ thuật tu.

Quan điểm này không phải mới lạ gì. Trong kinh sách, Phật và chư Tổ, từ mấy ngàn năm đã nhấn mạnh rồi. Nhưng chúng ta xem thường. Chúng ta tưởng mình đã biết rồi.  “Biết rồi, khổ lắm! Nói mãi!”. Cái biết đó là cái “tưởng tri”. Nếu chúng ta vẫn còn đổ thừa việc xung đột đó, nỗi đau khổ này, là do người khác, là do hoàn cảnh v.v…

 

Bất cứ một sự tranh chấp nào, một sự bất đồng ý kiến, một sự không toại nguyện nào, một sự lấn cấn nào trong tâm, một sự phiền muộn nào, đều là DO MÌNH. Đừng bao giờ tưởng mình có thể che lấp cái NGÃ của mình trước mắt người khác. Nó gian xảo lắm. Nó luôn luôn nói nó đúng. Điều đáng thương là mình tưởng mình không còn cái ngã, mình là đúng, mình hành xử khế hợp kinh điển, mình đúng chánh pháp.

Chính đó, là gốc của mọi phiền toái trong đời.  Là Vô minh.

Vì thế, mặc dù chúng tatỉnh ngộ, có ý muốn tu học, muốn trở nên người tốt, muốn giúp đỡ người khác, thậm chí có khi chúng ta dám từ bỏ tất cả, cha mẹ, gia đình, bà con, rời khỏi thế tục, xuất gia. Đó là một quyết tâm, chí khí cao thượng. Nhưng rồi, tại sao, một thời gian ngắn, mình lại lấn cấn với người khác. Không thể giải tõa được, lâu ngày trở thành tranh chấp, xung đột. Không phải tại người ngoài, không phải tại hoàn cảnh. Do tâm của mình. Mình làm sao? Mình có ý muốn cái gì đó mà bên ngoài không đáp ứng với ý mong muốn của mình, nên tâm sinh ra buồn phiền, bất mãn. Lòng ham muốn của chúng ta, y hệt lòng ham muốn của cuộc đời. Phật đã nói rõ ràng, không ngoài 13 sắc thái của khổ, mà gốc nguồn là Dục, hay Tham, hay Ái, hay cái Ngã- Ý thức.

Từ cái chân lý thứ I, chấp nhận mình đang khổ, đã là một sự kiện khó khăn rồi, vì không phải ai cũng có đủ trí thông minh để biết mình đang rơi vào biển khổ đâu. Có nhiều người, tại gia hay xuất gia, vẫn chưa nhận thấy mình đang bơi trên dòng nước ngược. Đây cũng lại là “tưởng tri”, tưởng mình lý luận đúng, hành động đúng. Tới cái chân lý thứ II, lại càng khó khăn hơn. Rất ít người có can đảm, trung thực, để nhận ra mình là nguyên nhân của việc xung đột này, chính mình đã gây ra nhân, bây giờ là quả. Mình “tưởng tri” rằng mọi nguyên nhân xấu là từ người kia, từ bên ngoài.

Mình sẽ giải quyết nhiều cách: tranh luận, nếu tranh luận không kết quả, mình từ bỏ, tìm một hoàn cảnh khác, một môi trường khác, bề ngoài thấy tốt hơn. Nhưng đây không phải là cách giải quyết của Diệt Đế, vì Tập Đế đã bị hiểu sai rồi. Cho nên, con đường đi bây giờ là tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp...

Mình “tưởng tri” rằng thay đổi môi trường, hoàn cảnh, hay thay đổi người mới sẽ tốt hơn. Làm sao tốt hơn khi tâm mình vẫn là cái tâm dẫy đầy ước muốn, không thấy lỗi mình, chỉ thấy lỗi người, “khen mình, chê người”, khi mình còn nhắm tới “tài, sắc, danh, thực, thùy” ?

 Rốt lại, phải thành thật nhìn lại mình. Phải nhận ra muôn sự xảy tới cho mình, đều từ tâm “Tham- Dục “, từ đây mới tác ý ra, và cuộc đời thường không thỏa mãn ý muốn của mình.

 

Vậy, chúng ta đã học và biết niết bàn là do tâm, địa ngục cũng do tâm. Sao không lo chuyển hóa cái tâm của mình. Mang cái tâm vô minh mà đi trong đời. Đi đâu cũng sẽ là địa ngục. Khi có trí tuệ, cảnh nào cũng là niết bàn. Kinh điển đã nói rõ: “tâm tịnh thì quốc độ tịnh”, “chánh báo như thế nào, y báo như thế đó”.

Đơn giản như vậy thôi.

 

Tuệ Trung Thượng Sỹ dạy chí thiết một câu:

“Phản quan tự kỷ, bổn phận sự, bất tùng tha đắc”.

Chúng ta có thể theo phương hướng này làm ánh sáng trí tuệ- như ngọn hải đăng- soi sáng cho mình thấy “ bờ giác ngộ” mà về. Nếu bơi ngược lại, thì gặp bờ vô minh.

 

Tổ Đình, 16- 3- 2021

TN                                                                                                   

 

 

 



 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Ba 20244:31 CH(Xem: 329)
Các bạn hiền ơi, sáng nay, một buổi sáng mùa xuân, nắng ấm, hoa mai đang nở rộ trước sân Tổ đình, trời xanh và mây trắng. xin dâng tặng cho bạn ổ bánh Thiền Giới Định Tuệ, làm bằng cái Biết trong sáng của chân tâm.
13 Tháng Ba 20249:16 SA(Xem: 126)
Les quatre niveaux du jhana (état mental), à travers lesquels le Bouddha a réalisé la Triple Connaissance, sont également connus comme “les quatre niveaux du Samadhi”. C’est ainsi que nous comprenons que le Samadhi joue un rôle important dans le Zen bouddhiste. Il est le passage obligé pour l'exploration du vaste firmament de la Sagesse transcendante.
06 Tháng Ba 202410:36 SA(Xem: 365)
VIDEO Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: VẤN ĐỀ SINH TỬ ngày 17 tháng 2 năm 2024 tại THIỀN ĐƯỜNG TÁNH KHÔNG nam Cali
06 Tháng Ba 202410:20 SA(Xem: 238)
Nghĩa chữ “tu” không chỉ là sửa đổi hành động từ xấu sang tốt, mà chữ tu còn mang ý nghĩa là “thực tập” hay “hành trì” một pháp môn nào đó.
05 Tháng Ba 20242:20 CH(Xem: 260)
Research works from Dr. Michael Erb on the mapping of the brain of Master Reverend Thích Thông Triệt Những đo đạc sau cùng của Thiền sư Thích Thông Triệt đã được thực hiện vào ngày 8 và 9 tháng 6 năm 2013. Tôi tường trình ở đây một số kết quả từ những thực nghiệm này kết hợp với kỹ thuật chụp ảnh chức năng cộng hưởng từ (f-MRI) và điện não đồ (EEG, 256 channels).
28 Tháng Hai 20244:27 CH(Xem: 378)
VIDEO: Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: GẶP GỠ ĐẦU NĂM mùng 3 TẾT Giáp Thìn 2024 tại TỔ ĐÌNH TÁNH KHÔNG
27 Tháng Hai 20249:03 SA(Xem: 273)
La Sagesse, ici je veux dire le Vipassanā, la Vue profonde. Dans les limites de cet article, je passerai en revue le Satipaṭṭhāna sutta, Le récit de l’attention vigilante, extrait de la corbeille Nikāya. Bien que les gens disent toujours "Contemplation des Quatre Fondements de l’attention" et que, dans le sutra, il est aussi dit “Contempler le corps” (Kāya-anupassanā) etc. De nos jours les vénérables moines classent le sutra “Le récit de l’attention vigilante” dans le Vipassanā c'est à dire appartenant à la Sagesse. Donc, dans cet article, je le définirai aussi temporairement comme la Sagesse, c'est-à-dire utiliser la sagesse pour pratiquer
24 Tháng Hai 20249:13 CH(Xem: 450)
Tâm trong đạo Phật được giảng giải rất chi tiết tùy theo các tông phái trong đạo Phật. Bài viết này chỉ nhằm đáp ứng cho các Phật tử mới bắt đầu học Phật, giúp các bạn nhận ra tâm là gì?
22 Tháng Hai 20247:52 SA(Xem: 586)
Khi biết mà không dính với tất cả những pháp thế gian hạnh phúc hay phiền lụy, thì ngay khi đó tâm trở về trạng thái tĩnh lặng, cái biết tự tánh sẽ hiển lộ, đây là cái biết của trực giác. Cái biết trực giác này sẽ phát huy đến vô lượng, đưa người thực hành vượt qua bể khổ đến bờ giác ngộ giải thoát...
20 Tháng Hai 20243:56 CH(Xem: 576)
Lời ngõ: Loạt bài viết về các tầng Thiền của Đức Phật được trích từ quyển sách "Tiến Trình Tu Chứng Của Đức Phật" do Hòa Thượng Thích Thông Triệt biên soạn đã được phát hành lần đầu tiên năm 2005 và tái bản lần thứ nhì năm 2007. Mục đích của loạt bài viết này nhằm giúp cho Thiền sinh ôn lại phương thức thực hành đúng như lời Phật dạy. Kỳ này bài viết chỉ rõ phương thức thực hành để chuyển đổi từ tâm phàm phu sang tâm bậc thánh. Nếu không nắm rõ kỹ thuật thực hành thì xem như đường tu bị bế tắc đành phải chờ một duyên lành vậy.
15 Tháng Hai 20247:20 SA(Xem: 748)
VIDEO: Ni sư Triệt Như Giảng Đại Chúng: MÓN QUÀ ĐẦU NĂM ngày mùng 2 TẾT Giáp Thìn 2024 tại THIỀN ĐƯỜNG TÁNH KHÔNG nam Cali
14 Tháng Hai 20243:55 CH(Xem: 458)
A propos de la contemplation, il existe plusieurs variantes. Dans ce qui suit, je n’aborderai que l'Anupassanā, qui consiste généralement à contempler les phénomènes du monde de manière continue pour en saisir leur nature ou leurs caractéristiques qui sont: l’impermanence, la souffrance, le non-soi.
14 Tháng Hai 20243:29 CH(Xem: 423)
Nach der erlangten Erleuchtung ging der Buddha zum Wildpark, um den fünf Brüdern des Ehrwürdigen Kondanna die ersten Dharma-Sutras zu predigen, darunter das Sutra *Die Merkmale des Nicht-Ich*
09 Tháng Hai 20249:04 SA(Xem: 439)
So geht ein Frühling nie zu Ende. Auch wenn er einen anderen Namen wie Sommer, Herbst oder Winter hat, ist er immer der Frühling im Geist eines jeden. Wenn wir ihn Frühling nennen, ist er der Frühling. Wenn wir ihn nicht Frühling benennen, gibt es dann keinen Frühling, und wenn es keinen Frühling gibt, gibt es keine Jahreszeiten.
06 Tháng Hai 20243:13 CH(Xem: 558)
Mùa xuân cũng vậy, không bao giờ chấm dứt, trong tâm mỗi người. Dù cho nó có tên là hạ, thu, hay đông đi nữa, nó cũng là xuân. Khi mình gọi là Xuân thì là Xuân của mình. Khi mình không gọi gì hết thì không có mình, cũng không có xuân, và cả thế gian cũng biến mất.
31 Tháng Giêng 202411:00 SA(Xem: 498)
Người sống trong Mùa Xuân Xuất Thế Gian này tâm trạng luôn vô tư, bình thản, an vui, tự tại trong mỗi sát-na. Trạng thái đó tương tục mãi từ sát-na này đến sát-na khác, và cứ thế mà hưởng mùa Xuân bất tận vĩnh cửu.
29 Tháng Giêng 20248:11 CH(Xem: 779)
Lời ngõ: Loạt bài viết về các tầng Thiền của Đức Phật được trích từ quyển sách "Tiến Trình Tu Chứng Của Đức Phật" do Hòa Thượng Thích Thông Triệt biên soạn; đã được phát hành lần đầu tiên năm 2005 và tái bản lần thứ nhì năm 2007. Mục đích của loạt bài viết này nhằm giúp cho Thiền sinh ôn lại phương thức thực hành đúng như lời Phật dạy. BBT
20 Tháng Giêng 20249:38 CH(Xem: 521)
Am 24.12 kamen eine Schülerin und ihre Familie mit einem Obstkorb zu Sunyata Chan Nhu zu Besuch. In der Nacht hat sie mir über ihr stressiges Leben erzählt: dem vielseitigen Berufsleben, den ganzen Tag nur den Bildschirm anzustarren, dann die lange, lästige Besprechung in der Firma, so dass sie die Stimme des Arbeitskollegen noch im Ohr hörte, als sie zu Hause ankam. Als ich das gehört habe, war ich traurig. Ist das Leben draußen so schwer?
16 Tháng Giêng 202412:47 CH(Xem: 796)
Ngoài cái chớp mắt “đang là”, tất cả thân, tâm và cảnh là của quá khứ, của tương lai hay của hiện tại, chúng nó chỉ là ảo ảnh, ảo giác trong ký ức, hay trong tưởng tượng mà thôi. Hoa đào sẽ nở mỗi mùa xuân, nhưng đóa hoa năm nay đâu phải là đóa hoa năm trước. Người ngắm hoa đào bây giờ cũng không phải là người ngắm hoa năm cũ.
16 Tháng Giêng 202410:39 SA(Xem: 555)
Les cinq entraves sont les cinq liens qui enchaînent l'esprit humain dans les afflictions, créant ainsi de nombreux karmas qui le conduisent vers le samsara. Ces obstacles obstruent notre clarté d'esprit de telle manière que nous sommes embrouillés par l'ignorance et incapables de s'éveiller.
09 Tháng Giêng 20247:40 CH(Xem: 1230)
Đầu mối của thoát khổ, giác ngộ, và giải thoát bắt đầu từ điểm làm chủ sự suy nghĩ. Không làm chủ được sự suy nghĩ, phiền não và khổ đau vẫn dai dẳng theo ta; “lửa tam độc vẫn cháy;” bệnh tâm thể khó tránh; yên vui trong gia đình khó thành tựu; an lạc và hài hòa trong cuộc sống bình thường không thể nào có; Sơ Thiền, cũng không thể nào kinh nghiệm được.
03 Tháng Giêng 20249:34 SA(Xem: 700)
Le coeur est le noyau, la quintessence. Il ne se trouve pas à l'extérieur. Si on le compare avec un arbre, ce ne sont ni les feuilles ni les branches, etc... mais le noyau de l'arbre. Ce coeur doit être condensé pour être appelé le coeur. Cependant, dans le bouddhisme, il existe de nombreux coeurs ou des principes fondamentaux. Pourquoi?
02 Tháng Giêng 202410:36 SA(Xem: 939)
Các em Thiền sinh đã tâm tình về cuộc sống của mình, cũng chịu nhiều áp lực: từ công việc quá phức tạp, bận rộn, suốt ngày dán mắt trên computer, rồi những giờ hội họp nặng nề dài đằng đẵng trong sở làm. Lúc trở về nhà lại còn mang theo lời nói, cử chỉ, thái độ không thân thiện của các nhân viên của mình. Lắng nghe các em tâm sự, mình thấy xót xa. Cuộc đời vất vả tới như vậy sao?
02 Tháng Giêng 202410:07 SA(Xem: 782)
Hôm nay tưởng niệm ngày Thầy rời xa chúng con tròn bốn năm. Chúng con tâm thành đảnh lễ Thầy một vị Ân Sư tôn kính. Lời tri ân xin được thay thế bằng sự cố gắng tu tập theo đúng Chánh pháp. Nguyện sống sao cho xứng đáng là đệ tử của Thầy.
25 Tháng Mười Hai 20238:25 SA(Xem: 894)
Mình chỉ sống thảnh thơi, cái tâm bình an, thanh thản, hiểu biết những định luật tụ nhiên này, giúp người khác cũng hiểu biết như mình, sống hài hòa cùng nhau. Thì đâu còn cái gì là tham sân si, cái gì là lậu hoặc, cái gì là biển khổ trần gian nữa.
21 Tháng Mười Hai 20233:51 CH(Xem: 862)
NIỆM, CHÁNH NIỆM, CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC Dù là những danh từ chết, thuật ngữ vẫn là những danh từ chuyên môn của một bộ môn. Tác dụng từ chuyên môn này nhắm giúp người mới bắt đầu đi vào ngành chuyên môn hiểu được thực chất các từ ngữ chết đó nói lên ý nghĩa gì, công dụng ra sao... Khi hiểu sai, sự dụng công của ta dễ dàng đưa đến sai. Tất nhiên kết quả sẽ trái với điều ta mong muốn
21 Tháng Mười Hai 202311:14 SA(Xem: 718)
Kiết sử là những sợi dây trói buộc, sai khiến chúng sanh trong ba cõi sáu đường. Nó sai xử chúng sanh làm việc này việc nọ, thiện có, ác có… tạo đủ thứ nghiệp, khiến chúng sanh phải chịu luân hồi sanh tử hết đời này sang đời khác để trả nghiệp quả đã gieo.
20 Tháng Mười Hai 20238:11 SA(Xem: 903)
Làm chủ sự suy nghĩ, đó là cách ta trực tiếp huấn luyện tâm trở nên yên lặng hay trở nên thuần thục. Nó không lăng xăng dao động vì những chuyện thị phi của thế gian. Tế bào não vùng suy nghĩ sẽ từ lần bị hạn chế dính mắc ngoại duyên. Ý hành, ngôn hành sẽ trở nên yên lặng. Tâm định sẽ trở nên vững chắc. Nếu thực sự đạt được làm chủ suy nghĩ, xem như ta làm chủ được sự di động của tâm.
13 Tháng Mười Hai 202311:24 SA(Xem: 888)
A lit incense stick in honor of Thầy. Minh Tuyền
13 Tháng Mười Hai 202311:05 SA(Xem: 815)
Alors, Bahiya, il faut t'entraîner ainsi: Dans ce qui est vu, il n'y aura que ce qui est vu; Dans ce qui est entendu, que ce qui est entendu; Dans ce qui est ressenti, que ce qui est ressenti; Dans ce qui est connu, que ce qui est connu.
06 Tháng Mười Hai 20239:29 SA(Xem: 853)
La Bouddhéité vient de nulle part. Elle ne s'inscrit pas dans la loi de la causalité des phénomènes. Nous ne pouvons pas découvrir d'où elle vient depuis que l'homme est apparu sur terre. La Bouddhéité est la conscience immanente, appelée conscience primordiale. C'est une connaissance non verbale, par opposition à la connaissance de l'intellect et de la conscience discriminante.
03 Tháng Mười Hai 20236:39 CH(Xem: 872)
AUDIO: HT THÍCH THÔNG TRIỆT Thực hiện VIDEO: NHƯ ANH Đạo tràng Toronto
30 Tháng Mười Một 20232:03 CH(Xem: 742)
Đôi nét Giới thiệu trường Đại Học Tuebingen Đức Quốc và Tiến sĩ Vật lý Michel Erb Nơi và Người đã chung sức cùng hòa thượng Thích Thông Triệt xác định các định khu não bộ lúc hành Thiền Các kết quả này đã được công bố trong 2 kỳ Hội Nghị Quốc Tế về Não Bộ (OHBM) năm 2010 tại Barcelona (Tây ban Nha) và năm 2011 tại Quebec (Canada)
03 Tháng Mười Một 202311:52 SA(Xem: 1198)
Vì căn cơ chúng sanh khác nhau, nên Đức Phật phương tiện thuyết ngũ thừa để giúp chúng sanh dần đạt được giải thoát tối hậu. Ngũ thừa Phật giáo ví như 5 loại xe: Nhân thừa và Thiên thừa - Thanh-Văn thừa, Duyên-Giác thừa và Bồ-Tát thừa
31 Tháng Mười 20233:40 CH(Xem: 1059)
Und wenn wir diese Weisheit erlangt haben, haben wir keinen Bedarf mehr an einem Weg, an ein Dharma oder an eine Tür, die zur Weisheit öffnet, da wir schon drin sind, in unserem natürlichen Haus.
26 Tháng Mười 202312:55 CH(Xem: 1041)
VIDEO Phóng Sự Kỳ Đo Não Bộ Hòa thượng THÍCH THÔNG TRIỆT tại Đại học Tuebingen Đức Quốc năm 2013 - Giới thiệu: Quang Chiếu - Quay phim: Tuệ Nguyên - Edit: Chúc Hải
17 Tháng Mười 202311:23 SA(Xem: 1830)
Trong cái thấy, chỉ là cái thấy; trong cái nghe, chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, chỉ là cái thức tri.
10 Tháng Mười 20239:31 CH(Xem: 1314)
Stuttgart est une petite ville du sud de l'Allemagne. La retraite étant bilingue allemand-vietnamien, M. Tuong Bach, Mme Minh Tuyen et Minh Kien assuraient la traduction simultanée à tour de rôle. Il y avait environ 25 méditants, venant de nombreux endroits. De Paris, ils avaient voyagé en train. De Berlin, ils s’étaient regroupés pour venir en voiture. De Goslar, ils avaient fait environ 8 heures de route pour venir au monastère.
03 Tháng Mười 202310:36 SA(Xem: 1291)
Die Weisheit, über die ich hier sprechen will, ist ein Vipassanā. In diesem Artikel möchte ich die Grundlagen der Achtsamkeit in dem Nikāya-Sutra untersuchen. Heute klassifizieren viele Ehrwürdige das Satipatthana Sutra als ein Vipassanā, also eine Weisheit. Aus diesem Grund betrachte ich in diesem Artikel das Wort Vipassanā als eine Weisheit. Eine Weisheit für die Praxis.
26 Tháng Chín 20234:27 CH(Xem: 1754)
Trên bước đường tu theo Phật, “Hạnh buông xả” đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là pháp tu cần thiết trong đời sống hằng ngày của người cư sĩ cũng như của người xuất gia tu hành giải thoát. Vậy thế nào là “Hạnh buông xả”?
19 Tháng Chín 20237:54 CH(Xem: 1732)
Bản thể của thế gian là trống rỗng, trống không, là như huyễn mà thôi. Tuệ trí này là năng lực khiến tâm xa rời dính mắc tất cả thế gian, bấy giờ mới an trú chánh niệm Như Vậy. Khi mình có tuệ trí thông suốt bản thể thế gian rồi thì không còn con đường, không cần pháp môn, không còn thấy có cổng nào nữa. Mình thực sự đang ở trong nhà của mình, tự thuở nào cho tới bây giờ.
12 Tháng Chín 202312:56 CH(Xem: 1911)
Bốn tầng Thiền qua đó đức Phật phát huy ba minh còn được gọi là bốn tầng Định, do đó mình hiểu Định có một vai trò quan trọng trong Thiền Phật giáo, xem như Định là cây cầu phải bước qua mới có thể khám phá tới khung trời bao la của trí tuệ bát nhã.
69,256